Soi kèo góc Atalanta vs Real Madrid, 3h00 ngày 11/12

Kinh doanh 2025-02-24 16:16:40 25482
èogócAtalantavsRealMadridhngàbảng xếp hạng la liga 2023   Hoàng Ngọc - 10/12/2024 03:53  Kèo phạt góc
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/944f198378.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi

– Nam nghệ sĩ hài gặp tai nạn giao thông khi trên đường về nhà và được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời. Anh đang nằm điều trị tại bệnh viện với sự chăm sóc của bác sĩ và gia đình.

Con chung, con riêng rạng rỡ trong đám cưới Ưng Hoàng Phúc - Kim Cương

Nỗi đau khó ai thấu của các mỹ nhân chuyển giới Việt

Cindy Thài Tài: Nỗi đau mất chồng khiến tôi không yêu thêm được ai

Sao Việt hân hoan dự đám cưới Ưng Hoàng Phúc - Kim Cương

Tối 1/12, một người bạn của Hoàng Mập bất ngờ chia sẻ thông tin nam nghệ sĩ hài gặp tai nạn giao thông và đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Theo người này, nam nghệ sĩ hài sau khi tập kịch và trên đường về nhà thì bị một xe gắn máy khác bất ngờ tông phải. Thay vì dừng lại hỗ trợ, kẻ lạ mặt đã lên xe bỏ trốn. Nam nghệ sĩ phải nằm bất tỉnh một lúc lâu thì mới được một tài xế ba gác phát hiện và hỗ trợ đưa vào bệnh viện.

{keywords}
Diễn viên Hoàng Mập bất ngờ bị tông xe.

Trong hình ảnh được đăng tải kèm theo, nhiều người không khỏi lo lắng khi thấy Hoàng Mập đầu bê bết máu, ngồi tựa vào cột điện bên đường. Phần tay và chân của anh cũng bị trầy xước khá nghiêm trọng.

Hiện, anh nằm điều trị tại một bệnh viện gần nhà dưới sự chăm sóc của vợ con và một số bạn bè đồng nghiệp. Vụ tai nạn khiến anh bị đa chấn thương, phải khâu nhiều mũi trên đầu và nằm theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. 

Mặt khác, cũng theo người đăng tải thông tin, dù bị tai nạn khá nghiêm trọng nhưng Hoàng Mập vẫn rất quan tâm đến công việc làm phim.

Phía gia đình Hoàng Mập đã nhờ công an vào cuộc điều tra. Sức khỏe nam nghệ sĩ tạm ổn định. Anh đã có thể ăn uống, tiếp chuyện với mọi người đến thăm nhưng vẫn phải ở lại bệnh viện theo dõi.

{keywords}
Các đồng nghiệp đến thăm Hoàng Mập tại bệnh viện. 

Hoàng Mập được biết đến là một trong những nam nghệ sĩ hài nổi bật của sân khấu phía Nam từ những năm 1990. Cùng thế hệ với anh có các nghệ sĩ hài Việt Hương, Thúy Nga, Tiết Cương, Hạnh Thúy,... Với ngoại hình cao to cùng cân nặng lên đến gần 150 kg, anh được xem là nam nghệ sĩ hài nặng ký nhất Việt Nam. Bên cạnh nghệ thuật, Hoàng Mập còn chuyển hướng sang kinh doanh và thành lập hãng phim tư nhân hoạt động từ nhiều năm nay.

Tuấn Chiêu

Lý do khiến nghệ sĩ hài Quang Minh đột ngột về nước

Lý do khiến nghệ sĩ hài Quang Minh đột ngột về nước

Lần hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông trong nước, nghệ sĩ hài Quang Minh tiết lộ anh đã tạm gác lại mọi việc ở hải ngoại để về Việt Nam hỗ trợ Duy Khánh trong sản phẩm đầu tay của đàn em.

">

Nghệ sĩ hài Hoàng Mập bị tông xe phải nhập viện

- "Tôi nhớ quê hương tôi, nhiều khi trào nước mắt. Những người đi thích đi châu Âu, đi châu Phi, đi vòng quanh thế giới, họ có suy nghĩ và ước mơ riêng của họ. Còn ước muốn một đời của tôi là đi cho hết đất nước mình".

{keywords}

Trên dòng sông Quây Sơn, dưới chân Thác Bản Giốc, nhiều hàng hóa, đồ lưu niệm Việt Nam được bày bán. Ảnh: Lê Anh Dũng

Có, tôi có nhớ chứ.

Tôi đọc Tú Xương, muốn đi Nam Định để xem con ngựa gỗ què một chânng trước nhà cụ xứ có còn không. Tôi muốn đến đứng trước mảnh sân nơi ông Tú đưa đồng bạc mà hỏi ông cử Cóc võ nghệ tinh thông có đánh nổi một con mụ đầm xòe này không. Tôi cố tưởng tượng mảnh đất Vị Hoàng thời ấy, có nghè Bân và ấm Kỷ, có cử Nhu, hàn Tịch, bà Hanh Tụ, chú Sìu Châu, lại có một ông Tú thi cả thảy tám lần không đỗ, thất thời lỡ vận, cứ sáng mang ô đi tối lại cắp ô về.  

