Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Svay Rieng, 18h00 ngày 22/1: Hướng tới ngôi đầu -
Chuyển đổi số để tối ưu hóa hoạt động báo chí địa phươngKỹ thuật viên Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) hướng dẫn khai thác hệ thống truyền thanh thông minh cho Đài truyền thanh xã Trực Cường (Trực Ninh). Trên địa bàn tỉnh ngoài 2 cơ quan báo chíđịa phương gồm: Báo Nam Định và Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định, còn nhiều văn phòng đại diện và thường trú của báo Trung ương, các kênh truyền thông mạng xã hội... nên việc cạnh tranh cung cấp thông tin đến cho bạn đọc nhanh, hay, đúng rất quyết liệt, đòi hỏi báo chí địa phương phải chuyển đổi số nhanh.
Các cơ quan báo chí địa phương đã bám sát định hướng của tỉnh, thông tin kịp thời, chính xác các sự kiện, vấn đề thời sự trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... đáp ứng nhu cầu độc giả, người dân được tiếp cận thông tin trên môi trường số mọi lúc, mọi nơi.
Trong đó, Báo Nam Định đã từng bước đưa vào vận hành hệ thống tòa soạn điện tử, hướng đến tòa soạn không bản thảo giấy. Thông tin, dữ liệu được chuyển về tòa soạn và xử lý qua các khâu biên tập, chế bản trên hệ thống phần mềm có hiển thị rõ ngày, giờ phóng viên nộp, nội dung biên tập qua từng khâu, công tác xử lý sản phẩm cho từng loại hình báo chí như báo in, báo điện tử, tin truyền hình… một cách rõ ràng, minh bạch.
Báo Nam Định điện tử đã thay đổi, nâng cấp giao diện với nội dung, hình thức hiện đại, thân thiện với bạn đọc; mở thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục mới gắn với CĐS như Multimedia với “Góc ảnh”, “video”, “Infographic”, “E-magazine” phục vụ đa dạng đối tượng bạn đọc, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, bước đầu đáp ứng yêu cầu CĐS báo chí hiện nay.
Bên cạnh đó, Báo Nam Định cũng tăng cường công tác đào tạo, rèn luyện đội ngũ phóng viên, biên tập viên đáp ứng yêu cầu CĐS báo chí. Đến nay, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo Nam Định đã biết sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ số để sản xuất các sản phẩm báo chí khác nhau nhằm đưa đến bạn đọc các sản phẩm báo chí đa dạng với nhiều loại hình (ảnh, media, video,...) giúp bạn đọc có thể tiếp cận cập nhật thông tin mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều cách, phát huy tối đa sức mạnh của các loại hình truyền thông...
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã khai thác khá hiệu quả internet và mạng xã hội để nối dài cánh sóng, chuyển tải thông tin nhanh nhất đến khán, thính giả, độc giả; đã nỗ lực xây dựng, quản lý và cập nhật kho nội dung các chương trình của Đài trên nền tảng và vận hành hệ thống thiết bị, phần mềm truyền thông hội tụ.
Cùng với 2 cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở cũng nỗ lực CĐS, xây dựng đài truyền thanh thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông để vận hành và sản xuất chương trình truyền thanh trên nền tảng công nghệ 4.0, số hóa các chương trình truyền thanh thay thế cho hệ thống truyền thanh không dây trước đây.
Để tiếp sức cho các cơ quan báo chí địa phương trong quá trình CĐS, ngày 28-8-2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về thực hiện Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Các nhiệm vụ đặt ra nhằm hướng tới xây dựng các cơ quan báo chí trong tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
Mục tiêu đến năm 2025 có 50% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số; sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số; tăng doanh thu tối thiểu 20%. 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CĐS báo chí; 100% cơ quan báo chí điện tử có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
Đến năm 2030, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh sẽ đạt 100% các mục tiêu nêu trên. Hệ thống truyền thanh cơ sở trong giai đoạn 2021-2025 đầu tư, chuyển đổi từ 40-50% số đài truyền thanh không dây, có dây FM cấp xã sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông, trong đó ưu tiên đầu tư mới những đài đã xuống cấp và đài hoạt động không đúng băng tần 54-68MHz được quy hoạch cho truyền thanh không dây.
