![]() |
Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Tập đoàn T&T Group, ông Nguyễn Khánh Lâm - Chủ tịch WorldSteel Group (ngoài cùng bên phải) cùng các vị đại biểu bấm nút khởi công dự án |
Dự án Trung tâm thương mại Đắk Mil được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 7.500 m2, tại thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Dự án được thiết kế, xây dựng thành một tổ hợp công trình kiến trúc với nhiều khu chức năng như: trung tâm thương mại, gian hàng mua sắm, khu tổ chức sự kiện và hệ thống các tiện ích hiện đại gồm: rạp chiếu phim, nhà hàng, café, GYM, khách sạn… và các tiện ích khác đạt chuẩn quốc tế. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng vào quý III/2022.
Phát biểu tại lễ khởi công dự án, ông Trần Xuân Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông bày tỏ, “Tỉnh Đắk Nông xác định đây là một trong những dự án trọng điểm, mang ý nghĩa chiến lược, sau khi hoàn thiện và đi vào vận hành sẽ tác động tích cực đến đời sống - kinh tế - văn hóa - xã hội của Đắk Nông, tạo một điểm nhấn trong hệ thống hạ tầng thương mại - dịch vụ - du lịch của tỉnh”.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group phát biểu tại buổi lễ |
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, đến với Đắk Nông, T&T Group mong muốn được đóng góp công sức xây dựng và phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
“Sự kiện khởi công dự án TTTM Đắk Mil hôm nay là dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm đầu tư của Tập đoàn T&T Group, quyết tâm xây dựng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
![]() |
Ông Nguyễn Khánh Lâm - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc WorldSteel Group phát biểu tại buổi lễ. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Khánh Lâm - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP xây dựng World Steel đồng thời cam kết với chủ đầu tư và lãnh đạo địa phương mong muốn mang đến tinh thần cống hiến cao nhất vì cộng đồng bằng sản phẩm tốt, mang lại những giá trị thiết thực cho huyện Đắk Mil nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung.
Ngoài dự án Trung tâm thương mại Dak Mil, tại Việt Nam World Steel Group được biết đến là một trong những tổng thầu xây dựng hàng đầu và đặc biệt có năng lực vượt trội trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, chuyên cung cấp các giải pháp trọn gói cho các lĩnh vực kết cấu thép, nhà thép tiền chế dùng trong công nghiệp từ thiết kế, sản xuất và thi công lắp dựng.
World Steel Group đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế với việc sở hữu nhiều dự án quy mô trọng điểm như nhiều hạng mục quan trọng tại dự án Khu tổ hợp gang thép Hòa Phát, Nhiều hạng mục rất lớn và quan trọng tại dự án án Hoá Lọc Dầu Long Sơn Vũng Tàu, Dự án nhà máy CPV Food, Tổng thầu tổ hợp nhà máy sản xuất PIN năng lượng GPPD - Becamex Bình Phước, Tổng thầu các dự án của tập đoàn Tongwei tại Tiền Giang, Hải dương nhiều giai đoạn khác nhau, các dự án xuất khẩu kết cấu thép sang thị trường ĐNA như: dự án 7 - Eleven Thái Lan, dự án Coca Cola Warehouse Philippines… . đặc biệt là các dự án xuất khẩu thị trường Mỹ. Những dự án này đều nhận được sự tin tưởng đánh giá cao của chủ đầu tư về chất lượng công trình, tiến độ xây dựng và năng lực thực thi.
World Steel Group cũng là công ty đầu tiên của Việt Nam và châu Á vinh dự đạt chứng nhận chất lượng IAS AC472 cho lĩnh vực kết cấu thép. Đây là chứng chỉ uy tín được công nhận bởi hiệp hội các nhà sản xuất kết cấu thép, nhà thép tiền chế của Mỹ (MBMA) và ICC.
Ngọc Minh
" alt=""/>WorldSteel Group khởi công xây dựng trung tâm thương mại tại Đắk NôngDưới đây là bài viết vừa đăng tải trên trang Hot Cars, sẽ giúp chúng ta xem xét kỹ hơn về khái niệm ô tô bay và lý do tại sao chúng chưa trở thành xu hướng phổ biến cho đến ngày nay.
Lịch sử của ô tô bay
Những cuộc thảo luận về ô tô bay đã có từ nhiều thập kỷ trước. Mô hình đầu tiên do Henry Ford định hình. Nhiều năm sau, khi đổi mới quy trình sản xuất ô tô, ông đã thực hiện một nhiệm vụ táo bạo khác, đó là nghiên cứu những chiếc ô tô có thể bay lên.
![]() |
Mô hình ô tô bay đầu tiên do Henry Ford định hình và chế tạo. |
Trong khi bạn chắc chắn đã nghe nói về Ford Mustang, bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về Ford Flivver. Flivver là cái tên được Ford đặt cho những nguyên mẫu xe ô tô bay đầu tiên. Thật không may, mẫu thử nghiệm đầu tiên này đã rơi xuống Đại Tây Dương vào năm 1928, khiến phi công thiệt mạng. Năm 1931, Ford thực hiện một nỗ lực khác, chiếc ô tô bay được đặt tên là 'Stout Skycar' và thành công hơn một chút.
Tuy nhiên, cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới đã dẫn tới sự thiếu quan tâm đến ô tô bay cá nhân vào thời điểm đó. Những thử nghiệm của một số nguyên mẫu ô tô bay đã không đạt được kết quả như mong đợi. Bản thân Henry Ford, người rất lạc quan về giấc mơ táo bạo này, đã thừa nhận rằng thời điểm đó có thể còn hơi sớm để ô tô có thể bay.
