当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Gombe United vs Katsina United, 21h00 ngày 21/12 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
Người đàn ông trộm 3 chiếc ví được mẹ đưa tới cửa hàng xin lỗi
Bài học 1: Quan sát, so sánh giá cả
Hàng ngày, mỗi lần đi mua sắm ở chợ hay siêu thị, tôi đều dẫn cháu đi cùng và chỉ cho con cách so sánh từng mặt hàng, giá cả mà con yêu thích như các loại táo, sữa, cánh gà, cá chiên, xúc xích, bánh kẹo, snack…
Dần dần, con đã biết phân biệt sự khác nhau giữa kích thước, hình dạng, chủng loại của từng loại hoa quả hay thực phẩm cũng như giá cả của những mặt hàng mà gia đình tôi hay tiêu dùng.
Đặc biệt, cháu nhận biết rất nhanh những chương trình giảm giá hay khuyến mại của siêu thị để từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên cho mẹ là nên lựa chọn loại thực phẩm nào cho thời điểm đó.
Bài học 2: Cấp khoản tiêu dùng cá nhân
Một bài học về tài chính mà tôi học được từ các bà mẹ Hong Kong, đó chính là việc cấp cho con một khoản tiêu dùng hàng tuần dựa theo lứa tuổi.
Để có được khoản tiền này, đứa trẻ phải làm một số công việc nhà theo yêu cầu của bố mẹ như hút bụi, đổ rác, dọn giường, cho vật nuôi đi vệ sinh, xếp đồ chơi, rửa bát, dọn bàn ăn… Con gái tôi năm nay 6 tuổi, cháu có thể làm được những công việc như hút bụi, đổ rác, gấp chăn màn, dọn đồ chơi, trông em… và mỗi khi cháu hoàn thành công việc, tôi sẽ tích một dấu sao vào danh sách công việc cháu phải làm hàng ngày.
Sau một tuần, khi cháu đã sưu tập đủ các dấu sao thì sẽ được mẹ cấp cho một khoản là 20 đô la Hong Kong (tương đương 60 nghìn VND) và cháu sẽ được tự quyết định chi tiêu số tiền này theo nhu cầu bản thân.
Tôi dạy cháu cách chia khoản tiền này thành bốn lọ: 1, lọ tiêu dùng hàng ngày để mua bánh, kẹo hay sữa đem đến trường; 2, lọ tiết kiệm ngắn hạn; 3, lọ tiết kiệm dài hạn dành để mua những thứ đắt tiền hơn như sách vở, đồ chơi, quần áo…; 4, lọ từ thiện: một khoản để quyên góp cho các cá nhân hoặc tổ chức từ thiện.
![]() |
Một bài học về tài chính mà tôi học được từ các bà mẹ Hong Kong, đó chính là việc cấp cho con một khoản tiêu dùng hàng tuần dựa theo lứa tuổi. |
Từ khi có được khoản tiêu dùng này, cháu rất hứng thú khi được làm việc nhà và tự tay lựa chọn, mua những đồ vật mình yêu thích.
Sau một thời gian áp dụng 'gói tiêu dùng' này, tôi nhận thấy con đã học được cách so sánh giá cả, cách đưa ra quyết định khi buộc phải lựa chọn, 'đánh đổi' giữa các mặt hàng.
Ví dụ, với 20 đô la, cháu chỉ được lựa chọn mua hai gói kẹo dẻo hoặc là một gói bánh quy sô-cô-la thay vì mua một hộp bánh mô-chi có giá thành cao hơn. Nếu muốn ăn bánh mô-chi, cháu sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn để có thể mua loại bánh này vào thời điểm khác khi cháu đã có đủ số tiền.
Cũng như vậy, khi chỉ được lựa chọn mua loại sách vở hay dụng cụ học tập trong hạn ngạch tài chính cho phép, cháu đã phải suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra một quyết định phù hợp. Để mua được cuốn sách yêu thích, cháu phải học cách gạt bỏ những nhu cầu khác của mình và tích luỹ thêm nhiều dấu sao nữa. Đó là động lực để cháu ham muốn hoàn thành nhiều việc nhà hơn và tiết kiệm nhiều hơn.
