当前位置:首页 > Công nghệ > Kèo vàng bóng đá Man City vs Aston Villa, 02h00 ngày 23/4: Đối thủ yêu thích 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Slaven Belupo vs Varazdin, 22h00 ngày 22/4: Nối dài ngày vui
Mẫu xe của Toyota vẫn giữ nguyên thiết kế kiểu khối hộp nhằm tối ưu không gian nội thất. Phần đầu xe với tạo hình hiện đại hơn. Hệ thống đèn toàn LED với đèn pha tự động thích ứng. Gương chiếu hậu thiết kế mới với sấy gương, nhớ vị trí và tự động điều chỉnh khi lùi. Tay nắm cửa trước có cảm biến mở/khóa thông minh, tay nắm cửa sau có nút bấm đóng/mở. Cốp sau có nút bấm hai bên.
Toyota Alphard thế hệ mới thêm bản hybrid, giá từ 4,37 tỷ đồng
Cuối tháng 9, Hân được quản lý cho thôi việc do công ty đã thừa người, trong khi chưa nhận được tiền lương của hai tháng qua. Nhiều lần liên lạc để yêu cầu trả lương không thành, Hân cho hay được quản lý trả lời "chưa có hợp đồng, không có căn cứ trả lương".
"Em thấy ấm ức và bất lực quá nên vào một nhóm Facebook dành cho những người chia sẻ chuyện đi làm và kể về quá trình mà mình làm việc bị "bùng" lương, đăng kèm theo hình ảnh nơi làm việc, nhưng đã che thông tin, tên công ty", Hân kể và cho hay mục đích đăng bài là để được các thành viên truyền kinh nghiệp, hoặc hướng dẫn cách lấy lại tiền.
Có được 'bóc phốt' công ty bùng lương sinh viên lên mạng xã hội?
Nhận định, soi kèo Grazer AK vs TSV Hartberg, 23h30 ngày 22/4: Năng lượng tích cực
Vợ chồng tôi từng là gia đình kiểu mẫu, là niềm mơ ước của bao người trong xóm. Mới 26 tuổi, chúng tôi là chủ của hai cửa hiệu thuốc tây lớn, ăn nên làm ra ở vùng quê tỉnh An Giang. Chúng tôi còn có đội xe du lịch cho thuê và bất động sản. Nhưng điều mọi người yêu quí, ngưỡng mộ vợ chồng tôi không phải là sự giàu có, mà chúng tôi rất hạnh phúc với hai con một gái, một trai xinh như thiên thần.
Chồng tôi cưng chiều vợ con hết mực. Tôi cũng yêu và tin chồng một cách tuyệt đối. Vì vậy, thế giới của tôi là chồng, hai đứa con trong bốn bức tường của tiệm thuốc. Tôi hiếm khi đi đâu chơi mà không có chồng, kể cả đám tiệc nhà họ hàng. Chồng tôi cũng suốt ngày ở nhà, chỉ có mỗi buổi chiều là anh đi chơi đá banh hai tiếng đồng hồ.
Tôi chìm trong hạnh phúc viên mãn cho đến năm thứ 12 của cuộc hôn nhân, tôi tình cờ phát hiện ra chồng đã phản bội tôi suốt hai năm qua (mẹ chồng bức xúc gọi điện than thở với em chồng tôi).
Chuyện vỡ lở tôi mới biết cả xóm đều hay chồng tôi ngoại tình với L.- vợ một người bạn thân của anh đã mất. Chồng tôi rất tinh vi, mỗi chiều, tôi tưởng anh đi đá banh, chính là lúc hai người hẹn hò ở một nhà nghỉ. Thậm chí, có những buổi trưa anh nói với tôi: “Để anh chở cu Bắp lên nhà nội chơi", hay anh nói đi đám tiệc cũng là tranh thủ để gặp tình nhân. Tôi tin chồng đến độ mà mất luôn sự nhạy cảm của một người vợ. Tôi hoàn toàn tin khi anh nói bác Ba cho bịch cháo, chú Năm cho hộp cơm… khi sáng sáng tôi thấy thức ăn sáng đặt trên quầy thuốc, trong khi đó là “tiểu tam” chăm sóc chồng tôi.
