Nhận định, soi kèo Kazakhstan vs Triều Tiên, 21h00 ngày 17/2: Lỗ hổng hàng thủ
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/92c594211.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Persepoli vs Al Nassr, 23h00 ngày 17/2: Dưỡng sức
Theo nghiên cứu của Monta - một công ty có trụ sở tại Đan Mạch chuyên về trạm sạc xe điện, phối hợp với công ty tư vấn phân tích YouGov, nhiều người mua xe điện bày tỏ có những bất cập khi sử dụng ô tô điện.
Khảo sát cho thấy khoảng 54% chủ sở hữu xe điện không vui vì đang sử dụng xe điện nhưng chi phí điện tăng cao. Cuộc khủng hoảng giá cả và điện năng đã khiến hóa đơn tiền điện trên khắp châu Âu tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm vừa qua, và tất nhiên chi phí sạc điện cũng tăng lên ở mức tương tự.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng còn bao gồm sự thiếu minh bạch trong giá bán, có nghĩa là khách hàng chỉ biết được mức giá thực tế khi quá trình mua bán xe hoàn tất. Những người được hỏi cũng nêu khó khăn trong việc tìm ra nơi có mức giá tốt nhất, có thể là bởi các ưu đãi ở mỗi khu vực và trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.
Ngoài ra, những ngươi đang sử dụng xe điện cho rằng họ cảm thấy rất không hài lòng khi phải tải xuống nhiều ứng dụng khác nhau để sử dụng xe điện. Điều này đến từ việc thị trường bị phân mảnh và các nhà sản xuất đôi khi "không chơi" với nhau.
Ở Pháp, tỷ lệ sử dụng xe điện tương đương với mức trung bình của châu Âu là 12%. Các nước thuộc Liên minh châu Âu đặt mục tiêu có ít nhất 30 triệu ô tô điện lưu thông trên đường vào năm 2030.
Cũng vào năm 2030, Mỹ đang hướng tới 50% số ô tô bán ra trong nước là xe điện, trong khi Trung Quốc đặt mục tiêu là 40%. Thậm chí Anh còn mạnh dạn không bán xe xăng/dầu mới vào 2030.
Trang The Sun trích dẫn lời của một số chủ xe điện cho biết, việc mang xe đi du lịch, cắm trại ở những nơi xa xôi kẻo lánh mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ bất tiện vì ít chỗ sạc điện.
Theo The Sun
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những vấn đề về hạ tầng xe điện ở châu Âu
Chuyện đánh thuế bất động sản đã được các chuyên gia kinh tế và Hiệp hội bất động sản đặt vấn đề từ nhiều năm trước đây và gần đây nhất là, tháng 4 năm 2018 Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo áp thuế 0,3% - 0,4% đối với nhà có giá trị xây dựng trên 700 triệu đồng.Tuy nhiên, dự án luật cần tiếp tục nghiên cứu thêm, bởi dư luận xã hội lo lắng sắc thuế mới sẽ tác động ảnh hưởng đến số đông dân cư trong điều kiện thu nhập bình quân còn ở mức thấp, nhiều người lao động, nhất là công nhân, người thu nhập thấp... chưa có nhà ở.
Theo số thống kê, hiện cả nước có khoảng 30 triệu hộ gia đình, vói gần 100 triệu dân, trong đó gần 70% sống ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Người làm công ăn lương, công nhân lao động ở thành phố đa số chỉ đủ ăn đủ mặc, ban đầu hầu hết phải thuê nhà, tích cóp hàng chục năm trời cộng với tiền vay mượn mới đủ mua căn nhà trong ngõ diện tích vài chục mét vuông. Nhiều người lao động cả cuộc đời, từ khi đi làm đến lúc nghỉ hưu cũng không có đủ tiền mua nhà, phải ở nhà thuê. Vì vậy, nếu đánh thuế với những căn nhà phổ thông dễ gây hệ lụy, làm giảm cơ hội có nhà của người lao động, nhất là người có thu nhập thấp.