Đọc Trương Định, tôi nhớ Gò Công, nơi con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Không biết có ai ở Gò Công còn nhớ Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định, nhớ các bà Lê Thị Thưởng, Trần Thị Sanh không? Có nhớ câu hò "Giặc Tây xâm chiếm cõi bờ, chàng đi giết giặc thiếp chờ năm canh" không? Hay ông bà nay cũng chỉ là tên một con phố, một đoạn đường, người ta chỉ nhắc đến khi bàn chuyện đất đai, và những câu hò là chuyện của những người đã cũ? Tôi vẫn nghe nói bản chất của con người ta từ khi mới lọt lòng mẹ đã là vô ơn.

Tôi muốn đi xuồng trên dòng kinh Ngã Bảy, ở ngã ba sông rộng mênh mông những cây đước, cây dừa. Tôi nhớ năm ấy chúng tôi dậy từ lúc gà còn chưa gáy, chạy xe máy một mạch từ Sóc Trăng, đến Cà Mau lúc tám giờ sáng. Đó là lần thứ hai tôi gặp chị Tư, chị nói "Tụi mầy đi chơi mà như đi ăn cướp." Tôi nhớ năm ấy hình như người ta chưa dùng từ phượt.  

Tôi muốn lại vào chùa Mía, muốn ngồi uống nước chè trước cổng thành cổ Sơn Tây. Thành cổ Sơn Tây ban đêm người ta thắp đèn điện mờ mờ, có thảm cỏ và mấy cây đại nở hoa trắng. Chùa Mía cũ, có những cái lu lớn bằng sành đặt trước sân. Từ Sơn Tây qua Phú Thọ bằng một chiếc đò ngang, có con đê chạy dọc theo bờ sông Hồng. Người ta cấy lúa ở những mảnh ruộng dưới triền đê ấy.

Tôi muốn đi Thái Nguyên thăm ông Lắm và ngọn đèn hột vịt. Con đường từ Hà Nội lên Thái Nguyên đầy bụi bặm. Chợ Thái Nguyên ban ngày vui, bán nhiều búp chè khô, nhưng ban đêm thì buồn. Thái Nguyên bây giờ ra sao? Ông già Lắm bây giờ ra sao? Tôi không biết. Có những người ta chỉ gặp một lần trong đời, rồi thôi.

Tôi thèm được rong ruổi trên con đường Tú Lệ. Tôi nhớ cảm giác đứng một mình trên đỉnh đèo Khau Phạ cao một nghìn hai trăm mét lúc đồng hồ chỉ năm giờ rưỡi chiều. Họa hoằn lắm mới có một người Mèo cõng bó củi đi ngang qua trong màn sương trắng mịt mù, cách chừng năm mét không nhìn rõ. Tôi đi xe máy qua những khúc cua tay áo, những đoạn đường núi ngoằn ngoèo, mấy lần suýt rơi xuống vực, đến Mù Cang Chải đúng lúc trời sập tối. Mù Cang Chải mùa này lạnh không nhỉ? Bà cụ già đã cho tôi ở nhờ tối hôm ấy, và run run hỏi "Sao cháu cho bà nhiều thế?" khi tôi dúi biếu bà ít tiền sáng hôm sau, có còn khỏe mạnh không? Chú bé nhoẻn nụ cười hiền lành khi bảo "À anh biết chị Lý à, hôm nọ em có nghe chị ấy hát ở trường" rồi năm ấy có đậu đại học không? Con suối sau nhà có còn chảy ầm ào không?

Tôi cũng nhớ quê tôi, mảnh đất mà mỗi lần nhắc đến tôi lại nói đùa là không có nổi một cái tên trên bản đồ. Quê tôi nghèo khổ đói rách, không có ai biết hát "À ơi táo rụng sân đình, thương anh một mình, một mình nhớ em," chỉ có một chị bị điên từ lúc nào không rõ vẫn hay lang thang ở chợ Bến Dầu. Bọn con nít chúng tôi chọc nhau, nói "Mi điên như Thu Yên Bến Dầu." Tết năm ngoái tôi về, chợ Bến Dầu tiêu điều xơ xác, gió từ sông thổi vào lán chợ nghe u u. Ngôi trường thuở nhỏ tôi học, đằng sau có mấy cây trâm ra trái từng chùm màu tím, bây giờ là bãi cỏ hoang, người ta cho bò ăn. Tôi muốn viết về làng tôi, mà lần lữa mãi đến giờ vẫn chưa viết được.