Không những vậy, từ khi chăm chỉ hoàn thành các công việc nhà, cháu đã học thêm được nhiều kỹ năng sắp xếp góc học tập hay giường ngủ gọn gàng, hiểu thêm về trách nhiệm của mình trong việc cùng bố mẹ xây đắp một mái ấm gia đình. Quan trọng nhất trong quá trình này, tôi nhận thấy cháu đã học được những kỹ năng ra quyết định và kỹ năng lập ngân sách tiêu dùng, từ đó cháu có trách nhiệm và độc lập hơn với những nhu cầu của cá nhân, chứ không bị động và hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ như trước.
Bài học 3: Phân biệt nhu cầu 'CẦN' và 'MUỐN'
Một trong những bí quyết tôi thấy rất hiệu quả là áp dụng ý tưởng của nhà báo Ron Lieber của tờ The New York Times trong cuốn sách 'Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh tài chính'.
Trong đó, ông đưa ra lời khuyên là kẻ hai cột, một cột ghi 'Những thứ con muốn' - cột kia là 'Những thứ con cần' và viết ra sự khác biệt giữa hai cột này. Khi đứa trẻ có một nhu cầu cần mua gì, chúng sẽ quan sát những nhu cầu đó thuộc về cột nào để từ đó đưa ra quyết định.
Đây cũng là câu thần chú tôi thường áp dụng những khi bỗng dưng thèm muốn hoặc khát khao mãnh liệt về việc 'MUỐN' mua một thứ gì đó nhưng thực sự 'KHÔNG CẦN THIẾT' cho đời sống của tôi. Ví dụ, tôi đã từng rất muốn mua một chiếc điện thoại Iphone X max trong khi đó chiếc điện thoại dòng Iphone 7 của tôi hiện tại đang còn hoạt động rất tốt.
Cũng như vậy, con gái tôi phân biệt được dù cháu đang 'thèm khát mãnh liệt' mua một con búp bê mới nhưng thực sự cháu đang có một tủ búp bê trong đó có nhiều con chưa sử dụng tới. Việc phân biệt nhu cầu 'CẦN' và 'MUỐN' này thực sự là một kỹ năng rất quan trọng giúp đứa trẻ xây dựng được sự ổn định và an toàn về tài chính cho tương lai sau này.
Bài học 4: Cho con tham gia vào những cuộc trao đổi hoặc quyết định tài chính của gia đình
Một trong những chủ đề tôi và chồng thường hay thảo luận vào đầu tháng hoặc mỗi cuối tuần là ngân sách tiêu dùng của gia đình cho từng khoản từ thực phẩm, đi lại, giải trí đến y tế, giáo dục… Chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi về những thông tin giảm giá, khuyến mãi hay những khu vui chơi, những chương trình giải trí miễn phí ở Hong Kong.
Trong sinh hoạt, chúng tôi luôn đề cao việc cháu ăn uống tiết kiệm theo cách không được bỏ sót thức ăn thừa hoặc không ăn uống rơi vãi, ăn theo nhu cầu chứ không nhồi nhét. Một điều tôi thường nhấn mạnh cho con mỗi khi đưa cháu ra ngoài mua sắm hoặc vui chơi là 'Gia đình mình cần phải tiết kiệm vì cuộc sống ở Hong Kong rất đắt đỏ' hoặc là 'Mẹ không thể mua cho con đồ chơi hay sách này vì không có đủ tiền'.
Cháu đã quan sát rất nhiều về những hành vi mua sắm của tôi như so sánh giá cả, mặt hàng hoặc tìm những gói deal giảm giá, khuyến mãi. 'Mưa dầm thấm lâu', cháu dần dần hiểu ra bố mẹ mình đang phải sống tiết kiệm để có thể lo cho những việc lớn trong tương lai.
Từ đó, cháu cũng rất cẩn trọng trong mua sắm, ví dụ, khi mua đồ ăn vặt đem đến trường, cháu chọn số lượng rất vừa phải và chỉ mang một loại cần thiết theo nhu cầu. Khi thực sự thích một đồ chơi hay sách vở đắt tiền, cháu đã cố gắng dành dụm từng đồng trong 'ngân sách tiêu dùng' của mình để mua vào thời điểm phù hợp.
Hầu hết các hoạt động giải trí, tinh thần của gia đình người Việt ở Hong Kong (Trung Quốc) đều tuân thủ theo nguyên tắc 'miễn phí hoặc không tốn nhiều tiền'.
