Trong một bài viết trên báo Business Insider, tác giả Kif Leswing tỏ ra băn khoăn rằng, khi từng cả gan chống lệnh FBI, tại sao Cook hiện không sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm về quyết định dẫn đến sự mất lòng tin của công chúng đối với Apple? Tổng giám đốc điều hành (CEO) là bộ mặt của công ty. Nếu CEO trốn tránh vấn đề, khi đó công ty cũng được xem là đang lẩn tránh trách nhiệm.
Mặc dù đã có nhiều sự cố xảy đến với Apple kể từ khi ông Cook đảm nhiệm vị trí thuyền trưởng chèo lái công ty, nhưng việc Táo khuyết cố tình làm chậm tốc độ iPhone cũ nhằm ép người dùng lên đời máy (như cáo buộc của một số người) đang được coi là "cú phốt lịch sử" không chỉ đối với công ty mà cả cá nhân ông.
Vấn đề giảm sút hiệu năng ở các mẫu iPhone cũ lần đầu tiên được cây bút công nghệ Gordon Kelly thuộc tạp chí Forbes nhắc tới vào tháng 11/2016, trích dẫn nhiều báo cáo của người dùng về hiện tượng iPhone tắt ngúm khi máy mới giảm xuống còn 30 - 40% pin. Các bản cập nhật iOS 10 sau đó đã khắc phục được trục trặc, nhưng cái giá phải trả là sự suy giảm hiệu năng ở những iPhone cũ này.
Apple không hề nhắc đến các phương pháp sử dụng để vá lỗi. Tuy nhiên, theo nhận định của phần đông chuyên gia, giải pháp của Táo khuyết là làm chậm lại hầu hết các tính năng then chốt trên iPhone cũ, đặc biệt là giới hạn tốc độ xử lý tối đa của chip điều khiển theo điện áp đầu ra của pin tại một thời điểm nhất định, ngăn điện thoại tiêu thụ quá nhiều điện năng dẫn tới sụt nguồn. Song, với tư cách là nhà sản xuất, Apple đáng lẽ có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết về hiện tượng giới hạn hiệu năng máy khi chọn mua iPhone. Chỉ khi các dữ liệu xác thực và không thể chối cãi bị phanh phui trước công chúng, đại gia công nghệ Mỹ mới buộc phải hồi đáp bằng một bản cập nhật vá lỗi. Ngay cả lời xin lỗi cũng được đưa ra sau vài ngày, tạo cảm giác Apple như đứa trẻ phải miễn cưỡng xin lỗi trước sự thúc ép của bố mẹ.
Apple quy việc iPhone cũ giảm hiệu năng cho các đặc điểm hóa học của pin và rằng "điều này tất yếu xảy ra khi pin bị chai dần theo thời gian". Cách lí giải này cũng có thể đúng, nhưng việc cố tình làm chậm smartphone không phải là giải pháp ưa thích của các công ty đối thủ Apple như LG, Motorola, HTC và Samsung.
Samsung từng đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về pin trong quá khứ nhưng hãng đã tung ra gói bảo hành 2 năm đối với mọi pin smartphone và đảm bảo pin giữ 95% công suất trong khoảng thời gian này. Trong khi đó, giải pháp của Apple chỉ là giảm giá dịch vụ đổi mới pin cho các mẫu iPhone đời cũ bị giảm tốc, gồm iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPhone 6s, iPhone 6s Plus và iPhone SE. Apple không nhắc tới việc có áp dụng chương trình ưu đãi này đối với iPhone 7, mẫu smartphone hơn 12 tháng tuổi hay điều gì sẽ xảy ra sau 1 năm tới đối với iPhone 8, 8 Plus và iPhone X. Liệu iPhone X có bị giới hạn các tính năng vào năm 2019? Máy sẽ chạy chậm tới mức nào cho tới khi người dùng buộc phải thay mới pin để có được hiệu năng máy như ban đầu?
Nhiều khách hàng tỏ ra hoang mang, thất vọng trước viễn cảnh sau 1 năm, Apple sẽ lại làm chậm dế cưng của họ trong khi họ không biết tại sao. Và họ sẽ phải cân nhắc giữa việc mua một chiếc iPhone đời mới và việc chỉ thay mới pin cho iPhone cũ.
Đây được coi là sự cố phần cứng nghiêm trọng đầu tiên tấn công iPhone dưới thời kỳ cầm quyền của ông Cook. Nếu hãng không xử lý thấu đáo, thiệt hại sẽ không thể lường trước được do sự mất tin tưởng của người dùng. Theo các chuyên gia, đã đến lúc chính CEO Cook nên ra mặt và lãnh trách nhiệm giải quyết "cú phốt lịch sử" này.