Nên bạn ạ, tôi nhớ chứ. Tôi nhớ quê hương tôi, nhiều khi trào nước mắt. Những người đi thích đi châu Âu, đi châu Phi, đi vòng quanh thế giới, họ có suy nghĩ và ước mơ riêng của họ. Còn ước muốn một đời của tôi là đi cho hết đất nước mình. Cũng có lúc tôi tiếc tôi không sinh ra khoảng năm sáu mươi năm về trước, lúc còn chiến tranh bom đạn, để hiểu hơn về những thứ đã mất đi không còn tìm lại được nữa. Nhưng rồi tôi lại mừng cho mình không phải chịu nỗi đau của những con người bị buộc phải rời bỏ quê hương, xa lìa xứ sở, cái nỗi đau mà tôi biết là tôi không bao giờ hiểu hết. Vì có biết bao nhiêu chuyện tôi không bao giờ hiểu hết, từ những chuyện thoạt nghe có vẻ như là đơn giản lắm. Như lúc đi lang thang ở Mù Cang Chải, dưới những thửa ruộng bậc thang, tôi gặp một anh đứng bên trụ xăng bơm có hàm răng vẩu nửa vàng nửa đen, anh vẫy tay cười với tôi và nói to một câu rất dài bằng tiếng Mèo.

Phan An

">

Quê hương thu nhỏ

Câu chuyện giáo dục - mở đầu cuộc Trò chuyện triết họcdang dở và... bất tận, nay được hân hạnh tái ngộ bạn đọc - sẽ thử làm công việc ấy một cách thật khái quát, góp phần vào nỗ lực suy nghĩ và thảo luận chung về vấn đề giáo dục đầy bức xúc.

{keywords}
Những học sinh lớp 1 năm học 2013 - 2014 tại lễ khai giảng. Ảnh: Văn Chung

KHẢ THỂ CỦA MỘT “QUYỀN TỰ NHIÊN”

Trước khi đi tìm “ngọn nguồn lạch sông” của vấn đề giáo dục về cả hai phương diện: phương diện lịch sử (các chủ thuyết hay các triết học giáo dục tiêu biểu) và phương diện hệ thống (các khái niệm “nền tảng” của giáo dục), hãy thử đặt giáo dục vào đúng “cương vị” của nó : như môt nhân quyền cơ bản.

Điều 26 của Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 10.12.1948 đã trịnh trọng khẳng định:

“1. Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc, Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải đến được với mọi người, và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng.

2. Giáo dục nhằm giúp con người phát triển đầy đủ về nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng các nhân quyền và các tự do cơ bản của con người. Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc hay tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc về duy trì hòa bình.

3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lưa chọn các hình thức giáo dục cho con cái họ.”

Cùng với quyền được hưởng giáo dục vừa nói, các quyền về lao động, nghỉ ngơi, giải trí, an toàn và an sinh xã hội cũng được lần lượt nêu đầy đủ từ các Điều 22 đến 26. Vài nhận xét:

- Chỉ được gọi là nhân quyền cơ bản khi con người sở hữu nó chỉ vì họ là... con người, nghĩa là, thuộc về con người mọi lúc và mọi nơi. Quyền ấy được “tự nhiên ban cho”, nhờ thế, có cương vị của một “quyền tự nhiên”. Liên Hợp quốc hoàn toàn có lý khi gọi bản tổng hợp này là “Tuyên Ngôn”, chứ không phải Công ước hay Thỏa ước v.v.. Chúng có tính ràng buộc mà không cần thỏa thuận. Chúng có giá trị hiệu lực trước và độc lập với mọi sự đặt định. Vì thế, chỉ cần “tuyên bố” mà không cần “quyết nghị”. Một “Công ước” hay “Hiệp ước” về nhân quyền là một sự mâu thuẫn nội tại! Cách dịch quen thuộc Tuyên Ngôn quan trọng này ra tiếng Việt thành “Tuyên Ngôn quốc tế về nhân quyền” dễ dẫn đến sự ngộ nhận vừa nói, bởi không làm nổi bật tính “phổ quát” (“universal”) đúng theo tinh thần và lời văn chính thức của Tuyên ngôn.

- Nhiều quyền xã hội được nêu trong các điều trên (chẳng hạn quyền lao động, nghỉ ngơi, giải trí, an sinh…) là rất quan trọng, cần được bảo vệ. Nhưng, liệu chúng có quyền yêu sách là thuộc cương vị những nhân quyền phổ quát? Thắc mắc ấy chính đáng, bởi chúng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội nhất định, không “phổ quát” (chẳng hạn, quyền lao động, và cùng với nó, là quyền nghỉ ngơi, giải trí, an sinh.., chỉ có ý nghĩa trong xã hội có lao động làm thuê v.v..). Chúng quan trọng, nhưng không… tuyệt đối, không phải do “tư nhiên ban cho”, trái lại thuộc về pháp luật thực định. Thực tiễn chính trị đã nhận ra điều ấy, và không phải ngẫu nhiên khi chúng được gọi là “quyền”, thay vì “nhân quyền” khi được đưa vào các “Công ước quốc tế“ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc ngày 19.12.1966.

- Ngoại lệ ở đây chính là quyền được hưởng giáo dục như một nhân quyền cơ bản đích thực! Biện minh cho điều này thật không dễ dàng và vượt ra khỏi khuôn khổ câu chuyện của chúng ta, vì phải chứng minh được hai điểm rất khó: quả có nhân quyền tự nhiên cơ bàn, và giáo dục là một trong những quyền ấy!