" alt="Dạy con quản lý tài chính"/>Nam diễn viên cao 1,49m bị hot girl phố cổ cao 1,65m, kém 10 tuổi 'cưa đổ'
Sự thật kinh khủng đằng sau những cảnh nóng trên phim
Trang cá nhân của Phương Oanh 'Quỳnh búp bê' liên tục bị đánh sập
![]() |
Diệu Hương không có dáng vẻ gì là bà mẹ hai con. |
Thuyết phục mãi cuối cùng Diệu Hương cũng đồng ý đến gặp tôi vào một ngày Hà Nội trở gió. Trước đó cô giao hẹn chỉ gặp vào ngày thường, bởi cứ cuối tuần là cả gia đình lại đi chơi, khi đó không việc gì có thể xen vào cuộc sống của Diệu Hương.
Cô bảo đã lâu lắm không nhận lời trả lời phỏng vấn báo nào, chỉ bởi vì chưa có gì mới và cũng từ lâu cô không tham gia bộ phim nào. Diệu Hương tới chỗ hẹn với búi tóc cao, mặc chiếc áo len vàng óng, nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt của một phụ nữ hạnh phúc.
Tình yêu thần tốc bắt đầu từ nồi chuối đậu
![]() |
Ưu tiên số 1 của Diệu Hương lúc này là chồng con. Gia đình cô có sở thích đi du lịch. |
4 năm kể từ thời điểm “Bánh đúc có xương” lên sóng, Diệu Hương không tham gia bất cứ phim nào. Đó là bởi cô dành trọn vẹn 4 năm ấy để làm mẹ lần thứ 2. Bé Cà Bung giờ đã 3 tuổi và đi mẫu giáo. Còn bé lớn - Chuối Đậu vừa vào lớp 1. Bà mẹ trẻ ấy muốn dành thật nhiều thời gian cho con trong những ngày đầu cắp sách tới trường. Và vậy là những dự định quay lại với phim ảnh bị gác lại.
Một ngày của Diệu Hương là sáng cho các con đi học, chiều cùng chồng đón các con về, đúng 17h ngồi vào bàn ăn cơm chiều và 21h thì cho các con đi ngủ sau khi cùng con học bài và vui chơi. Khi các con yên giấc, cô lại tiếp tục công việc canh đồ sale, lựa chọn các sản phẩm của Mỹ trên mạng để phục vụ cho công việc kinh doanh online.
Diệu Hương nói vì nhịp sống đang diễn ra ngày ngày nên cô không muốn có bất cứ xáo trộn nào, bởi nếu đi đóng phim thì không thể giữ được thời gian biểu như vậy. Và cô không muốn bất cứ ê kíp nào phải dành cho mình thời gian biểu riêng, làm việc tập thể cần tôn trọng tập thể. "Biết điều và biết đủ là những yếu tố cần thiết cho một cuộc sống vui vẻ, cân bằng", Diệu Hương chia sẻ.
![]() |
Từ một cô gái Nam Định, Diệu Hương trở thành dâu phố cổ, làm dâu trưởng trong một gia đình Hà Nội gốc. |
Tôi hỏi nếu có thể dùng 1 từ để miêu tả cuộc sống hiện tại thì đó là gì? Diệu Hương trả lời: “Nếu dùng từ viên mãn thì cũng chưa hẳn vì trước mắt cuộc sống còn dài, tôi còn nhiều mục tiêu phấn đấu. Nhưng có thể nói tôi hài lòng về cuộc sống hiện tại và hiểu được giá trị của hai từ hạnh phúc”.
7 năm kết hôn, cuộc sống hôn nhân của Diệu Hương với một người chồng ngoài showbiz mang đến cho cô một gia đình hạnh phúc với hai đứa con xinh xắn. Cô thừa nhận chồng mình có tính gia trưởng, đúng chất gia trưởng của một người đàn ông sinh ra và lớn lên ở phố cổ, nhưng “anh ấy rất tâm lý và hiểu biết nên chúng tôi ít khi xung đột. Và nếu có cãi cọ thì dễ dàng giải quyết”, cô nói.
Diệu Hương kể cô và chồng quen nhau từ một dự án phim. Sau khi ăn xong nồi chuối đậu, chàng đã cầu hôn nàng. Chỉ sau 3 ngày yêu, họ đã quyết định đi đến đám cưới. Và 4 tháng chuẩn bị sau đó, họ chính thức thành vợ chồng. Bé gái đầu tiên chào đời vì thế được gọi bằng cái tên gắn với kỷ niệm tình yêu của Diệu Hương mang tên “Chuối Đậu”. Và đã có “chuối đậu” thì phải có “cà bung” nên bé trai thứ 2 đã được gọi bằng cái tên thân mật như thế.
