Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
Hư Vân - 03/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g bxh bóng đá anhbxh bóng đá anh、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn
2025-02-05 22:42
-
Công ty này là một chuỗi cửa hàng thời trang có tên là Southaven. Mới đây, công ty này bị các nhân viên cáo buộc đã đưa ra những hình phạt kỳ quái như đứng lên ngồi xuống, phạt tiền cho những vi phạm như: tăng cân, quên đậy nắp bút…
Một nhân viên giấu tên cho biết, công ty này đã yêu cầu các nhân viên phải tự cân và thông báo cân nặng của mình hằng ngày trong nhóm “chat”. Ai tăng cân sẽ bị phạt. Một số sẽ bị chuyển sang làm việc ở nhà kho thay vì phục vụ khách ở cửa hàng.
Các nhân viên được cho là phải thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống khi không đạt doanh số. Mức phạt tiền dao động từ 1 đến 5 USD cho các vi phạm như: quên đậy nắp bút, không nhanh chóng thu gọn quần áo ở phòng thay đồ, quên tắt ấm đun nước điện hoặc không đổ đầy, chạm vào bất kỳ phần nào của phòng kho ngoại trừ tay cầm cánh cửa, không đăng xuất ra khỏi máy tính tiền.
Ngoài ra, nhân viên cũng phải bồi thường nếu đồng phục bị ố hoặc hư hỏng, phải thực hiện 200 lần động tác đứng lên ngồi xuống nếu không đạt doanh số hàng tuần. Những cửa hàng không đạt chỉ tiêu cũng phải chiêu đãi nhân viên của các cửa hàng xuất sắc một bữa ăn bằng tiền túi của mình.
Công ty này cũng yêu cầu nhân viên phải làm việc 12 giờ/ngày và chỉ có 10-20 phút nghỉ để ăn, bắt buộc phải làm thêm giờ mà không được trả thêm lương.
Một nhân viên 20 tuổi cho biết, cô từng bị phạt vài trăm đô la trong tháng làm việc đầu tiên. Khi không thể chịu đựng được văn hoá làm việc này, cô đã xin nghỉ việc sau 5 tháng.
Một nhân viên khác tiết lộ, cô phải áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân và tránh bị phạt. “Tôi thường suy sụp và khóc”, cô chia sẻ về những áp lực tinh thần khi làm việc ở đây.
Nhân viên đưa ra bằng chứng về việc phải báo cáo cân nặng vào nhóm "chat". Được biết, các hình phạt này là ý tưởng của lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Southaven cho biết, họ không bắt buộc mọi nhân viên phải tham gia nhóm “chat”. Mức phạt tiền cũng chỉ giao động từ 0,5 đến 2 đô la và đó là cách để nhắc nhở mỗi người không phạm lỗi trong công việc.
Công ty này cũng phản hồi rằng họ không đưa ra bất cứ hình phạt thể xác nào, mà là do nhân viên tự chọn hình phạt đứng lên ngồi xuống như một động lực sau khi không đạt chỉ tiêu.
Công ty cũng bác bỏ cáo buộc bắt nhân viên yếu kém phải mời các nhân viên khác đi ăn.
Được biết, Southaven là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1997 với 5 cửa hàng ở Singapore.
Bắt nhân viên chống đẩy để ép doanh số, công ty Trung Quốc bị lên án
Để đạt được doanh số, nhiều công ty Trung Quốc đã liên tục nghĩ ra những cách thức tra tấn, trừng phạt mới với nhân viên của mình.
" width="175" height="115" alt="Tăng cân, quên đậy nắp bút bị công ty... phạt" />Tăng cân, quên đậy nắp bút bị công ty... phạt
2025-02-05 22:39
-
Trường hợp của Genie được phát hiện sau khi cô bé trốn ra khỏi nhà. Ban đầu, người ta tưởng Genie bị tự kỷ. Sau đó, họ phát hiện ra cô bé không biết nói, không tự chủ được, mà chỉ chảy nước miếng và khạc nhổ suốt ngày. Genie gần như không thể nhai nuốt, không thể tập trung bằng mắt và không thể mở rộng tay chân.
Genie là một ví dụ tiêu biểu cho việc một con người lớn lên mà không được giáo dục về ngôn ngữ hay kỹ năng xã hội.
Các bác sĩ tiến hành chụp quét não và làm vô số các bài kiểm tra, tổng hợp hàng loạt dữ liệu, xuất bản nhiều nghiên cứu về trường hợp của Genie. Nhưng 4 thập kỷ sau, cô vẫn trong tình trạng phải có người chăm sóc.
