Nhận định, soi kèo CD Nacional vs Vitoria Guimaraes, 21h30 ngày 3/5: Ca khúc khải hoàn


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Hoffenheim, 20h30 ngày 3/5: Tin vào khách -
Ra mắt từ năm 1996, hình ảnh những chú Pokémon hay tiêu biểu nhất là Pikachu đã phổ biến toàn cầu. Bạn hẳn còn nhớ cơn sốt Pokémon GOra mắt vào giữa năm 2016. Trò chơi đã phá kỷ lục tải về với 135 triệu lượt tải, tạo nên cơn sốt chưa từng có trên toàn cầu. Năm 2018, Pokémon GO lọt vào top trò chơi di động doanh thu cao nhất, kiếm về 795 triệu USD. Đến nay vẫn còn một cộng đồng hàng triệu người chơi thường xuyên rải rác trên khắp thế giới. 25 thương hiệu ăn khách nhất lịch sử: Pokémon số 1, SpiderChỉ riêng cac mặt hàng ăn theo "Pokémon" đã kiếm về hơn 60 tỷ USD
Nếu bạn chưa nhận ra, Pokémon chính là thương hiệu truyền thông có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại với doanh thu cao nhất lịch sử mà rất khó để thương hiệu nào vượt qua được. Con số ghi nhận được cho đến thời điểm hiện tại là 92,1 tỷ USD, trong đó đóng góp nhiều nhất là các mặt hàng ăn theo với hơn 61 tỷ USD. Ngoài ra, Nintendo còn kiếm bộn từ video game với 17 tỷ USD, 10 tỷ USD từ thẻ bài, cùng nhiều hoạt động truyền thông sinh lời khác.
Đứng ngay sau Pokémon cũng là một đồng hương khác đến từ Nhật Bản. Hello Kittyđã kiếm được 80 tỷ USD chủ yếu nhờ bán các mặt hàng ăn theo. Chỉ có một khoản rất nhỏ chưa tới 30 triệu USD là từ truyện tranh hay âm nhạc. Nếu xét riêng doanh thu từ bán các vật phẩm ăn theo, có thể nói mèo Nhật Bản Hello Kittylà thương hiệu giàu nhất.
Disney chiếm 3 vị trí trong top 5 thương hiệu truyền thông ăn khách nhất
Và nếu là thống kê về các thương hiệu truyền thông, chúng ta không thể bỏ qua tập đoàn Walt Disney của Mỹ. Họ sở hữu cho mình 3/5 vị trí cao nhất trong danh sách 25 thương hiệu. Lần lượt là Winnie Pooh(75 tỷ USD), Mickey Mouse (70,5 tỷ USD), Star Wars(65,6 tỷ USD). Đối với gấu Pooh và chuột Mickey, doanh thu từ hàng hóa ăn theo chiếm phần lớn, lần lượt là 74,5 tỷ USD và 69,8 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu từ các bộ phim rất nhỏ.
Tuy nhiên, thương hiệu đứng thứ 5 là Star Warsthì khác. Đây là một biểu tượng của nền văn hóa đại chúng Mỹ. Mặc dù phần doanh thu từ sản phẩm ăn theo vẫn chiếm nhiều nhất, hơn 40 tỷ USD, nhưng tổng doanh thu từ phim chiếu rạp và phim phòng khách đã vượt qua con số 18 tỷ USD. Star Wars là một trong những thương hiệu điện ảnh chủ chốt của Disney trong cuộc chiến streaming video sắp tới.
Có cô cậu nào mà lại không lớn lên cùng các nàng công chúa Disney?
Số 6 là thương hiệu ít được biết đến ở Việt Nam, Anpanman. Đây là một trong những bộ anime phổ biến nhất ở Nhật Bản dành cho các em nhỏ, độ nổi tiếng không kém gì Hello Kitty và đã thu về 60,2 tỷ USD, hầu như cũng nhờ vào bán sản phẩm ăn theo. Thương hiệu Công chúa Disney (Disney Princess)xếp thứ 7 với 45,1 tỷ USD. Thứ 8 là Mario, thương hiệu video game thành công nhất mọi thời đại với doanh thu 36,1 tỷ USD, trong đó riêng video game đóng góp 30 tỷ USD, cao hơn cả Pokémon.