Từ trước đến nay, Việt Nam chưa ban hành Luật Thuế tài sản, chưa có thuế bất động sản nhưng trên thực tế đã có nhiều loại thuế đánh vào bất động sản. Khi cấp đất, người dân phải nộp tiền sử dụng đất (tương đương tiền mua đất); Hàng năm, chủ nhà đất phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 0,03% trên giá trị đất theo bảng giá do UBND tỉnh quy định. Khi đăng ký quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ 0,5% trị giá. Trường hợp chuyển đổi căn nhà, người dân phải nộp thuế thu nhập 2% trên giá trị chuyển nhượng. Rõ ràng, chính sách tài chính hiện hành tuy không gọi là thuế tài sản (hay thuế bất động sản) nhưng về cơ bản đã đảm bảo hành lang pháp lý để quản lý và điều tiết đối với thị trường nhà đất.
>> 'Thuế bất động sản thứ hai có đánh nhầm người mua nhà để dành cho con?'
Về ý tưởng của Hiệp hội kinh doanh bất động sản kiến nghị đánh thuế tài sản đối với người có nhà ở thứ hai trở lên, đã được nhiều chuyên gia phân tích cho thấy còn nhiều bất cập.Bởi người có hai nhà diện tích nhỏ bị đánh thuế sẽ bất hợp lý so với người có một nhà nhưng diện tích lớn hơn cả hai nhà cộng lại. Đối với người có một nhà nhưng có con lớn, muốn mua thêm căn nhà chuẩn bị cho con ra ở riêng...hoàn toàn là nhu cầu thực, sao lại đánh thuế cao?
Trường hợp người ở các tỉnh lân cận lên thành phố mua nhà, thì có tính nhà ở thứ hai? Và như vậy chi phí hành chính rất lớn, trong khi số thu thuế nhà đất vào ngân sách nhà nước không đáng kể. Cùng với đó việc xác định trị giá nhà rất phức tạp, do nhà ở Việt Nam được xây dựng dưới nhiều cấp độ (nhà kiên cố, nhà cấp 3 cấp 4, nhà tạm). Qua mỗi năm nhà xuống cấp, phải tính khấu hao...nên khó xác định trị giá tính thuế, dễ phát sinh tiêu cực.
Vì vậy, trước mắt chưa nên thu thuế nhà mà tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn quốc (trọng tâm là các thành phố lớn) để thiết lập cơ sở thu đúng thu đủ đối với người sử dụng, mua bán và chuyển quyền sử dụng đất, đảm bảo công khai, minh bạch.
">Đánh thuế lũy tiến người có nhiều nhà đất
Con rắn độc "nấp" trong chăn cắn cô gái tử vong.
Ngày 8/7, ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) xác nhận, một cô gái trẻ trên địa bàn không may bị rắn cạp nia cắn, sau 5 ngày điều trị ở bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Trước đó, vào khoảng 2h ngày 3/7, chị N.T.L. (SN 2000, trú ở làng Yên Phú, xã Nghĩa Lâm) đang ngủ tại phòng trên tầng 2 nhà mình, có bật điều hòa thì thấy lạnh nên kéo chăn lên đắp thì bất ngờ bị con rắn cạp nia ở trong chăn chui ra cắn một vết vào cổ.
Quá hoảng hốt, chị L. kéo con rắn ra thì bị cắn tiếp vào tay. Nạn nhân nhanh chóng được gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc, sau đó chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để chữa trị.
"Do tình trạng quá nặng nên chị L. đã tử vong vào trưa 8/7. Nhận được thông tin, đại diện chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình", ông Kiên cho biết thêm.
Theo Dân Trí
Là một giáo viên chủ nhiệm, công việc ở trường đã rất áp lực với tôi, về nhà lại phải đứng giữa con và mẹ chồng khiến tôi bị stress.
