当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Zeleznicar Pancevo vs Vojvodina, 23h00 ngày 17/2: Tiếp đà bất bại 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Shan United vs Rakhine United, 16h00 ngày 17/2: Đối thủ yêu thích
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai tiếp nhận khoảng 4.000 lượt khám chữa bệnh/ngày (Ảnh: Hoàng Lê).
Với hơn 1.600 nhân viên làm việc, mỗi năm Bệnh viện tỉnh Đồng Nai đạt doanh thu trên dưới 1.100 tỷ đồng. Về thành tựu chuyên môn, đơn vị đã 3 lần liên tục đạt được chất lượng kim cương về điều trị đột quỵ. Bệnh viện cũng thực hiện tốt một số kỹ thuật, như phẫu thuật chỉnh hình, cột sống, mạch máu…
Dự kiến năm 2025, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai sẽ tiến tới thực hiện kỹ thuật ghép tạng.
"Vừa rồi, chúng tôi đã mổ được một khối u rất lớn (10kg) ở ngực cho người phụ nữ 35 tuổi, trước đó cũng cứu ngoạn mục một em bé đã ngưng tim 15 phút. Sắp tới đây, Bệnh viện sẽ thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành như Tim mạch, Nội tiết, về truyền thông y tế ở cơ sở, vùng đông dân cư…", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Lê).
Ở góc độ quản lý nhân sự, bác sĩ Tuấn chia sẻ, thời gian qua, Bệnh viện đã tiến hành tăng lương, duy trì cuộc sống ổn định của anh em y bác sĩ. Ngoài ra, Bệnh viện cũng tìm các giải pháp để bổ sung, tăng cường bổ sung đội ngũ điều dưỡng, vốn là lực lượng rất quan trọng trong hệ thống điều trị.
Bác sĩ Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, ngoại trừ TPHCM, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở miền Đông Nam Bộ có khoa Ung thư riêng biệt và nằm trong mạng lưới ung thư vùng.
Cụ thể, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai có hai khoa Ung bướu và Ung bướu y học hạt nhân, có thể thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nhắm trúng đích, can thiệp giảm nhẹ… cho nhiều loại ung thư như phổi, vú, tuyến giáp, dạ dày…
Điều trị ung thư bằng đồng vị phóng xạ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai (Ảnh: BV).
Các chuyên khoa điều trị ung thư tại bệnh viện có tổng cộng khoảng 150 giường bệnh nội trú. Đây là điều kiện để bệnh nhân được chăm sóc, điều trị thuận lợi ngay tại địa phương, giảm vất vả và tốn kém.
Bác sĩ Trung cho biết thêm, thời điểm năm 2022 (sau dịch Covid-19), toàn tỉnh có khoảng 1.200 nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt. Để giải quyết vấn đề này, địa phương đã xây dựng được nghị quyết để hỗ trợ, giữ chân nhân viên y tế.
Cụ thể, các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại cơ sở y tế công sẽ được hỗ trợ 3-4 triệu đồng/tháng tùy khu vực làm việc. Kinh phí cho chính sách này rơi vào khoảng 350 tỷ đồng/năm (kéo dài đến năm 2025). Nhờ vậy, hệ thống y tế công của tỉnh không "vỡ trận".
Kios đăng ký khám bệnh bằng căn cước công dân tại Bệnh viện tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Lê).
Để giải quyết vấn đề quá tải tại Bệnh viện tỉnh Đồng Nai, bác sĩ Tuấn chia sẻ, đơn vị đã tìm cách tăng cường công suất làm việc, động viên tinh thần y bác sĩ phải làm sớm, làm thêm giờ, điều phối bệnh nhân sang các phòng khám theo yêu cầu…
Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên ở Đồng Nai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, triển khai kios đăng ký khám bệnh bằng căn cước công dân (sắp tới sẽ đăng ký bằng sinh trắc học).
Cần đẩy mạnh truyền thông để tạo niềm tin cho bệnh nhân
Tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), bác sĩ Nguyễn Đức Phước, Giám đốc cơ sở cho biết, đơn vị có chức năng vừa điều trị lẫn dự phòng. Hiện nay, Trung tâm có 250 giường bệnh trong khối điều trị, 2 cơ sở thuộc khối dự phòng, mỗi ngày tiếp nhận 500-700 lượt khám chữa bệnh.