Chuyện thật như đùa khi làm dâu trưởng phố cổ
Cuộc trò chuyện của chúng tôi đang lúc cao trào thì bị cắt ngang bởi cuộc gọi từ Mỹ của mẹ chồng Diệu Hương. Bà muốn gửi cho con dâu tham khảo một số món đồ cho Tết, dù phải tới 3 tháng nữa mới tới Tết âm lịch. Diệu Hương nói bố mẹ chồng ở Mỹ nên cô không sống cảnh làm dâu. “Đặc biệt bố mẹ chồng rất tâm lý và yêu quý con dâu. Mẹ nói Tết này về Việt Nam, nếu lúc đó tôi có lời mời đóng phim thì cứ nhận, bà sẽ trông các cháu cho. Từ lúc này chúng tôi đã chuẩn bị cho Tết rồi”, Diệu Hương vừa cười vừa nói.
![]() |
Diễn viên Diệu Hương có niềm đam mê đặc biệt với bếp núc. Cô thích nấu ăn và tự tay chuẩn bị các bữa cơm cho gia đình. |
Mẹ Diệu Hương từng tuyên bố không bao giờ cho con gái đi làm dâu trưởng, nào ngờ cô thành dâu trưởng thật, đã thế còn là dâu ở phố Hàng Rươi. Diệu Hương kể ngày cô ra mắt nhà chồng là vào đúng rằm tháng Bảy cách đây 7 năm. Cỗ to và đông người, Diệu Hương sốc thực sự và không hiểu sao lúc đó cô sốt đùng đùng. Và kỳ lạ là sau khi gia đình ăn rằm xong, mọi thứ đã được dọn dẹp xong xuôi thì cô hết… sốt.
Tháng 12, sau đám cưới, cô gái Nam Định chính thức thành dâu phố cổ. Bố mẹ, anh chị chồng ra nước ngoài hết, cô trở thành dâu trưởng. Phải nói Diệu Hương trước đó không nghĩ là một năm lại có nhiều dịp lễ tết, giỗ chạp và họp mặt đại gia đình đến thế. Chuyện thật cứ như đùa, trong năm đầu tiên làm dâu, cứ lúc nào nhà có giỗ là cô lại... sốt theo một cách không thể lý giải nổi.
Chuyện này những năm sau đó luôn được các cô chú bên chồng của Diệu Hương mang ra làm chuyện cười mỗi lần gia đình có dịp gặp mặt: ”Cái Hương nhà mình số sướng, hay sốt lắm”!
![]() |
Cô xuất hiện trên truyền hình trong chương trình xông đất đầu năm mới để chia sẻ về bữa cơm truyền thống. |
Trở thành dâu trưởng, lại là dâu phố cổ với cô gái 27 tuổi không hề dễ dàng. Họ hàng bên gia đình nhà chồng lại đông, riêng các cô chồng đã có tới 4 người. Làm dâu phố cổ nên các cô chồng đều khéo léo chuyện bếp núc và luôn có những yêu cầu khắt khe về chuyện làm cỗ cúng.
Dù ở riêng, phải có việc thì gia đình mới đông đủ nhưng luôn có sự gắn kết, tương tác giữa Diệu Hương và gia đình chồng, đặc biệt là các cô chồng. Rất nhiều phép thử đã được đưa ra với cô cháu dâu mới vốn là diễn viên. Thời gian đầu Diệu Hương thấy áp lực thực sự, cứ nghĩ đến giỗ chạp là cô run bắn. Bài thử đầu tiên của cô chồng chẳng khác nào ‘bắt Tấm nhặt thóc’.
Nhiệm vụ của Diệu Hương là phải đãi đỗ cho hết vỏ thì thôi. Còn khi rang lạc thì phải chọn riêng hạt to rang với hạt to, hạt nhỏ rang với hạt nhỏ, để lạc không bị cháy...
Sau 7 năm làm dâu phố cổ, cô gái ấy đã học hỏi từ chính gia đình chồng, cô tự tin thực hiện những mâm cỗ hoành tráng, đúng vị Hà Nội xưa. Giờ thì Diệu Hương còn thích làm bếp và thấy vui vì được tham gia chuẩn bị những mâm cỗ ấy.
Mấy ngày nữa nhà chồng lại có đám giỗ, là dịp đại gia đình gặp mặt, lại tới lúc dâu trưởng cùng các cô chồng trổ tài. Diệu Hương nói thích lắm cái không khí gia đình quây quần mỗi dịp có việc như thế, mỗi người một chân một tay, thấy gần gũi, gắn kết, không có khoảng cách nàng dâu với nhà chồng.