Giai đoạn 2025-2030 sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, các phần mềm phân tích dữ liệu lớn kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, chọn lọc thông tin, phục vụ sản xuất nội dung chương trình phát thanh, lưu trữ và quản lý nội dung, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền.
Đến năm 2030, phấn đấu 100% đài truyền thanh các xã được đầu tư, chuyển đổi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông.
Trên cơ sở định hướng CĐS báo chí của UBND tỉnh, các cơ quan báo chí và quản lý Nhà nước về báo chí tích cực thực hiện nhiều giải pháp CĐS. Trong đó, lưu ý đến các nhóm nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông; cơ quan chủ quản; lãnh đạo cơ quan báo chí; đội ngũ những người làm báo về vai trò quan trọng và sự cấp thiết phải đẩy mạnh CĐS báo chí đồng bộ với chương trình CĐS quốc gia, CĐS của tỉnh.
Biểu dương, tôn vinh những tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong quá trình CĐS báo chí để chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa, nhân rộng.
Các cơ quan báo chí nỗ lực phát triển các sản phẩm báo chí số chất lượng cao thông qua thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác, phân phối thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu độc giả. Xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung. Đặc biệt, nghiên cứu áp dụng các nền tảng số cho báo chí để phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí, thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí.
Xây dựng tòa soạn hội tụ công nghệ hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử.
Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu phóng viên, biên tập viên, đội ngũ kỹ thuật cơ quan báo chí. Đồng thời chủ động tăng cường hợp tác, học tập kinh nghiệm của các địa phương có báo chí số phát triển mạnh.
Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức rà soát, góp ý, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về báo chí và lĩnh vực có liên quan nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình CĐS của các cơ quan báo chí trong tỉnh.
Đồng thời sẵn sàng kết nối các cơ quan báo chí với Trung tâm hỗ trợ CĐS báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) để hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu, hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện đo lường, đánh giá mức độ trưởng thành CĐS; kết nối, tập hợp các chuyên gia, các nhà nghiên cứu uy tín, các lãnh đạo của các cơ quan báo chí lớn có vai trò dẫn dắt để cùng giải quyết những vấn đề mà công cuộc CĐS báo chí đặt ra.
TheoNguyễn Hương(Báo Nam Định)
"> -
MC, BTV VTV và những kỷ niệm, sự cố đáng nhớ nhất trong sự nghiệpLại Văn Sâm trở thành "cái bóng" lớn cho những MC sau này của chương trình 'Ai là triệu phú'. (Ảnh: Chụp màn hình). Trải qua hơn ba thập kỷ làm nghề, nhà báo Lại Văn Sâm vẫn không thể quên dấu ấn gắn liền với sự ra đời của kênh VTV3. Đó là vào năm 1995, khi anh đang làm trong Ban Chuyên đề của chương trình VKT - Văn hóa, khoa học (từ năm 1989 đến năm 1995). Anh nhận được cuộc điện thoại từ Phó Tổng Giám đốc Trần Đăng Tuấn, với hai lựa chọn một là ở lại Ban Chuyên đề có thể sẽ được cân nhắc làm cán bộ lãnh đạo, hai là sang chương trình mới ở kênh VTV3.
"Tại kênh mới, tôi chỉ được làm nghề mà thôi", Lại Văn Sâm từng nói. Vì thế, sau cuộc trao đổi với Phó Tổng giám đốc Trần Đăng Tuấn, anh không ngần ngại mà lựa chọn sang VTV3, gắn bó đến khi nghỉ hưu vào năm 2017.
