Nhận định, soi kèo Atalanta vs Lazio, 22h59 ngày 6/4: Hụt hơi


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Telavi vs Iberia, 22h00 ngày 24/4: Thất vọng kéo dài -
Gia đình mình vui bất thình lình tập 43: Danh nhận kém cỏi, Phương lại có biếnKhi hai anh trai hỏi về kế hoạch tương lai, Danh nói sẽ ở tạm nhà thuê vài tháng, bao giờ mẹ vợ về sẽ tính tiếp. "Thế nhỡ không phải 2 tháng mà mai bà ấy về thì làm thế nào?".
Ở một diễn biến khác, Phương (Kiều Anh) vô tình đọc được nhật ký Công (Quang Sự) gửi cho con rất tình cảm và xúc động. Phương tưởng tượng ra hình ảnh chồng ngồi đọc thư cho con mà rơi nước mắt. Cùng với đó cô đi khám thai và được bác sĩ thông báo điểm bất ổn sau khi siêu âm và nghe tim thai.
Danh sẽ trả lời Thành ra sao? Đứa bé trong bụng Phương lại gặp vấn đề? Diễn biến chi tiết tập 43 Gia đình mình vui bất thình lìnhsẽ lên sóng hôm nay trên VTV3.
Quỳnh An
Diễn viên 'Cuộc đời vẫn đẹp sao' bị phản ứng vì bênh Doãn Quốc ĐamDiễn viên Tô Dũng không ngại nói lên quan điểm của mình về sự sáng tạo của Doãn Quốc Đam trong vai Mến dù nhân vật đang bị phản ứng vì "giọng khó nghe".">
-
Đạo diễn 'Đêm tối rực rỡ' dạy Hồ Quang Mẫn, Saigon Tếu diễn xuấtCặp đạo diễn - nhà sản xuất phim "Đêm tối rực rỡ" Aaron Toronto và Lý Thu Uyên vừa tổ chức dạy diễn xuất tại TP.HCM, quy tụ nhiều gương mặt nổi tiếng. Bốn thành viên nhóm hài độc thoại Saigon Tếu gồm Uy Lê, Tùng BT, Phương Nam và Thới Anh Khôi tham gia lớp học. Chia sẻ với VietNamNet, trưởng nhóm Uy Lê luôn tò mò về phương pháp diễn xuất của Lý Thu Uyên sau khi xem 'Đêm tối rực rỡ' nên chủ động ghi danh học, rủ rê Phương Nam - đang tham gia dự án phim 'Mặt nạ fanti'. Anh không ngờ gặp 2 thành viên còn lại tại đây. Họ thích học diễn xuất một cách tự nhiên, không nặng khuôn khổ với các mục đích khác nhau: trở thành diễn viên chuyên nghiệp, cải thiện tư duy biên kịch, tự tin làm chủ sân khấu hoặc ống kính... Dù hoạt động nhiều năm, các thành viên Saigon Tếu vẫn nhận được nhiều bài học mới mẻ, bổ ích, nhất là cách diễn từ bên trong. "Khi đi học, chúng tôi không xem mình là diễn viên mà mang tâm thế "trang giấy trắng" để tiếp thu. Ngoài nhà sản xuất Lý Thu Uyên và đạo diễn Aaron Toronto, 4 đứa còn học hỏi nhiều điều từ những bạn học khác, không phân biệt kinh nghiệm hay nền tảng", trưởng nhóm cho hay. Lý Thu Uyên nhận xét Uy Lê quen thuộc với những vai diễn ở thế chủ động, nét diễn xéo xắt, dễ "ngả nghiêng" sang diễn hài. Vì vậy, chị tư vấn anh khai thác khía cạnh nhạy cảm, yếu đuối trong thể loại bi kịch. Diễn viên Hồ Quang Mẫn - đóng 'Hoa phong nguyệt vũ' (Phạm Thanh Hải), 'Hoàng quý muội' (Luk Vân), 'Đặc nhiệm hốt sao' (Đức Thịnh)... từng học đạo diễn Phan Đăng Di và Trần Anh Hùng vẫn muốn trải nghiệm phương pháp của cặp đạo diễn - nhà sản xuất 'Đêm tối rực rỡ'. Anh cũng được diễn viên Kiến An động viên quyết liệt theo đuổi diễn xuất ở tuổi không còn trẻ. Sau 30 năm theo nghề diễn viên múa, Võ Hương muốn thử sức diễn xuất. Chị từng tham gia