- Dù có những lời gièm pha,àNộivôđịchtuyệtđốiLàbayern – freiburg nhưng chức vô địch V-League lần thứ 4 của CLB Hà Nội lại không thể phủ nhận, cũng như khiến đối thủ phải nể phục. Thế nhưng, rõ ràng V-League dường như đang trượt giá để khiến đội bóng Thủ đô... cô đơn đến thế trên đỉnh vinh quang!
Quang Hải ra nước ngoài thi đấu: Sự lựa chọn bất ngờ- Dù có những lời gièm pha,àNộivôđịchtuyệtđốiLàbayern – freiburg nhưng chức vô địch V-League lần thbayern – freiburgbayern – freiburg、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Soi kèo phạt góc Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
2025-01-19 06:28
-
Điện toán đám mây
2025-01-19 05:31
-
Đọc 3 cuốn sách để khai phá tinh thần đi tới thành công
2025-01-19 05:06
-
Triển lãm Giáo dục New Zealand 2017 diễn ra ngày 18-19/03/2017 tại Hà Nội và TP.HCM sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và chính xác về thủ tục nhập học, chương trình học, cơ hội học bổng... từ nền giáo dục tiên tiến này.
Triển lãm Giáo dục New Zealand là sự kiện thường niên, được tổ chức bởi Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), Lãnh Sự Quán và Đại Sứ Quán New Zealand. Đối với những HSSV Việt Nam đang có ý định du học, sự kiện này là cơ hội “không thể tốt hơn” để nắm bắt và cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất liên quan đến việc du học tại New Zealand.
Tham gia Triển lãm Giáo dục New Zealand 2017 có hơn 40 trường uy tín nhất đến từ 3 bậc đào tạo của New Zealand gồm Trung học phổ thông, Học viện Kỹ nghệ và Đại học. HSSV và phụ huynh sẽ được đại diện của những trường này trực tiếp tư vấn và phổ biến thủ tục nhập học, thời gian tuyển sinh, ngành đào tạo, thời gian theo học…
Triển lãm Giáo dục New Zealand 2016 với sự có mặt của rất nhiều đại diện từ các trường hàng đầu New Zealand
Đặc biệt, Triển lãm Giáo dục New Zealand 2017 sẽ đem đến cho người tham dự những thông tin về rất nhiều học bổng hấp dẫn dành riêng cho HSSV quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là buổi hội thảo chuyên đề về chương trình học bổng thường niên New Zealand ASEAN Scholars Awards của Chính phủ New Zealand dành cho sinh viên các nước Đông Nam Á.
Hằng năm, có khoảng 30 sinh viên Việt Nam được nhận học bổng toàn phần của chương trình này (bao gồm vé máy bay 2 chiều, học phí toàn phần, phụ cấp nơi ở, phụ cấp sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và bảo hiểm du lịch, và vé máy bay về đoàn tụ gia đình cho người đạt học bổng nhưng không có người thân tại New Zealand).
Các nội dung của hội thảo chuyên đề trong triển lãm năm ngoái thu hút nhiều sự quan tâm
Bên cạnh thông tin học bổng, các hội thảo chuyên đề còn giúp phụ huynh và HSSV hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục New Zealand. Phương pháp giáo dục ở quốc gia này lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh, sinh viên phát huy tiềm năng và cá tính củahọ và cân bằng giữa lý thuyết và thực hành.
Phương pháp giảng dạy này đã giúp tất cả 8 trường đại học New Zealand đều có tên trong Top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới, theo Bảng xếp hạng các Đại học tốt nhất thế giới QS năm 2016 (QS World University Rankings 2016), giáo viên New Zealand đứng trong top 4 về độ chuyên nghiệp.
Cũng tại Triển lãm Giáo dục New Zealand 2017, phụ huynh và học sinh sẽ hiểu rõ hơn về hệ thống NCEA (National Certificates of Educational Achievement), tạm dịch là Chứng chỉ Giáo dục Quốc gia New Zealand- mở ra con đường du học New Zealand ngay từ bậc THPT dành cho học sinh quốc tế.
