Với thuật toán mới của Facebook, các hãng thông tấn báo chí sẽ bị giảm lượng tương tác tự nhiên đến người dùng. Thay vào đó, Facebook ưu tiên các nội dung từ người thân và bạn bè.Hôm qua (29/6), Facebook cho biết họ có kế hoạch thực hiện thay đổi một loạt các thuật toán trên News Feed của người dùng. Theo đó, các nội dung từ người thân và bạn bè sẽ được ưu tiên xuất hiện nhiều hơn.
Kéo theo đó, nội dung được đăng bởi các nhà xuất bản sẽ có tỷ lệ xuất hiện tự nhiên thấp đi trên bảng tin của người dùng. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nội dung, từ việc chia sẻ liên kết, video, live stream và hình ảnh. Tuy nhiên, hãng không đề cập đến tỷ lệ cụ thể.
 |
Mark Zuckerberg phát biểu tại Hội nghị F8 hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: NyTimes. |
Dễ hiểu hơn, cùng một liên kết, Facebook sẽ ưu tiên nội dung được bạn bè hoặc người thân của bạn bình luận, chia sẻ và tương tác. Rõ ràng, ẩn đằng sau thuật toán mới, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang muốn nhắm vào các hãng thông tấn, báo chí.
Trong vài năm gần đây, các nhà xuất bản gặp khó khăn để thu hút độc giả cũng như việc suy giảm doanh thu từ quảng cáo trực tuyến. Facebook trở thành miền đất mới giúp các tờ báo, tạp chí tiếp cận được độc giả cùng nguồn doanh thu được cải thiện. Điều này dẫn đến quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Facebook và nhà xuất bản.
21/4 vừa qua, Facebook đã mở cửa tính năng Instant Articles (Báo chí tức thì), cho phép người dùng có thể đọc báo đồng thời tương tác trên ứng dụng Facebook với tốc độ tải trang nhanh hơn 10 lần so với việc dùng trình duyệt web trên điện thoại. Theo hãng, đã có trên 1.000 nhà xuất bản tin tức sử dụng. Tính năng này cũng sẽ bị ảnh hưởng từ thuật toán mới của Facebook.
 |
Instant Articles cho tốc độ tải nội dung nhanh gấp 10 lần phương thức truyền thống trên di động. Ảnh: Facebook. |
Các nhà xuất bản dường như không có lựa chọn để đối phó với những thay đổi của Facebook. Theo khảo sát của Parse.ly (công ty phân tích số liệu chuyên về các nhà xuất bản kỹ thuật số), chỉ có khoảng 44% người trưởng thành ở Mỹ có thói quen đọc tin tức trực tiếp từ trang web, trong khi tỷ lệ đọc tin tức từ Facebook là 40%.
Nhiều tòa soạn lo ngại, Facebook sẽ khiến họ phải phụ thuộc vào cách đưa tin này cũng như mất quyền kiểm soát các kênh phân phối, và sau đó là bị “chèn ép” tỷ lệ ăn chia từ doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, sự suy giảm của báo in cũng như người đọc trực tiếp từ báo mạng, hay sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội (social platforms) làm các nhà xuất bản bắt buộc phải bắt tay với Facebook.
Mối quan hệ giữa các nhà xuất bản và Facebook đã căng thẳng từ rất lâu. Động thái của Facebook dường như muốn “nhắc nhở” các cơ quan phát hành rằng họ không có quyền truy cập trực tiếp đến người dùng trên nền tảng mạng xã hội.
Từ xưa đến nay, Facebook thường xuyên đơn phương tự thay đổi các thuật toán làm suy giảm lượng tương tác tự nhiên từ người dùng đến các đối tác của hãng (các fanpage bán hàng, nhà phát hành game hay nhà xuất bản). Hãng luôn thể hiện mình là người cầm đằng chuôi, còn đối tác luôn cầm đằng lưỡi.
Zynga, hãng phát triển trò chơi trực tuyến, từng có thời gian hợp tác chặt chẽ với Facebook cho biết, thay đổi của Facebook về cách chơi game và nội dung liên quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu các trò chơi của công ty. Đặc biệt là việc người dùng thay đổi thói quen sử dụng, từ máy tính để bàn sang các thiết bị di động.
Năm 2011, The Washington Post cùng một số hãng thông tấn nổi tiếng tạo ra công cụ đọc trên mạng xã hội, giúp người dùng dễ dàng đọc và chia sẻ bài viết lên Facebook. Ngay lập tức sau đó, Facebook đã thay đổi một loạt các thuật toán nhằm “giết chết” công cụ này.
XEM THÊM: Facebook bổ sung tính năng biến ảnh thành video"> Facebook đổi thuật toán, tuyên chiến với các nhà xuất bản
|
Ý tưởng thứ nhất: Phải sạc đầy thiết bị của mình trong lần sử dụng đầu tiên
Chúng ta thường được khuyên nên sạc đầy điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng ngay từ lần đầu sử dụng thiết bị nhằm "chạy rốt đa" cho pin, và khởi động một cách chính xác các chu kỳ của nó. Đây không phải là một hành động xấu, nhưng bạn không cần thiết phải làm điều này. Bạn hãy yên tâm rằng nếu không làm như vậy, bạn cũng sẽ không gây tổn hại gì cho thiết bị của mình.