">Rắn cạp nia 'nấp' trong chăn cắn cô gái trẻ tử vong
Nhận định, soi kèo Ajax vs Heracles Almelo, 22h45 ngày 16/2: Khách tự tin
Ca sĩ Ti Ti chia sẻ kinh nghiệm khi từng gây tranh cãi suốt thời gian dài. Anh đồng cảm với Phát Hồ vì cũng là người con của miền Tây chất phác, thật thà.
"Lúc ấy, tôi đã đạp lên dư luận để bước tiếp nhưng cũng có ý thức đúc kết các góp ý để bản thân tốt hơn mỗi ngày. Tôi không dám dạy bảo nhiều, chỉ mong Phát Hồ mạnh mẽ vượt qua định kiến, hoàn thiện chính mình để các sản phẩm tiếp theo ngày càng tốt hơn", cựu thành viên nhóm HKT cho hay.
Bài hát Quên một người thương em(sáng tác: Bozitt, sản xuất: Man child) được viết về nỗi nhớ của người nước qua cuộc tình đổ vỡ. Giai điệu nhẹ nhàng, có phần day dứt tôn giọng nam cao đặc trưng của Phát Hồ.
MV do diễn viên Anh Tú và người đẹp H'Duyên Bkrông đóng chính, Phát Hồ vào vai người kể chuyện. Nhân vật nữ chính đã lập gia đình nhưng hôn nhân không hạnh phúc, thường xuyên bị chồng bạo hành nên đem lòng yêu một chàng trai khác.
Phát Hồ tên thật là Hồ Đắc Hoàng Phát, sinh năm 1999 tại Cà Mau. Anh từng là ca sĩ chính trong nhóm nhạc X2Xnổi tiếng trên mạng xã hội với các bản hit đạt hàng trăm triệu lượt xem trên YouTube như: Cô Thắm không về, Cố giang tình, Yêu là cưới.
Từ ca sĩ indie, Phát Hồ chính thức đầu quân Grammy Music Vietnam, đánh dấu hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp với MV Khoác xiêm y.
H'Duyên Bkrông là cô gái người Ê Đê nổi tiếng trên mạng xã hội với vẻ đẹp gợi cảm kiểu phương Tây và tính cách hài hước, thông minh, hồn nhiên. Cô thường bị nhầm lẫn là con lai dù bố mẹ đều là người Việt.
Người đẹp đang được quan tâm khi xuất hiện trên truyền hình tại 2 chương trình hot là The New Mentorvà Miss Universe Vietnam 2023. Cô cũng là nghệ sĩ độc quyền của Grammy Music Vietnam với vai trò người mẫu. Trong tương lai, H'Duyên Bkrông mong muốn theo đuổi hoạt động âm nhạc.
Trích đoạn MV 'Quên một người thương em'
"Tôi xem cô ấy như một người chị, tuy nhiên về chuyện tình cảm cũng không thể nói trước được điều gì. Tất cả là do duyên số", cựu thành viên HKT úp mở.
">Ti Ti nhóm HKT: Tôi từng đạp lên dư luận để bước tiếp
Trao đổi với PV VietNamNet, anh Nguyễn Tuấn Hoà cho biết, ngày 10/1/2024, anh và đại lý Toyota Đà Nẵng đã hoàn tất các thủ tục mua lại chiếc Toyota Wigo 1.2AT đời 2021 của mình với giá 285 triệu đồng. Như vậy, so với giá lúc lăn bánh là khoảng 425 triệu thì chiếc xe đã giảm 140 triệu sau gần 3 năm và 110.000 km sử dụng.
"Lúc đầu tôi đề xuất đại lý mua lại với giá 300 triệu, nhưng sau khi đàm phán thì hai bên chốt 285 triệu, kèm theo một số điều kiện khác. Sau khi thoả thuận xong, phía Toyota Đà Nẵng đã thu lại chiếc xe và trả đủ tiền cho tôi vào chiều tối ngày 10/1. Hiện, tôi đang tìm mua trả góp một chiếc xe 7 chỗ để tiếp tục chạy dịch vụ", anh Hoà chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Toyota Đà Nẵng xác nhận thông tin trên. Đại lý này cho biết chiếc xe Toyota Wigo của anh Hoà sau khi được kiểm tra, sửa chữa nhiều lần tại xưởng dịch vụ của đại lý, mời cả kỹ sư của Toyota Việt Nam vào kiểm tra, sửa chữa nhưng vẫn không khắc phục triệt để lỗi động cơ kêu lạch cạch. Do vậy, đại lý đã quyết định đàm phán để mua lại chiếc xe này với giá 285 triệu đồng.