![]() |
Mâm cỗ ở gia đình chồng được Diệu Hương tự tay chuẩn bị và bày biện. |
Diệu Hương chia sẻ chỉ một thời gian ngắn nữa gia đình cô sẽ sang Mỹ định cư. Tuy nhiên, nữ diễn viên xác định cô ra đi là để trở về và sẽ đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ. Vì công việc của chồng và cũng vì muốn các con có một môi trường sống và học tập hoàn hảo nên Diệu Hương quyết định rời xa Hà Nội. Nhưng muốn gì thì cũng phải chờ xong cái tết đã. Đó lại là dịp cô dâu trưởng thể hiện tài bày biện của mình với mâm cỗ cúng mà chồng Diệu Hương vẫn hay trêu là “cửa hàng tạp hoá tâm linh” của cô vợ.
Chúng tôi chia tay khi đã quá trưa. Ngoài cửa, chồng Diệu Hương đã chờ sẵn. Vì vợ nói trời đẹp nên muốn dạo phố, anh chồng phi luôn xe máy đến đón. Cả hai rời đi với nụ cười tươi rói trên môi. Trông họ như đôi vợ chồng mới cưới. Tôi cảm nhận được rằng Diệu Hương đang rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình.
Hạnh An
Hơn 1 năm qua, đạo diễn Đỗ Đức Thành cùng cô con gái 19 tuổi đã cùng nhau vượt qua bao nỗi đau và nước mắt khi Hạnh An bị phát hiện ung thư máu.
" alt="Diễn viên Diệu Hương kể chuyện bi hài khi làm dâu phố cổ"/>Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Stuttgart, 23h30 ngày 19/4: Thay đổi lịch sử
'Biểu tượng gợi cảm Trung Quốc' bị nghi tự tử vì chồng đánh sảy thai
7 diễn viên khuynh đảo màn ảnh Việt năm 2018
Phản ứng của My 'sói' Quỳnh búp bê khi bị chồng cũ nói giả tạo như vai diễn
"Những cô gái trong thành phố" là dự án mới nhất của đạo diễn Vũ Trường Khoa vốn ghi dấu ấn với hàng loạt phim tâm lý từng gây bão màn ảnh như Sống chung với mẹ chồng, Hôn nhân trong ngõ hẹp....
"Những cô gái trong thành phố" xoay quanh cuộc sống của 4 cô gái nông thôn lên thành phố mưu sinh với 4 tính cách, số phận và ngã rẽ khác nhau. Không chỉ phải mưu sinh xa nhà, họ còn phải đối mặt với những cạm bẫy trong cuộc sống, bị sàm sỡ, bị cưỡng bức... Những hình ảnh đầu tiên của bộ phim vừa tiết lộ đã cho thấy cuộc sống khốc liệt nơi thành phố của các cô gái quê mới chân ướt chân ráo bước vào đời.
![]() |
Các cô gái đều phải đối mặt với những cạm bẫy nơi thành thị. |
Đảm nhiệm vai 4 cô gái trong thành phố, 4 nhân vật chính là những gương mặt rất mới trên màn ảnh. Trong khi đó, các diễn viên chuyên nghiệp vốn đã có tên tuổi như Công Lý, Thúy An, Chí Nhân... lại đảm nhiệm những tuyến nhân vật phụ nhưng không kém phần gai góc. Trong khi Chí Nhân vào vai ông bố đơn thân Bách, Công Lý nhận vai một gã bặm trợn khác hẳn tạo hình các nhân vật trước đây thì nhân vật của Thúy An được dự báo là sẽ tạo sóng cho "Những cô gái trong thành phố".
![]() |
Thúy An và Công Lý vào vai hai anh em! |
Trong "Những cô gái trong thành phố", Thúy An vào vai Ly, một cô gái mại dâm hết date, tính tình khó ưa, lấc cấc, chuyên đi gây gổ với mọi người. Cô ta có lối sống buông tuồng và luôn có thái độ sống bất cần với mọi thứ xung quanh mình. Cũng chỉ vì ham lô đề mà Ly đã tự đẩy mình vào hoàn cảnh nợ nần đầm đìa. Cô và người anh trai hễ cứ thuê trọ ở đâu thì cũng chỉ được một thời gian ngắn lại bị bọn đầu gấu đến đòi nợ, làm ầm ĩ nên luôn phải chuyển nhà. Bên trong vỏ ngoài xù xì, gai góc của một cô gái mại dâm quá từng trải, Ly cũng rất đáng thương và có những nỗi đau riêng.