Thương hiệu truyện tranh Jump/Jump Shounenở Nhật, Harry Pottercủa nước Anh lần lượt chiếm nốt hai vị trí cuối trong top 10. Doanh thu ghi nhận lần lượt là 34,1 tỷ USD và 30,8 tỷ USD. Trong khi tạp chí Jump Shounen chủ yếu kiếm tiền nhờ xuất bản truyện tranh (33 tỷ USD), doanh thu của cậu bé phù thủy đa dạng hơn nhiều. Harry Potterkiếm 9,1 tỷ USD từ phòng vé, 7,7 tỷ USD từ bán sách tiểu thuyết, 7,3 tỷ USD từ các mặt hàng ăn theo khác.
MCU là thương hiệu điện ảnh thành công nhất, thương hiệu truyền thông trẻ nhất trong danh sách
Tiếp theo ở vị trí thứ 11 là một cái tên cực kỳ nổi tiếng hiện nay, Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU). Có mặt từ 2008, thương hiệu đã thu về 29,1 tỷ USD, trong đó góp nhiều nhất là phim chiếu rạp với 18,4 tỷ USD. Riêng bom tấnAvengers: Endgamecòn đạt doanh thu phòng vé cao nhất mọi thời đại - 2,79 tỷ USD. Không chỉ là thương hiệu điện ảnh thành công nhất theo doanh thu phòng vé, MCU cũng là thương hiệu truyền thông trẻ nhất trong danh sách, chỉ mới hơn 10 năm.
Đối với người hâm mộ truyện tranh phương Tây, hẳn các bạn đều biết bộ ba siêu anh hùng vĩ đại nhất mọi thời đại: Superman (Siêu Nhân), Batman (Người Dơi)vàSpider-Man (Người Nhện). Trong top 25 thương hiệu của chúng ta, đáng ngạc nhiên là vắng bóng cái tên Superman. Thay vào đó, Spider-Man lại chính là siêu anh hùng giỏi kiếm tiền nhất, 27 tỷ USD tức chỉ kém MCU khoảng 2 tỷ USD. Đây là kết quả có phần đoán trước được, bởi Người Nhệnchính là siêu anh hùng hạng A của truyện Marvel, sức hút lớn hơn bất kỳ ai trong khối MCUhiện nay.
'Nhện nhọ' kiếm tiền còn giỏi hơn bất kỳ siêu anh hùng nào của DC hay Marvel
Xét về khả năng kiếm tiền, các mặt hàng ăn theo Người Nhệnđem về 14,8 tỷ USD, còn doanh thu phòng vé cũng đạt 6 tỷ USD, bên cạnh nhiều nguồn thu khác. Mặc dù mang biệt danh 'Nhện nhọ' nhưng hóa ra anh chàng nhả tơ còn đứng trên cả "Đấng" Batman của DC Comics. Thương hiệu Batman chịu xếp sau với 26,4 tỷ USD, mặc dù ra mắt từ năm 1939 trước cả Người Nhệnlà 1962. Ngoài ra, doanh thu từ truyện tranh của Người Nhệnlà hơn 1 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ siêu anh hùng DC hay Marvel nào. Một con số rất đáng nể.
Nếu xét theo đơn vị sở hữu, Disney và Nintendo là hai hãng có sức ảnh hưởng lớn nhất, khi đều sở hữu những thương hiệu ‘hái ra tiền'. Còn dựa trên quốc gia, hiển nhiên Mỹ và Nhật là hai cái tên áp đảo danh sách. Top 5 cũng bị hai quốc gia này chiếm sóng hoàn toàn. Người Mỹ tự hào với những cái tên do Disney sáng tạo, Lord of the Ringshay Transformer, còn người Nhật đã đóng góp cho thế giới những biểu tượng văn hóa anime, manga và video game. Rất nhiều cái tên trong danh sách bạn có thể nhận ra do người Nhật sáng tạo.
