您现在的位置是:Thế giới >>正文
Vợ chồng trẻ tự thiết kế, thi công biệt thự nhà vườn mặt kính
Thế giới664人已围观
简介Căn biệt thự nhà vườn 2 tầng với 3 mặt kính,ợchồngtrẻtựthiếtkếthicôngbiệtthựnhàvườnmặtkíbóng đá hnay...
Căn biệt thự nhà vườn 2 tầng với 3 mặt kính,ợchồngtrẻtựthiếtkếthicôngbiệtthựnhàvườnmặtkíbóng đá hnay xây theo kiểu chữ L của vợ chồng chị Lê Ngà và anh Nguyễn Đạt ở Hưng Yên.
Chị Lê Ngà chia sẻ, công trình do chồng chị tự thiết kế, thi công nên thời gian thực hiện có kéo dài hơn, mình anh gánh nhiều vai trò nên công việc cũng vất vả. Tuy nhiên, thành quả sau khi hoàn thiện rất xứng đáng.
Đây là tâm huyết của vợ chồng chị sau vài năm xây dựng tổ ấm. Do vợ thích nơi ở thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên, nhiều cây cỏ nên ngoài phần công năng sử dụng tiện nghi, hiện đại, anh Đạt đầu tư nhiều chất xám cho phần vườn cây, hồ cá.
Bất cứ góc nào trong nhà cũng mang đến sự thư giãn, xoa dịu tâm trạng căng thẳng mệt mỏi cho hai vợ chồng.
Dưới đây là một số hình ảnh về biệt thự nhà vườn 2 tầng này:
Trong khi chồng lo phần thiết kế, thi công, chị Ngà đảm nhiệm phần decor không gian. Hai vợ chồng đề cao cuộc sống xanh nên cây cối có mặt khắp nơi trong nhà.
Bể cá cạnh nhà là giải pháp giảm nhiệt, điều hòa môi trường vào những ngày oi bức.
![]() |
Kế bên bể cá là bàn ăn lớn, phục vụ tiệc cho đại gia đình. |
![]() |
Mặt tiền biệt thự dùng đá xám, vân nhám. |
Khoảng thông tầng gia chủ bố trí đèn chùm hình quả cầu tuyết, cung cấp ánh sáng đồng đều và tăng tính thẩm mỹ cho khu vực tiếp khách.
![]() |
Cầu thang gỗ dẫn lên tầng 2, gia chủ thiết kế thêm tay vịn giống với các biệt thự cổ ngày xưa. |
Tiếp giáp cầu thang là hàng lam gỗ kết hợp kệ trang trí màu trắng. Chiếc kệ này có thể kê các tượng nhỏ hoặc bày cây cối.
![]() |
Sảnh thông tầng đưa đến khu vực phòng ngủ. |
Diện tích tầng 1 dành trọn vẹn cho bếp và khách.
Vợ chồng chị Lê Ngà sử dụng nội thất thiết kế hiện đại, đơn giản, không đi sâu vào chi tiết để nhà rộng rãi, thoáng mát, lấy chỗ cho các con chạy nhảy, nô đùa.
![]() |
Ban công kính sang chảnh, nhìn xuống khoảng sân vườn. Gia chủ chỉ cần đặt bộ bàn ghế gỗ, thêm ly rượu vang và đĩa hoa quả bày trí nghệ thuật là thành góc sống ảo tuyệt vời. |
Biệt thự là món quà vợ chồng chị Lê Ngà dành tặng các con và cũng để đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc sống hôn nhân. |

Biệt thự nhà vườn cấp 4 đẹp tinh tế, ngỡ như không gian triệu đô
Những mẫu biệt thự nhà vườn cấp 4 này tuy không cầu kỳ, hoành tráng nhưng vẫn mang vẻ đẹp tinh tế, sang trọng như các công trình triệu đô.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Rangers vs Athletic Bilbao, 2h00 ngày 11/4: Chờ đợi lượt về
Thế giớiChiểu Sương - 09/04/2025 22:41 Cup C2 ...
