Kết quả bóng đá Indonesia 1

当前位置:首页 > Kinh doanh > Kết quả bóng đá Indonesia 1 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo BKMA Yerevan vs West Armenia, 19h00 ngày 27/3: Cơ hội chiến thắng
Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng xe máy chạy ì ầm, sáng ra nghe tiếng rao “xôi đậu xanh bắp giã”, đâu đó tiếng nói cười lao xao.
![]() |
Ảnh chụp tối 30/9 tại TP.HCM |
Chiều 30/9, hàng loạt rào chắn, dây kẽm gai được công an, bộ đội, dân phòng gỡ bỏ. Người TP.HCM mừng lắm, nhìn góc phố hết cách ngăn, băng bó mà xúc động rưng rưng. Nhưng thực sự, chúng tôi không quá hồ hởi, vui tươi, vỡ òa như các thành phố khác khi dỡ phong tỏa.
TP.HCM đón nhận mở cửa khá thận trọng khi ca nhiễm hàng ngày vẫn tương đương tổng số ca từ đầu dịch tới giờ của Hà Nội, nghĩa là chúng
tôi vẫn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Người quen của tôi vẫn nhiễm bệnh, có người vẫn phải nhập viện dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Các gia đình có mất mát trong mùa dịch chẳng thể vui ngay được, thậm chí còn ngậm ngùi khi người thân của mình không chờ được tới ngày hôm nay. Ai cũng còn rất lo lắng và nhiều tâm tư, hồi hộp, dù thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều.
Mấy hôm nay quanh nhà tôi mọi người bắt đầu dọn dẹp, sơn lại cửa cổng. Dù nhiều nhà vẫn còn dán biển đỏ “gia đình có người cách ly y tế tại nhà”, cửa thì đóng kín nhưng nghe rõ tiếng trẻ con hò hét trong nhà, tiếng chuyện trò ăn uống vui vẻ.
Có lẽ nhờ có độ phủ vắc xin, các ca nhiễm nặng đã bớt đi nhiều. Chỉ có điều khá giật mình, quan sát trên bản đồ Covid thành phố, tôi nhận thấy trong hẻm số người nhiễm sinh sau năm 2010 đông dần lên, thậm chí có vài bé mới 2-3 tuổi, líu ríu nhiễm chùm gần nhà nhau. Chắc có em đã bị lây từ người lớn, và lây cho cả đám trẻ con hàng xóm xung quanh. Rồi mai các em đi học, nếu chưa được tiêm thì lo lắng lắm đây, lứa tuổi nhiều năng lượng và mải chơi, dễ gì 5K triệt để, điều mà ngay cả người lớn cũng khó thực hiện.
Chúng tôi lại được đi làm đông dần lên, được tiếp xúc xã hội, được mua bán, ăn uống phong phú hơn, được uống ly cà phê mà chúng tôi nhớ nhung đã bao lâu nay. Có điều, chúng tôi chỉ ra khỏi nhà khi trang bị đầy đủ “combo” vật bất ly thân: điện thoại với một cái “app” phù hợp, chai sát khuẩn nhanh và khẩu trang.
![]() |
Hoa, cà phê và bánh đón mùa thu ở TP.HCM. |
Nhiều thói quen “mùa dịch” tôi chẳng muốn bỏ ngay, thậm chí sẽ duy trì lâu dài như việc đặt thực phẩm, đồ gia dụng trực tuyến thay vì đến siêu thị đông đúc. Có một số “nhu yếu phẩm” tôi hay tích trữ một lượng nhất định trong nhà, như muối, đường, gạo, mì, dầu ăn, sữa tắm, dầu gội, các loại giấy…
Thói quen này có từ hồi đi học châu Âu, khi mà các siêu thị đóng cửa lúc 6h tối và cuối tuần cũng đóng luôn, gần giống thời gian giãn cách nghiêm ngặt vừa rồi ở TP.HCM. Nhờ thói quen này mà 4 tháng vừa qua, tôi đã không phải lao ra đường trong hối hả và hoảng hốt để mua sắm trong lo lắng, bất an.
Tôi dường như cũng sống khác, có xu hướng thích những thứ thư thái cho tâm hồn hơn là những thứ duy mỹ, cầu kỳ. Tôi say mê sắp đặt, trang trí để góc nhà nào cũng có thể là chỗ ngồi ngắm hoa, uống trà, ăn bánh và bàn chuyện với người thân, bạn bè qua điện thoại.
