Ảnh minh họa: CNN
Châu Phi đã có nhiều đợt bùng phát Covid-19 mới do biến thể Delta. Các nước bị ảnh hưởng là Tunisia, Mozambique, Uganda, Nigeria và Malawi... Châu lục này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh số ca mắc mới và tử vong.
Được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2020, biến thể Delta có một số đột biến làm tăng khả năng lây lan, chống lại các kháng thể, thậm chí cả vắc xin.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Scotland, công bố trên tạp chí y khoa quốc tế Lancet, cho thấy tỷ lệ nhập viện của những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta cao hơn 85% so với những người nhiễm biến thể Alpha.
Michael Ryan, Giám đốc điều hành của Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO, nhận xét: “Biến thể Delta nhanh hơn, mạnh hơn sẽ tấn công người yếu hiệu quả hơn so với các biến thể trước đó”.
Ở Anh, Mỹ, biến thể Delta đang chiếm ưu thế. Alexandre Bolze, nhà khoa học làm việc cho công ty xét nghiệm Helix, cho biết tỷ lệ người Mỹ nhiễm biến thể Alpha, chủng chủ yếu ở Mỹ vào đầu năm nay, đang giảm. Số ca bệnh chỉ chiếm khoảng 20% các trường hợp được xét nghiệm.
Trong khi đó, số người nhiễm biến thể Delta đang tăng lên. “10 ngày trước, Delta xuất hiện trong 30% mẫu gene được giải trình tự”, ông Bolze nói.
Công ty Helix kết hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) để theo dõi sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2 mới. Hãng này xử lý tới 100.000 xét nghiệm hàng ngày trên hầu hết các bang của Mỹ.
Biến thể Delta và biến thể Gamma, lần đầu tiên được xác định ở Brazil, đã trở nên phổ biến hơn ở Mỹ so với Alpha. Nhưng Delta đang tăng với tốc độ nhanh hơn Gamma ở hầu hết các bang. Cả hai chủng này đều có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng ban đầu và có các đột biến có thể giúp chúng tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Mỹ, dự đoán biến thể Delta sẽ trở thành chủng chính ở Mỹ trong vòng vài tháng.
An Yên(TheoECNS, Business Insider)
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định chủng virus Delta, ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ, là biến thể dễ lây truyền nhất.
" alt=""/>Biến thể Delta đã lây lan sang gần 100 nướcGiả gái xinh như hot girl dụ du khách nước ngoài mua dâm để trộm cắp
Bắt đối tượng gây hàng loạt vụ hiếp dâm, trộm cắp
Công an Q.Tân Bình đang tạm giữ nghi can Phan Thị Ly (21 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản” và tình nghi cô gái này chuyên nghề giăng bẫy đàn ông để chiếm đoạt tài sản.
![]() |
Ảnh minh họa |
Vụ mới đây nhất, Thạch (tên nạn nhân đã thay đổi, 22 tuổi, quê Bạc Liêu) khai báo, thông qua mạng xã hội, anh quen biết với cô gái có nick name “Ly Anna”. Sau một thời gian trò chuyện, Ly Anna chủ động rủ rê anh Thạch đi chơi, đi khách sạn "vui vẻ".
Lợi dụng lúc Thạch ngủ say, người tình trên mạng đã cuỗm sạch tài sản, trong đó có chiếc xe gắn máy, rồi âm thầm rời khỏi khách sạn.
Anh Thạch tìm mọi cách liên hệ với người tình nhưng không được nên trình báo cơ quan Công an.
Từ đây, Công an vào cuộc điều tra và bắt giữ nghi can Ly Anna, tức Phan Thị Ly có lý lịch như trên.
Ly thừa nhận hành vi Trộm cắp tài sản của anh Thạch và khai báo thêm 1 vụ trộm khác với thủ đoạn tương tự, giăng bẫy đàn ông trong khách sạn.
Nghi ngờ còn có nhiều người khác là nạn nhân của Ly nên Công an kêu gọi những người này đến trình báo nhằm phục vụ công tác mở rộng điều tra.
Mới đây, một băng trộm chuyên nghiệp đã lấy cắp 1 lư hương bằng gốm được công nhận là bảo vật quốc gia.