Nhà báo Tạ Bích Loan
Tạ Bích Loan (SN 1968), bắt đầu được công chúng biết đến là MC - BTV của loạt chương trình trên VTV như: Bảy sắc cầu vồng, Người đương thời, Chuyện đương thời, Khởi nghiệp... Với chương trình Đường lên đỉnh Olympia, chị không chỉ đảm nhận vai trò dẫn dắt mà còn là tác giả kịch bản - người đưa ra ý tưởng về chiếc vòng nguyệt quế dành cho thí sinh chiến thắng.
Nhờ tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện Tạ Bích Loan là Trưởng Ban Sản xuất các chương trình Giải trí (VTV3). Chị còn là Ủy viên BCH Hội nhà báo Việt Nam.
Là một trong những người phụ nữ quyền lực của nhà Đài, nhưng trong cuộc đời làm truyền hình, Tạ Bích Loan cũng có những sự cố khiến chị nhớ mãi. Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị nói trong bất kỳ chương trình nào, liều lượng luôn là thách thức. Với chương trình sự kiện trực tiếp, Tạ Bích Loan thường bị "lố giờ".
Tạ Bích Loan nhớ lại dịp dẫn chương trình trực tiếp ngày Tết, khi chị đang "thao thao bất tuyệt" thì nghe phòng điều khiển chỉ đạo: "Đoạn này dài sếp bảo cắt đi". Mấy phút sau, chị lại nghe: "Dài cắt đi", rồi lại: "Dài quá, sắp hết giờ, cắt đi".
Chị kể: "Chuyện đến đúng lúc hay, không thấy sếp nói gì nữa. Tôi nghĩ bụng: "May quá chắc chuyện hay, được thêm giờ, mình lại… hỏi tiếp".
Hết chương trình trực tiếp, tôi hỏi anh em: "Sếp nhận xét chương trình thế nào?". Họ bảo: "Anh bỏ về lâu rồi". Đó là một lời nhận xét".
Nhìn lại những kỷ niệm đã qua với nghề, nhà báo Tạ Bích Loan nhận thấy mình nhận được nhiều điều khi làm truyền hình. "Là được cảm nhận nguồn năng lượng từ những con người Việt Nam, lắng nghe những câu chuyện của họ, và chia sẻ để nhân lên những bài học hay.
Những người làm báo chúng ta được đóng vai trò cầu nối lan tỏa những câu chuyện bình dị và sâu sắc của người Việt Nam tới người Việt Nam, đó vừa là nghĩa vụ và niềm vui nghề nghiệp", Tạ Bích Loan chia sẻ với phóng viên Dân trí.
BTV Hoài Anh
Nhắc đến "biểu tượng" của bản tin Thời sự 19h, khán giả sẽ lập tức nghĩ đến BTV Hoài Anh. Cô cũng là BTV giọng miền Nam đầu tiên của chương trình, được đông đảo khán giả yêu mến. Năm 2014, trong lần đầu tổ chức VTV Awards, Hoài Anh đã nhận giải thưởng "Người dẫn chương trình ấn tượng nhất".
Trước đó, cô được tạp chí truyền hình VTV trao giải "Người dẫn chương trình được yêu thích nhất", với sự bình chọn của khán giả lẫn hội đồng chuyên môn.
15 năm làm nghề, từng nhiều dịp dẫn sóng trực tiếp nhưng nữ BTV sinh năm 1980 vẫn không thể quên lần đầu tiên được phân công dẫn điểm cầu, trong một chương trình cầu truyền hình trực tiếp.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân trí, chị kể: "Điểm cầu của tôi năm đó là quảng trường thành phố Đà Lạt. Trời đêm đó rét cóng, gió to. Khi tất cả đã sẵn sàng, ổn định vị trí và chỉ còn vài phút nữa đầu cầu của tôi sẽ lên sóng, thì bất ngờ một tờ kịch bản dẫn của tôi bị gió thổi tung xuống đất.
