Nhà thiết kế trang sức Miriam de Ungría (sinh năm 1963, người Tây Ban Nha) trở thành Công nương của hoàng gia Bulgaria sau khi kết hôn với Hoàng tử Kardam vào năm 1996. Năm 2008, cặp vợ chồng gặp tai nạn ôtô nghiêm trọng. Công nương Miriam bị gãy xương sườn, xương khuỷu tay và sụp phổi, chồng của bà không may bị chấn thương sọ não. Năm 2015, vị hoàng tử qua đời sau nhiều năm chịu đựng di chứng từ vụ tai nạn. Sau thời gian đau buồn vì biến cố, Miriam mạnh mẽ trở lại để chăm sóc gia đình, tiếp tục công việc kinh doanh và hoàn thành trách nhiệm với hoàng tộc.
![]() |
Tuy nhiên, bà từ chối dùng tước vị của chồng khi ra mắt thương hiệu trang sức riêng MdeU vào năm 2014 - điều được cho đã phá bỏ chuẩn mực của hoàng gia. Miriam nói vớiInsider rằng nếu bỏ đi tên thời con gái, bà cảm thấy như "vứt bỏ đi bao nhiêu năm làm việc của mình". Dù có 18 năm là công chúa trong hoàng gia trước khi sáng lập MdeU nhưng Miriam nói: "Tôi bắt đầu sự nghiệp khi còn độc thân, đó là lý do tôi vẫn giữ tên mình khi ra mắt thương hiệu". |
![]() |
Công chúa Thái Lan Ubolratana, chị gái của vua Maha Vajiralongkorn, từ bỏ tước hiệu vào năm 1972 khi kết hôn với Peter Jensen, bạn học bà gặp gỡ khi là sinh viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Bà lấy tên Julie Jensen, cùng chồng định cư tại xứ cờ hoa cho đến khi 2 người ly hôn vào năm 1998. Sau đó, bà trở về Thái Lan. |
![]() |
Năm 2019, bà Ubolratana gây nên cơn "địa chấn chính trường" khi được đảng Thai Raksa Chart đề cử làm thủ tướng. Dù cuối cùng bị loại, bà đã làm nên lịch sử với tư cách là thành viên đầu tiên của hoàng gia tham gia tranh cử. |
![]() |
Công chúa Anne, con gái thứ 2 của Nữ hoàng Elizabeth, quyết định từ bỏ các tước vị hoàng gia được thừa kế. Chồng của bà, Mark Phillips từng được nữ hoàng đề nghị phong tước hầu, nhưng ông cũng đã từ chối với lý do không được tiết lộ. Anne cũng không nhận tước vị hoàng gia cho các con của mình là Zara và Peter. |
![]() |
Năm 2005, Công chúa Sayako kết hôn cùng người bạn thuở nhỏ Yoshiki Kuroda - một thường dân làm việc tại Hội đồng Thành phố Tokyo. Theo Luật Hoàng gia Nhật Bản được ban bố năm 1947, công chúa Nhật khi kết hôn với thường dân sẽ phải từ bỏ danh phận hoàng tộc, đóng thuế, và không được nhận trợ cấp hoàng gia. |
![]() |
Có cuộc sống hiện tại như một công dân bình thường, Sayako đã học cách lái xe, tự đi chợ và mở cửa hàng tạp hóa, chuyển đến sống trong căn hộ một phòng ngủ. |
![]() |
Märtha Louise là Công chúa Na Uy. Năm 2019, bà thông báo trên trang Instagram cá nhân rằng sẽ không sử dụng danh hiệu của mình nữa, trừ khi bà đại diện cho các vấn đề chính thức của hoàng gia hoặc tham dự các buổi đính hôn. Quyết định được đưa ra khi bà nhận thấy mình thu hút quá nhiều sự chú ý khi dùng tước vị trong các buổi hội thảo. |
Nhiều bé gái mơ ước được là công chúa, nhưng với công chúa Aiko của Nhật Bản thì việc trở thành thành viên hoàng gia dường như là một trải nghiệm báo trước sự cô đơn.
" alt=""/>5 công chúa từ bỏ tước vị hoàng giaTrần Huyền Trang - bút danh “Mto” (sinh năm 1992) hiện là người viết lách tự do, tư vấn truyền thông và có một sản phẩm startup về nội dung đã duy trì được 5 năm.
Yêu thích việc viết lách từ lúc đi học, Trang bắt đầu viết từ năm 2010 với những bài viết về horoscope (cung hoàng đạo) - trào lưu rất “hot” của giới trẻ lúc bấy giờ. Sau đó, Trang “bén duyên” với nhà xuất bản Kim Đồng và viết/ biên dịch hàng loạt đầu sách về cung hoàng đạo bán chạy nhất giai đoạn 2012-2017. Những cuốn sách được tái bản liên tục đem về cho Trang một khoản thu nhập kha khá.
Tính đến nay, Mto đã xuất bản khoảng 85 đầu sách trên thị trường, nổi bật trong số đó là những quyển: “365 ngày Hoàng đạo”, “12 góc khuất tâm hồn”, “Những đứa con của gió”… Thành tích “khủng” như vậy nhưng Mto vẫn không tự nhận mình là “nhà văn” mà chỉ là người-viết (writer), cô nàng muốn được sống với đam mê và có thu nhập từ chính sở thích của mình, từ đó vun đắp cho “đam mê” thứ 2: Đi du lịch.