"Giá trên đã được xem xét và đưa ra bởi bộ phận định giá mua bán xe đã qua sử dụng của đại lý. Chúng tôi luôn muốn tìm ra giải pháp hợp lý nhất, đúng theo nguyện vọng và quyền lợi của khách hàng", đại diện Toyota Đà Nẵng nói.
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, anh Nguyễn Tuấn Hoà (35 tuổi, trú ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bức xúc khi chiếc ô tô cũng là phương tiện "kiếm cơm" nuôi cả gia đình của mình dù mới đi được hơn 2 năm đã năm lần bảy lượt dính lỗi, ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của anh và gia đình.
Theo chia sẻ của chủ xe này, chiếc Toyota Wigo 1.2AT được anh mua tại đại lý Toyota Đà Nẵng Cơ sở 1 (số 71 Duy Tân, TP. Đà Nẵng) vào tháng 4/2021. Đến tháng 8/2022, chiếc xe di chuyển phát ra tiếng kêu lạch cạch từ khoang động cơ, máy bị nóng, yếu, ì, khó tăng tốc và rất ngốn xăng,... Đại lý Toyota Đà Nẵng Cơ sở 1 đã thực hiện bảo hành sửa chữa với nguyên nhân được cho là do kim phun, bu-gi có vấn đề, buồng đốt bẩn,... Tuy nhiên, sau 1 năm 3 tháng nhiều lần sửa chữa, xe vẫn không hết các triệu chứng bất thường. Tháng 7/2023, đại lý đã "bổ máy" để kiểm tra bên trong động cơ, sau đó, thay thế xéc măng, bộ gioăng máy, dẫn hướng cam, tay đòn cam, tăng cam tự động,
Sau lần "bổ máy" này, xe hết triệu chứng bất thường trên nhưng khi đi tiếp khoảng 4.000 km, chiếc xe lại "dở chứng" y như cũ.
Tháng 10/2023, Toyota Việt Nam đã cử kỹ thuật viên của hãng trực tiếp vào Đà Nẵng kiểm tra chiếc xe Toyota Wigo của anh Hòa. Để khắc phục, chiếc xe tiếp tục được "bổ máy" lần 2 để thay thế thêm hàng loạt chi tiết như mặt quy lát, supap, lò xo supap, cò mổ cam, xích cam, dẫn hướng cam, tăng cam tự động, dẫn hướng cam,... Sau lần "bổ máy" này, chiếc Wigo của anh Hoà chỉ đi thêm được 5.000 km rồi lại "tái phát bệnh".
Tháng 12/2023, hãng Toyota và đại lý Đà Nẵng tiếp tục đề nghị anh Hòa cho "bổ máy" lần thứ 3 nhưng chủ xe từ chối và yêu cầu thay thế cả cụm động cơ mới hoặc thu hồi, mua lại chiếc xe Wigo nói trên để tìm mua chiếc xe khác.
Trên thị trường xe cũ, Toyota Wigo 1.2AT đời 2021 đang được rao bán với giá khoảng 350 triệu đồng, cao hơn giá mua lại (285 triệu đồng) của đại lý đối với chiếc xe của anh Hòa là 65 triệu đồng.
Hoàng Hiệp
Bạn có ý kiến gì về trường hợp trên? Hãy chia sẻ thông tin về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Toyota Wigo đi 2 năm 2 lần 'bổ máy' được đại lý chấp nhận mua lại giá 285 triệu
Nhưng tiện lợi đến đâu thì ăn mỳ gói nhiều sẽ không đủ chất. Thực phẩm này ở một số quốc gia được coi là món ăn chơi (snacks), không thể thay thế bữa ăn dinh dưỡng.