Một lợi ích nữa khi tham dự Triển lãm Giáo dục New Zealand 2017 chính là cơ hội được nghe những chia sẻ về thông tin liên quan đến thị thực du học và cơ hội săn vé máy bay miễn phí.
Ngay từ bây giờ, bạn có thể đăng ký tham gia Triển lãm Giáo dục New Zealand 2017 (mở cửa tự do) tại địa chỉ: http://www.studyinnewzealand.govt.nz/vn/nzfair/
Doãn Phong" width="175" height="115" alt="Cập nhật thông tin mới nhất về du học New Zealand" />Triển lãm Giáo dục New Zealand 2017
• Thứ 7, 18/03/2017, 8:30 -13:00
Khách sạn Melia Hanoi, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội
• Chủ nhật, 19/03/2017, 8:30- 15:00
Khách sạn Sheraton Saigon, 88 Đường Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM
Cập nhật thông tin mới nhất về du học New Zealand
2025-01-19 04:33
Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản so với các thời khác. Chuyện xuất thế hay nhập thế, im lặng hay mở miệng, vị quân hay vị dân, là câu chuyện không mới. Nhưng có điều này thì mới và cần phải bàn: Giới tinh hoa phải làm thế nào để làm tròn vai trò của mình trong một thế giới có ít nhất hai đặc điểm chưa có tiền lệ: - Hầu như ai cũng có thể trở thành “tinh hoa” trong một lĩnh vực nhỏ, chỉ cần có kết nối Internet và mạnh dạn bày tỏ ý kiến và/hoặc cảm xúc “thật”. - Thông tin quá nhiều và thay đổi quá nhanh, khiến người đọc khó đối chiếu, đánh giá để biết đâu là “tinh hoa” thực sự. Việc phản ứng theo cảm xúc trở nên phổ biến hơn, và thường phản ứng tiêu cực với các ý kiến phản biện.
Tác giả sinh hoạt cùng các nhà sư ở chùa Rombodhidharma, thuộc tỉnh Loei của Thái Lan. (Ảnh do tác giả cung cấp). |
Những điều này khiến nhiều người trong giới tinh hoa cảm thấy vô vọng và rút dần vào đời sống cá nhân của mình. Sự im lặng của họ khiến các luồng tư tưởng và cảm xúc đối lập ngày càng thắng thế. Giới tinh hoa càng cảm thấy bị cô lập, nên càng rút sâu hơn vào im lặng. Các nhà nghiên cứu có một lý thuyết để nói về quy trình này, gọi là “spiral of silence” tức “vòng xoáy của im lặng”.
Vậy làm thế nào để giới tinh hoa có thể tiếp tục là tiếng nói của sự thật. Giải pháp thì có nhiều. Tôi chỉ xin được nói một vấn đề: làm thế nào có thể chiến thắng được cảm giác muốn buông xuôi trong dòng thác nói trên, để tiếp tục vai trò của mình?
Trả lời câu hỏi này, tôi xin kể chuyện tôi xuất gia gieo duyên ở chùa Rombodhidharma, thuộc tỉnh Loei của Thái Lan vào tháng 10 vừa rồi.