HÀI HÒA CÁC MỤC ĐÍCH: HẠT NHÂN CỦA GIÁO DỤC

Bảo quyền tự nhiên là dựa vào “ý Trời” sẽ khó thuyết phục với người không có tín ngưỡng. Bảo nó là “sự kiện hiển nhiên” không cần và không thể chứng minh (như quan niệm nổi tiếng của Kant về “mênh lệnh nhất quyết”: khác với châm ngôn chủ quan, mệnh lệnh nhất quyết về luân lý là khách quan: “Hãy hành động sao cho châm ngôn chủ quan của bạn lúc nào cũng có thể trở thành một quy luật phổ quát” ) thì có vẻ chưa đủ vì chưa cho thấy sự tất yếu tại sao tôi phải tuân thủ nó. Khó thật, nhưng ít ra phải thừa nhận sự tất yếu rằng tự do của ta không phải vô giới hạn: thứ nhất là tất yếu tự nhiên vì tôi không thể tàng hình đến thăm bạn được, và thứ hai là tất yếu lôgíc khi không thể vừa muốn ăn vừa muốn giữ lại miếng bánh ngọt! Nghĩa là, ta tất yếu phải... muốn một số điều nhất định thôi, bởi hai sự tất yếu trên đây không cho ta có lựa chọn khác. Trong số các điều... “muốn” ấy, có các quyền cơ bản. Tại sao?

“Đặc điểm của tâm hồn có giáo dục là biết thưởng lãm ý kiến mà mình không đồng ý”.

(ARISTOTELES)

Thưa, vì ai ai cũng muốn đạt được những mục đích của mình. Mục đích khác với mong ước, vì mục đích, về nguyên tắc, không thể bất khả thi. Nó đòi hỏi phải tìm ra và sử dụng những phương tiện thích hợp, kể cả và nhất là để loại bỏ những trở ngại (muốn vào nhà, phải mở cửa!). Ta không thể đồng thời theo đuổi những mục đích trái ngược nhau đã đành, mà cũng không thể biết hết mục đích của những người khác. Cách duy nhất để tránh xung đột là phải có những quy tắc chung đảm bảo sự hài hòa phổ quát về các mục đích, khiến ta có thể nêu thành công thức: ai ai cũng muốn có sự hài hòa về mục đích theo những quy tắc chung. Từ đó mới có Ý niệm về (pháp) quyền, về (pháp) quyền khách quan và (pháp) quyền chủ quan.

Muốn chứng minh một quyền là nhân quyền cơ bản, ta phải chứng minh rằng thiếu nó sẽ không thể có sự hài hòa phổ quát về mục đích (đó là lý do một số quyền kinh tế, xã hội không hoàn toàn là những quyền cơ bản). Sự hài hòa ấy cũng không thể đạt được bằng cưỡng bách, nếu không muốn chỉ có sự hài hòa giả tạo, bề ngoài.

Vậy, chỉ có giáo dục mới góp phần thực hiện được sự hài hòa đích thực, qua hai bước khai minh: - dù có ý thức hay không, con người mặc nhiên muốn có sự hài hòa về mục đích (với mình và với người khác); - thấy rằng bạo lực, kỳ cùng, không thể mang lại sự hài hòa đích thực và lâu bền.

Từ đó, có thể phát biểu mục tiêu cơ bản của giáo dục theo tinh thần của Tuyên Ngôn, nhất là khoản 2, điều 26 với tư cách một nhân quyền cơ bản như sau:

Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục để giúp họ có thể thấu hiểu ý niệm về (pháp) quyền và nhận ra rằng bạo lực không phải là phương tiện thích hợp để đạt được những mục đích của mình.

Triết học phát triển những phương pháp để đặt cơ sở hoàn toàn thuần lý cho các chuẩn mực đạo đức và pháp quyền, vì thế, đã và sẽ luôn có mặt trong mọi nghị luận về giáo dục.

(Theo Bùi Văn Nam Sơn/ Người Đô Thị)

Bài 2: Một “siêu lý thuyết” về giáo dục">

Giáo dục: Một nhân quyền cơ bản

Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen

 - Hoa hậu Việt Nam 2006 cảm thấy bất ngờ nhưng cô muốn giữ im lặng và không trả lời bất cứ điều gì liên quan tới chuyện này.

Tối 31/10, người hâm mộ vô cùng bất ngờ khi ca sĩ Noo Phước Thịnh tiết lộ anh và Hoa hậu Mai Phương Thúy từng yêu nhau một thời gian trong một buổi giao lưu trò chuyện trực tuyến.

Trước đây, nhiều người cũng rộ lên tin đồn cả hai yêu nhau nhưng Noo Phước Thịnh chỉ giữ im lặng. Đây là lần đầu tiên, nam ca sĩ "Những kẻ mộng mơ" chia  sẻ công khai về tình cảm với Hoa hậu Việt Nam 2006.

{keywords}
Mai Phương Thúy và Noo Phước Thịnh thường xuyên chụp chung hình tại nhiều sự kiện.

Theo đó, Noo Phước Thịnh tiết lộ anh và Mai Phương Thúy đã có một khoảng thời gian hẹn hò trước đây. Hiện tại, cả hai vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt và tôn trọng nhau.