Tôi vào Facebook của L., thấy cô khoe những món quà đắt tiền, trang sức và những bó hoa được người yêu tặng. Nhìn chúng, tôi muốn xỉu, vì giống y những bó hoa, món quà chồng tặng tôi. Cũng đến lúc này tôi mới phát hiện chồng giấu một chiếc điện thoại để liên lạc với người tình. Trong chiếc điện thoại này đầy tin nhắn mùi mẫn và hình hai người đi du lịch chung ở Cà Mau, Vũng Tàu. Hóa ra, đó là những lần anh nói khách thuê xe mà tài xế đều bận nên anh phải lái. Tôi không mảy may nghi ngờ. Tôi càng đau hơn khi lúc này con gái tôi mới kể, có lần chồng tôi dẫn hai con đi khu trò chơi và ăn gà rán là ăn chung với mẹ con của L.
Tôi như một con ngốc, một tên hề đáng thương khi mình là người phát hiện sau cùng. Má chồng ôm tôi khóc: “Biết thằng K. sai, má chỉ biết la nó, chứ không sao mở miệng nói với con được”.
![]() |
Hậu ngoại tình của chồng, niềm vui, tiếng cười trong gia đình tôi đã biến mất, vợ chồng gượng gạo, căng thẳng (Ảnh minh họa) |
Khi sự thật phơi bày, chồng thú nhận và van xin tôi tha thứ. Tôi đau đớn đến tê dại và dẫn hai con về tá túc nhà cha mẹ ruột cách nhà tôi 5km. Anh và ba má chồng xuống nhà ba má tôi xin lỗi và năn nỉ. Tuy nhiên, tôi không quay về và quyết ly hôn.
Suốt hai tháng, chồng tôi nhờ nhiều người họ hàng bên tôi và bạn bè tôi năn nỉ giúp. Anh thề sống thề chết sẽ chí thú với gia đình. Hai con tôi khóc nhớ ba, nhớ nội. Trong cơn ngủ mơ con gái còn nức nở: “Mẹ đừng bỏ ba” đã làm tôi mềm lòng và quyết định tha thứ cho anh.
Lòng nghĩ vậy. Nhưng khi đối diện với người phản bội mình suốt 2 năm, tôi không thể quên được sự tổn thương, nỗi đau mà anh gây ra. Mỗi lần anh đến gần là tôi khó chịu, không thoải mái. Bao nhiêu uất ức tôi trút lên anh. Anh im lặng, cúi đầu.
Tôi từng nghĩ, đã tha thứ thì nên buông bỏ hết. Nhưng sao lòng vẫn không yên. Những hình ảnh tình tứ của chồng và tình nhân, những tin nhắn mùi mẫn cả hai cứ cuộn chặt tâm trí tôi, làm ngột ngạt và ghê tởm chồng.
Tôi và anh hứa làm lại từ đầu, nhưng cơn giận trong tôi chưa nguôi, còn anh vẫn mang mặc cảm sự tự ti của một kẻ phạm tội chưa thực sự được ân xá nên cuộc sống của chúng tôi khá gượng gạo. Cũng may còn hai thiên thần nhỏ là cầu nối giữa ba mẹ, làm cho không khí gia đình đỡ căng thẳng đi. Thật sự, với tội ngoại tình, muốn tha thứ, nhưng lòng cũng không dễ quên. Phải chăng cái đó là cái giá của chồng tôi và của cả chính bản thản tôi- khi đã chủ quan, ngủ quên trên hạnh phúc.