Sai lầm tiếp nối sai lầm. Vì tờ giấy rơi xuống nên tôi phải cúi xuống nhặt, và vì thế hình tôi mất hút trên màn hình camera".
Dù chỉ vài giây, nhưng Hoài Anh đã khiến cả ê-kíp đầu cầu của mình thót tim, bởi thời gian chuẩn bị lên sóng chỉ còn tính bằng giây. May mắn, cô đã kịp nhặt kịch bản và trở lại vị trí đứng trước khi phát sóng trực tiếp. Nhờ vậy, Hoài Anh đã rút được kinh nghiệm, một là phải bình tĩnh, quan sát tốt, hai là cần chuẩn bị phương án dự phòng khi chẳng may không có kịch bản.
Một kỷ niệm tiếp theo khiến Hoài Anh nhớ mãi đó là lần đọc văn bản tuyên bố chung trong bản tin Thời sự 19h,cách đây nhiều năm. Khi ấy, bản tin chỉ có một người dẫn, cô phải đọc đến 20 phút không nghỉ mới hoàn thành được văn bản hôm đó.
Hoài Anh chia sẻ: "Lần đó, những trang văn bản dày đặc con chữ và sự tập trung cao độ để đọc không sai sót các câu từ khiến tôi có những lúc tưởng như hoa mắt, không thể đọc tiếp nữa. Lúc đó cảm giác của mình như kiểu đang bơi giữa biển.
Tôi hiểu rằng, duy nhất chỉ có một mình mình, sẽ không một ai có thể yểm trợ nếu lỡ có rủi ro gì xảy ra, nghĩa là bắt buộc bản thân phải bơi vào bờ thành công, không cho phép thất bại, cũng không cho phép dừng lại.
Những suy nghĩ đó khiến tôi thật sự căng thẳng, và chỉ biết cố gắng hết sức. Lần đó, chỉ dám nói là mình đã thật may mắn khi mọi việc suôn sẻ, không có sự cố nào xảy ra, tôi cũng đọc gần như không vấp một chữ nào, hoàn thành nhiệm vụ chuyển tải chính xác hàng chục trang văn bản quan trọng".
Sự nỗ lực của Hoài Anh đã được khán giả và lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam ghi nhận. Khi hết sóng bản tin, cô mới biết lãnh đạo Ban đã đứng ngoài theo dõi từ đầu đến cuối. "Khi thấy tôi, chị đã ôm lấy vai tôi chúc mừng. Một cử chỉ ấm áp mà tôi nhớ mãi", Hoài Anh kể.
Sau nhiều năm làm việc tại Ban Thời sự, đầu năm 2022 Hoài Anh chuyển công tác sang Ban Văn nghệ, đều đặn lên sóng chương trình Không gian văn hóa nghệ thuật.
Khác với hình ảnh chỉn chu, nghiêm túc trên sóng Thời sự, khán giả được thấy một Hoài Anh trẻ trung, vui vẻ hơn, xuất hiện với đa dạng trang phục. Cô nói: "Tôi cũng thấy được là chính mình hơn. Ở bản tin Thời sự tôi phải giữ vẻ nghiêm nghị và tiết chế cảm xúc".
BTV Anh Tuấn
Anh Tuấn (SN 1974) là một trong những BTV thuộc thế hệ đầu tiên của kênh sóng VTV3. Với kiến thức sâu rộng về âm nhạc, cùng lối dẫn sôi nổi, anh thường đảm nhận những chương trình như Sao Mai điểm hẹn, Trò chơi âm nhạc…
Sở hữu ngoại hình điển trai, được nhận xét là "trẻ mãi không già" nhưng ít ai biết rằng thời gian đầu làm nghề, Anh Tuấn từng bị mắng vì khuyết điểm ngoại hình.
Nam BTV kể khi mới bước chân vào VTV3, anh rất sợ đạo diễn Bùi An Ninh. Anh kể: "Tôi bị cô mắng nhiều lần vì vai quá xuôi. Nhưng sau khi mắng, cô lại tìm cho tôi hai chiếc áo phông để độn vai. Nhờ đó mà tôi đẹp và phong độ hơn khi lên hình".