Trung tâm được trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy CT, máy lọc thận nhân tạo, máy nội soi, siêu âm, X-quang… Về nhân sự, Trung tâm luôn quan tâm vấn đề tuyển dụng, đào tạo nên không thiếu bác sĩ.
Tuy nhiên thời gian qua, một số bác sĩ Sản, Ngoại khoa của đơn vị đã nghỉ việc để ra ngoài làm, vì thu nhập cao hơn. Do đó, Trung tâm sẽ tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng thời gian tới.
Về dự phòng, Trung tâm làm tốt công tác phòng chống Covid-19, các dịch khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều giảm so với các năm trước, xử trí kịp thời các dịch sởi và dại…
Nhân viên y tế tại khoa Sản, Trung tâm y tế huyện Trảng Bom chăm sóc mẹ con bệnh nhân (Ảnh: TD).
Về khó khăn, bác Phước chia sẻ, Trung tâm cũng vướng một số nội dung liên quan đến quy định về yêu cầu bằng cấp ở các vị trí làm việc, hay chế độ đãi ngộ về trực gác còn thấp chưa đáp ứng được xứng đáng so với công sức của nhân viên y tế.
Do đó, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom kiến nghị có sự điều chỉnh của Bộ Y tế, để các nhân viên y tế đều được hưởng chế độ phụ cấp dựa trên thực tế công việc, không phụ thuộc vào chức danh, bằng cấp.
Phản hồi các ý kiến trên, đại diện đoàn công tác cho biết, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Chính phủ. Các quy định mới khi đi vào thực hiện sẽ giúp nhân viên y tế có sự hỗ trợ tốt nhất.
Đoàn công tác cũng đề nghị các đơn vị y tế đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông các kết quả đã đạt, để người dân có sự tin tưởng, lựa chọn là nơi khám chữa bệnh.
" alt="BV nào là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở Đông Nam Bộ có chuyên khoa ung thư?"/>BV nào là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở Đông Nam Bộ có chuyên khoa ung thư?
Thử thách bắn dây thun vào tay đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận (Ảnh: Cắt từ video).
Theo cô, thử thách trong cuộc đời "đau hơn gấp trăm lần" so với việc bị bắn dây thun.
Dưới góc nhìn y khoa, bác sĩ đánh giá thử thách tưởng đơn giản này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Nguy cơ tổn thương mạch máu
Trao đổi với phóng viên Dân trí,ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cảnh báo, việc sử dụng dây thun cao su để bắn vào cổ tay có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, đến các mạch máu và mô mềm.
"Tôi bị choáng khi xem video này. Cổ tay là khu vực nhạy cảm với rất nhiều dây thần kinh, gân và mạch máu nằm ngay dưới bề mặt da.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam (Ảnh: M.N).
Đặc biệt, động mạch quay nằm rất nông ngay dưới da cổ tay, chỉ cần một lực tác động mạnh là có thể gây ra chấn thương. Khi dây thun cao su bị kéo căng và bắn với lực mạnh, tác động trực tiếp lên vùng cổ tay có thể dẫn đến các chấn thương", BS Mạnh phân tích.
Theo chuyên gia này, người tham gia thử thách có thể đối mặt với các nguy cơ sức khỏe sau:
- Bầm tím và chảy máu dưới da: Lực va chạm mạnh từ dây thun cao su có thể gây bầm tím, chảy máu dưới da. Các mao mạch dễ bị vỡ khi chịu áp lực cao, dẫn đến xuất hiện các vết bầm tím hoặc mảng xuất huyết ngay lập tức.
BS Mạnh cho biết, trong trường hợp nhẹ, vùng cổ tay sẽ bị đỏ ửng lên, nhưng nếu lặp đi lặp lại, vùng tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tổn thương dây thần kinh và đau dây thần kinh kéo dài: Cổ tay là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng như: Dây thần kinh giữa (median nerve) và dây thần kinh trụ (ulnar nerve).
Nếu dây thun bắn trúng vị trí này, nó có thể gây đau tức thời hoặc thậm chí làm tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê, mất cảm giác hoặc yếu tay.
"Việc lặp lại hành động này có thể gây ra hội chứng đau mãn tính, khó điều trị", BS Mạnh chỉ rõ.