"Trong khi một số loại pin thế hệ cũ, giống như pin Nickel-cadmium (NiCd) hoặc pin Nickel-Metal Hydrate (NiMH) rất cần một chu trình khởi động thì pin lithium-ion (bao gồm có Li-ion Polymer) không cần làm điều đó. Bạn có thể sử dụng pin ngay sau khi bỏ thiết bị ra khỏi hộp", trang web Battery University, một nguồn cung cấp lời khuyên cho việc sử dụng pin, cho biết.
Điều này áp dụng cho phần lớn các điện thoại thông minh hiện nay có sử dụng pin tương tự như pin lithium. Lợi thế duy nhất cho việc sạc đầy pin cho điện thoại trước khi sử dụng lần đầu tiên đó là sự kiểm định. Sau khi được sạc đầy, tỷ lệ phần trăm pin hiển thị trên màn hình điện thoại thông minh gần chính xác với năng lượng pin sử dụng trong thực tế. Điều đó cũng nói lên rằng, hiển thị tỉ lệ pin trên màn hình sẽ thiếu đi tính chính xác sau một vài lần sạc thiết bị.
Ý tưởng thứ 2: thiết bị Android không “sợ” phần mềm độc hại
Các mối đe dọa và các lỗ hổng trên Android có xu hướng bị phóng đại. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên vì những đánh giá này đến từ các công ty chuyên về bảo mật. Điều đó nói lên rằng, số lượng thiết bị Android đang lưu hành trên thị trường (hơn một tỷ thiết bị đến thời điểm này) là một mục tiêu cực kỳ lý tưởng cho những người có ý đồ xấu. Vì lý do này, Android là một trong những nền tảng an toàn nhất trên thế giới.
Giám đốc điều hành của hãng Kaspersky Lab, Eugene Kaspersky, đã nói về điều này trên ITWire: "Windows là hệ điều hành được thiết kế tốt nhất, vượt xa các hệ điều hành khác (iOS, OS X và Android) và Microsoft sẽ được bảo mật hơn trong phiên bản tiếp theo ". Trên Android, ông này đánh giá: "Ngày càng nhiều các cuộc tấn công vào hệ điều hành Android vì các cuộc tấn công trên iPhone khó khăn hơn".
Theo báo cáo bảo mật được ứng dụng Pulse công bố, có 97% các phần mềm độc hại trên di động được nhắm vào Android. Do đó, các thiết bị Android là một mục tiêu lý tưởng cho các phần mềm độc hại. Cần phải cảnh giác với các ứng dụng (bao gồm cả nguồn gốc của chúng) mà bạn tải về.
Ý tưởng thứ 3: hình nền động sẽ làm giảm tuổi thọ pin
Các hình nền động làm giảm tuổi thọ pin của điện thoại thông minh, nhưng mức độ giảm sút này rất khác nhau. Trong một số trường hợp, nếu hình nền động không sử dụng các cảm biến khác trên điện thoại của bạn (như con quay hồi chuyển chẳng hạn) hoặc không đòi hỏi kết nối Internet, mức độ tiêu tốn năng lượng là không đáng kể.
Thử nghiệm trên Sony Xperia Z3 đang đặt ở chế độ máy bay với độ sáng thiết lập ở mức tối đa và cài hình nền động trên màn hình chủ trong vòng 30 phút. Tỷ lệ phần trăm của pin trước và sau 30 phút là như nhau mặc dù thiết bị đã cài đặt hình nền động. Các hình nền động là một phần của hệ sinh thái Android và sẽ thật đáng tiếc nếu không thử sử dụng chúng để tạo nên sự khác biệt (một chút) cho thiết bị di động của bạn.
Ý tưởng thứ 4: các ứng dụng Task killers cải thiện hiệu suất của thiết bị
Theo How-to Geek, điều này không chỉ không đúng mà còn có thể làm hại đến hiệu suất thiết bị của bạn trong một số trường hợp. Android là một hệ điều hành di động tinh vi. Nó được phát triển để đón nhận một lượng lớn các ứng dụng nhằm nhanh chóng mở rộng.
Đó là lý do tại sao bạn có thể dễ dàng khởi động lại các ứng dụng mà bạn không được sử dụng trong một vài tuần. Đây là một tính năng của thiết bị, và việc cài một ứng dụng để thực hiện lại quá trình này là không cần thiết. Cần nói thêm rằng, Task killers là công cụ có thể tắt các ứng dụng đang chạy.
Ý tưởng 5: cài NFC hoạt động cả đêm ảnh hưởng không tốt đến pin
Sử dụng tính năng NFC ảnh hưởng đến tuổi thọ pin nhưng nó vẫn là một quá trình rất quan trọng. John Bullard, nhà phát triển NFC và người đồng sáng lập của Flomio góp phần phát triển công nghệ sử dụng NFC nói rằng Android có các biện pháp phòng ngừa để chỉ kích hoạt NFC trong một số trường hợp (hoàn cảnh).
Ngoại trừ việc bạn sử dụng NFC nhiều lần trong suốt một ngày, thì việc kích hoạt NFC không có tác động lớn đến pin của thiết bị.
">