Những hình ảnh về dân nghèo nước ta hôm nay xuất hiện nhiều thức ăn này. Lúc nhận quà từ thiện hay vạ vật trên đường hồi hương, dường như mỳ tôm đã trở thành một giải pháp cứu đói.
Thật trùng hợp khi một khảo sát vừa cho biết, người Việt Nam tiêu thụ mỳ gói lớn thứ ba toàn cầu, với hơn 7 tỷ gói mỳ ăn liền trong năm 2020. Theo Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới, tăng trưởng của thị trường mỳ gói Việt Nam đạt gần 30% năm ngoái - mức tăng trưởng rất cao. Theo bình quân đầu người, Việt Nam đứng nhì thế giới khi mỗi người tiêu thụ hơn 72 gói mỳ một năm.
Nhưng có ưa chuộng đến đâu thì ăn mỳ tôm hàng tháng liên tục có lẽ cũng quá mức chịu đựng của cơ thể con người. Tệ hơn nữa, tôi thấy có người bị kẹt lại ở tâm dịch trả lời, mỳ tôm cũng không còn đủ để ăn. Đó là một trong những lý do họ phải dứt áo rời thành phố về quê.
Nhìn cảnh người mẹ trẻ mệt mỏi ngồi nhìn con ngủ bên lề đường, tôi trăn trở mãi vì xót xa và bất lực. Những người biết có chốt chặn vẫn gồng gánh rời khỏi Sài Gòn khi lệnh phong tỏa kéo dài thêm một tháng được ban bố. Phụ nữ và trẻ em nheo nhóc, hàng chục người nằm ngủ ngổn ngang trên cầu dưới đèn đêm có lẽ là tấm ảnh ghi dấu những ngày khó quên.
Khác với những lần trước, lần này cuộc hành hương dường như nỗ lực hơn bởi yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó" đã ban bố từ hơn hai tuần trước. Tất nhiên, họ sẽ gặp sự ngăn cản và giúp đỡ, nhưng là giúp quay trở lại phòng trọ, của lực lượng chức năng.
Để người dân tháo chạy về quê nghĩa là "xuất khẩu" dịch bệnh ra cả nước. Là trung tâm kinh tế lớn nhất, TP HCM thu hút về đây lực lượng lao động đến từ mọi miền đất nước. Khi người dân bỏ đi, mọi miền quê đều có thể bị lây lan dịch. Mà như vậy, giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Cho dù chi phí phòng chống dịch và bảo đảm an sinh của Thành phố có bị tăng cao, tôi ước tính nó vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với việc để dịch bệnh lây lan khắp nơi. Đó là chưa nói tới rủi ro quốc gia sẽ không bao giờ có đủ nguồn lực để rải mành mành ra cả nước.
Giữ người dân ở lại thành phố cũng là giữ lại nguồn nhân lực để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu để hàng triệu người dân rời bỏ trung tâm kinh tế này, chưa biết bao giờ họ mới quay trở lại. Trong lúc đó, sự phục hồi sản xuất phải được thúc đẩy tức thì ngay khi dịch lắng xuống, nếu Việt Nam không muốn bị cắt đứt hợp đồng, không muốn bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đại dịch, xuất khẩu vẫn là điểm sáng của nền kinh tế nước ta. Và xuất khẩu cũng chính là động lực quan trọng nhất để chúng ta phục hồi.
Để hàng triệu lao động ra đi còn ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế theo một góc độ khác. Tuyệt đại đa số họ sẽ về lại nông thôn. Tại quê nhà, an sinh của họ sẽ được bảo đảm nhờ vườn cây, ao cá. Nghĩa là họ trở lại với đời sống tự túc, tự cấp. Hàng triệu người sống tự túc, tự cấp thì tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu giảm thì tăng trưởng kinh tế khó lòng mà vực dậy được.