Clark Wiley - bố của Genie - sinh ra và lớn lên ở các trại trẻ mồ côi khắp khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Ông làm thợ máy của dây chuyền lắp ráp máy bay ở Los Angeles. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông kết hôn với Irene Oglesby, một người di cư hơn ông 20 tuổi. Là một người thích kiểm soát và ghét tiếng ồn, Clark không muốn có con. Nhưng không may là ông không kiểm soát được điều đó.
Đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng qua đời sau khi bị bỏ trong một gara lạnh lẽo. Đứa thứ 2 chết vì biến chứng khi sinh. Đứa thứ 3 là một cậu bé tên John. Khi John lên 5 tuổi thì Genie chào đời.
Khi một lái xe say rượu giết mẹ Clark vào năm 1958, ông trở nên tức giận và hoang tưởng. Ông đối xử tàn bạo với John và nhốt cô con gái 20 tháng tuổi một mình trong căn phòng ngủ nhỏ, cô lập và hiếm khi được cử động.
Genie trở nên sợ hãi và có thị lực kém. Cuối cùng, cô bé chạy trốn ra khỏi nhà vào năm 1970. Mọi chuyện bắt đầu vỡ lở khi cô bé đi nhầm vào văn phòng phúc lợi xã hội.
Ông bố bị buộc tội lạm dụng trẻ em và đã tự sát sau đó. “Thế giới sẽ không bao giờ hiểu được” - ông ta viết một mảnh giấy để lại.
Genie với một bác sĩ Genie được chuyển tới bệnh viện nhi của Los Angeles. Các bác sĩ nhi khoa, các nhà tâm lý học, ngôn ngữ học và các chuyên gia từ khắp nơi trên nước Mỹ đề nghị được khám và điều trị cho cô bé. Bởi vì đây cũng là cơ hội duy nhất để nghiên cứu về sự phát triển của não và giọng nói - cách mà ngôn ngữ tạo nên con người.
Dần dần, Genie đã có thể nói được vài từ như: xanh, cam, mẹ, đi..., nhưng hầu hết thời gian, cô bé đều im lặng. Các bác sĩ gọi Genie là đứa trẻ bị tổn thương sâu sắc nhất mà họ từng thấy.
Thời gian đầu, sự tiến bộ trông thấy rõ rệt. Genie đã học được cách chơi, nhai, tự mặc quần áo, nghe nhạc. Cô được mở rộng vốn từ và có thể phác họa qua tranh để truyền đạt những từ không thể nói. Genie thể hiện tốt trong các bài kiểm tra trí thông minh.
“Ngôn ngữ và suy nghĩ khác biệt nhau. Với nhiều người trong chúng ta, suy nghĩ của chúng ta được mã hóa bằng lời nói. Với Genie, suy nghĩ của cô bé hầu như không bao giờ được mã hóa bằng lời nói, nhưng có nhiều cách để suy nghĩ” – bà Curtiss, một trong số ít thành viên còn sống của nhóm nghiên cứu, cho hay.
“Cô bé thông minh, có thể cầm một bộ tranh để kể một câu chuyện. Cô bé cũng có thể tạo ra những cấu trúc phức tạp từ những chiếc que. Cô bé có các dấu hiệu khác của trí thông minh”.
Sau một thời gian, các trường phái nghiên cứu và chăm sóc Genie mâu thuẫn với nhau. Kinh phí nghiên cứu cũng cạn kiệt. Cô bé được chuyển đến một trại trẻ mồ côi còn nhiều thiếu thốn. Bà Irene, mẹ của Genie, giành lại quyền nuôi con trong một thời gian ngắn, sau đó Genie lại được chuyển đến một trại trẻ mồ côi khác.
Cuối cùng, cô được chuyển qua nhiều cơ sở nuôi dưỡng của bang dưới sự giám sát của các nhân viên xã hội – những người ngăn bà Curtiss và những người khác tiếp cận với Genie.
Kể từ đó, không ai biết cô hiện sống như thế nào.
Ông Clark Wiley - người đã đối xử tàn nhẫn với Genie. “Tôi khá chắc là cô ấy còn sống. Mỗi lần tôi gọi tới, họ đều nói rằng cô ấy ổn” – Susan Curtiss, giáo sư ngôn ngữ học của UCLA từng nghiên cứu và kết bạn với Genie chia sẻ. “Họ chưa bao giờ cho tôi liên lạc trực tiếp với cô ấy. Tôi nghĩ lần liên lạc cuối cùng của tôi là vào khoảng đầu những năm 1980”.