Khi đeo khẩu trang trở thành quan trọng thì cây son đỏ cũng chẳng để làm gì, thậm chí chẳng buồn trang điểm để cảm thấy tự do, thoải mái, tập trung vào bản thân hơn. Làm việc trực tuyến rất mỏi mắt, nhưng cũng giúp tôi không cần di chuyển 2h đồng hồ trên những chuyến xe từ Quận 10 (TP.HCM) sang Dĩ An (Bình Dương) khi đi dạy, hoặc giúp tôi từ cuộc họp này sang cuộc họp khác chỉ với một nút bấm trên điện thoại hay máy tính.
|
Cuộc sống bình thường mới ở TP.HCM sáng 1/10. |
Bình thường mới, có lẽ không phải là trở lại y hệt như ngày xưa, mà đón nhận những thói quen mới, nay đã thành hữu ích. Thay đổi cách sống, ăn uống, vệ sinh để khỏe mạnh hơn, tiết kiệm hơn và có phương án đối với những bất lợi có thể xảy ra trong cuộc sống.
Số ca nhiễm không dễ gì giảm nhanh được mà có thể còn cao hơn, nhưng chỉ mong ít ai bị nặng, chỉ như một cơn cảm cúm, mỏi mệt rồi sẽ qua mà không phải vào viện gặp bác sỹ. Kit test nhanh cũng cần để sẵn trong nhà và ở cơ quan, để lỡ có triệu chứng gì khác thì kịp thời phát hiện để bớt lây cho gia đình, đồng nghiệp.
Người lạc quan thì bảo Sài Gòn sẽ tái sinh rạng ngời, người bi quan thì sợ hãi tăng ca nhiễm và phong tỏa nữa, người nhìn nhận tổng quát ngoài nắm bắt cơ hội đổi thay còn nghĩ đến những bất ổn xã hội có thể xảy ra, những hệ quả của “hậu stress” Covid về cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng dù thế nào, quãng đường trước mắt chúng ta cũng phải đi, khó khăn biết trước giúp chúng ta có động lực để cố gắng và bình tĩnh hơn nữa.
Bốn tháng trời giãn cách dài đằng đẵng, có một điều quan trọng tôi nhận ra, đợt dịch này đã khiến tôi thương và hiểu Sài Gòn hơn rất nhiều, có lẽ vì tôi đã cùng nơi này trải qua những ngày nhiều đau khổ chứ không chỉ có niềm vui, sự hoa lệ và năng động như trước nữa.
Qua khó khăn mới hiểu và thương nhau hơn, âu cũng là vốn quý để cùng nhau hướng tới những ngày mai bình yên và hạnh phúc.
Chào ngày mới nhé, Sài Gòn !
Độc giảBùi Mai Hương
Khóc thật, chứ không phải tựa đề phim nào đâu ạ, chỉ là cố nén để vừa đủ rơm rớm nước mắt, như bao người dân Sài Gòn khác đang cố gắng từng ngày.
" alt="Chào Sài Gòn mùa thu bình thường mới"/>Nhận định, soi kèo Bunyodkor vs Surkhon Termiz, 22h00 ngày 28/3: Tin vào cửa dưới
Ấy thế mà, đúng là ông trời từng nói: ghét của nào trời trao của đó. Không hiểusố phận run rủi như thế nào, người yêu tôi lại sinh ra và lớn lên ở tỉnh lẻ. Anhlà sinh viên giỏi ở khóa trên, rất hiền lành, hình thức cũng được. Khi chúng tôitham gia sinh hoạt Đoàn cùng nhau, tôi chỉ coi anh là bạn bè bình thường. Thựcra, tôi không chê anh ở điểm gì chỉ trừ… quê anh không phải ở thành phố. Tôi xácđịnh không bao giờ yêu anh để tránh phiền phức chứ đừng nói lấy anh làm chồng.Thế mà, thời gian đưa đẩy, chúng tôi mỗi ngày một thân thiết từ lúc nào khônghay. Tôi chỉ nhận thấy cảm giác khác lạ khi Tết đến, anh về quê sum họp với giađình. Còn lại một mình ở thành phố, tôi thấy rất bứt rút, khó chịu, nhớ nhunganh. Hết Tết, anh trở lại trường, vừa gặp lại anh là tôi vui vẻ trở lại. Cứ nhưthế, xa nhau thì nhớ, gần nhau là cười.
Lúc biết mình đã đem lòng yêu anh, tôi đắn đo lắm. Tôi đã cố viện bao lý do đểbuộc mình phải chia tay anh. Rằng, nhà anh thì nghèo. Bố mẹ anh lại là nông dân.Các anh chị em anh cả năm chẳng ra khỏi mảnh ruộng, lúc nào cũng vất vả với lợngà, phân gio. Anh học giỏi thật nhưng thân cô thế cô nơi thành phố. Nói chung là“kém toàn tập”. Lấy anh rồi, tôi khổ là chắc chắn. Nhưng, không hiểu sao, càngdặn lòng mình phải tỉnh táo thì tôi lại càng đau khổ hơn. Tôi không sao làm chủđược trái tim mình. Một mặt muốn xa anh, nhưng, cứ nghĩ đến việc đó thành hiệnthực là tôi đau đớn. Đến trường, chỉ thoáng thấy anh đi cùng cô gái nào đó-dẫuchỉ là bạn bè bình thường, là tôi lại hốt hoảng. Tôi sợ người ta sẽ cướp mất anhkhỏi tôi.