【Thế giới】
阅读更多Học tiếng Anh: Thành ngữ với động từ 'jump'
Thế giớiJump for joy: nhảy cẫng lên vì vui sướng
Ví dụ: The blood tests so far show my mother doesn't have cancer, but it's still too early to jump for joy because she has to have more tests.
Kết quả thử máu cho thấy mẹ tôi không mắc ung thư, nhưng vẫn còn quá sớm để ăn mừng vì bà còn phải làm nhiều xét nghiệm nữa.
Jump off the page: nổi bật, cực kỳ thông minh hoặc tài năng
Ví dụ: That was such an eye-catching newspaper advertisement. It really did jump off the page!
Đó là một quảng cáo bắt mắt. Nó thực sự nổi bật.
Jump the gun: làm một việc gì đó quá sớm, “cầm đèn chạy trước ô tô” (thường được sử dụng trong các cuộc thi thể thao khi người chơi bắt đầu cuộc chơi trước khi có hiệu lệnh)
Ví dụ: We all had to start the race again because Jane jumped the gun.
Chúng tôi phải bắt đầu lại cuộc đua vù Jane đã xuất phát trước khi hiệu lệnh phát ra.
Jump on the bandwagon: tham gia vào một hoạt động đang trở nên rất phổ biến hoặc thay đổi quan điểm của mình về một vấn đề nào đó đang trở nên phổ biến để có thể nhận lợi ích từ nó.
Ví dụ: After a couple of politicians won elections by promising to cut taxes, most of the others jumped on the bandwagon.
Sau khi một số chính trị gia chiến thắng bầu cử nhờ hứa hẹn sẽ cắt giảm thuế, hầu hết những chính trị gia khác đều làm theo.
Jump through hoops: trải qua rất nhiều nỗ lực để làm điều gì đó
Ví dụ: The company is jumping through hoops these days to try to please advertisers.
Công ty đang vượt qua rất nhiều khó khăn trong thời gian này để cố gắng làm hài lòng các nhà quảng cáo.
Jump ship: bỏ việc, từ chức, đặc biệt là khi có khó khăn với công việc đó hoặc để sang làm một công việc khác
Ví dụ: Another advertising agency offered him $1000 to jump ship.
Một công ty quảng cáo khác đề nghị anh ấy con số 1.000 đô để nghỉ việc.
Jump the shark:miêu tả một hiện tượng từng rất tốt, nổi tiếng nhưng sau đó rơi vào tình trạng giảm sút về chất lượng lượng và danh tiếng.
Jump at your own shadow:quá sợ hãi
Ví dụ: You’ll jump at your own shadow after watching the movie.
Bạn sẽ vô cùng sợ hãi sau khi xem bộ phim ấy.
- Nguyễn Thảo
...
【Thế giới】
阅读更多Ukraine rút lui chiến thuật, giăng bẫy đánh lừa Nga ở Kursk
Thế giớiUkraine rút lui chiến thuật, giăng bẫy đánh lừa Nga ở Kursk Đức Hoàng
(Dân trí) - Truyền thông Ukraine nói rằng lực lượng nước này đã rút lui có tính toán ở Kursk khi Nga phản công nhằm tạo ra một cái bẫy với phía Moscow.
Binh sĩ Ukraine cùng với các xe bọc thép từ tỉnh Sumy vượt qua biên giới, đột kích vào vùng Kursk của Nga (Ảnh: Reuters).
Trang tin Ukraine Euromaidan Press ngày 14/11 cho hay, tại mặt trận Kursk, Kiev đã rút lui ở một số khu vực nhằm dụ các đơn vị cơ giới hóa của Nga tiến vào các vùng đất thấp, trước khi cô lập phía Moscow bằng các cuộc tấn công từ trên đồi và cao điểm xung quanh.
Theo trang tin này, Ukraine đã thực hiện một cuộc điều động chiến thuật phức tạp để kìm chân mũi tấn công của Nga, khiến nhóm này bị bao vây khi đang ở vùng đất thấp.