Sau đó, một cá nhân khác là kỹ sư máy bay Molt Taylor thông qua kiến thức của mình về kỹ thuật hàng không cũng đã ghép một chiếc ô tô và một chiếc máy bay thành một cỗ máy đặc biệt có tên là Aerocar. Aerocar là sự kết hợp của một loại hình ô tô bay khác, nó có thể bay trong không trung và lái xe trên đường.
Dự án của Taylor sau đó đã được chính phủ Mỹ phê duyệt, nhưng thật không may, ông không thể kêu gọi bất kỳ ai đầu tư vào giấc mơ của mình, do đó hy vọng sản xuất hàng loạt chiếc Aerocar đã bị tiêu tan. Chỉ có 6 chiếc từng được xuất xưởng.
![]() |
Nhiều mẫu ô tô bay đã được nghiên cứu, thử nghiệm. |
Những năm gần đây, nhiều hãng xe đã tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm hàng loạt các mẫu ô tô bay khác nhau nhưng chưa có một mẫu ô tô bay nào chính thức được sản xuất thương mại hướng tới số đông.
Vậy, chính xác thì tại sao ô tô bay vẫn chưa hoàn toàn trở thành hiện thực? Dưới đây là một số nguyên nhân “níu chân” sự phát triển của ngành sản xuất ô tô bay mà trang Hot Cars đã chỉ ra.
1. Ô nhiễm tiếng ồn:
Những chiếc ô tô bay có độ ồn không kém gì những chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Do vậy, nó sẽ không phù hợp khi được sử dụng ở các thành phố, nhất là vào ban đêm.
![]() |
Cánh quạt và hệ thống ống gió là hai bộ phận gây ồn nhất trên những chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ. |
Theo thiết kế, để ô tô vẫn bay trên không, cần phải có cánh quạt và hệ thống ống gió (duct fans - hoặc công nghệ tương tự) như trên máy bay. Cả hai đều là những bộ phần gây ồn hàng đầu của máy bay. Với rất nhiều ô tô bay trên không cùng một lúc, các thành phố của chúng ta sẽ ồn ào đến mức khó tin.
Chỉ cần xem xét âm thanh được tạo ra bởi Bell J-2A, một máy bay trực thăng hai người tạo ra tiếng ồn khoảng 100 dB. Hãy tưởng tượng có hàng trăm chiếc như vậy cùng bay trên bầu trời thì độ ồn kinh khủng đến mức nào.
2. Nguồn năng lượng
Thế giới hiện đang nỗ lực để loại bỏ sự phụ thuộc vào dầu mỏ và cắt giảm khí thải của các phương tiện giao thông. Với lượng khí thải C02 đang đạt mức cao nhất mọi thời đại, chúng ta không thể phát triển mạnh ô tô bay khi chưa có nguồn năng lượng thay thế phù hợp.
Ngoài lượng khí thải ra, hiệu quả sử dụng nhiên liệu cũng sẽ được đặt ra. Trong khi các máy bay thương mại “đốt” rất nhiều nhiên liệu nhưng lại chuyên chở số lượng hành khách và hàng hoá rất lớn. Do vậy, máy bay có hiệu quả sử dụng nhiên liệu vẫn ở mức cao.
Trong khi mỗi chiếc ô tô bay chỉ chở được 2-4 người, hiệu quả sử dụng nhiên liệu của loại phương tiện này rất thấp. Đây là điều không được khuyến khích trong nhiều thập kỷ qua. Ngay cả khi trong tương lai, nếu ô tô bay sử dụng điện thì vẫn rất tốn kém.
![]() |
Người lái ô tô bay sẽ phải có chuyên môn và những kỹ năng như lái máy bay. |
3. Khả năng của người lái
Khác hẳn so với lái ô tô trên đường, những chiếc ô tô bay đòi hỏi người lái phải được đào tạo bài bản, kỹ càng hơn rất nhiều. Người lái lúc này không phải là “lái xe” nữa mà trở thành “phi công”. Các quốc gia cũng sẽ phải xây dựng hệ thống luật pháp riêng dành cho loại phương tiện này.
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi có ô tô bay tự hành thì người sử dụng cũng vẫn cần phải có những chuyên môn nhất định. Hiện nay, công nghệ ô tô tự hành dưới mặt đất cũng vẫn đang được phát triển và có thể trở thành xu thế trong 10-20 tới. Tất nhiên, ô tô bay sẽ phải đi sau khá lâu.
![]() |
Ô tô bay trong tương lai sẽ dựa trên công nghệ tự hành và sử dụng động cơ điện. |
Trong khi chúng ta hiện có máy bay lớn và máy bay không người lái cỡ nhỏ cho phép hành khách tiếp cận bầu trời. Nhưng có vẻ như chúng ta sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa để ô tô bay trở thành xu hướng chủ đạo. Điều đó phụ thuộc phải việc khắc phục 3 yếu tố ở trên, đó là phát triển xe tự hành, công nghệ xe điện tiết kiệm nhiên liệu và tập trung vào giảm tiếng ồn.
Các chuyên gia cho rằng, phải mất vài thập kỷ nữa để các công nghệ này có thể áp dụng được trên ô tô bay. Sớm nhất là đến năm 2050-2060, chúng ta mới có ô tô bay chạy điện sản xuất hàng loạt để người bình thường có thể sở hữu được loại phương tiện thú vị này.
Hoàng Hiệp(theo Hot Cars)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hãng NFT bắt đầu nhận đặt hàng mẫu ôtô bay Aska. Phương tiện di chuyển này sẽ bán ra vào năm 2026 và mức giá lên đến 789.000 USD đối với phiên bản giới hạn.
" alt=""/>Tại sao đến lúc này chúng ta vẫn chưa có ô tô bay?