các phim 'Mắt biếc', 'Trại hoa đỏ' (Victor Vũ), 'Song song' (Nguyễn Hữu Hoàng). Diễn viên Huỳnh Kiến An truyền cảm hứng với câu chuyện theo nghề muộn và hái quả ngọt trong sự nghiệp ở tuổi 63. Đạo diễn Aaron Toronto nói muốn cùng Lý Thu Uyên dạy diễn xuất theo hướng "Đông Tây kết hợp", giúp các diễn viên bứt phá giới hạn sáng tạo, sử dụng công cụ diễn xuất, từ đó hóa thân thành nhân vật. Quả cầu vàng 2023: 'Đêm tối rực rỡ' cạnh tranh với phim của Thang Duy'Đêm tối rực rỡ' cùng phim 'Quyết tâm chia tay' (Decision to Leave) của Thang Duy cùng gửi dự tranh Quả cầu vàng 2023.">
-
Phải vào TP HCM đặt lịch hẹn khám sức khỏe, rồi đặt một lịch khác để lấy thông tin sinh trắc học, vừa tốn thời gian vừa tốn tiền, tôi đã không khỏi buồn vì hộ chiếu Việt Nam "yếu" quá. 'Quyền lực' tấm hộ chiếuBây giờ, một số bạn bè, người thân - biết tôi chuyên nghiên cứu chính sách ngoại giao và sự vụ Đông Nam Á - thỉnh thoảng vẫn nhờ tôi hướng dẫn thủ tục xin visa (phải nói rõ là tôi chỉ nghiên cứu chính sách, chứ không phải là chuyên viên về thủ tục di trú). Có người hỏi quan hệ Việt - Australia ngày càng phát triển, tại sao Australia vẫn chưa miễn visa cho Việt Nam. Qua các cuộc trao đổi, tôi nhận thấy chuyện xin visa, chuyện "sức mạnh" của hộ chiếu Việt Nam, là vấn đề gây thắc mắc, thậm chí gây bức xúc cho nhiều người.
Trong các bảng xếp hạng phổ biến về "sức mạnh" của hộ chiếu, chẳng hạn Henley Passport Index hoặc Arton Passport Index, hộ chiếu Việt Nam thường không được xếp hạng cao. "Sức mạnh" của hộ chiếu thường được hiểu là khả năng người mang hộ chiếu được tự do đi lại mà không phải xin visa hoặc chỉ cần thủ tục đơn giản. Người mang hộ chiếu Việt Nam, theo xếp hạng mới nhất của Henley, có thể đi được 55 nước mà không cần visa (Henley tính cả visa điện tử và visa ngay khi nhập cảnh).
Không ít người, trong đó có cả các chuyên gia, thường cho rằng lý do chính là người Việt hành xử kém văn minh, vi phạm pháp luật sở tại khi ra nước ngoài. Điều này có phần đúng, nhưng vấn đề phức tạp hơn nhiều. Yêu cầu về visa, bao gồm việc miễn hoặc giảm thủ tục, là kết quả trực tiếp của những thỏa thuận song phương và đa phương liên quan đến visa. Những thỏa thuận này có được lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tương quan dưới đây. Từ góc nhìn của mình, tôi có thể khẳng định Việt Nam có đủ cơ sở để thương lượng những thỏa thuận visa có lợi hơn cho công dân.
Quan hệ ngoại giao là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao mạnh hoặc lịch sử ngoại giao lâu dài thường cho phép công dân của họ đi lại mà không cần visa. Ví dụ các quốc gia trong Liên minh châu Âu, khối Thịnh Vượng Chung và ASEAN có thỏa thuận cho phép công dân tự do di chuyển giữa các quốc gia thành viên trong một thời gian nhất định. Vị thế ngoại giao của Việt Nam ngày càng cao. Các quan hệ song phương và đa phương như quan hệ Việt - Australia đang phát triển mạnh. Đây là tiền đề quan trọng, có lợi cho Việt Nam khi thỏa thuận thủ tục visa.