Cùng với Mỹ, người Nhật đã tạo nên nhiều thương hiệu truyền thông dựa trên nền văn hóa anime, manga và video game của họ
Doanh thu được TitleMax tham khảo từ Wikipedia, tổng hợp từ nhiều loại hình giải trí bao gồm: video game, sản phẩm ăn theo, thẻ bài, truyện tranh, phim chiếu rạp, phim phòng khách, sách, phim truyền hình, âm nhạc, bảo tàng và trình diễn sân khấu. Dưới đây là danh sách 25 thương hiệu truyền thông ăn khách nhất mọi thời đại:
- Pokémon: 92,1 tỷ USD.
- Hello Kitty: 80 tỷ USD.
- Winnie the Pooh: 75 tỷ USD.
- Mickey Mouse: 70,5 tỷ USD.
- Star Wars: 65,6 tỷ USD.
- Anpanman: 60,2 tỷ USD.
- Disney Princess: 45,1 tỷ USD.
- Mario: 36,1 tỷ USD.
- Shōnen Jump/Jump Comics: 34,1 tỷ USD.
- Harry Potter: 30,8 tỷ USD.
- Marvel Cinematic Universe: 29,1 tỷ USD.
- Spider-Man: 27 tỷ USD.
- Gundam: 26,4 tỷ USD.
- Batman: 26,4 tỷ USD.
- Dragon Ball: 24 tỷ USD.
- Barbie: 24 tỷ USD.
- Fist of the North Star: 21,8 tỷ USD.
- Cars: 21,7 tỷ USD.
- Toy Story: 20,7 tỷ USD.
- One Piece: 20,5 tỷ USD
- Lord of the Rings: 19,9 tỷ USD.
- James Bond: 19,9 tỷ USD.
- Yu-Gi-Oh!: 19,8 tỷ USD.
- Peanuts:17,4 tỷ USD.
- Transformers: 17,2 tỷ USD.
Ảnh minh họa danh sách 25 thương hiệu truyền thông ăn khách nhất mọi thời đại, bấm vào đây để xem kích thước lớn.
Pokémon là thương hiệu kiếm tiền số 1, Spider-Man là siêu anh hùng kiếm nhiều tiền nhất, còn MCU là thương hiệu truyền thông trẻ nhất trong danh sách
Ambitious Man
"> -
Facebook bắt đầu thử nghiệm ẩn số lượt like bài viếtSố lượt Like, biểu tượng cảm xúc và lượt xem video sẽ không còn được công khai
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh cho rằng, cần phải chờ những phản hồi và các kết quả ban đầu từ Australia, trước khi đưa ra quyết định cho những bước tiếp theo.
Với những người dùng Facebook tại Australia, bạn bè và những người thân vẫn có thể like và thêm các biểu tượng cảm xúc vào bài đăng nhưng họ sẽ không thể biết có bao nhiêu người khác tương tác như vậy với bài viết đó.
Thông tin về số lượng Like, biểu tượng cảm xúc và số lượt xem sẽ chỉ hiển thị cho tác giả của bài đăng, mà nó không được công khai nữa.
Facebook bắt đầu thử nghiệm ẩn số lượt Like "Chúng tôi sẽ thu thập thông tin phản hồi để biết rằng, liệu thay đổi này có cải thiện trải nghiệm của người dùng hay không", một phát ngôn viên của Facebook cho biết.
Động thái ẩn số lượng Like, một thử nghiệm tương tự trên Instagram vào đầu năm nay, vốn chỉ giới hạn ở Canada nhưng sau đó đã được mở rộng ra Australia, Brazil, Ireland, Ý, Nhật Bản và New Zealand. Điều này cho thấy, Facebook vẫn cần những phản hồi cần thiết trong thời gian thử nghiệm, vì Facebook coi đối tượng cốt lõi trên nền tảng của mình và Instagram có thể khác nhau.
Số lượng lượt Like từng là yếu tố "gây nghiện" hoặc có ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý người dùng Facebook trước đó cho biết, họ muốn ứng dụng của họ là nơi mọi người có thể thoải mái thể hiện bản thân và tập trung vào chất lượng hình ảnh, video chia sẻ thay vì số lượt Like hoặc các phản hồi họ nhận được một cách thường xuyên.