Tôi vốn sang chùa Rombodhidharma của Luang Por Phosrisuryia Khemarato với mục đích nghiên cứu về ứng dụng đạo Phật vào trị liệu các rối nhiễu tâm thần. Lần đầu tôi đến chùa là cuối tháng 6-2016 và chỉ ở lại một tuần. Lúc đó, tôi chỉ tình cờ sang chùa theo một người bạn và đinh ninh rằng chùa này dạy ngồi thiền. Nhưng sang đến nơi thì thấy ở đây không dạy ngồi thiền, cũng không tụng kinh, không trì chú, không niệm Phật, không có thời khóa bắt buộc nào. Thời khóa – nếu có thể gọi như thế - chỉ là một buổi pháp duy nhất mỗi ngày vào lúc 6 giờ sáng. Ai muốn dự sẽ tới chánh điện – chỉ là một cái lán lớn lợp tranh - nghe Luang Por giảng, có thể 15 phút, có thể 45 phút. Sau đó ăn sáng. Thời gian còn lại trong ngày, mọi việc tự vận hành. Không có ai phân công, không có ai quản lý, không ai giám sát, không có bất kỳ một hình thức tổ chức nào, vậy mà mọi việc tự động tổ chức. Người tình nguyện làm việc dưới bếp, người làm việc trong vườn, người quét đường, sửa cốc liêu, vân vân… Khỏe thì làm, mệt thì nghỉ. Mấy trăm chư tăng ở trong các cốc xây đơn giản, có khi chỉ là cái lán che bốn phía, mỗi ngày mang bình bát lấy cơm một lần buổi sáng, còn lại cứ thế “tu”. Giải thích cụ thể pháp tu của tăng ni ở chùa không phải là mục đích bài viết của tôi nên tôi xin phép bỏ qua. Tôi kể tiếp chuyện xuất gia gieo duyên.
Sang chùa một tuần, tôi trở lại Hà Nội, đổi vé máy bay về Mỹ để có thể trở lại chùa thêm ba tuần. Lần này sang, tôi càng ngấm sâu thêm những gì đang được dạy ở đây. Thế nên trở lại Mỹ rồi, tôi thu xếp với trường để kỳ học mùa thu, tôi có thể trở lại Việt Nam cả học kỳ và sang chùa một thời gian dài hơn để làm nghiên cứu. Trước đó, cả ba mùa hè 2013, 2014, 2015, tôi đã sống trong chùa ở Việt Nam để nghiên cứu. Tôi cũng đã đi nhiều thiền viện và chùa khác nhau ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Mỹ để tìm hiểu. Nhưng chưa bao giờ tôi có ý định xuất gia gieo duyên.
Một buổi tối, nghe tin Achan PJ (achan trong tiếng Thái là thầy), một nhà sư tôi kính trọng mới đi xa trở về chùa, tôi quyết định sang chào ngài. Achan PJ chỉ nói được một vài từ tiếng Anh, tôi thì không nói được tiếng Thái. Tôi vừa bước vào, achan nói:
- Việt, hãy xuất gia đi.
- Ồ không, con không xuất gia đâu.
- Hãy xuất gia đi.
- Không, con xuất gia trong tâm rồi.
- Không, phải xuất gia trên thân nữa. Sẽ rất tốt cho con.
- Con biết nhưng con không thể.
- Vì sao không thể?
Tôi giải thích rằng đầu tháng 11, tôi về thành phố Hồ Chí Minh dự Hội nghị Việt kiều và gặp mặt Thủ tướng; sau đó, tôi lại ra Hà Nội thuyết trình về xây dựng luật công tác xã hội cho Việt Nam.
- Đây là lần đầu tiên có luật này – tôi cười cười - Luật này quan trọng lắm. Nếu con mà xuống tóc, con về Việt Nam thuyết trình, người ta thấy cái đầu trọc của con, người ta sẽ nghĩ con điên, không ai tin con cả. Như thế sẽ hỏng hết việc. Vả lại, con đang làm việc bên Mỹ, con đang nghiên cứu về… Con phải abc, xyz…
Achan PJ nói trời ơi, nhiều lý do quá. Giờ ta đưa con lên gặp Luang Por nhá.
- Được rồi, lên gặp Luang Por mà ngài bảo con cạo tóc thì con cạo, không thì con không cạo nhé.