Theo Phụ nữ TP.HCM
" alt="Chồng ngoại tình: Trái tim tha thứ, lý trí vẫn ngụt lửa ghen"/>Chồng ngoại tình: Trái tim tha thứ, lý trí vẫn ngụt lửa ghen
Với tổng thu nhập hai vợ chồng mỗi tháng khoảng 18 triệu đồng, người mẹ trẻ phải thắt chặt chi tiêu để duy trì cuộc sống gia đình 3 người ở Hà Nội (Ảnh: N.N).
Chị N. hiện làm kế toán cho một công ty về phần mềm với mức lương cố định là 7 triệu đồng/tháng, không có khoản thu nhập ngoài. Chị phải bán thêm hàng online như rau trái, trứng, đặc sản quê,... để có thêm đồng ra đồng vào trang trải phí sinh hoạt.
Còn chồng chị là nhân viên ngân hàng, thu nhập mỗi tháng khoảng 9 triệu đồng. Vào những dịp lễ như 30/4 - 1/5, 2/9 hay Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, anh cũng đưa vợ gần hết các khoản tiền thưởng của mình.
"Nhà mình ở Hải Phòng, nhà chồng thì ở Nam Định, vì vùng biển nên thực phẩm đa dạng, có nhiều hải sản tươi ngon. Chưa kể, bố mẹ mình còn làm vườn trồng rau, chăm cả trang trại trái cây như ổi, đu đủ, chuối,... nên con cháu được thưởng thức thoải mái. Hàng tháng, ông bà ở quê sẽ gửi thực phẩm và gạo cho nên thức ăn gần như không phải mua", chị N. nói.
Đều đặn mỗi tháng, chị N. lại được bố mẹ hai bên tiếp tế đồ ăn với đủ loại thực phẩm đa dạng như rau, trứng, thịt lợn, cá,.... (Ảnh: N.N).
Tiện công ông bà vận chuyển lên Hà Nội, chị còn nhận bán và ship hàng online các mặt hàng nông sản quê, gom thêm đơn từ hàng xóm cùng khu chung cư. Người vài mớ rau, người chục trứng, khách "sộp" hơn thì đặt cả chục cân trái cây. Nhờ đó mà chị cũng có thêm khoản thu nhập phụ mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng/tháng.
Chị N. ước tính, trung bình mỗi tháng, tổng thu nhập của hai vợ chồng đạt khoảng 18 triệu đồng. Để đảm bảo cuộc sống ổn định, tránh lãng phí, chị giới hạn tiền sinh hoạt ở mức 8 triệu đồng/tháng, ghi chép cẩn thận vào sổ hàng ngày.
Nhờ đồ ăn tươi ngon mà bố mẹ gửi lên, chị N. hạn chế phải mua thực phẩm bên ngoài nên tiết kiệm được kha khá tiền ăn hàng tháng (Ảnh: N.N).
Các khoản chi tiêu này bao gồm: Tiền học của con, tiền ăn hàng ngày, xăng xe, tiền dịch vụ, đồ dùng trong nhà,... 10 triệu đồng còn lại, chị dành tiết kiệm, chuẩn bị cho các mục tiêu lớn trong tương lai.
"Trước đây, mức chi tiêu này có thể được xem là tạm ổn nhưng vài năm nay, giá cả các mặt hàng leo thang, tôi phải tính toán nhiều hơn, cân đo đong đếm từng tí một. Những khoản bắt buộc phải đầu tư, tôi đều cố gắng cân đối, còn những thứ không cần thiết, tôi tuyệt đối không chi", chị N. chia sẻ.
Nữ nhân viên cho hay, chị cho con học trường công để tiết kiệm chi phí. Mỗi tháng, tiền học tại trường (gồm ăn 2 bữa) của cậu con trai nhỏ tốn khoảng 1.7 triệu đồng. Ngoài ra, chị chi thêm 1 triệu đồng mua sữa, bánh, thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bé như siro, vitamin,...