Nhờ sự nghiêm khắc của đạo diễn Bùi An Ninh, Anh Tuấn ý thức hơn về việc chỉn chu ngoại hình mỗi lần lên sóng. Anh chăm chỉ tập luyện để có một bờ vai đạt tiêu chuẩn, không còn phải sử dụng đến áo độn vai khi ghi hình.
BTV Diệp Chi
Diệp Chi (SN 1986) bén duyên với truyền hình khi cộng tác làm MC chương trình Rung chuông vàng,phát trên kênh VTV3. Khi ấy, cô đang là sinh viên Đại học.
Sau nhiều năm làm nghề, Diệp Chi nhớ mãi khoảnh khắc lần đầu tiên rơi nước mắt trên sóng, trong chương trình Rung chuông vàng. Cô xúc động khi chứng kiến một bạn sinh viên vượt qua câu hỏi thứ 30 và rung được chuông vàng. Cả trường quay như vỡ òa, bản thân nữ BTV cũng không ngăn được những giọt nước mắt. Cô khẳng định, đó là những cảm xúc tuyệt vời mà nghề đã mang lại cho mình.
SauRung chuông vàng,Diệp Chi tiếp tục gắn bó với loạt chương trình như Đường lên đỉnh Olympia, Điều ước thứ bảy... Cô đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trìnhĐường lên đỉnh Olympiatừ năm thứ 17 đến năm thứ 21.
Vài năm gần đây, nữ BTV ít xuất hiện mà lui về hậu trường làm công tác đạo diễn, sản xuất.
BTV Minh Trang
Minh Trang (SN 1987) gắn bó với khán giả truyền hình nhiều năm qua với các chương trình Dự báo thời tiết, Chào buổi sáng. Hiện cô dẫn sóng Thời sự 19h, gây ấn tượng bởi lối dẫn chuyên nghiệp, giọng nói nhỏ nhẹ cùng nhan sắc xinh đẹp.
17 năm làm nghề, Minh Trang nhớ mãi kỷ niệm khi còn là người dẫn chương trình thời tiết. Thời ấy, BTV lên hình vẫn phải mặc áo dài. Sáng sớm, cô đến cơ quan dẫn bản tin bằng xe ôm, không may tà áo dài bị quấn vào bánh xe máy. Minh Trang ngã đập đầu xuống mặt đường, ngay tại cổng Đài nhưng tất cả những gì cô nghĩ lúc đó là phải vào trường quay cho kịp giờ lên sóng.
Chiếc áo dài bị rách, cô được bác xe ôm đưa cho chiếc áo khoác để chạy vào phòng thay đồ. Dẫn xong bản tin, nữ BTV mới biết rằng phía sau đầu, máu đã chảy ướt cổ áo cô. Ngay sau đó, cô hôn mê, tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện.
Thế nhưng, câu đầu tiên cô hỏi mọi người vẫn là mình có dẫn được bản tin đó không. Minh Trang liên tục nhắc đến chuyên viên Khí tượng, thủy văn Hữu Thành, người làm việc cùng cô sáng hôm đó, vì cô sợ dẫn không chính xác.
Đến nay, thi thoảng khi thời tiết thay đổi, Minh Trang vẫn bị đau nhức vì vết thương năm xưa. Sau tai nạn ấy, bạn bè, người thân đều xót xa, khuyên cô tìm công việc khác, nhưng nữ BTV vẫn lựa chọn gắn bó với truyền hình. Mỗi khi mệt mỏi, áp lực, cô đều nhớ về sự cố ấy để trở nên mạnh mẽ hơn.