Tôi đồng ý vì lần trước tôi sang chùa, Luang Por nói với tôi rằng quan trọng là xuất gia trong tâm, hình tướng bên ngoài không quan trọng. Nhưng chúng tôi đi lên gặp Luang Por thì ngài đang bận. Achan PJ nói gì đó bằng tiếng Thái với thị giả của Luang Por về việc “Tiến sỹ… xuất gia” (ở chùa, mọi người hay gọi đùa tôi là “Doctor”). Sư thị giả cho Luang Por cười cười đi vào bạch với Luang Por, lát sau sư thị giả đi ra nói với tôi và achan PJ:
- Luang Por nói ok.
Achan PJ cười to.
- Đó, Luang Por nói nhé. Cạo tóc.
Nhưng tôi vẫn không chịu.
- Không phải. Achan không hỏi Luang Por là con có cần cạo tóc không, mà achan chỉ bạch ngài là con xin xuất gia. Dĩ nhiên ngài bảo ok. Con không cạo đâu. Con không thể.
- Vì sao, vì sao?
- Đấy, đầu tháng 11, con phải…
Tôi lại trình bày lại các lý do dài dòng lê thê của mình. Achan PJ lắc đầu:
- À, các tiến sỹ luôn nhiều lý do. Tắc trong lý do… Cho con 20 phút để nghĩ rồi nói cho ta biết: có cạo tóc hay không. Thế thôi.
- OK – tôi cười, lòng biết chắc tôi sẽ không cạo.
Tôi lên xe achan PJ về cốc của ngài. Trên đường về, ngài vừa cười vừa lắc đầu:
- Ah, doctor Việt… Ta đã gặp rất nhiều doctor. Các tiến sỹ nhá, ai cũng đều nói chỉ cần xuất gia trong tâm thôi. Doctor nào cũng nói câu này. Không ai chịu xuất gia ngoài thân cả. Ai cũng nói chỉ cần xuất gia trong tâm. Y như nhau. Chỉ cần trong tâm. Chậc, ai cũng thế.
Tôi vừa nghe câu này, thì trong đầu tôi bỗng nhiên hiện lên trùng trùng điệp điệp khuôn mặt những người thầy, người bạn có bằng tiến sỹ, những doanh nhân, trí thức, người nổi tiếng mà tôi biết. Họ đứng như một đoàn quân, trùng trùng điệp điệp. Chắc chắn họ sẽ không cắt tóc gieo duyên, dù chỉ trong một giây, một giờ, một ngày, hay một tháng. Trong khoảnh khắc mà tôi nhìn thấy tất cả những khuôn mặt của họ và sự từ chối giống hệt nhau của họ, tôi cũng lập tức nhìn rõ khuôn mặt tôi và sự từ chối của tôi. Tôi nhìn rõ những quả núi khổng lồ mà tôi và họ đang cõng trên lưng. Những thành lũy, pháo đài khái niệm mà tôi và họ cùng tự xây cho mình. Và lúc đó, tôi thấy tôi trực diện với nỗi sợ của mình – cũng là nỗi sợ của chúng tôi; dù nó có thể ngụy trang dưới nhiều khái niệm khác như “duy lý”, “trí tuệ”, “khoa học”, thậm chí “phá chấp” hay “giải thoát”.
- OK, con cạo tóc! – tôi nói.
Ngay giây phút đó, những gồng gánh và cả quả núi lớn từ trên vai tôi được vứt ùm xuống. Nhưng cái xảy ra đằng sau việc xuất gia gieo duyên mới là cái đáng nói. Chính sau khi có thể chấp nhận và bỏ xuống những ý niệm về bản thân và việc phải làm, thì tôi lại có một sự rõ ràng và tự do tôi chưa từng biết đến, để có thể làm được rất nhiều điều mà trước đây tôi đắn đo. Sống để làm gì, sống thế nào trở nên rõ ràng hơn hết.