Chúng tôi cưới nhau 2 năm sau. Nhờ thành tích học tập tốt, anh được trường đạihọc giữ lại làm giảng viên. Cho tới tận lúc gần lên xe hoa, tôi vẫn còn bănkhoăn không biết mình làm vậy có đúng không. Nhất là khi nhà trai đến nhà tôiđặt vấn đề, nhìn gia đình anh tôi đã biết có ngay sự lệch pha. Mẹ anh mặc chiếcáo lụa-chắc là cái đẹp nhất-nhưng tôi thấy vẫn toát lên sự quê mùa. Các chịanh-cũng cố gắng làm đẹp nhưng không dấu nổi đôi tay vàng vọt, chai sần vì lamlũ ruộng đồng. Trong khi đó, bố tôi diện comple. Mẹ tôi mặc áo dài nhung, vấntóc trông thật cao sang. Gia đình anh chắc cũng ngại ngần khi nhìn thấy gia đìnhtôi bề thế, cũng lúng túng mất một lúc lâu. Nhưng sau đó thì mọi việc cũng dầnđược gỡ bỏ. Bố mẹ anh thật thà, chất phác chứ không khách sáo, nói kiểu ngoạigiao khiến mọi người cũng cảm thấy thoải mái hơn.
Biết là anh không có nhà riêng ở thành phố, sau cưới, bố mẹ tôi đã mua luôn chotôi căn hộ riêng. Mẹ tôi sợ tôi khổ vì lấy chồng nghèo nên cho tôi đủ thứ. Mẹmua xe máy mới cho cả hai vợ chồng, trang bị đồ đạc, rồi cho cả một khoản tiềnnho nhỏ để làm vốn. Tôi hãnh diện lắm, thậm chí bụng bảo dạ còn nhủ rằng, anhmay mà lấy được tôi, đúng là chuột sa chĩnh gạo.
![]() |
Ảnh minh họa |
Biết chuyện, bạn bè của tôi bảo: Mày cẩn thận, người tỉnh lẻ khái tính lắm. Họkhông muốn mang ơn nhà vợ đâu. Khéo mà chồng nó… thù mày, lúc tức lên lại đánhmắng vì mày dám coi thường nhà họ đấy. Nghe vậy, tôi cũng chột dạ vì không biếtanh có cảm thấy vậy không. Nhưng, rất may, không thấy anh phản ứng gì. Anh còncười bảo: May mà có nhà em giúp đỡ chứ đợi vợ chồng mình tạo dựng được thế này,chắc là phải cả 10 năm nữa.
Thì ra, chồng tôi quan niệm, bố mẹ vợ cũng là bố mẹ mình. Nếu bố mẹ có điều kiệnmà cho các con thì cũng đâu có gì là xấu. Nhưng, không vì thế mà anh bằng lòngvới tài sản bố mẹ cho. Đúng như tôi nhận xét, anh là một người rất có chí tiếnthủ. Chỉ sau vài năm, anh đã hoàn thành bằng thạc sỹ, rồi tiến sỹ. Không có aithân thích, nâng đỡ nhưng năng lực của anh tốt đến nỗi được bầu làm phó khoa.Mọi người còn đánh giá, với ý chí của anh, trong tương lai, anh sẽ còn thăngtiến nữa. Trước khi tôi lấy anh, mẹ tôi cũng có không ít e ngại. Nhưng, càngngày mẹ tôi càng yên lòng. Mẹ mãn nguyện lắm. Mẹ bảo, anh sinh ra ở tỉnh lẻnhưng lại thành đạt và giỏi giang hơn khối thanh niên ỷ thế ở thành phố, bố làmto khác.
Nhưng, điều làm tôi mừng nhất là anh rất có hiếu với bố mẹ vợ. Anh biết tấm lòngcủa bố mẹ tôi luôn lo lắng cho hạnh phúc của chúng tôi nên càng ra sức hiếuthảo. Lớn lên ở vùng thôn quê nghèo khó, từ nhỏ anh đã phải chịu khó, chịu khổ.Làm con rể ở nhà tôi, anh không nề hà một việc gì. Cuối tuần vợ chồng đưa nhauvề nhà ngoại chơi, anh rất tinh ý, thấy có việc gì là lao vào làm luôn. Một lần,nhà tôi bị tắc cống, bố tôi lại đi vắng. Mẹ tôi chưa kịp gọi thợ đến thông giúpthì anh đã ra tay. Anh không chê không ngại việc bẩn, chỉ loáng cái là xong. Rồiđiện, nước trong nhà, một mình anh sửa chữa đâu ra đấy.