Tuấn Anh(Theo Forbes)
Theo chuyên trang tin tức Yahoo, cổ phiếu của Apple bắt đầu tăng kỷ lục lên 168,07 USD từ hôm 30/10, trước khi iPhone X chính thức lên kệ chỉ sau đó 4 ngày.
" alt=""/>Sai lầm nghiêm trọng đầu tiên của Tim Cook trên ghế CEO AppleHãng tin Bloomberg ngày 3/1 nhận định: Hãng Google đã lợi dụng một loại cấu trúc thuế có tên là “Double Irish” và “Dutch Sandwich” tại Ireland, nó cho phép việc chuyển tiền từ một chi nhánh của Google ở Ireland sang một chi nhánh khác của Google ở Hà Lan trước khi số tiền này tiếp tục được chuyển sang một chi nhánh khác ở Ireland, mà về thực chất được đặt ở Bermuda - nơi không hề đánh thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo dữ liệu tài chính lưu trữ tại Mỹ, thuế suất thực tế trên phạm vi toàn cầu của tập đoàn Google trong năm 2016 là 19,3%. Với mức thuế suất này, Google đã giữ lại được 3,7 tỷ USD thông qua cách thức chuyển tiền trên.
Cũng theo hãng tin Bloomberg, số liệu lưu trữ tại Phòng Thương mại Hà Lan ngày 22/12/2017 đã được công khai vào ngày 3/1 cho thấy:Số tiền Google chuyển qua đường dây trên trong năm 2016 cao hơn 7% so với năm trước đó.
Về phần mình, người phát ngôn Google cho biết họ đã nộp tất cả các khoản thuế và tuân thủ luật thuế tại mọi quốc gia trên thế giới mà tập đoàn hoạt động.
Trước đó, gã khổng lồ Google không ít lần dính vào nghi án trốn thuế lên tới hàng chục tỷ USD bằng cách chuyển doanh thu tới khu vực có lỗ hổng thuế.
Hiện nay, chính phủ Ireland đã sửa đổi luật với mục đích khiến các doanh nghiệp như Google khó khăn hơn nhiều trong việc khai thác lỗ hổng về thuế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn sử dụng thủ thuật của Google để có thể tiếp tục làm việc đó cho đến năm 2020.
Theo cơ quan CES, chỉ tính riêng trong năm 2016, Google đã bỏ túi số tiền phi pháp lên đến 60,7 tỷ USD nhờ không phải đóng thuế.
Chiều nay, ngày 10/1/2018, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và PwC Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược cho giai đoạn 2018 - 2020.
Theo đó, Trung tâm VNCERT và Công ty PwC Việt Nam thống nhất sẽ hợp tác cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; phối hợp đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, huấn luyện nâng cao khả năng ứng cứu kịp thời sự cố an toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam; thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ an toàn thông tin; chia sẻ thông tin về các sự cố an toàn thông tin, các mối đe dọa, tấn công mới.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Trọng Đường - Giám đốc VNCERT cho biết, ứng cứu sự cố là một hoạt động rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn thông tin và luôn cần sự phối hợp, chia sẻ thông tin từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Việt Nam hiện đã có mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia về an toàn thông tin. “Với vai trò là cơ quan điều phối quốc gia, VNCERT mong muốn tất cả các tổ chức, doanh nghiệp cùng chung sức hợp tác để phát triển, thúc đẩy hoạt động ứng cứu sự cố, bảo vệ an toàn mạng. Việc hợp tác cùng PwC Việt Nam sẽ là một trong những hoạt động thúc đẩy việc kết nối mạng lưới ứng cứu với mọi tổ chức, doanh nghiệp nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin tại Việt Nam”, đại diện VNCERT chia sẻ.
Về phía PwC Việt Nam, ông Robert Trọng Trần, Giám đốc Dịch vụ An ninh mạng và Bảo mật cho biết, trước bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng mức độ phức tạp và tinh vi, việc xây dựng được đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, quy trình bài bản và công nghệ phù hợp để xử lý và ứng cứu các sự cố an toàn thông tin được xem như là một nhiệm vụ chiến lược đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp.
Nhận định ứng cứu sự cố an toàn thông tin như là tuyến phòng thủ cuối cùng trong hệ thống mạng, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại qua tổ chức nếu bị tấn công, ông Robert Trọng Trần khẳng định: “Với kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu thị trường của đội ngũ chuyên gia trong nước, chúng tôi sẽ hỗ trợ cộng đồng xây dựng năng lực ứng cứu sự cố một cách chuyên nghiệp, kịp thời và hiệu quả nhất theo thông lệ quốc tế”.
" alt=""/>VNCERT và PwC Việt Nam ký hợp tác chiến lược về ứng cứu sự cố an toàn thông tin