(Theo Dân Trí)
"> -
Khúc Mạnh Quân kể chuyện hậu trường váy áo dự Cánh diều vàng của Phan Minh HuyềnStylist Khúc Mạnh Quân cho biết anh đặt hàng nhà thiết kế thực hiện riêng cho Phan Minh Huyền chiếc váy này. Vì thời gian chuẩn bị gấp rút, cả êkíp chỉ có khoảng ba ngày từ khâu hoàn thiện trang phục đến fitting. Các nhân sự của Hà Thanh Việt phải làm ngày đêm để kết hàng nghìn hạt đá Swarovski và pha lê lên chiếc đầm đính lông đà điểu. Với trang phục này, stylist Khúc Mạnh Quân muốn làm nổi bật vòng eo nhỏ của Phan Minh Huyền nên không quá cầu kỳ trong phom dáng.
"Trước ngày lễ trao giải diễn ra, Huyền bị sụt khoảng vài kg, vì vậy vòng eo của cô vốn đã nhỏ càng thêm thon gọn, chỉ còn khoảng 57 cm. Khi nhận trang phục và bị rộng vài cm, tôi phải lập tức tự bóp eo, chỉnh sửa để trang phục thật vừa vặn với vóc dáng của Huyền", stylist Khúc Mạnh Quân nói.
Khúc Mạnh Quân cho biết thêm, bộ cánh có chất liệu lông đính đá nên rất nhẹ, phải để riêng trong một vali để bảo quản, tránh để vật nặng đè lên gây ảnh hưởng đến thiết kế. Vì không thể vào Nha Trang để hỗ trợ Phan Minh Huyền, anh chuẩn bị cho nữ diễn viên một số hạt đá và lông vũ dự phòng để cô tiện khắc phục trong trường hợp gặp sự cố.
Dù khâu chuẩn bị, fitting trang phục gấp rút và có một số khó khăn, Khúc Mạnh Quân hài lòng khi diện mạo của Phan Minh Huyền trên thảm đỏ được nhiều khán giả khen ngợi. Trước đó, trong bộ phim "Thương ngày nắng về", anh cũng chính là stylist hỗ trợ nữ diễn viên có tạo hình xuất sắc trong vai nữ trưởng phòng quyền lực, sành điệu Vân Trang.
Ngoài Phan Minh Huyền, trong lễ trao giải lần này, Khúc Mạnh Quân còn hỗ trợ trang phục cho diễn viên Kiều Anh và Bảo Hân. Diễn viên Kiều Anh "F5" phong cách với chiếc đầm quây phom corset kết hợp chân váy quấn xẻ tà đậm chất nữ thần, đi kèm là găng tay hoàn thiện style quý tộc. Trang phục này cũng được Khúc Mạnh Quân chuẩn bị chỉ trong vài ngày cho người đẹp phim "Ngày mai bình yên". Lần hiếm hoi thử phong cách sexy, Kiều Anh được stylist chuẩn bị nội y tinh tế để tránh gặp sự cố trên thảm đỏ.
Với diễn viên Bảo Hân, cô có lựa chọn quen thuộc là suit theo phong cách menswear. Tuy nhiên thay vì diện suit cho nữ như trước đây, lần này Khúc Mạnh Quân chọn cho Bảo Hân một bộ suit cho nam giới với size nhỏ, đồng thời chỉnh sửa để phù hợp với số đo của nữ diễn viên.
Thường xuyên đồng hành cùng các ngôi sao trong những bộ phim và sự kiện quan trọng nhưng Khúc Mạnh Quân vẫn hồi hộp khi thấy nhân vật của mình xuất hiện. Anh mong muốn nhận được những sự đóng góp để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Khúc Mạnh Quân là stylist có duyên với phim VFC khi từng giúp Hồng Diễm, Huyền Lizzie, Kiều Anh, Quỳnh Kool... tạo dựng phong cách. Anh cũng đồng hành cùng nhiều nghệ sĩ khác như ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh, MC Thuỳ Linh... Ngoài mảng stylist cho phim truyền hình, nghệ sĩ, anh còn có cơ hội làm việc với nhiều nhãn hàng lớn khác.
">