Chồng tôi cũng rất dân dã, không khách khí. Đói thì nói là đói, no thì nhận làno. Nhà vợ có gì cũng ăn, mà ăn thật nhiệt tình khiến mẹ tôi vui lắm. Mẹ cònbảo, chồng tôi được cái nết ăn ở còn hơn cả anh rể tôi. Trong khi chàng rể cảđến nhà vợ thì “công tử bột”, chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi ở salon xem tivi. Chồng tôi có thể thay vợ vào bếp nấu một bữa ăn cho cả nhà ngon ơ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Mấy năm sau cưới, tôi mang bầu rồi sinh con nên không có điều kiện về quê chồng.Tôi từ nhỏ quen được mẹ chiều nên cũng đoảng vị lắm. Tôi cứ ở rịt trên thànhphố, cậy thế ở quê mẹ chồng đã có các chị chồng chăm lo. Chỉ đến khi anh nhắcthì tôi mới nhớ ra và gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe mẹ. Nhưng, mẹ chồng tôidễ tính lại tâm lý. Bà không trách cứ tôi một câu, cứ một mực bảo mẹ khỏe lắm,các con ở ngoài đó cứ yên tâm nuôi con và công tác. Khi nào cháu lớn thì đưacháu về quê chơi với mẹ.
Thi thoảng, tôi cũng cùng đám bạn thân đi “tám” chuyện. Nghe đứa này kể khổ vìnhà chồng, đứa kia thì bị mẹ chồng bắt ne bắt nét mà tôi thở phào. Tôi mừng húvì không phải làm dâu ở tỉnh lẻ. Nhưng, trốn mãi cũng không được. Cuối năm, nhânkỳ nghỉ dài ngày, con tôi cũng đã cứng, chồng tôi quyết định cả nhà sẽ về quê.
Khỏi phải nói tôi lo như thế nào. Tôi nghĩ mình không thể ăn đồ quê, ở nhà quêđược. Quả như tôi nghĩ, ngày đầu tiên, tôi nhìn mẹ đun bếp củi mà hãi. Đến bữaăn, tôi nhìn bát thịt lợn toàn mỡ mà không nuốt nổi. Sau bữa, tôi nhận chân rửabát nhưng múc mãi không nổi một gầu nước giếng. Tôi nghĩ, quả này chắc là chếtvới mẹ chồng rồi. Hóa ra, mẹ chồng tôi biết tất cả. Hôm sau, bà cười tươi khôngbắt tôi nấu cơm. Bà bảo tôi cứ để bà đun củi cho. Rồi vào bữa ăn, tôi thấy trênmâm xuất hiện đĩa trứng thơm lừng. Tôi biết bà rán trứng dành riêng cho tôi. Tôicảm động mà rơi nước mắt. Tối đến, bà còn mang phích nước nóng vào tận nhà tắmcho tôi. Bà còn thay tấm ni long mới coóng ngoài cửa nhà tắm để tôi không cảmthấy ngại khi… tắm ở quê.
Những ngày sau đó, bà từng bước từng bước giúp tôi hòa nhập với cuộc sống nhàchồng. Tất nhiên, tôi không thể quen ngay được và vẫn còn vụng về. Nhưng, mẹchồng tôi không trách cứ, bóng gió tôi một câu. Bà bày tỏ tình cảm yêu quý tôibằng cả sự chân thành, chất phác. Tôi thấy ở quê có nhiều điều thật thú vị, mộtđứa con gái “tự kiêu” luôn cho rằng mình học rộng, biết nhiều mà vẫn chưa biếthết.
Bây giờ, tôi lại cảm thấy mình thật may mắn khi được làm dâu nhà anh.
(Theo PNTĐ)
" alt="Lấy chồng nhà quê"/>Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền câu chuyện cụ bà F0 tình nguyện ở lại bệnh viện sau khi đã khỏi bệnh vì không được con cái chăm sóc. Các trang mạng xã hội này viết: “Cụ bà F0 tên Đại (68 tuổi) được hàng xóm đưa vào viện với tình trạng viêm phổi nguy kịch, hoàn toàn mất nhận thức với triệu chứng nặng tưởng như không qua khỏi”.
“Ngày được ra viện, bà không về nhà mà xin phép ở lại hỗ trợ chống dịch. Hỏi lý do tại sao không về nhà mà ở lại, bà bảo: “Chồng mất sớm. Giờ thì tôi sống một mình ở nhà trọ bên Quận 8. Con gái ở Long An nhưng mấy năm nay hai mẹ con không liên lạc với nhau nữa. Chắc con không thương mình. Ở đây đỡ đần y bác sỹ được nhiêu tốt nhiêu”, trang mạng này đăng tải.
Sau khi lan truyền, vụ việc được nhiều người chia sẻ, bình luận. Đa số người xem đều tỏ thái độ bức xúc, đau lòng trước sự thờ ơ, bất hiếu của con cái, người thân bà Đại.