![]() |
Tất cả các đầu sách này đều do Huyền Trang Mto viết/ biên soạn. |
27 tuổi tự đi du lịch 27 nước
Từ năm cuối đại học, Huyền Trang đã đặt ra mục tiêu trước khi lấy chồng là “số nước đặt chân đến phải nhiều hơn hoặc bằng số tuổi”. Ấp ủ chuyến du lịch châu Âu từ hồi còn là sinh viên, nhờ chăm chỉ làm thêm, ở tuổi 23 Mto đã tự “xách ba lô lên và đi” châu Âu chỉ với khoảng 60 triệu cho tất cả các chi phí. Mto chấp nhận mua vé giá rẻ, transit ở nhiều nước trên đường đi, ở “nhà trọ giá bèo” kiểu AirBnB, di chuyển chính bằng tàu và xe bus…
Mto kể: “Thời điểm đó (năm 2015) mà mình tự đi du lịch châu Âu cũng là hơi vất vả, vì lúc đó tour châu Âu đã có rất nhiều rồi. Tuy nhiên mình thích cảm giác tự mày mò khám phá và tối thiểu chi phí nhất có thể, đó như là một thử thách cần phải chinh phục vậy. Mình học được nhiều điều, từ việc tự xem bản đồ, xử lý khi xe bus huỷ chuyến, tự bay từ thành phố này sang thành phố khác. Rồi cả những trải nghiệm như ngắm hoàng hôn ở bờ biển Santorinies, nhìn thấy tháp Eiffel lần đầu tiên... Mình nghĩ chuyến đi châu Âu là thành tựu lớn nhất của mình ở tuổi 23.”
![]() |
Mto chụp tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ |
Sau chuyến đi châu Âu về, Mto lại quyết tâm hơn với mục tiêu “mỗi năm đi một nước”. Đến sinh nhật 27 tuổi, Mto đã đi được đủ 27 nước như mong muốn, từ châu Á như Sri Lanka, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đến châu Âu với Barcelona, Venice, Berlin, Lucerne. Cô bạn cũng quay lại châu Âu 2 lần cùng gia đình năm 2017 và 2019. Những chuyến đi, những bức ảnh với nhiều kỉ niệm luôn được Mto lưu giữ cẩn thận để đánh dấu một “tuổi thanh xuân” đáng nhớ.
Tiên phong đưa liệu pháp “Viết chữa lành” về Việt Nam
Sở hữu công việc chính là viết lách, Huyền Trang Mto xác định đây là việc “freelance” (tự do) nên cô gái cũng xây dựng những mô hình sản phẩm - dịch vụ viết để làm chủ nguồn tài chính ổn định. Mto là sáng lập viên một startup về content có tên “Lovedia” được 7 năm, xuất phát từ một trang tin tức về bản đồ sao, nay tập trung vào các sản phẩm nội dung, ấn bản sách…, hiện tại Lovedia đã có đội ngũ tự vận hành ổn định và ra doanh thu đều đặn mà Mto không cần mất thời gian trực tiếp quản lý.
Du lịch và trải nghiệm nhiều, Mto nhận ra rằng người Việt trẻ có nhu cầu rất lớn cho các trải nghiệm khám phá tâm lý cũng như tự phát triển bản thân. Từ năm 2015, Mto bắt đầu sự nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý và sử dụng viết như một liệu pháp (therapy) để chữa lành tâm lý, giải tỏa stress, giúp đỡ mọi người.
Năm 2019, Mto mở “Viết chữa lành” - lớp học online và offline để hướng dẫn học viên viết. Liệu pháp “writing to heal” đã phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây từ lâu, nhưng ở Việt Nam mọi người còn e dè khi nghĩ đến “viết” vì nghĩ mình viết không tốt. Đến với Mto, học viên sẽ được hướng dẫn viết từ cơ bản để xử lý những tổn thương tâm lý, những cảm xúc tiêu cực. Đến nay, lớp học “Viết chữa lành” của Mto đã thu hút 15,000 người quan tâm trên fanpage, tổ chức được gần 30 lớp viết với chủ đề khác nhau như: “Viết chữa lành”, “Viết sáng tạo”, “Viết trù phú”.
Mto chia sẻ: “Ước mơ của mình từ trước đến nay là làm được điều gì đó từ viết để giúp đỡ mọi người về mặt tinh thần. Đó là lí do mình nghiên cứu và phát triển liệu pháp viết, sử dụng công cụ viết để hàn gắn tổn thương và xử lý các vấn đề về cảm xúc. Mình đang từng bước giúp cuộc sống tinh thần của mọi người ngày một tốt lên. Và mình thật sự hạnh phúc với công việc này!”
![]() |
Các lớp “Viết chữa lành” của “cô giáo” Mto được các bạn trẻ quan tâm và phản hồi tích cực. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Huyền Trang 'Mto', 27 tuổi đi 27 nước, sáng lập lớp học 'Viết chữa lành'