- Gây viêm, sưng nề: Tác động mạnh từ dây thun có thể gây viêm, sưng nề và ứ đọng máu trong các mô quanh vùng bị bắn. Viêm và sưng có thể kéo dài trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, hoạt động bình thường của tay, thậm chí làm giảm lưu thông máu, gây đau nhức kéo dài.
- Nguy cơ tắc mạch: BS Mạnh cảnh báo rằng, mặc dù tỷ lệ tắc mạch không cao, nhưng việc dây thun bắn liên tục vào cổ tay với lực mạnh có thể làm tổn thương động mạch quay, gây huyết khối và tắc mạch.
"Nếu tình trạng này xảy ra, nó có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, giảm lưu thông máu và cần can thiệp y tế ngay lập tức. Trong video, có thể thấy rõ phần cổ tay của người tham gia đã đỏ ửng lên, điều này cho thấy nguy cơ bị tổn thương mạch máu và tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng", BS Mạnh nhấn mạnh.
Ảnh hưởng tâm lý, tạo hệ lụy xã hội
Ngoài những rủi ro về mặt thể chất, hành động bắn dây thun vào cổ tay người khác còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý.
BS Mạnh cảnh báo rằng, việc tham gia vào các thử thách đau đớn này không chỉ gây căng thẳng, lo lắng mà còn làm giảm khả năng nhận thức về nguy cơ có thể gây ra, khiến người tham gia dễ bị cuốn vào các hành động liều lĩnh khác.
"Đối với nhiều người, cảm giác đau đớn hoặc thậm chí là chấn thương nhẹ có thể gây sợ hãi, lo âu. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài, đặc biệt là với những người có tâm lý nhạy cảm", BS Mạnh chia sẻ.
Cũng theo chuyên gia này, TikTok là nền tảng với phần lớn người dùng trẻ tuổi, hành động bắn dây thun có thể bị xem nhẹ, không ý thức được mức độ nguy hiểm. Tham gia thử thách theo trào lưu mà không có sự chuẩn bị hoặc kiến thức y tế có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
"Việc tham gia và lan truyền các thử thách như bắn dây thun vào người khác có thể tạo tiền lệ xấu, khuyến khích các hành vi bạo lực nhẹ trong cộng đồng. Điều này đi ngược lại với các giá trị về tôn trọng và bảo vệ sức khỏe bản thân lẫn người khác", BS Mạnh nêu quan điểm.
Trước tình trạng các thử thách nguy hiểm lan truyền trên mạng xã hội ngày càng phổ biến, ThS.BS Đoàn Dư Mạnh khuyến cáo, mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, không tham gia hoặc cổ súy cho những hành động gây hại.
Những thử thách như bắn dây thun không chỉ gây ra đau đớn tức thời mà còn để lại nhiều hậu quả dài lâu cho sức khỏe.
"Người dân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các trào lưu mạng xã hội, đặc biệt là những hành động có thể gây chấn thương cho bản thân và người khác.
Đồng thời, mọi người cần tự trang bị kiến thức về sức khỏe, nhận biết các nguy cơ từ những hành động tưởng chừng như vô hại là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình", chuyên gia khuyến cáo
" alt="Nữ "tổng tài" bắn dây thun vào cổ tay: Bác sĩ choáng vì độ liều lĩnh"/>Nữ "tổng tài" bắn dây thun vào cổ tay: Bác sĩ choáng vì độ liều lĩnh
Dự án "Món ngon vì bé" tài trợ bữa ăn và góp phần cải thiện điều kiện học tập cho các em nhỏ Tây Nguyên.
Cụ thể, chương trình đã hoàn tất tiến độ trích doanh thu trực tiếp từ các nhà hàng trực thuộc QSR Việt Nam để gửi tới dự án "Nuôi em", nhằm tài trợ chi phí cho 43.000 bữa ăn và hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất cho các em nhỏ tại Trường Mẫu giáo Hoa Phong Lan, buôn Dray Huê, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 13/9, đại diện từ QSR Việt Nam đã có mặt tại Trường Mẫu giáo Hoa Phong Lan để tổng kết và trao tặng quỹ "Món ngon vì bé" đến đại diện trường, đồng thời tổ chức hoạt động tổ chức tặng quà Trung thu cho 300 em nhỏ tại đây.
Phó tổng giám đốc Lê Hoài Nam, đại diện từ QSR Việt Nam (phải) trao tặng quỹ Món ngon vì bé tới đại diện Trường Mầm non Hoa Phong Lan (trái) tại lễ tổng kết dự án.