John Wiley – anh trai của Genie, sau này đã chia sẻ rằng, lần cuối cùng anh gặp Genie là vào năm 1982. Anh cũng mất liên lạc với mẹ - người qua đời vào năm 2003. “Tôi đã cố gắng bỏ chuyện của Genie ra khỏi đầu vì xấu hổ. Nhưng tôi vui mừng vì con bé được giúp đỡ”.
Đến nay, khi Genie đã ngoài 60 tuổi, cuộc sống của bà hiện vẫn đang là một ẩn số với giới truyền thông.
Cặp song sinh dính liền hơn 100 năm trước: Lấy chồng, đến già vẫn cô đơn
Mặc dù không có chung bộ phận cơ thể nào nhưng Violet và Daisy (Anh) vẫn trong tình trạng dính liền nhau suốt cuộc đời và sống đến năm 61 tuổi.
" width="175" height="115" alt="Cuộc đời bé gái 'người rừng', bị trói vào ghế suốt 13 năm" />Cuộc đời bé gái 'người rừng', bị trói vào ghế suốt 13 năm
2025-02-05 22:27
-
Kim (thứ 3 từ phải sang) và các thành viên trong gia đình. Ngày 3/7 mới đây, căn nhà nhỏ của ông bà Rob Lee và Mary Irene chật kín các thành viên trong gia đình. Mỗi khi có một chiếc xe rẽ vào, mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía tài xế. Họ đang chờ đợi một người ruột thịt thất lạc lần đầu tiên được gặp mặt.
Ông Rob Lee là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và đã có 4 người con.
Trước khi bài xét nghiệm DNA được tiến hành, ông vẫn không hề biết đến sự tồn tại của đứa con gái này.
Kim Remzi được sinh ra ở Việt Nam. Cô sang Mỹ lúc 3 tháng tuổi cùng mẹ và bố người Philippines. Kim không phải con đẻ của người đàn ông này, nhưng cả hai đều không nói sự thật với Kim cho tới khi cô thực hiện một bài kiểm tra DNA vào cuối năm 2019.
“Suốt 48 năm, tôi đã nghĩ rằng mình là con lai Việt Nam và Philippines. Khi cầm kết quả trên tay, tôi nhìn thấy dòng chữ “châu Á”, sau đó nhìn xuống dưới, tôi thấy “49,6% người châu Âu”. Lúc đó, tôi đã rất sốc”.
Ông Rob Lee, hiện 76 tuổi, đang sống ở Minerva (Mỹ). Ông từng tham gia quân đội năm 1965 lúc ông mới 22 tuổi.
Năm 1969, ông bỏ lại người vợ trẻ để sang Việt Nam. Ông được giao nhiệm vụ ở biên giới phía Nam giáp ranh với Campuchia - gần thành phố Cần Thơ.
Một đêm tháng 7 năm 1970, Lee gặp một nữ bồi bàn ở nhà hàng - người mà sau này là mẹ của Kim. Ông không nhớ chi tiết và cũng không bao giờ biết được rằng mình sẽ là cha của một đứa trẻ sau đêm đó.
Trở về Mỹ, Lee và vợ tái hợp, có với nhau 4 người con. Sau chiến tranh, quan điểm chính trị của Lee đã thay đổi. Ông phẫn nộ với quân đội Mỹ vì đã hành xử sai với Việt Nam. Với ông, đó là một cuộc chiến dựa trên sự dối trá và tham lam. Dù vậy, ông yêu việc trở thành một người lính và đã xây dựng sự nghiệp trong quân đội. Ông về hưu năm 1991 với quân hàm trung tá.
Kim nói rằng cô biết rất ít về cuộc sống của mẹ ở Việt Nam. Bà không bao giờ kể về khoảng thời gian đó.
Khi gia đình cô chuyển sang Mỹ, mẹ cô đã bỏ lại một đứa con ở Việt Nam. Đó là chị gái cùng mẹ khác cha với Kim, cũng là con một người lính Mỹ. Người chị gái được bà ngoại nuôi dưỡng.
Khi sang Mỹ, mẹ Kim và bố người Philippines sinh thêm 2 người con. Cô và các em trông rất giống nhau. Bố cô cũng không bao giờ đối xử khác biệt giữa các em với Kim. Nhưng sau đó, hôn nhân của 2 người không hạnh phúc. Họ ly dị năm Kim 12 tuổi.
Mẹ cô làm bồi bàn trong một căn cứ quân đội nơi họ sống. Vài năm sau, em gái Kim qua đời sau một cơn hen suyễn. Cô chuyển ra sống riêng năm 17 tuổi và sinh con đầu lòng năm 19 tuổi.