" alt=""/>Cô gái hơn 20 tuổi giăng bẫy tình nhiều đàn ôngTin pháp luật số 107: Trục trặc cáo trạng vụ Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam
Sân tòa 1.000 m2 xét xử cựu tướng Phan Văn Vĩnh
Cáo trạng cho rằng, khi đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, ông Phan Văn Vĩnh đã có hành vi lợi dụng việc Bộ Công an cho phép thành lập công ty bình phong thuộc Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (công ty CNC) đã đồng tình với đề nghị của Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng C50) và ký ban hành quyết định công nhận công ty CNC là công ty bình phong khi chưa có ý kiến thống nhất của Tổng cục 3 là trái quy trình.
Với cương vị của mình, ông Vĩnh phải là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội Tổ chức đánh bạc, tội Đánh bạc để còn có trách nhiệm đấu tranh trực tiếp và hướng dẫn đối với cấp dưới.
![]() |
Ông Phan Văn Vĩnh |
Thế nhưng, sau khi nhận báo cáo do Nguyễn Văn Dương ký có đề xuất với ý - cho công khai việc kết nối, phục vụ cho game bài đánh bạc thì ông Vĩnh đã bút phê: "Kính chuyển đồng chí Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nghiên cứu và đề xuất".
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của ông Vĩnh, ông Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới soạn công văn để ông Hóa ký, đề xuất Phan Văn Vĩnh nội dung trên.
Tiếp đó, vào ngày 22/5/2016, ông Vĩnh bút phê: "Đồng ý đề xuất, giao đồng chí Cục trưởng C50 trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát, tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động thí điểm và các thủ tục pháp lý đúng yêu cầu...".
Hành vi cho phép nêu trên của ông Vĩnh bị cáo buộc là trái với nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao quy định tại khoản 2, điều 4, nghị định 25/2014/NĐ- CP ngày 7/4/2014.
Áp dụng điều luật nào xử lý ông Phan Văn Vĩnh?
Cáo buộc chỉ ra rằng, chính người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc đấu tranh với loại tội phạm công nghệ cao đã dung túng cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm thực hiện tội phạm, đồng thời ngăn cản có hiệu quả đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Dương và đồng phạm.
Xét hành vi khách quan của ông Phan Văn Vĩnh đã đầy đủ dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm khác tổ chức đánh bạc.
Song về chủ thể thì ông Vĩnh là người có chức vụ quyền hạn với đầy đủ công cụ, phương tiện, lực lượng được Nhà nước giao để thực hiện việc phòng ngừa, trấn áp, có ý nghĩa quyết định việc sống, còn của game bài do Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm vận hành, nhưng ông Vĩnh không làm mà để tồn tại, phát triển, gây ra hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Do vậy, xét về bản chất thì hành vi của ông Vĩnh có dấu hiệu "bảo kê", nhận hối lộ, trong đó bị can Phan Văn Vĩnh là người chỉ huy, còn Nguyễn Thanh Hóa là người thực hành tích cực.
Quá trình điều tra, CQĐT chưa đủ căn cứ để xác định ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân. Do vậy, việc xem xét xử lý hành vi của ông Phan Văn Vĩnh mới dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", được quy định tại khoản 3, điều 281, BLHS năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại điều 7, BLHS thì hành vi phạm tội của ông Vĩnh được áp dụng xử lý theo điểm a, khoản 2, điều 356, BLHS năm 2015, được sửa đổi năm 2017.
Ngoài các tình tiết định khung, ông Phan Văn Vĩnh không phải chịu tình tiết tăng nặng nào mà còn được VKSND tỉnh Phú Thọ kê ra nhiều tình tiết giảm nhẹ như: khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ An ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...
Theo quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), khoản 1 điều này được bổ sung bởi điểm s khoản 1 điều 2 luật sửa đổi bộ luật Hình sự 2017 thì: 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 2 lần trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. |
Tại phiên xét xử ông Phan Văn Vĩnh và đồng phạm, tòa triệu tập 3 điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra, Công an Phú Thọ.
" alt=""/>Điều gì đang chờ đợi ông Phan Văn Vĩnh?