![]() |
Sau khi khỏi bệnh, bà Đại xin ở lại bệnh viện để làm tình nguyện viên. (Ảnh: HTV) |
Tuy vậy, cũng không ít người tỏ ra thận trọng, thậm chí cho rằng câu chuyện trên còn nhiều điều khuất tất. Một trong những người như vậy là chị Nguyễn Thị Phượng Linh (53 tuổi, ngụ Quận 8, TP.HCM). Chị Linh là người ở cùng phòng trọ với bà Đại và là người hỗ trợ, đưa bà vào bệnh viện khi phát hiện bà nhiễm bệnh.
Bà Đại tên thật là Hoàng Thị Đại (SN 1953). Hai năm trước, bà đến ở cùng phòng với chị Linh tại một dãy nhà trọ ở Quận 8. Thời điểm ở cùng chị Linh, bà Đại cho biết mình có một đứa con gái đã lập gia đình và có cháu ngoại. Bà cũng thường xuyên kể việc bị con cháu ruồng rẫy, không chăm sóc.
Tuy vậy, những gì chị Linh chứng kiến lại khác xa mọi điều bà Đại kể. Con gái, con rể của bà Đại vẫn thường xuyên đến phòng trọ thăm mẹ. Những người này cũng gửi quà, thức ăn cho bà.
Thế nhưng, sau mỗi lần như vậy, bà Đại thường không ăn mà đem vứt bỏ. Chị Linh thắc mắc, tìm hiểu nguyên nhân, khuyên nhủ, bà Đại đều gạt đi. Thời điểm dịch bệnh bùng phát, phía trước phòng trọ của chị Linh có người cảm sốt, ho.
Bà Đại lo sợ người này nhiễm Covid-19 nên thu dọn đồ đạc, chuyển đến ở với người trước đó bà từng thuê trọ cùng. Không may, khu vực này đang là ổ bệnh. Bà cũng trở thành F0. Ngày bà sốt, ho, người cho bà ở cùng đến tìm chị Linh, yêu cầu chị đón bà về chăm sóc.
Không còn cách nào khác, chị Linh đón bà Đại về, thang thuốc, nấu cháo cho bà ăn. Hai ngày sau, bà Đại trở nặng, chị Linh cùng chủ nhà trọ đưa bà vào Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (Quận 8, TP.HCM) điều trị.
Tại đây, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm và cho biết bà Đại dương tính với Sars-Cov-2. Lúc này, chị Linh xin số điện thoại con gái bà Đại, thông báo tình trạng bệnh của bà. Nhận tin báo, con gái, con rể bà Đại đến gặp chị Linh để được chị hướng dẫn, vào bệnh viện thăm mẹ.
“Tôi nhận thấy con gái, con rể và cháu ngoại của bà Đại rất thương yêu, có trách nhiệm với bà ấy chứ không có chuyện họ ruồng rẫy, bất hiếu như mạng xã hội thông tin. Một cách khó khăn, họ cố gắng mua chăn màn, chiếu, quần áo mới mang vào bệnh viện cho mẹ”, chị Linh kể.
Sự thật bất ngờ
Đọc thông tin cho rằng mình và vợ ruồng rẫy, bất hiếu với mẹ, anh Trương Minh Thuận (SN 1974, con rể bà Đại) rưng rưng nước mắt. Anh quả quyết, từ trước đến nay, vợ chồng anh luôn hiếu thuận, cố gắng chăm lo cho bà Đại.
Những thông tin trên mạng xã hội khiến anh và các thành viên trong gia đình cảm thấy bị tổn thương. Vợ con anh rất đau lòng khi bị cho là những kẻ bất hiếu, ruồng rẫy mẹ già. Trong khi đó, sự thật là bà Đại tự bỏ nhà ra đi, không chịu sống cùng gia đình người con gái duy nhất.
![]() |
Dù được con cái đến đón về nhà, bà Đại nhất quyết ở lại và sẽ vào chùa để tu tập, chăm sóc người cao tuổi hơn. (Ảnh: HTV). |
Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc bà Đại không muốn sống trong căn nhà nhỏ, chật hẹp, thường xuyên ngập nước ở vùng quê giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Long An. Trước đó, bà Đại và gia đình con gái sinh sống với mẹ già tại Quận 8.
Trước khi qua đời, mẹ bà Đại bán căn nhà nhỏ tại Quận 8 và chia cho vợ chồng anh Thuận một số tiền nhỏ. Anh Thuận bàn với bà Đại góp tiền, mua căn nhà nhỏ ở vùng ven thành phố để sinh sống vì “ở nhà thuê rồi tiền cũng hết”.
Cuối cùng, vợ chồng anh mua căn nhà nhỏ xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Về nơi ở mới, bà Đại than buồn, nhà ngập nước, xa thành thị nên sống không quen. Bà quyết không chịu sống cùng con, đòi bỏ đi.