Kinh nghiệm này cho tôi thấy người trí thức nói riêng và con người nói chung thường đi qua ba giai đoạn trong việc xử lý vai trò của mình với xã hội:
- Giai đoạn “trăng mật”: Rất hăm hở, đầy hoài bão, muốn cống hiến hết sức cho xã hội, như phải lòng con người và xã hội vậy.
- Giai đoạn “trăng khuyết”: Bắt đầu bị bầm dập trong quá trình cống hiến cho xã hội, đưa đến nản chí, và cân nhắc chuyện gác kiếm ở ẩn để giữ sự trong sạch của mình hoặc tặc lưỡi đi theo sự thoái hóa của số đông.
- Giai đoạn “trăng tròn”: Người ta có sự chuyển hóa về nội tâm, để đưa đến một trạng thái cống hiến mới, tròn đầy và viên mãn.
Trong hai giai đoạn đầu tiên, tất cả những phiền muộn đến với chúng ta chủ yếu là vì chúng ta làm việc với một tâm ý TÔI đang làm, và chúng ta đặt rất nhiều ý nghĩa, mục đích, lý tưởng, giá trị, mong cầu cho những việc mình làm. Ở bên dưới tất cả những điều đó, chúng ta rút cuộc đều đang cố thu vén cho bản thân, lấy từ người khác và xã hội cho bản thân – có thể tiền, có thể danh tiếng, có thể địa vị, có thể sự ngợi khen, sự hâm mộ, vân vân… Ta làm gì cũng mong được đền đáp; và nếu không được đền đáp như ý thì ta nản chí. Kể cả những thứ thuộc về phong cách, cá tính đều là sự đắp thêm, tô vẽ, chất thêm lên chính mình và người khác. Cho đến lúc chúng trở thành gánh nặng và lời nguyền cho chính chúng ta và cho người khác. Nếu bằng cách nào đó, một người chuyển hóa từ tâm thế “thu vào”, “lấy cho bản thân” sang tâm thế “mở ra” và “cho đi” mà không bám vào một mục đích, mong muốn, kỳ vọng được đền đáp nào, thì họ có thể làm việc không mệt mỏi. Đấy là giai đoạn trăng tròn, tỏa sáng không phân biệt.
Tôi không dám nói to tát rằng tôi giác ngộ điều gì, nhưng trong kinh nghiệm cá nhân, chính khi không còn thấy bản thân mình quan trọng, không thấy những việc mình làm là quan trọng, thì tôi lại có dũng cảm và sự tử tế lớn nhất để làm được nhiều việc. Tôi không nghĩ mình là tinh hoa đang dẫn dắt ai. Tôi không thấy mình có thể đứng trên mà nhìn xuống để chỉ trích, phân tích, răn dạy. Tôi làm những gì tôi có thể làm, chỉ vì tôi có thể làm, và thế thôi.
Khi trống rỗng, không có mục đích viết làm hài lòng người đọc hay kỳ vọng bán được sách, thì tôi viết tốt nhất.
Khi tôi nói chuyện mà không có mục đích thuyết phục người nghe phải tin, tôi nói tốt nhất.
Khi tôi đọc tin tức mà không có mục đích thu lượm kiến thức hay soi xét, bình phẩm thì tôi có thể đọc rất lâu mà không bị nhiễm và mệt mỏi với các cảm xúc lên xuống.
Quay lại câu chuyện của số báo Xuân này. Nếu hỏi vai trò của giới tinh hoa (và mọi giới) trong xã hội hiện tại, thì câu trả lời của tôi ở thời điểm này là chỉ có cho đi. Cho cái gì? Cái gì cũng có thể cho và mỗi chúng ta đều có rất nhiều để cho. Nếu bạn không tự có, bạn có thể kết nối để có.
- Cho tiền, cho thức ăn, cho quần áo, cho chỗ ở, cho phương tiện đi lại, cho không gian vui chơi, cho thuốc men và sự chăm sóc khi bệnh tật, hiến nội tạng, vân vân… Đấy là những thứ hữu hình.