Bảng chi tiêu ước tính mỗi tháng của gia đình chị N. xoay quanh con số 8 triệu đồng (Ảnh: N.N).
Vì hai vợ chồng chị N. ăn sáng và tối tự nấu tại nhà nên tiền ăn không quá tốn. Chị cũng áp dụng lối sống khoa học, không ăn ngoài, không mua quà vặt, thi thoảng cuối tuần mới đổi bữa cho các thành viên. Mỗi tháng, ngoài thực phẩm mà bố mẹ hai bên tiếp tế, chị chỉ mua thêm gia vị như mắm muối, dầu ăn,... hết khoảng 200.000 đồng.
"Tôi chi 100.000 đồng/ngày cho tiền ăn. Hôm nào có đồ bố mẹ gửi lên, tôi không phải mua gì nữa. Tiền ăn hôm đó sẽ được trích sang ngày hôm sau. Nói chung ăn uống không cố định, hôm ít hôm nhiều, mỗi tháng chỉ hết khoảng 2.5 triệu. Dù tiết kiệm nhưng tôi vẫn đảm bảo các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị của chồng con", chị nói thêm.
Ngoài tiền học và tiền ăn, mỗi tháng, chị N. phải thanh toán chi phí dịch vụ nhà ở, điện nước và mạng Internet khoảng 800.000 đồng; 160.000 đồng/tháng tiền gửi hai xe máy dưới hầm chung cư; 400.000 đồng mua vật dụng gia đình như kem đánh răng, giấy vệ sinh, nước lau nhà, bột giặt,...; 1 triệu đồng tiền phát sinh (thăm nom người ốm, ma chay hiếu hỉ, thuốc thang, sửa xe,...).
Người mẹ trẻ chọn nấu ăn đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cho gia đình (Ảnh: N.N).
Nữ nhân viên cho hay, công ty chị và trường con trai theo học đều gần nhà nên lúc đi bộ, lúc đi xe bus. Còn cơ quan chồng xa hơn chút, cách khoảng 5km. Mỗi tháng, tiền xăng xe của hai vợ chồng dao động ở mức 400.000 đồng.
Chia sẻ về "bí quyết" tiết kiệm trong chi tiêu, chị N. cho biết: "Vợ chồng tôi không thích la cà quán xá hay ăn ngoài, chỉ nấu tại nhà, vừa đảm bảo an toàn lại tiết kiệm. Buổi sáng, tôi tranh thủ dậy sớm hầm cháo hoặc nấu bún, miến, mì tôm cho cả nhà cùng ăn. Cuối tuần, nếu đổi bữa, tôi sẽ mua thêm đồ về ăn lẩu hoặc nướng. Sức ăn của hai vợ chồng cũng ít nên thực phẩm không tốn là bao".
Về trang phục, người vợ trẻ cũng hạn chế mua sắm. Tủ đồ của chị chỉ gói gọn 10 bộ quần áo, không hơn, bao gồm 4 bộ đi làm, 3 bộ mặc ở nhà và 3 bộ "xịn sò" để đi sự kiện hay sử dụng lúc cần chưng diện. Chị cũng không dùng nhiều mỹ phẩm, chỉ kẻ mày, tô son.
"May mắn tôi được trời phú cho làn da, không cần trang điểm nhiều lắm. Tôi cũng chăm sóc da đơn giản bằng các nguyên liệu "cây nhà lá vườn" như mật ong, bột nghệ, cà chua,...", chị bày tỏ.
Bà mẹ trẻ tính, trung bình mỗi tháng, tổng chi phí sinh hoạt cho gia đình 3 người của chị hết khoảng 8 triệu đồng.
Chị N. thường đưa con đi công viên, sở thú, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp bé có thêm trải nghiệm về thế giới tự nhiên (Ảnh: N.N).