“Ngày mẹ vợ tôi đòi bỏ đi, vợ chồng tôi khuyên mãi không được. Sợ người đời hiểu lầm, nói chúng tôi xua đuổi mẹ, chúng tôi mời tổ trưởng lên khuyên nhủ nhưng cũng không thành. Mẹ lên thành phố, chúng tôi nhiều lần lên đón về, bà cũng nhất quyết không nghe”, anh Thuận kể.
Ngày nhận tin bà Đại nhiễm Covid-19, gia đình anh khăn gói lên TP.HCM thăm. Trên đường đi, anh gặp rất nhiều khó khăn vì liên tục bị các chốt kiểm soát dịch bệnh chặn lại. Anh phải mất nhiều thời gian trình bày, chứng minh hoàn cảnh mới được tạo điều kiện đến bệnh viện thăm mẹ vợ.
Đến nơi, sợ mẹ lạnh, anh cùng vợ ra chợ Rạch Ông mua chăn, mùng, quần áo mới cho bà. Tuy nhiên, do dịch bệnh, các cửa hàng đều đóng cửa. Anh Thuận phải đứng năn nỉ rất lâu mới mua được những vật dụng cần thiết để đưa vào bệnh viện cho bà.
“Bây giờ, chúng tôi lại bị dư luận nói đuổi, không chăm sóc mẹ. Đau lòng lắm. Những thông tin không đúng sự thật này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống hiện tại và tương lại của con cái chúng tôi. Chúng tôi rất buồn”, anh Thuận vừa nói vừa lén lau nước mắt.
Sáng 5/10, gia đình anh Thuận đến Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp để thăm bà Đại với hy vọng có thể đón bà về nhà. Tuy nhiên, tại đây, bà Đại tiếp tục khước từ, kiên quyết không chịu về sống cùng con.
Bác sĩ Hồng Khánh Sơn, công tác tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp xác nhận, bà Đại đang là tình nguyện viên tại bệnh viện. Trước đó, bà Đại cũng thông tin với anh là bị con cái ruồng bỏ.
Sáng 5/10, bác sĩ Sơn có mặt trong cuộc nói chuyện giữa bà Đại và con gái, con rể của mình với hy vọng có thể hóa giải mâu thuẫn, hiểu lầm giữa đôi bên. Trong buổi nói chuyện này, gia đình anh Thuận tiếp tục bày tỏ mong muốn đón bà Đại về nhà chăm sóc, phụng dưỡng.
Bác sĩ Sơn chia sẻ: “Con gái và con rể của bà Đại lo lắng việc bà không về sẽ khiến dư luận hiểu lầm họ bất hiếu, xua đuổi, không chăm sóc mẹ. Tuy nhiên, hiện nay, các mâu thuẫn giữa bà Đại và con cái đã được giải quyết”.
“Trong buổi nói chuyện sáng nay, chúng tôi lắng nghe nguyện vọng của bà Đại vì trước đó, bệnh viện có hướng sẽ gửi bà vào chùa để bà tu tập, chung sống với mấy cụ neo đơn ở đây. Và, bà nói rõ là có nguyện vọng vào chùa để giúp đỡ các cụ khác lớn tuổi hơn. Do đó, bệnh viện sẽ hỗ trợ, liên hệ để bà được như ý. Con gái, con rể của bà cũng hứa sẽ thường xuyên thăm nom, chăm sóc bà. Dự tính, sang tuần, bệnh viện sẽ hỗ trợ đưa bà Đại vào chùa”, bác sĩ Sơn thông tin thêm.
Nguyễn Sơn
Ngày phát hiện nhiễm bệnh, Thắng hoang mang, sợ chết nhưng khi chứng kiến F0 84 tuổi lạc quan, vui sống, anh vững tâm điều trị để vượt qua Covid-19.
" alt="Sự thật cụ bà nhiễm Covid"/>Người phụ nữ trong xã hội mà ở đó tư tưởng gia trưởng phong kiến còn đè nặng trong suy nghĩ của đàn ông - thật khó mà thăng hoa. Biết bao cô gái đau khổ vì chia tay người yêu và lo lắng tột cùng cho tương lai khi không còn "giấy chứng nhận trinh tiết". Nữ nhà văn Trang Hạ - vốn nổi tiếng sắc sảo - đã đưa ra một cách nhìn mới, một quan niệm sống đầy nhân văn "Bởi vì bạn đã mất trinh, nên bạn xứng đáng với người đàn ông tốt đẹp hơn!".
Xin trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc bài viết của nhà văn Trang Hạ như một luồng gió mới, rực rỡ, khởi sắc giữa những vần mây u ám của một số hệ tư tưởng cổ hủ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
BỞI VÌ BẠN ĐÃ MẤT TRINH, NÊN BẠN XỨNG ĐÁNG VỚI NGƯỜI ĐÀN ÔNG TỐT ĐẸP HƠN!