Hơn cả một bữa ăn - Đó là cơ hội để thay đổi tương lai
Dù đã được tài trợ điểm trường, sách vở và đồ dùng học tập, nhưng hành trình tiếp cận với con chữ, tri thức của nhiều em nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, với sự hỗ trợ từ dự án "Món ngon vì bé", đây được xem là sự tiếp sức, động viên kịp thời để các em có thể thay đổi tương lai của mình, gia đình và xa hơn nữa là cho xã hội.
Bữa ăn là một trong những yếu tố tiếp sức trẻ tới trường.
Đại diện quỹ "Món ngon vì bé" cho biết sẽ tài trợ bữa ăn cho các em học nội trú tại các điểm trường tại khu vực Tây Nguyên thuộc dự án "Nuôi em", hướng tới việc giảm tỷ lệ bỏ học của các em nhỏ. Đồng thời, dự án cũng tài trợ chi phí cải thiện cơ sở vật chất như chi phí tu sửa lớp học, mua sắm trang thiết bị,… để các em có được điều kiện học tập tốt hơn. Dự kiến trong tương lai, "Món ngon vì bé" sẽ tiếp tục gây quỹ để tài trợ dài hạn và giúp đỡ nhiều hơn các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc.
Ngày hội Trung thu trọn vẹn cùng những món quà ý nghĩa
Vì chuyến ghé thăm điểm trường vừa qua diễn ra ngay trước thềm Trung thu, QSR Việt Nam đã tổ chức một Lễ hội Trung thu náo nhiệt với nhiều trò chơi vui nhộn cho các bé. Hàng trăm phần quà trao tới các bạn nhỏ, như những chiếc gối Êm Vĩbe để phục vụ giấc trưa, hay những chiếc đèn lồng xinh xắn để các em có thêm niềm vui rước đèn, trông trăng trong dịp Tết Trung thu.
Đoàn tình nguyện viên "Món ngon vì bé" tổ chức chương trình Trung thu với nhiều trò chơi và phần quà dành cho các em nhỏ.
Nhận thức về trách nhiệm xã hội
Thông qua dự án "Món ngon vì bé", QSR Việt Nam và The Pizza Company đang từng bước hiện thực hóa lý tưởng của mình, đó là không chỉ mang đến những món ăn ngon cho thực khách Việt, mà còn góp phần trao bữa ngon, san sẻ yêu thương tới những em nhỏ đang cần sự giúp đỡ trên mọi miền Tổ quốc.
Chia sẻ về dự án, ông Lê Hoài Nam - Phó tổng giám đốc QSR Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi tin rằng việc tạo ra giá trị cho cộng đồng là sứ mệnh quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Dự án Món ngon vì bé là một phần trong chuỗi hoạt động xã hội của QSR Việt Nam với mong muốn mang lại những tác động tích cực và bền vững cho tương lai của trẻ em Việt Nam.
Chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực duy trì và phát triển các chiến dịch thiện nguyện nhiều hơn nữa, để có thể sẻ chia tình yêu thương đến khắp Việt Nam".
Đoàn tình nguyện viên của QSR Việt Nam cùng cô trò Trường Mầm non Hoa Phong Lan.
Trong 10 năm hoạt động, The Pizza Company cho biết đã cùng các thương hiệu đến từ QSR Việt Nam như Dairy Queen, Swensen's, Chang Modern Thai Cuisine, Aka House đã liên tục chinh phục thực khách Việt bằng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Thương hiệu cũng không ngừng nỗ lực đóng góp cho cộng đồng thông qua những hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho xã hội.
" alt="Dự án "Món ngon vì bé" trao bữa ăn, mang Trung thu đến trẻ em Đắk Lắk"/>Dự án "Món ngon vì bé" trao bữa ăn, mang Trung thu đến trẻ em Đắk Lắk
Bà Lê Thị Tuyết Nhung, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long (Ảnh: Bảo Kỳ).
Theo bà Nhung, sau khi tiếp nhận thông tin, sáng 13/8, Chi cục cùng các đơn vị chức năng đã tiến hành đến lấy mẫu để kiểm tra. Tổng số mẫu thức ăn được lấy là 14 mẫu được gửi đến Viện Y tế công cộng TPHCM để kiểm nghiệm.