Những người nhập cư cần việc làm, chỗ ở, TP HCM cũng rất cần họ. Thành thị cần cả lao động có kỹ năng cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp hiện đại, cả lao động phổ thông cho những dịch vụ giản đơn như quét rác, lau dọn nhà hàng... Thiếu họ, không chỉ sản xuất sẽ bị đình trệ mà đời sống của thành phố cũng khó có thể đầy đủ và tiện nghi.
Dù đến từ bất kỳ địa phương nào, đa số người nhập cư đều đã chọn TP HCM làm quê hương thứ hai. Họ đã "vào Nam" hay "lên Sài Gòn" không chỉ tìm việc mà còn để sinh cơ lập nghiệp, gây dựng tương lai. Em bé nằm ngủ vạ vật bên đường tôi thấy chính là công dân gốc của TP HCM, vì em được sinh ra ở thành phố này và sinh kế của cha mẹ em cũng ở đó. Theo một cách hoàn toàn tự nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã lôi cuốn cha mẹ em và hàng vạn lao động khác tới TP HCM, và có thể nơi này sẽ dung dưỡng em khôn lớn.
Nay, vì khó khăn, gia đình em và các gia đình khác lại phải rời bỏ đất hứa. Đây quả thực là một quá trình di cư ngược.
Để giữ lực lượng lao động nhập cư ở lại vùng kinh tế lớn nhất cả nước, bên cạnh việc chăm lo về y tế, bảo đảm an sinh cho họ rất quan trọng, nhất là khi nhiều người đang cảm thấy quá sức chịu đựng. Chính vì vậy, một chương trình an sinh trên diện rộng được tuyên bố rõ ràng về thời hạn mới có thể giúp họ không còn tiến thoái lưỡng nan.
Tương tự chiến lược tiêm chủng toàn dân, tôi đề xuất một chương trình an sinh trên cả nước cho tất cả những người bị mất việc làm vì dịch bệnh và kéo dài đến cuối năm 2021. Chương trình này có thể gồm các cấu phần: một khoản tiền trợ cấp ở mức sống cơ bản được phát hàng tháng; các gói thực phẩm được cấp phát theo tuần; sự tư vấn, chăm sóc y tế cả về cách thức phòng chống dịch và sức khỏe tâm thần - điều dường như ít được quan tâm thời gian qua.
Chương trình có mốc thời gian cụ thể là hết năm 2021, không riêng cho TP HCM - dù có thể thực hiện sớm nhất ở Thành phố này. Lý do không chỉ vì tình hình dịch còn phức tạp mà còn vì nếu khống chế sớm được dịch, chúng ta cũng phải có thời gian để phục hồi kinh tế.
Và quan trọng hơn, chương trình này được ban bố công khai, minh bạch các bước triển khai và thông tin đầu mối để người dân được biết, tránh chung chung như nhiều chương trình đã có. Chỉ có thông tin chi tiết và đáng tin cậy từ chính quyền mới khiến dân chúng không còn bất an. Tâm lý cộng đồng được ổn định là một "vaccine" giải bài toán dịch bệnh.
Sẽ có người hỏi, "tiền đâu ra?". Một chương trình như vậy chắc chắn đòi hỏi nguồn lực và tiếp sức của Trung ương bên cạnh sự sẵn sàng của các địa phương. Địa phương nắm chắc nhu cầu và triển khai hoạt động trợ giúp cụ thể, có thể dùng một phần ngân sách của mình. Trung ương điều phối nguồn lực của cả quốc gia để hỗ trợ từng địa phương ở mức tương ứng. Gói 26.000 tỷ đồng hiện mới phát được hơn 7.000 tỷ đồng trên cả nước có thể tích hợp vào gói này.
Tôi tin chúng ta vẫn có thể thắt lưng buộc bụng được nếu bớt đi các dự án đầu tư công nằm trong kế hoạch nhưng thực sự chưa cần thiết, các hội họp hình thức, lãng phí. Đây là lúc một nhà nước của dân, do dân và vì dân thể hiện rõ ràng nhất phẩm chất và năng lực của mình trên thực tế.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Giữ dân cho thành phố
友情链接