Anh chia sẻ, bản thân và Mai Phương Thúy có quá nhiều điểm chung về tính cách. "Trong khoảng thời gian yêu thử, những gì tôi định làm, định nói, Thúy đều biết hết. Có những lúc cả hai chỉ biết nhìn nhau cười vì quá hiểu nhau", Noo Phước Thịnh nói trong buổi giao lưu.

Anh cũng thừa nhận mình là phiên bản nam của Mai Phương Thúy và Mai Phương Thúy giống như phiên bản nữ của anh. "Tư duy, tham vọng quá lớn, cảm giác như hai thế giới mà đụng nhau thì sẽ bùng nổ. Ngày trước tôi yêu Thúy cũng vì những tư tưởng, tư duy và con người của Thúy", Noo Phước Thịnh nói thêm.

{keywords}
Mai Phương Thúy bất ngờ trước thông tin Noo Phước Thịnh tiết lộ yêu cô.

Trước thông tin này, Mai Phương Thúy tỏ ra bất ngờ nhưng cô xin phép giữ im lặng về chuyện này.

Trước đó, Noo Phước Thịnh và Mai Phương Thúy cũng là cặp đôi gây chú ý nhất trong đám cưới Á hậu Tú Anh tối 21/7 vì có nhiều khoảnh khắc tình cảm dành cho nhau.

Trong clip phát trực tiếp của Hoa hậu Ngọc Hân cho thấy, ngay khi gặp mặt nhau tại đám cưới, Mai Phương Thúy và Noo Phước Thịnh đã không ngần ngại trao nhau cái ôm tình cảm. Thậm chí, giọng ca "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" còn dành một nụ hôn nhẹ lên má của nàng hoa hậu.

{keywords}
Trước đó, cả hai cũng bị đồn yêu nhau vì dành cho nhau những cái ôm, hôn tình cảm trong đám cưới Á hậu Tú Anh.

Ngay lập tức những khoảnh khắc tình cảm của cặp đôi này được đưa lên mạng xã hội bàn tán rôm rả.

Sự việc làm dấy lên tin đồn Mai Phương Thúy và Noo Phước Thịnh đã bí mật yêu nhau từ lâu. Cư dân mạng thậm chí đưa ra những bức hình chụp chung khá tình cảm của cả hai để làm bằng chứng.

Tuy nhiên thời điểm đó, người đẹp sinh năm 1988 chia sẻ: "Tôi và anh ấy chỉ là bạn bè tốt của nhau".

Băng Tâm

">

Mai Phương Thúy nói gì khi Noo Phước Thịnh tiết lộ từng yêu mình

- Nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng - người đưa ra sáng kiến lập Tủ sách Tâm lý học Cánh Buồm - đang có mặt tại Hà Nội để chuẩn bị cho việc ra mắt những cuốn sách đầu tiên.

Trao đổi với VietNamNet, ông nói: Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có những cuốn sách được coi là nền tảng của tâm lý học giáo dục với những nghiên cứu sâu về sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ em,Tủ sách Tâm lý học Cánh Buồmra đời nhằm góp phần lấp đầy khoảng trống đó.

{keywords}
Nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng

Không thể làm khoa học kiểu “đi tắt đón đầu”

Tại sao chúng ta lại phải có tủ sách tâm lý giáo dục, thưa ông?

-Khi tôi đưa lời kêu gọi trên mạng, có một nhà văn trẻ comment đưa câu hỏi: Sách tâm lý hiện nay đang đầy ra đấy mà có thấy giáo dục tốt đẹp hơn đâu, thậm chí còn đi xuống. Vậy thì còn dịch thêm sách tâm lý làm gì nữa?

Câu hỏi của bạn này đã gợi ra một cuộc thảo luận khá sôi nổi trên Facebook. Tôi đã vào Thư viện Quốc gia tìm tổng mục sách tâm lý giáo dục, lên mạng tra cứu về loại sách này ở Việt Nam.

Một điều bất ngờ là sách trong thư viện hầu hết là sách tâm lý giáo dục ở trường sư phạm, nói đúng ra là các giáo trình

.Và chúng khá giống nhau. Và cái cần nhất để dạy sinh viên sư phạm là tâm lý nhận thức của trẻ em, chúng tiếp nhận kiến thức, phát triển trí khôn như thế nào… thì không thấy dạy, mà hầu hết là dạy tâm lý học chung chung.

Thực sự, chúng ta chưa có sách tâm lý giáo dục đúng nghĩa.

Phải chăng bệnh của dân tộc mình, kể cả trí thức, là ghét và sợ lý thuyết.Chỉ thích những gì “mì ăn liền”.

Lý do nào để các ông chọn dịch bộ đầu tiên là sách của J. Piaget?(một nhà tâm lý học và triết học, nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em - PV).

-Bởi vì J. Piagetđược coi là người đầu tiên hoàn thiện lý thuyết xây dựng về nhận thức: Kiến thức không thể áp đặt vào đứa trẻ như những gì có sẵn mà đứa trẻ phải tự xây dựng kiến thức của nó bằng hành động. Piaget đã quan sát tỉ mỉ 3 đứa con của chính mình, từ ngày đầu tiên chào đời đến năm 2 tuổi. Ông dùng các thí nghiệm tâm lý tác động tới các bé, để rút ra quy luật đứa trẻ xây dựng kiến thức cho mình bằng cách nào.Từ đó mới đưa ra lý thuyết hình thành trí khôn trẻ em.