Mùa đông năm ngoái, Kim và các đồng nghiệp mua được một bộ “kit” giảm giá để phân tích DNA đề phòng rủi ro sức khỏe cũng như kiểm tra gia phả.
Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, Kim đã sốc khi biết mình có một người em trai cùng cha khác mẹ và một cháu gái ruột. Cô tìm cách liên hệ với người em trai. Cùng lúc đó, cô cũng mang thắc mắc này đi hỏi mẹ, năm nay đã 69 tuổi, hiện sống ở Virginia (Mỹ).
Cô chọn thời điểm chỉ có mình và mẹ trong xe. Nhìn vào gương chiếu hậu, Kim nói: “Con không giận. Nhưng con muốn biết, bố đẻ của con có biết đến sự tồn tại của con không? Và người con vẫn gọi là bố có biết rằng con không phải con đẻ ông ấy không?”
Lúc đầu, mẹ cô đã phủ nhận và gọi việc kiểm tra DNA là lãng phí tiền bạc. Nhưng cuối cùng, bà cũng thừa nhận đó là sự thật. Bà quyết không cung cấp thêm bất cứ thông tin gì.
Kim và bố đẻ gặp nhau.
Brian - người em trai cùng cha khác mẹ chính là đầu mối của Kim. Khi Brian báo tin cho bố, ông Lee đã rất choáng váng. Nhưng gia đình ông nói rằng, cú sốc nhanh chóng chuyển sang niềm vui.
“Chúng tôi là một gia đình gắn bó và yêu thương” – một người em của Kim nói.
Ông Rob Lee thì tâm sự, cách đây 10 năm, ông mất đi cô con gái vì bệnh ung thư. Khi tìm được Kim, ông cảm thấy như mình được bù đắp một cô con gái khác.
Người phụ nữ gốc Việt tìm được ba chị em cùng cha sau 47 năm
Sau 20 năm đi tìm nguồn cội của mình, cuối cùng cô gái gốc Việt đã tìm được gia đình.
" width="175" height="115" alt="Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm" />Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm
2025-02-05 20:37
Sự cố xảy ra trên chuyến bay của hãng hàng không Hawaiian Airlines, cất cánh ở sân bay quốc tế Los Angeles, dự kiến hạ cánh xuống Honolulu, Hawaii, Mỹ.
Khi máy bay đang bay ngang qua biển Thái Bình Dương, một hành khách nam bất ngờ vặn nắm cửa đòi mở cửa thoát hiểm. Nhờ sự hỗ trợ của một sỹ quan cảnh sát có mặt trên chuyến bay, các tiếp viên hàng không đã khống chế được hành khách gây rối này.
Sự cố xảy ra trên một chuyến bay của hãng Hawaiian Airlines, Mỹ |
Keenan Kurihara, một hành khách cũng là nhân chứng trên chuyến bay, cho biết, "người đàn ông lao ra cửa, rất quyết tâm bám chặt vào tay nắm cửa và đòi mở".
Sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Daniel K. Inouye ở Honolulu an toàn, đại diện hãng bay đã lên tiếng xác nhận vụ việc. Người này khẳng định, khi máy bay đang bay trên cao, sức người bình thường không thể mở được cửa thoát hiểm nếu không có sự hỗ trợ của một số loại kích thủy lực.
Trước đó, trong một bài viết chia sẻ với Travel + Leisure, Jason Rabinowitz, một blogger chuyên về lĩnh vực hàng không, từng khẳng định, một người mở được cửa thoát hiểm khi máy bay ở trên cao là điều không thể.
Chung cư 134 năm tuổi dừng thu phí, khách chụp hình vẫn muốn trả tiền
Người đến chụp ảnh xả rác, gây ồn làm ảnh hưởng đến cuộc sống nên người dân chung cư Tôn Thất Đạm thống nhất thu phí 50 ngàn đồng/mẫu/lần chụp. Tuy nhiên, việc này đã ngưng hơn một tháng nay.
" alt="Hành khách đòi mở cửa thoát hiểm khi máy bay qua biển" width="90" height="59"/>- Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Duhok, 18h00 ngày 4/2: Tiếp tục bất bại
- TP Thủ Đức công bố điểm thi vào lớp 6
- Khởi tố vụ án liên quan đấu thầu của Công ty AIC tại bệnh viện ở Bình Thuận
- Sau bữa tiệc cùng bạn cũ, tôi chỉ muốn ly hôn chồng
- Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
- Làm gì khi có miếng đất 'trúng' quy hoạch?
- Học phí lớp 6 trường tư ở TP HCM lên đến 45 triệu đồng một tháng
- Đền Thánh Sa Châu
- Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Rayyan, 21h00 ngày 3/2: Thất vọng cửa trên