Tôi thích đọc những mục tâm sự trên các báo điện tử, bởi ở đó, bày ra chân dung một cuộc sống thật, những tâm sự thật, những số phận được phơi bày bi kịch tới tận cùng. Vì người viết thường giấu thân phận thật, nên chuyện họ kể càng trần trụi hơn. Trong các tâm sự ấy, thường những cô gái trẻ sẽ kể về trục trặc trước hôn nhân, các bà vợ chê chồng và sợ hãi người thứ ba, những người đàn ông thú nhận sai lầm. Một trong những sai lầm xuyên suốt số phận thường là: Cô dâu mất trinh!
Người con gái đau khổ vì chia tay người yêu, người mà đã lấy đi trinh tiết của mình, cô lo sợ tương lai liệu sẽ ra sao khi cô không còn giấy chứng nhận trong trắng ấy. Người phụ nữ trẻ bị từ hôn vì lý do, chàng phát hiện ra nàng không còn trinh tiết, chàng ra đi và không quên quẳng lại cho cô người yêu cũ vài lời nhục mạ mà cô có thể đau suốt cả đời này không hết. Người vợ trẻ cam chịu vì chồng không tìm ra dấu hiệu nào trinh tiết của vợ, thế là cả đời, người chồng có thể chửi vợ vì điều ấy, thậm chí đánh vợ, khinh vợ.
Bi kịch là một hành trình kéo dài từ người con gái mất trinh, trở thành người vợ yếm thế bị đòi hỏi, người mẹ trẻ bị khinh, người phụ nữ hèn kém trong gia đình. Có vụ án vợ giúp chồng hiếp dâm giết người chỉ vì vợ không còn trinh, phải kiếm gái trinh để… “đền” cho chồng!
Tôi phát hiện ra rằng, chỉ những người phụ nữ sau khi li hôn thì mới không còn nỗi ám ảnh lo sợ về trinh tiết của bản thân. (Mà tất nhiên là thế rồi!).
Hồi xưa tôi có một cô bạn gái, cô ấy là người rất giỏi giang trong công việc, cô ấy cưới mối tình đầu, không hề quan hệ bừa bãi với ai. Thế nhưng khổ nỗi, trong lần đầu tiên quan hệ, cô ấy chẳng có cái “dấu hiệu” nào chứng tỏ là còn trinh, kiểu như có giọt máu để lại trên giường, hay cảm nhận gì đó mà chỉ đàn ông biết (!). Cô bạn tôi đã phải khóc lóc và bịa ra một câu chuyện là hồi 4 tuổi, cô ấy ngủ quên trong kho hàng của gia đình, bị một ai đó dùng tay xâm hại mà cô ấy chỉ còn nhớ lờ mờ không thể biết là ai! Kỳ quặc là câu chuyện đó lại làm anh chồng chưa cưới yên tâm về trinh tiết của vợ, thỏa mãn câu hỏi của anh ta. Trong khi bạn bè và bản thân anh ta cũng biết, từ năm 15 tuổi đến khi lấy chồng, cô bạn tôi chỉ biết có mỗi anh này mà thôi! Nhưng nếu cô ấy nói thật, là em… có thế nào thì anh đã biết thế ấy, vì sao không có “dấu vết trinh tiết” thì em cũng chịu!… Hẳn anh kia sẽ nổi giận và khăng khăng là cô này dối trá, che giấu sự thật nào đó!
Tôi thường cảm thấy nỗi đau khổ trinh tiết ấy, thực sự là do chính những cô gái tự rước vào bản thân mình! Vì đơn giản là, mọi bác sĩ đều biết, nếu muốn giữ màng trinh, thì chúng ta phải giữ gìn từ khi chúng ta lọt lòng! Chứ đâu phải đến tuổi cập kê mới giữ, lúc đó thì còn giữ được gì? Nhưng, bắt một đứa ấu nhi gái đã phải giữ trinh tiết cho một người đàn ông sau này, điều đó chứng tỏ xã hội này dã man làm sao!
Nên, nếu một người phụ nữ trân trọng bản thân, hiểu điều đó, cô ấy sẽ giữ gìn bản thân cho người cô ấy thực yêu thương, với người xứng đáng. Và cô ấy dù là làm tình lần đầu tiên hay lần thứ mấy, cũng chắc chắn là làm tình vì tình yêu chứ không phải là vì sẽ cưới anh này làm chồng, trước sau gì cũng thế!!! Nghĩa là, sau khi làm tình lần đầu tiên, bạn vẫn là bạn, bạn vẫn trân trọng bản thân mình, tin rằng mình là một người con gái xứng đáng được yêu thương và tôn trọng.