Mục tiêu giáo dục phải thay đổi, không phải đào tạo một công cụ máy móc mà đào tạo con người sáng tạo.

J.Piaget cũng khẳng định vai trò của người thầy: không phải là người truyền thụ kiến thức, mà là người tạo những điều kiện thuận lợi và hướng dẫn để học sinh tự khám phá kiến thức, chân lý.

Cái đó thực ra gắn liền với mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục phải thay đổi, không phải đào tạo một công cụ máy móc mà đào tạo con người sáng tạo.

Trong một bài phỏng vấn, J. Piaget đã từng trả lời: Phần lớn người ta cho rằng giáo dục là dẫn dắt đứa trẻ trở thành người điển hình của xã hội. Nhưng với tôi, giáo dục tạo ra con người sáng tạo, những người phát minh chứ không phải những kẻ tuân thủ.

Đối với tình hình giáo dục Việt Nam, chúng tôi thấy đây là thời điểm chín muồi để nghiên cứu kỹ càng lý thuyết của J. Piaget, để có thể có sự thay đổi căn bản.

Nếu muốn làm “trận đánh lớn” như lãnh đạo ngành đã nói, theo tôi, phải có nghiên cứu sâu về lý thuyết này.

Thực ra ở Việt Nam, sách của Piaget không phải là không có người biết. Thậm chí chúng ta đã từng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Nhưng theo ông, tại sao lý thuyết của Piaget chưa có ảnh hưởng ở Việt Nam?

-Trước đây, nhóm tâm lý của BS Nguyễn Khắc Viện cũng đã dịch một quyển sách của J. Piaget, nhưng bây giờ cần tìm lại thì không thể thấy ở đâu hết.

Có những nhà nghiên cứu giáo dục trước đây đã từng biết đến Piaget, nhưng có thể hệ thống chính trị xã hội khi đó chỉ chấp nhận những quan điểm giáo dục khác, nên giả sử họ có muốn cũng không thể truyền bá Piaget.

Tôi tin rằng đại đa số giáo viên, sinh viên sư phạm hiện nay không biết đến Piagetvà các nhà tâm lý giáo dục học hàng đầu thế giới, hoặc chỉ biết một cách láng máng. Nay nếu có một bộ sách lý thuyết tâm lý giáo dục cho họ đọc một cách có hệ thống, sẽ rất lợi cho việc nhận thức đúng đường hướng, phương pháp giáo dục.

Người làm giáo dục mà không nhận thức được ý nghĩa của từng việc mình làm với học sinh thì không thể làm tốt nhiệm vụ đầy khó khăn ấy.

Đã gần 80 năm trôi qua kể từ những quyển sách đầu tiên của Piaget. Thậm chí, mới hơn, như lý thuyết 7 trí thông minh của Gardner, cũng đã bị cho là lạc hậu. Vậy thì tại sao các ông vẫn chọn dịch Piaget, mà không phải một ai đó mới mẻ hơn? Nếu chỉ dịch, không phản biện, liệu các ông có rơi vào vết xe đổ khi đi từ trường phái tâm lý này sang trường phải tâm lý khác?

- Cái chết của việc làm khoa học ở Việt Nam là tâm lý thích “đi tắt đón đầu”. Chưa hiểu gốc làm sao hiểu được ngọn?

Với tâm lý học giáo dục, nhân dịp này chúng tôi cố gắng làm hệ thống từ gốc. Ít nhất là bắt đầu từ thời kỳ hiện đại, phù hợp với tình hình hiện nay của giáo dục Việt Nam.

Giáo dục Âu, Mỹ trước đây cũng như mình bây giờ. Với Piaget mới có bước chuyển biến, thay đổi căn bản phương pháp giáo dục, với nguyên lý cơ bản: Người thầy không phải là người truyền thụ kiến thức, mà là người tổ chức hoạt động xây dựng kiến thức của học sinh.

Nhà tâm lý giáo dục thứ hai chúng tôi muốn chọn dịch là Tiến sĩ Howard Gardner của Mỹ với lý thuyết “trí khôn đa dạng”.Ông cũng chịu ảnh hưởng của Piaget nhưng đưa ra thực tế mới mẻ hơn.

Nếu như trước đây người ta chăm chăm phân biệt trình độ trí khôn của trẻ qua chỉ số IQ, thì Gardner cho rằng thực tế có rất nhiều dạng trí khôn khác nhau: Ngôn ngữ, logic, không gian, âm nhạc, cơ thể…

Đây là bước tiến rất lớn trong quan niệm về trí khôn, giáo dục.

Ngoài ra, nếu chúng tôi còn thời gian – với những người ở độ tuổi tính từng năm như chúng tôi – thì sẽ cố gắng giới thiệu sách của các nhà tâm lý giáo dục Nga như Vygotxki, Luria…

Chúng tôi cố gắng trong hai năm 2014 – 2015 ra được 7-8 đầu tiên. Từ từ, rồi chúng ta sẽ có bộ sách tâm lý học giáo dục đàng hoàng.