Dù phải gói gọn chi tiêu, duy trì lối sống tiết kiệm nhưng chị N. khẳng định, không để chồng con thiệt thòi hay thiếu thốn gì. Mỗi tháng, hai vợ chồng chị dẫn con đi chơi vườn thú một lần để "đổi gió". Thậm chí, khi về quê, anh chị lại tranh thủ đưa con đi tắm biển, đến các khu du lịch sinh thái miễn phí hay vào các điểm vui chơi bình dân,...
"Nhìn chung, chúng tôi lựa chọn lối sống tối giản và hạn chế mua sắm. Nhiều người nghĩ, sống ở Hà Nội mà chi tiêu như vậy là khắc khổ nhưng thực tế, mức phí sinh hoạt đó lại phù hợp với nhu cầu của gia đình tôi. Cũng có tháng, số tiền cần phải chi cao hơn dự kiến nhưng tôi sẽ cố gắng cân đối vào các tháng sau. Tuy nhiên, về sau, mức sinh hoạt này sẽ nhiều hơn nữa. Ví dụ khi con vào tiểu học hoặc vợ chồng tôi có thêm con thứ hai", chị N. giãi bày.
Người phụ nữ này cho hay, mỗi tháng, hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm từ 8-10 triệu đồng, trong đó, 2 triệu đồng dành cho việc mua bảo hiểm của chị và con trai. Chị N. xem đây là khoản bảo vệ sức khỏe và đầu tư, tích lũy lâu dài. Số còn lại, chị gửi ngân hàng kiếm chút lãi, tuy không đáng kể nhưng phù hợp cho những mục tiêu dài hạn hay kế hoạch lớn trong tương lai.
Theo Dân trí
" alt="Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí 'bí kíp' tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội"/>Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí 'bí kíp' tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội
![]() |
Những món ăn bên trong |
Đoạn clip kéo dài hơn một phút ghi lại cảnh chàng trai đang "đập hộp" thùng đồ ăn được mẹ gửi từ dưới quê lên. Người xem có thể cảm nhận được sự chân chất, thật thà và tấm lòng của một người mẹ qua đoạn hội thoại người mẹ nhắn nhủ qua điện thoại:
Alo, mẹ gửi đồ rồi đó nghen, gửi hồi sáng lúc 7 rưỡi á. Một bao với một thùng "mút", cái chút chút, ít "xịu" à, thiệt chứ bộ. Mà còn bỏ bớt lại. Mẹ gởi đủ thứ cho con đó, mẹ hái mấy trái mận để trong thùng "mút" cho con. Trời ơi, thì sợ con không có ăn, mần không ra tiền, sợ đói chứ làm sao. Dưới này phải gởi lên, ở bển không có tiền thì ai cho mình.
Thùng "mút" và bao tải đồ ăn
![]() |
Tất cả đều tươi ngon |
Nhiều netizen khi xem xong đã không khỏi xúc động mạnh mà để lại bình luận:
⁃ Xem clip mình phải gọi cho bố mẹ ở nhà ngay. Xúc động thật sự.
⁃ Cũng lâu rồi mình không gọi cho gia đình mình.
⁃ Chỉ mong cuộc sống dù có khó khăn mấy, mình sao cũng được nhưng người thân phải luôn khoẻ mạnh.
⁃ Nhìn thùng đồ ăn ngon quá.
Nguồn: Hungbaby Ngố
Theo Gia đình & Xã hội
Nhiều bậc cha mẹ có thói quen chuẩn bị thực phẩm gửi cho con cái đi làm, đi học xa. Tuy nhiên, không phải người trưởng thành nào cũng mong muốn nhận sự chu cấp này từ phụ huynh.
" alt="Xúc động cảnh mẹ gửi thùng đồ ăn 'tiếp tế' cho con trai trên Sài Gòn"/>Xúc động cảnh mẹ gửi thùng đồ ăn 'tiếp tế' cho con trai trên Sài Gòn