Với thử nghiệm mới nhất, Facebook hy vọng sẽ giúp tạo ra bầu không khí lành mạnh hơn trên nền tảng, mặc dù nó có thể ảnh hưởng về mặt truyền thông hay các mô hình kinh doanh vốn dựa trên số lượt Like và phản hồi.
Tuy nhiên, trang TheVerge cho rằng tất cả thử nghiệm của Facebook, Instagram đều hướng đến việc duy trì số người dùng càng nhiều càng tốt, thay vì giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hải Nguyên (theo Engadget)
CEO Facebook Mark Zuckerberg đang âm mưu tạo ra một thế giới khác
Facebook đang tham vọng dựng lên một thế giới ảo, dựa trên thế giới thật nhưng dữ liệu hoàn toàn do người dùng cung cấp, và bị kiểm soát bởi chính mạng xã hội nhiều tai tiếng này.
"> -
Ông Phạm Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ TT&TTBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ TT&TT cho ông Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Trọng Đạt
Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cảm ơn sự tin tưởng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ TT&TT đã giao cho ông trọng trách mới.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn khẳng định, sẽ tiếp thu các ý kiến và mang hết trách nhiệm để phục vụ Tổ quốc, nhân dân, phát huy truyền thống của ngành TT&TT, chung sức đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ, trọng trách để xây dựng ngành TT&TT phát triển.
Tân Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Trọng Đạt Chia sẻ tại lễ trao quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được giao trọng trách Thứ trưởng Bộ TT&TT thể hiện bước phát triển của ngành Bưu chính.
Ngành Bưu chính trong một giai đoạn rất dài được nhìn nhận như một gánh nặng của người khác. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành bưu chính cao hơn viễn thông gần 10 lần.
Bưu chính chính là nền tảng của thương mại điện tử. Một số công ty bưu chính hiện đang đi đầu về công nghệ, thậm chí là những công nghệ mới hơn cả ngành viễn thông. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với đà này, ngành bưu chính sẽ vượt viễn thông trong một thời gian không xa nữa.
Tân Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chụp ảnh lưu niệm cùng ban lãnh đạo Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, việc ngành bưu chính có đại diện trong hàng ngũ lãnh đạo Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực bưu chính và thương mại điện tử.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tân Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn là người có nhiều năng lượng, không ngại việc khó. Tân Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng là người trẻ nhất trong ban lãnh đạo Bộ TT&TT.
“Đây là một sự bổ sung rất tốt bởi đã lâu rồi Bộ TT&TT mới có một Thứ trưởng chuyên ngành về kinh tế. Chặng đường phía trước chờ đón anh Tuấn sẽ chủ yếu là khó khăn. Tuy nhiên tôi có niềm tin mạnh mẽ về việc khó khăn cũng như lửa thử vàng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chúc Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn có nhiều sức khoẻ và một hậu phương vững chắc, hoà nhập nhanh cùng với ban lãnh đạo Bộ để nhận lấy sứ mạng mới, nhằm giúp Việt Nam phát triển hùng cường.
Ông Phạm Anh Tuấn sinh năm 1973, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và là tiến sĩ kinh tế Học chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Ông từng trải qua các vị trí Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông; Tổng giám đốc, Ủy viên Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.
Từ tháng 1/2011, ông Phạm Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam). Tháng 9/2013, ông Phạm Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Tháng 1/2018, ông Phạm Anh Tuấn là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Ông Phạm Anh Tuấn được đánh giá là người có nhiều sáng tạo, đưa ra nhiều quyết sách quan trọng và để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong sự phát triển của lĩnh vực bưu chính nói chung và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nói riêng.
Tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn đã quyết liệt chỉ đạo triển khai các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo 3 trụ cột: Bưu chính chuyển phát, Tài chính Bưu chính và Phân phối - Truyền thông, nhằm cung cấp những dịch vụ tiện ích tới từng người dân, đưa Bưu điện Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bền vững.">