Có quá muộn không khi mình đi sau thiên hạ tới hơn 60 năm?

-Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp với VN. Các phương pháp giáo dục hiện hành đã phá sản.Bây giờ phải thay đổi từ triết lý giáo dục.

Thực tế ngay cả các nước Châu Âu, khi Piaget ra quyển sách đầu tiên, (những năm 1936 – 1940) thì trong giáo dục đang thịnh hành chủ nghĩa hành vi, quan niệm dạy học là ấn những kiến thức có sẵn vào đầu học trò. Học trò chỉ việc lặp đi lặp lại một cách thụ động cho đến khi “thuần thục” những hành vi được áp đặt vào chúng.

Nghiệm lại giáo dục Việt Nam năm, sáu mươi năm nay loay hoay mãi có lẽ bởi lý thuyết này đã quá ăn sâu.

Xã hội không còn chỉ cần những con người thừa hành, mà cần những người sáng tạo.

Ngay ở Mỹ, đến năm 1960, vẫn ngự trị lý thuyết này. Lý do sâu xa chính là ảnh hưởng của hệ thống giáo dục của đế quốc Phổ từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mà mục tiêu là đào tạo nhân sự cho bộ máy công nghiệp hóa. Đào tạo công nhân, người thừa hành, công cụ, thì chỉ cần thế thôi, việc của anh anh cứ thế mà làm.

Đến những năm 1960 ở Mỹ mới dịch sách của Piaget một cách hệ thống, rồi mới ngộ ra rằng xã hội phải xây dựng những con người chủ động, sáng tạo thì mới phát triển được.

Chúng ta bây giờ cũng như Mỹ ở thời điểm đó, xã hội không còn chỉ cần những con người thừa hành, mà cần những người sáng tạo. Có thể thấy, cũng phải ở thời điểm này, một nhóm như Cánh Buồm mới có thể hoạt động được.

• Không bi quan như những người trẻ

Tại sao, ở độ tuổi thất thập rồi ông lại bắt đầu với một việc có thể coi là “khó nhằn” như vậy?

-Lúc đầu khi “liều mạng” quyết định làm bộ sách tâm lý học giáo dục, đọc quyển đầu tiên của Piaget tôi cũng hơi “rợn” vì quả thật là khó quá.

Nhưng có một số lý do để tôi quyết tâm thực hiện công việc này. Trước hết, tôi cảm phục tấm gương “ông anh” Phạm Toàn - một ông già bát tuần, đầy bệnh như thế, vẫn “lôi kéo” được hơn chục con người trẻ tuổi tài giỏi làm một công việc thiện nguyện cho giáo dục.

Hai năm vừa rồi tôi đi Mỹ giúp cháu ngoại, cháu bắt đầu học lớp 1 ở bên đó. Ngày ngày quan sát, giúp cháu học tập, tôi thấy cháu được hưởng một sự giáo dục quá tuyệt vời, và thấy đau lòng cho nền giáo dục Việt Nam.

Cháu tôi hầu như không có SGK, bài tập về nhà là những câu hỏi đơn giản nhưng yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, không học thuộc lòng. Ví dụ như, năm lớp 1 tuần nào, cháu cũng có một bài tập về nhà với câu hỏi:Em đọc được quyển sách gì? Hãy ghi tên quyển sách ra. Sách nói về cái gì? Tìm một câu trong sách nói lên được ý đó.

Đến lớp 2 các cháu đã bắt buộc phải làm bài tập trên mạng, cũng không hề có bài phải thuộc lòng. Thí dụ môn tiếng Anh đưa ra 5 câu sắp xếp lộn xộn, yêu cầu xếp lại sao cho đúng trật tự, tìm xem câu nào chỉ nguyên nhân, câu nào chỉ kết quả...

Bộ sách tiểu học mà nhóm Cánh Buồm đưa ra rất đúng tinh thần học thông minh kiểu như thế. Nó được xây dựng trên cơ sở lý thuyết tâm lý học giáo dục mà giờ đây chúng tôi muốn chia sẻ rộng rãi với toàn xã hội.

Một số cuốn sách có thể được coi là kinh điển về giáo dục như “Dân chủ và giáo dục”, “Kinh nghiệm và giáo dục”, “John Dewey về giáo dục”…ra mắt trong thời gian trước đây được giới trí thức, học giả đón nhận, nhưng không có sự phản hồi nào từ những người giữ trọng trách với nền giáo dục. Với việc ra mắt bộ sách của Piaget, ông có trông đợi vào một sự “tiếp đón” khác hơn?

- Phải ghi nhận gần đây có những vị có vị thế hay trách nhiệm cao rất ủng hộ những nỗ lực của các cá nhân, các nhóm đóng góp cho sự cải tổ căn bản giáo dục.

Chúng tôi không hề ảo tưởng hay trông chờ nhiều ở “cõi trên”. Chúng tôi chỉ hy vọng toàn xã hội, trước nhất là các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh

Nhưng về nguyên tắc, chúng tôi không hề ảo tưởng hay trông chờ nhiều ở “cõi trên”.