![]() |
Tạo hình nhân vật Ly của Thúy An trong "Những cô gái trong thành phố". |
Thúy An cho hay cô cảm thấy thuyết phục vì vai Ly nên nhận lời. "Đó chính lại là dạng vai diễn mang đậm chất cá tính, không chỉ riêng cá tính không đâu. Khi đọc kịch bản thì vai diễn này đã hút được sự quan tâm của Thúy An rất nhiều, bởi đó là cuộc đời của một cô gái mại dâm nhưng đã hết thời, nhân vật khác biệt hoàn toàn với các vai diễn cá tính trước đây đã đảm nhận. Nó làm Thúy An rất tò mò và muốn tiếp tục thử thách mình ở trong những vai diễn cá tính nhưng số phận đầy chớ trêu và cực kỳ bi đát", nữ diễn viên chia sẻ với VietNamNet.
![]() |
Trích đoạn phim hé lộ những cảnh đánh ghen, cưỡng bức xuất hiện khá dày đặc. |
Sau khi "Yêu thì ghét thôi" kết thúc, từ 19/12, 34 tập phim "Những cô gái trong thành phố" sẽ nối sóng trên VTV3 vào thứ 4 và 5 hàng tuần.
MyA
Diễn viên Quỳnh Kool (vai Đào) kể hậu trường sau cảnh bị bố dượng Quỳnh (Đồng Thanh Bình) cưỡng bức trong tập 26 "Quỳnh búp bê".
" alt="Hương phố 'Người phán xử' vào vai cave già hết đát"/>Ngoài dự án trên, theo thông tin của PV VietNamNet, Tập đoàn Keppel cũng đang có kế hoạch rút khỏi dự án trên “đất vàng” nằm ngay trung tâm TPHCM, đó là dự án Saigon Centre giai đoạn 3.
Saigon Centre giai đoạn 3 bao gồm 2 dự án thành phần thuộc cụm 5 dự án Saigon Centre, toạ lạc trên khu đất số 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1. Ba toà nhà Saigon Centre (thuộc giai đoạn 1 và 2) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng lần lượt vào năm 1993 và 2016.
Tổng diện tích đất của dự án Saigon Centre giai đoạn 3 là 8.623m2, nhưng do vướng công tác giải phóng mặt bằng nên đến nay chỉ có 816m2 đất được bàn giao.
Chủ đầu tư hai dự án Saigon Centre giai đoạn 3 lần lượt là Công ty TNHH Keppel Land Watco (Keppel Land Watco) IV và Keppel Land Watco V.
Tại Keppel Land Watco IV, Tổng Công ty địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV (Resco) sở hữu 16% cổ phần. Hai công ty con của Tập đoàn Keppel là Keppel Land và Krystal Investment lần lượt sở hữu 68% và 16% cổ phần còn lại. Tại Keppel Land Watco V, các doanh nghiệp trên cũng có tỷ lệ sở hữu cổ phần tương tự.
Theo thông tin cập nhật, một công ty con khác của Tập đoàn Keppel là Himawari VNSC3 (trụ sở tại Singapore) đang nắm giữ cổ phiếu ưu đãi tại Keppel Land và Krystal Investment.
Trong công bố mới đây, Tập đoàn Keppel cho biết doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng của Nhật Bản là Toshin Development vừa mua lại 46,4 triệu cổ phiếu phổ thông do Himawari VNSC3 phát hành. Giá giao dịch khoảng 46,4 triệu USD và được chia làm 7 đợt thanh toán.
Như vậy, với việc mua lại lượng lớn cổ phiếu của Himawari VNSC3, doanh nghiệp bất động sản đến từ Nhật Bản đã gián tiếp tham gia đầu tư dự án Saigon Centre giai đoạn 3.
Về Toshin Development, đây là doanh nghiệp bất động sản thương mại của Tập đoàn Takashimaya. Lập văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2008 và đến năm 2012, Toshin Development đã tham gia phát triển dự án Saigon Centre giai đoạn 1 và 2.
Tại TPHCM, giai đoạn 2017 – 2018, Toshin Development đã mua lại 70% cổ phần tại công ty sở hữu toà nhà 26 tầng A&B Tower, quận 1.
Sau Saigon Sport City, Tập đoàn Keppel tính rút khỏi dự án trên ‘đất vàng’ TPHCM