- Cho sự giáo dục, cho sự đùm bọc, cho cảm giác an toàn, cho tình thương, cho sự dũng cảm, cho sự quyết liệt, cho sự kiên định, cho sự hỷ lạc, cho sự cảm thông, cho sự không phán xét, cho sự không sợ hãi, cho sự niềm nở ân cần, cho sự kính trọng, cho sự ôn hòa, cho sự chính trực, cho sự tự chủ, cho sự độc lập, cho sự riêng tư, cho sự kết nối, cho sự hiếu thảo, cho sự buông xả, cho sự thanh tịnh, cho sự im lặng, cho sự vị tha, vân vân… Đấy là những thứ vô hình.
- Cho sự giải thoát thông qua việc khiến người khác thấy được sự thật về bản thân và thế giới, từ đó chấm dứt tất cả trói buộc. Đây là sự cho đi rốt ráo nhất.
Cho thế nào?
- Cho mà không thấy là mình đang đi cho người khác, đang ban phát hay làm phúc cho người khác.
- Cho đi không vì hy vọng hay mong cầu nhận lại được điều gì, mà cho vì có thể cho, không mong được đáp lại.
- Cho một cách công bằng, không phân biệt người tốt, người mình thích, việc mình thích mới cho. Người xấu, người mình không thích cũng cho.
- Cho và buông xả ngay tại đó, không ghi nhớ, cũng không cần phân tích xem họ sẽ dùng cái ta cho vào việc gì, họ có xứng đáng nhận hay không.
Trên tinh thần như thế, tôi dẹp được tất cả những câu hỏi rối ren do sự tính toán lợi ích và rủi ro khi phải quyết định có làm điều gì, có nói hay không nói. Mỗi khi ra quyết định, tôi chỉ hỏi một câu duy nhất: “Điều này có đưa đến chấm dứt các trói buộc cho người khác và cho mình hay không?” Nếu có tôi sẽ làm. Nếu “không” thì không làm. Đối với tôi, đây là con đường hiện tại để tiếp tục sống và làm những việc mình muốn làm một cách bình thường.
Xin quay lại nói nốt câu chuyện tôi xuất gia gieo duyên. Hóa ra, rất nhiều người mà tôi tưởng tượng là sẽ không hài lòng khi thấy cái đầu trọc của tôi lại rất bình tĩnh, thậm chí vui vẻ đón nhận nó. Người có vẻ băn khoăn nhất với cái đầu lởm chởm của tôi lại là anh cán bộ hải quan. Anh ta nhìn tôi, nhìn ảnh hộ chiếu của tôi, rồi lại nhìn tôi, rồi lại nhìn ảnh, và rút cục anh không đừng được:
- Cái đầu này là cái đầu kiểu gì hả em?
- À – tôi cười – cái đầu này là cái đầu kiểu ý anh ạ.
Anh ta nhìn lần nữa vào ảnh hộ chiếu, rồi lại nhìn tôi, rồi hơi mỉm cười và dập mạnh con dấu nhập cảnh, cho tôi qua.
(Theo Phan Việt- Tia Sáng)
" alt="Chuyện của một tiến sĩ xuất gia gieo duyên" width="90" height="59"/>- Nhận định, soi kèo Duhok vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 14/1: Bất ngờ từ chủ nhà
- Hà Nội đặc cách 25 thủ khoa xuất sắc vào thẳng công chức
- Giáo sư, phó giáo sư không phải là hư danh để ban phát
- Những câu hỏi bỏ ngỏ về iPhone 14 và Apple Watch 8
- Nhận định, soi kèo MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1: Tiếp đà hưng phấn
- Lý Băng Băng lên báo khoe dáng chuẩn
- Dàn sao hội chợ miền Tây tề tựu mừng đám cưới Khánh Đơn và vợ kém 8 tuổi
- Cận cảnh 4 thành viên của 2NE1 tại Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’