Trước đó, Nga đã mở mũi tấn công vào Malaya Loknya, thâm nhập sâu vào khu vực. Ukraine khi đó nhận ra rằng, nếu họ đấu giáp lá cà với lực lượng xe cơ giới hùng hậu của Nga, Kiev sẽ hứng chịu thiệt hại lớn.
Vì vậy, Ukraine đã quyết định rút lui chiến thuật khỏi các vị trí Nga tấn công để tới những khu vực mà họ có địa thế thuận lợi hơn.
Các con đường và các khu định cư dẫn đến Malaya Loknya chạy qua vùng đất thấp, được bao quanh bởi rừng và đồi ở phía tây và phía đông. Ukraine đã rút khỏi các khu định cư này để lên vùng đất cao sau đó chờ đoàn xe của Nga đi qua rồi kích hoạt trận địa mìn và thả máy bay không người lái FPV.
Ban đầu, sau khi Ukraine rút lui, Nga thả một số nhóm bộ binh nhỏ hơn tại các khu định cư mà họ di chuyển qua. Kế hoạch của Nga là các nhóm này sẽ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ toàn diện và bảo vệ con đường để quân tiếp viện đi qua trong tương lai. Tuy nhiên, các nhóm này đã bị bỏ lại trong tình trạng dễ bị tổn thương khi không có sự hỗ trợ sau khi lực lượng cơ giới. Trong khi đó, Ukraine đã bảo toàn được sức mạnh chiến đấu bằng cách không giao chiến trực tiếp và đóng tại các vị trí thuận lợi hơn nhiều trong rừng và trên đỉnh đồi.
Vì Nga không có đủ quân để bao phủ toàn bộ các khu định cư, quân Ukraine nhanh chóng di chuyển vào các khoảng trống và bao vây những người lính Nga trên mặt trận. Nga nhận ra mối đe dọa đang diễn ra và đã điều một số xe bọc thép đột phá để giải cứu những người lính bị bao vây.
Lần này, Ukraine phát huy lợi thế về địa hình và nã hỏa lực vào các đoàn xe của Nga, ngăn hoạt động giải cứu, khiến nhóm binh sĩ Moscow tiếp tục bị rơi vào thế bao vây.
Bản đồ địa hình trận chiến ở Kursk (Ảnh: Euromaidan Press).
Nga tăng cường áp lực lên sườn phía tây của Ukraine để cứu vãn tình hình và xoay chuyển cục diện trận chiến. Moscow đã tung ra năm đợt tấn công cơ giới vào Novoivanovka chỉ trong một ngày. Tuy nhiên, Ukraine tuyên bố đã phá hủy 18/29 xe bọc thép của Nga tấn công hướng này.
Dù Nga chịu thiệt hại khi phản công, nhưng các chuyên gia phương Tây cho rằng, điều này không có nghĩa là Nga sẽ thất thế ở Kursk. Họ vẫn có thể đạt được mục tiêu đẩy lùi Ukraine khỏi khu vực, nhưng có thể phải đối mặt với thương vong lớn.
Xét về quy mô lực lượng, Nga vẫn đang áp đảo đối phương. Ước tính, Nga đã điều động 50.000 binh sĩ tới Kursk, trong khi Ukraine chỉ có 20-30.000 quân nhân tại đây. Tiềm lực về đạn dược, vũ khí của Ukraine cũng không thể so sánh với Nga.
Moscow dường như cũng đặt ra mục tiêu giành lại Kursk trong thời gian tới, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức, nhằm loại bỏ ưu thế của Ukraine trong các cuộc đàm phán tiềm tàng.
Theo Euromaidan Press">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al
- Người phụ nữ tập lái ô tô gây tai nạn nhưng vẫn lên giọng thách thức
- Phiến quân nổi dậy Syria tuyên bố chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ
- Phân biệt 'Prescription', 'recipe' và 'receipt'
- Nhận định, soi kèo Borneo Samarinda vs Persib Bandung, 19h00 ngày 11/4: Tiếp tục dẫn đầu
- Chung cư Hà Nội trên dưới 200 triệu đồng/m2 ngang ngửa biệt thự, liền kề
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Udinese vs AC Milan, 1h45 ngày 12/4
-
Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)
Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.
Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.
Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.
Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.
Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.
Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”
Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.
Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.
Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?
Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.
Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)
Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.
Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.
Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.
Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.
Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.
Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.
Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”
Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?
Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)
Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.
Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.
Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.
Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.
Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.
Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.
Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.
Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?
Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.
Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.
Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.
Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)
Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979
Nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
" alt="Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?">Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?
-
Đã quá hạn, còn bao nhiêu cây xăng chưa chịu xuất hóa đơn điện tử? Ghi Du
(Dân trí) - Sau ngày 31/3, còn 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu chưa phát hành hóa đơn điện tử. Cơ quan thuế cho biết số cửa hàng này được bố trí tại một số địa bàn vùng xa.
Tổng cục Thuế cho biết đến thời điểm 31/3, cả nước có 15.925/15.935 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, đạt khoảng 99,94% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Hiện còn 10 cửa hàng (do cửa hàng được bố trí tại một số địa bàn vùng xa) chưa thực hiện phát hành hóa đơn điện tử, chiếm 0,06%.
"So với thời điểm công bố trước đây, hiện có một số cửa hàng đã bị đóng cửa hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh", đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Hạn xuất hóa đơn điện tử của các chủ cây xăng là 31/3 (Ảnh: Mạnh Quân).
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng giao các bộ ngành, địa phương trong tháng 3 và thời gian tới đôn đốc, kiểm tra việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng cũng giao các địa phương phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, cơ quan thuế các cấp đã phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các cửa hàng xăng dầu tại địa phương thực hiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Bộ Công Thương có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng có công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
" alt="Đã quá hạn, còn bao nhiêu cây xăng chưa chịu xuất hóa đơn điện tử?">Đã quá hạn, còn bao nhiêu cây xăng chưa chịu xuất hóa đơn điện tử?
-
Nhà đầu tư Đà Nẵng nói về sức hấp dẫn của căn hộ biển trung tâm Đồng Hới Trường Thịnh
(Dân trí) - Sau thị trường Hà Nội, Đồng Hới (Quảng Bình) đang là cái tên được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ sở hữu những tiềm năng và lợi thế để trở thành "trái tim" kinh tế, du lịch mới của Việt Nam.
Sự vươn mình của Đồng Hới
Thời gian qua, sau sức nóng của thị trường Hà Nội thì thành phố biển Đồng Hới (Quảng Bình) là cái tên được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm trên các nền tảng đầu tư, diễn đàn bất động sản. Các nhà đầu tư Đà Nẵng bắt đầu chuyến đi săn tìm các căn hộ cao cấp để đầu tư dài hạn.
Nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội để sở hữu ngôi nhà có đất ở lâu dài tại các khu vực ven biển gần các thành phố lớn, những nơi có hạ tầng phát triển mạnh và tốc độ đô thị hóa cao (Ảnh: Regal Group).
Theo anh Ngô Anh Tuấn, một nhà đầu tư lâu năm tại Đà Nẵng, Đồng Hới được các nhà đầu tư Đà Nẵng quan tâm bởi sở hữu những lợi thế để có thể "=cất cánh và đưa Quảng Bình trở thành một Đà Nẵng thứ hai.
"Đồng Hới đang vươn mình với tốc độ tăng trưởng GRDP ổn định, nhờ sự phát triển vượt bậc của các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh hàng loạt dự án nâng cấp hạ tầng như mở rộng cảng hàng không Đồng Hới với công suất 3 triệu lượt khách/năm, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 9B kết nối sang Lào, hoàn thành cảng Hòn La… Nếu xu hướng này tiếp tục, nhu cầu về bất động sản tại đây sẽ bùng nổ, mở ra cơ hội đầu tư đầy tiềm năng", anh Tuấn nhận định.