Chúng tôi chỉ hy vọng toàn xã hội, trước nhất là các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh tiếp đón sách của chúng tôi để dần dần thấm nhuần những triết lý, quan điểm, phương pháp giáo dục tiến bộ, khoa học, từ đó mà dìu dắt học sinh, con em mình một cách đúng đắn, hữu hiệu.

Với danh xưng nhà thơ, nhà báo, có lẽ không ít người sẽ đặt câu hỏi “Ông biết gì về giáo dục mà dịch sách giáo dục?”

-Tôi cũng có thể đặt câu hỏi, tại sao các nhà nghiên cứu giáo dục lâu nay lại không dịch sách lý thuyết về giáo dục?

Tôi biết có những giảng viên tâm lý giáo dục cực kỳ bận rộn, bởi vì giảng viên ngành học này khá hiếm, nhiều trường, nhiều nơi mời giảng dạy.Vì vậy, có lẽ họ không có thời gian để làm những việc như dịch sách. Tôi rất ấn tượng với câu hỏi mà ông “già làng” của Cánh Buồm thường đặt ra cho chính ông và cho nhóm: “Mình không làm thì ai làm?”

Tôi rất ấn tượng với câu hỏi mà ông “già làng” của Cánh Buồm thường đặt ra cho chính ông và cho nhóm: “Mình không làm thì ai làm?”

Sách của những người “ngoại đạo”, “không hàn lâm” như chúng tôi có thể bị chê bai, nhưng đây là “sản phẩm” chúng tôi làm với tất cả tâm sức của mình, và rất mong được sự góp ý của các chuyên gia.

Nói vậy chứ tôi cũng có một quá khứ gắn bó với giáo dục.Nửa đời người chứ ít đâu. 15 năm dạy học.

Ngay từ khi còn học lớp 10 phổ thông, tôi đã được “phong” làm hiệu trưởng trường bổ túc văn hóa cho công nhân ở Cầu Đuống – thời kỳ cuối những năm 50 thế kỷ trước.

Tôi cũng có 2 năm dạy học cho bộ đội ở Tây Bắc, 8 năm dạy văn cấp 3 tại Hải Phòng.

Tôi còn có 9 năm làm phóng viên báoNgười giáo viên Nhân dân (Bộ Giáo dục).

Vì vậy khi “quay lại” với giáo dục, tôi cũng có cơ sở để hiểu các vấn đề tâm lý giáo dục. Và tôi xác định: khi tôi dịch, cũng có nghĩa là tôi học lại từ đầu. Vừa làm vừa học.

Hơn một năm trước đây, khi ra sách dịch về giáo dục, có dịch giả tỏ ra bi quan hơn các ông nhiều…

-Lớp người có tuổi chúng tôi có khi lại không bi quan.

Bởi như tôi đã nói, thời gian của chúng tôi không còn nhiều, nên chẳng yêu cầu cao xa quá làm gì. Đóng góp được gì nho nhỏ, chúng tôi cũng thấy là tốt rồi.

Mà riêng cái việc vừa đề xướng tủ sách TLH GD, tôi đã được ngay sự hưởng ứng của 4 ông già và 2 bạn trẻ: các dịch giả nổi tiếng Phạm Toàn, Dương Tường, Nguyễn Xuân Khánh, nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, một cô giáo vừa lấy bằng TS Giáo dục học ở Paris, và một nữ TS Toán, nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp. Thế thì phải lạc quan chứ sao lại bi quan!

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.

  • Hạnh Ngânthực hiện 

Ba quyển đầu tiên của Tủ sách tâm lý giáo dục bao gồm:Sự ra đời trí khôn ở trẻ em (J. Piaget, Hoàng Hưng dịch); Sự xây dựng cái thực ở trẻ em (J. Piaget, Hoàng Hưng dịch); Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em(J. Piaget, Nguyễn Xuân Khánh dịch) dự kiến sẽ ra mắt vào đầu và giữa năm 2014, sau khi “lỗi hẹn” dịp đầu tháng 11 này.

Jean Piaget (9/8/1896 – 16/ 9/1980) là một nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ.Ông nổi tiếng về những nghiên cứu trí thức học với trẻ em. Lý thuyết về phát triển nhận thức và góc nhìn trí thức học của Piaget được gọi chung là "Trí thức học di truyền" (genetic epistemology).

Piaget luôn đặt tầm quan trọng lớn đối với giáo dục cho trẻ em. Khi là Giám đốc của Văn phòng Giáo dục Quốc tế, ông từng tuyên bố rằng "chỉ có giáo dục mới có khả năng cứu những xã hội của chúng ta khỏi khả năng sụp đổ, cho dù đó là sự sụp đổ do bạo lực hay sự sụp đổ dần dần".

Piaget sáng lập Trung tâm Quốc tế cho Trí thức học di truyền Geneva năm 1955 và giữ chức giám đốc cho tới năm 1980. Theo Ernst von Glasersfeld, Jean Piaget là "nhà tiên phong vĩ đại cho lý thuyết học tập của thuyết xây dựng (constructivism)".

">

Bệnh 'sợ, ghét lý thuyết' có hại cho cải tổ giáo dục

'Cây hài' chuyên Toán thành thủ khoa ĐH Dược

友情链接