Kết quả có 7/14 mẫu có chất gây ngộ độc thực phẩm có trong thức ăn là do các vi sinh vật: Bacillus cereus, E.Coli, Salmonella spp gây ra. Những vi sinh vật này có trong các thức ăn: Bắp xào củ cải thịt nạc; đậu hũ chiên; bắp xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt heo xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).
Được biết, Ban Chấp hành CĐCS Công ty ký hợp đồng với Hộ kinh doanh Hồng Phát (ông Lê Quí Long là chủ hộ) cung cấp thêm món ăn với số lượng suất ăn như trên.
Về xử lý trách nhiệm, Chi cục An toàn vệ sinh tỉnh Vĩnh Long đã đề xuất xử phạt Công ty Bo Hsing mức phạt từ 160 đến 200 triệu đồng do chế biến, cung cấp thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên (đối với tổ chức).
Xử phạt hộ kinh doanh Hồng Phát với 3 mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng do chế biến, cung cấp thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên (đối với cá nhân).
Phạt từ 1 đến 3 triệu đồng do không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn và phạt từ 3 đến 5 triệu đồng do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng lưu mẫu.
Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: CTV).
Như Dân tríđã thông tin, ngày 12/8, Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Long phối hợp Ban giám đốc Công ty TNHH Bo Hsing tổ chức chương trình "Bữa cơm Công đoàn" cho 1.500 đoàn viên, người lao động tại công ty, với giá trị suất ăn tăng thêm 50.000 đồng so với bữa ăn hàng ngày do công ty cung cấp.
Tổng số 1.500 phần ăn, gồm: 1.374 phần mặn và 126 phần chay và các món tráng miệng. Sau khi ăn, có nhiều công nhân có triệu chứng chóng mặt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…
Theo thống kê, số người bị ngộ độc thực phẩm là 287 ca, trong đó nhập viện 221 ca. Tất cả đã xuất viện, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định.
" alt="Nguyên nhân hàng trăm công nhân bị ngộ độc sau bữa cơm công đoàn"/>Nguyên nhân hàng trăm công nhân bị ngộ độc sau bữa cơm công đoàn
Công nhân Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An đến xử lý súc rửa bể chứa nước chung của chung cư Golden City 3 (Ảnh: Nguyễn Phê).
Trong 2 ngày 25-26/9, có 59 người/36 hộ gia đình xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy chủ yếu điều trị, nghỉ ngơi tại nhà rồi tự khỏi; 3-4 người đi khám tại bệnh viện nay đã ổn định; hiện tại đa số người dân đã không còn triệu chứng, đi làm và đi học bình thường; một số ít còn triệu chứng nhẹ.
Theo cơ quan chức năng thành phố Vinh, trong 3 ngày 24-26/9, các hộ gia đình tại chung cư này không tổ chức liên hoan, ăn uống chung.
Trước đó, ngày 23/9, tại thành phố Vinh có mưa lớn, ngập lụt nhiều nơi; bể nước của khu chung cư nêu trên, nước lụt cũng mấp mé ngập.
Đến ngày 25/9, người dân thấy nước sinh hoạt có mùi hôi; một số gia đình mua nước về sử dụng nấu ăn thì không bị các triệu chứng trên; các hộ có người sử dụng nước sinh hoạt của chung cư, xuất hiện các triệu chứng nêu trên.
Mẫu nước được cơ quan chức năng lấy làm xét nghiệm (Ảnh: Phan Nguyễn).
"Qua kiểm tra các bể nguồn và bồn chứa nước trên sân thượng màu trong, không có mùi và chưa xác định được nguyên nhân. Hiện đã lấy mẫu nước sinh hoạt của người dân tại chung cư gửi Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An xét nghiệm để tìm nguyên nhân", lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Vinh cho biết.
Ông Trần Đức Kỳ, Trưởng Ban Quản trị chung cư Golden City 3 cho biết, sau khi điều tra lại, số lượng người nghi bị ngộ độc đến ngày 27/9 khoảng 79 người.
Trước đó, do người dân trong khu chung cư hoảng loạn nên báo cáo con số chưa chính xác.
" alt="Trung tâm y tế báo cáo vụ hàng loạt người ở chung cư nghi bị ngộ độc"/>Trung tâm y tế báo cáo vụ hàng loạt người ở chung cư nghi bị ngộ độc