Với sự phát triển kinh tế và đầu tư cơ sở hạ tầng, giá trị bất động sản ở Đồng Hới đã gia tăng đáng kể. Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng cao. Những dự án phát triển căn hộ cao tầng, khu thương mại đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
"Khi đầu tư trong các lĩnh vực du lịch và bất động sản, chính quyền địa phương còn có nhiều chính sách hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ tài chính cho các dự án lớn và đơn giản hóa thủ tục hành chính… Do vậy nhiều nhà đầu tư đã xuống tiền khi tìm được dự án hợp lý", anh Tuấn chia sẻ thêm.
Căn hộ ở ven biển được nhà đầu tư đón đầu
Tương tự như Đà Nẵng, Quảng Bình cũng được đánh giá là một thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt đẹp với đường bờ biển dài và thơ mộng. Những bãi biển như Nhật Lệ, Bảo Ninh thuộc top 10 thắng cảnh biển đẹp nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống hang động hùng vĩ như Sơn Đoòng, Phong Nha, Hang Én, Hang Tiên sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm kỳ diệu và khó quên. Thêm vào đó, nền ẩm thực phong phú, đặc sắc đã thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm đến Quảng Bình.
"Sự gia tăng lượng khách du lịch và nhu cầu về căn hộ lâu dài bên biển đưa giá trị bất động sản lên tầm cao mới. Các dự án căn hộ ven biển không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch mà còn hấp dẫn những người tìm kiếm không gian sống vượt trội", anh Hoàng Sơn, một nhà đầu tư phân khúc cao tầng tại Đà Nẵng, đánh giá.
Đồng Hới trở thành điểm đến của nhiều tên tuổi uy tín trong lĩnh vực bất động sản hạng sang. Regal Group là một trong số này với dự án 4 tòa chung cư 40 tầng và tòa phức hợp NOVOTEL 30 tầng (Ảnh: Regal Group).
Theo anh Sơn, thị trường Đà Nẵng hiện không có nhiều sản phẩm nhà ở cao cấp, tiện ích đầy đủ chỉ trong vài bước chân và một điểm đến bền vững cho người dân lẫn du khách. Những dự án ven biển, sổ hồng lâu dài nguồn cung ít dẫn đến giá thành đắt đỏ.
"Nhiều nhà đầu tư Đà Nẵng chuyển hướng sang tìm kiếm cơ hội mới tại Đồng Hới, Quảng Bình. Thời điểm này, đầu tư vào Đồng Hới là hợp lý khi giá đất chưa cao và dư địa thị trường còn rộng lớn", anh Hoàng Sơn nhận định.
Dựa trên các yếu tố như tăng trưởng kinh tế ổn định, cải thiện cơ sở hạ tầng và sự gia tăng nhu cầu về bất động sản, anh Sơn dự báo thị trường căn hộ tại Đồng Hới sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt là ở các khu vực gần biển và trung tâm thành phố.
Sự phát triển bùng nổ của ngành du lịch địa phương đã tạo ra một nhu cầu mạnh mẽ đối với bất động sản, đặc biệt là phân khúc cao cấp (Ảnh: Regal Group).
Theo ông Trần Ngọc Thái - Phó tổng giám đốc Regal Group, các nhà đầu tư hiện đang quan tâm đến Đồng Hới vì giá bất động sản ở đây được đánh giá tốt trong khi tiềm năng tăng trưởng trong tương lai lớn.
"Sau nhà đầu tư Hà Nội thì hiện nay các sản phẩm căn hộ cao tầng, sở hữu lâu dài bên biển của Regal Residence Luxury nhận được sự quan tâm mạnh từ các nhà đầu tư Đà Nẵng. Do vậy, ngày 2/9 tới đây chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện giới thiệu tòa tháp kết hợp với pháo hoa và biểu diễn nghệ thuật nhân dịp đặc biệt lễ Quốc khánh của đất nước", ông Thái thông tin.