Yếu tố thứ hai là vấn đề an ninh và an toàn. Trong bối cảnh quốc tế hiện tại, đây là vấn đề có vai trò cốt lõi đối với các thỏa thuận visa. Các quốc gia có thể áp dụng hoặc thay đổi chính sách visa dựa trên những lo ngại về tội phạm, khủng bố hoặc nhập cư bất hợp pháp. Việc một số công dân Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Anh, Australia hay Hàn Quốc mấy năm vừa qua là vấn đề lớn. Việt Nam có thể cải thiện vấn đề này bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về thông tin và kỹ thuật dành cho hộ chiếu. Việc Việt Nam gắn chip sinh trắc vào mẫu hộ chiếu mới là một bước đi đúng và hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng sự cố thiếu thông tin nơi sinh lại gây trở ngại không cần thiết với một số nước. Việc dễ dàng tiếp cận và trao đổi thông tin về người mang hộ chiếu sẽ giúp ích cho thủ tục hải quan, cũng như giúp phòng chống tội phạm và nhập cư bất hợp pháp.
Minh bạch thủ tục visa cũng là một điểm cộng. Việt Nam có thể xây dựng một cổng thông tin chính thức về thủ tục visa để tạo điều kiện cho công dân nước ngoài khi cần xin visa Việt Nam. Việc cung cấp thông tin một cách minh bạch, có tổ chức cũng giúp tăng uy tín của Việt Nam trong mắt các quốc gia khác.
Các yếu tố kinh tế có tác động đáng kể đến thỏa thuận visa. Các quốc gia phát triển, giàu có thường đạt được nhiều thỏa thuận miễn visa hơn vì công dân những nước này thường không bị xem là tìm cách nhập cư bất hợp pháp. Hơn nữa, công dân của các quốc gia giàu có thường được coi là khách du lịch mong muốn, có thể đóng góp cho nền kinh tế của quốc gia điểm đến. Vì vậy, hộ chiếu của những nước như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Anh và Đức luôn được xếp hạng cao, đi được nhiều nước. Với Việt Nam, đây chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Kinh tế ngày càng phát triển, người Việt du lịch, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều thì càng có lợi cho việc nâng "sức mạnh" của hộ chiếu Việt Nam.
Tính đối ứng, tương hỗ là vấn đề có qua có lại, hai bên cùng có lợi. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong các thỏa thuận visa. Nói một cách đơn giản, việc Việt Nam chưa miễn visa cho Australia (công dân Australia phải xin visa điện tử) cũng có tác động đến việc Australia chưa nới lỏng chính sách visa cho Việt Nam. Tất nhiên là cả hai bên còn phải cân nhắc những yếu tố quan trọng như an ninh, nhưng cũng cần chú trọng nguyên tắc có qua có lại.
Chính trị cũng là yếu tố được xem xét. Bất đồng về chính trị hoặc những lo ngại về bất ổn chính trị có thể khiến một quốc gia quyết định áp đặt, thay đổi chính sách visa với một quốc gia khác. Liên minh Châu Âu vốn có thỏa thuận xúc tiến visa với Nga, nhưng do vấn đề Ukraine mà thỏa thuận này đã bị tạm ngưng, khiến công dân Nga gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn xin visa vào các nước thuộc Liên minh. Đáng chú ý là khác biệt về thể chế chính trị không hẳn là lý do gây khó khăn cho chính sách visa. Ví dụ: Công dân của Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất có thể đi lại tự do đến 180 nước, mặc dù có thể chế chính trị khác biệt với nhiều nước.
Cải thiện "sức mạnh" của hộ chiếu là một quá trình lâu dài, chịu tác động của nhiều yếu tố. Quốc gia nào cũng có những công dân thiếu ý thức, vi phạm pháp luật. Lý giải độ mạnh yếu của tấm hộ chiếu theo chiều hướng chỉ đổ lỗi cho hành vi xấu của một số công dân là chưa đầy đủ và công bằng. Quá trình nâng cao quyền lực tấm hộ chiếu còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của chính phủ, từ những vấn đề vĩ mô như cải thiện vị thế quốc gia cho tới những nhiệm vụ cụ thể như đàm phán những thỏa thuận có lợi hơn cho công dân.
Lâm Vũ
* Ý kiến trong bài là góc nhìn riêng của tác giả, không phản ánh quan điểm nơi tác giả công tác.
">