Còn nếu bạn giữ trinh tiết chỉ để lấy chồng, thì hệ quả là, nếu đã mất trinh tiết, lập tức buông tuồng quan hệ bừa bãi vì thực sự, còn gì đâu mà giữ? Hoặc sau khi lấy chồng, mới có điều kiện buông thả lăng loàn, thì chẳng ai sưu tầm đàn ông tài bằng bạn. Một khi chiếc vòng kim cô “trinh tiết” đã được dỡ ra khỏi đầu bạn.
Với những người ấy, thì tất yếu một khi chiếc vương miện “trinh tiết” được cất đi khỏi đời bạn, bạn sẽ thấy bản thân mình chẳng còn giá trị gì, là kẻ xứng đáng bị vùi dập. Và những người vợ nhịn nhục ra đời từ ấy. Vì chính bạn đã tự cho rằng, mình mất trinh tức là mình xứng đáng bị chồng khinh bỉ!
Thỉnh thoảng lại có một độc giả gửi thư cho tôi trong nước mắt: Anh ấy bảo vì em không còn trinh, nên anh ấy dằn vặt em, rồi bỏ em! Chị khuyên em nên thế nào?
Tôi đã trải qua những cảm xúc như bạn, bởi ngày xưa, tôi cũng ở tuổi yêu như bạn, lựa chọn người yêu trong một đám đông có cùng suy nghĩ như bạn đang gặp. Nên tôi trả lời rằng:
Bởi vì bạn đã mất trinh, nên bạn xứng đáng với người đàn ông tốt đẹp hơn!
Là một người đàn ông trưởng thành, hiểu rằng anh ta yêu người phụ nữ chứ không phải yêu cái màng thịt dùng một lần, chắn giữa âm đạo của bạn!
Bạn hãy chọn người đàn ông khác! Đàn ông có liêm sỉ thì không có quyền đòi hỏi trinh tiết của bạn gái. Bởi, họ thừa biết, trinh tiết chỉ có mỗi giá trị duy nhất là chứng minh cô gái có kinh nghiệm tình dục bằng 0, thế thôi! Thậm chí cưới một cô gái trinh làm vợ là một lựa chọn thiếu lý trí của đàn ông, khi nghiên cứu tâm lý đã cho kết quả rằng, không ai cắm sừng chồng nhiều hơn người vợ còn trinh!
Vì sau khi lấy chồng, cô ấy mới khám phá ra một cuộc sống khác. Mà ở đó, hình như người chồng đã mất đi ưu thế (hứa hẹn sẽ cưới) giữa những đàn ông khác. Vì cưới thì đã cưới rồi! Và khi tình dục lên ngôi, tình yêu ở lại.
Độc giả thường không bao giờ tin lời tôi nói rằng, rồi họ sẽ gặp người đàn ông tốt đẹp hơn! Họ nói, vì em đã mất trinh với anh này, liệu anh sau sẽ còn trân trọng em không?
Tôi lại thấy trinh tiết thực ra là cơn ấu trĩ của đàn ông.
Khi bạn 20, bạn sống giữa một bầy con gái, ai cũng còn trinh cả, nên chàng trai cứ mở mồm ra là nói, tao sẽ cưới gái trinh làm vợ!
Khi anh này 25-27, gái trinh đã có nơi có chốn rồi, nếu anh ấy chọn gái trinh, hiếm làm sao! Hoặc anh ấy sẽ phải quay đi tìm gái ở độ tuổi 18-20. Nhưng nói xin lỗi các anh đàn ông, ở tuổi đó, các cô gái chỉ thích hot-boy Hàn Quốc, yêu diễn viên, yêu anh bạn học giỏi cùng lớp, làm gì có mấy cô yêu các anh hơn mình tới chục tuổi?
Nếu các cô yêu anh hơn chục tuổi, đảm bảo đó là những cô đã… hơi có khái niệm về đời sống vật chất, đã từng hưởng thụ, hiểu đời hơn bạn cùng tuổi, các anh liệu có chắc họ còn trinh?
Rồi, khi đàn ông đã ngoài 30, họ kiếm gái 30 còn trinh, có lẽ là khó hơn bắc thang lên hỏi ông giời. Hay là lại quay lại yêu những em 18, đôi mươi? Thời gian đã dạy cho đàn ông một bài học rất vật chất, rằng, phải khi trưởng thành, ta mới qua được cơn ấu trĩ thèm trinh tiết. Và hiểu ra, một người phụ nữ năng động, tích cực, yêu chân thành, tự trọng, mới là người đảm bảo hạnh phúc lâu dài.
Ít nhất, bạn cũng phải nhìn ra một người đàn ông trưởng thành chứ, dù xã hội bạn sống đầy rẫy đàn ông ấu trĩ mãi mãi ở lại tuổi thèm trinh tiết?
(Theo Giadinh.net)
" alt="Đàn ông ấu trĩ mãi mãi ở lại tuổi thèm trinh tiết?!"/>