" alt="Nhà đầu tư Đà Nẵng nói về sức hấp dẫn của căn hộ biển trung tâm Đồng Hới">Nhà đầu tư Đà Nẵng nói về sức hấp dẫn của căn hộ biển trung tâm Đồng Hới
-
Soi kèo phạt góc Rangers vs Athletic Bilbao, 2h00 ngày 11/4
-
Nga: Triều Tiên có lý do để cảnh giác với Hàn Quốc Thanh Thành
(Dân trí) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, mối lo ngại của Triều Tiên về an ninh là điều dễ hiểu khi xét đến tình hình bất ổn chính trị ở Hàn Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: Reuters).
"Theo tôi, nhiều người đã hiểu tại sao Triều Tiên lại lo ngại về an ninh của mình đến vậy", bà Zakharova cho biết trong tuyên bố hôm 4/12.
"Đó là vì họ thấy rằng chỉ trong vài giờ Hàn Quốc có thể biến đổi từ một nền dân chủ được công nhận thành hỗn loạn hoàn toàn, với xe tăng trên đường phố, một cuộc tấn công vào tòa nhà quốc hội, cuộc đối đầu của người dân và một số chiến thuật thô bạo", nữ phát ngôn viên tuyên bố.
Theo nhà ngoại giao Nga, với một người hàng xóm "khó lường" như vậy, việc Triều Tiên đặc biệt chú trọng vào an ninh là hoàn toàn có lý.
Trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình vào tối 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã áp đặt thiết quân luật khẩn cấp, tuyên bố phe đối lập, mà ông cáo buộc là có thiện cảm với Triều Tiên, đã chuẩn bị một "cuộc nổi loạn".
Trong vòng vài giờ, 190 thành viên quốc hội Hàn Quốc, những người đã tiếp cận được tòa nhà Quốc hội bất chấp lệnh phong tỏa của quân đội, đã bỏ phiếu nhất trí bãi bỏ sắc lệnh. Ngay sau đó, Tổng thống Yoon đã đảo ngược quyết định của mình.
Truyền thông Hàn Quốc ngày 4/12 dẫn lời lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Lee Jae-myung cảnh báo rằng, Tổng thống Yoon đã "thất bại một lần và ông sẽ cố gắng một lần nữa (trong việc ban bố thiết quân luật).
Chính trị gia cánh tả này cáo buộc rằng, "có nguy cơ đáng kể là Tổng thống Yoon sẽ khiêu khích Triều Tiên và phá vỡ ranh giới ngừng bắn, dẫn đến xung đột vũ trang".
Ông Lee tiếp tục ám chỉ rằng tổng thống sẽ không ngần ngại "hy sinh mạng sống của người dân" để tiếp tục nắm quyền.
Theo hãng thông tấn Yonhap, 191 nghị sĩ đại diện cho đảng Dân chủ, cùng 5 đảng nhỏ hơn, đã đệ trình một kiến nghị để luận tội Tổng thống, dự kiến sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào ngày 6 hoặc 7/12.
Báo Chosunđưa tin rằng, tất cả các thành viên của Hội đồng Nhà nước, cũng như một số quan chức chính phủ cấp cao khác, đã nộp đơn từ chức trong ngày 4/12.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc xảy ra sau vụ bế tắc ở quốc hội về ngân sách cho năm tới. Phe đối lập đã chặn dự luật của Tổng thống Yoon và đưa ra dự luật của riêng mình, nhấn mạnh vào nhu cầu tăng chi tiêu công để "phục hồi sinh kế của người dân và nền kinh tế".
Tổng thống Yoon, người cáo buộc những đối thủ chính trị của mình làm tê liệt chính phủ bằng "các hoạt động chống nhà nước", cũng đã phản đối các lời kêu gọi điều tra một số vụ bê bối liên quan đến phu nhân của ông và các quan chức cấp cao.
Theo RT" alt="Nga: Triều Tiên có lý do để cảnh giác với Hàn Quốc">Nga: Triều Tiên có lý do để cảnh giác với Hàn Quốc