Khói bốc lên nghi ngút, người đơm xôi, người cắt giò, người cho vào hộp… Trong vòng một buổi chiều, gần 800 suất xôi đã được hoàn thành để kịp gửi đến vùng lũ.
![]() |
Người dân tổ 4, P.Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh nấu xôi. |
Chị Việt Hà (SN 1992), quản lý một quán cà phê ở tổ 4 cho biết, xem những thông tin người dân bị ảnh hưởng bởi lũ kêu cứu, thiếu đói chị rất xót xa. Chị muốn làm gì đó cho họ và điều quan trọng trước tiên chị nghĩ đến là phải “cứu đói”.
“Nhiều đoàn cứu trợ mỳ tôm nhưng tôi xem tin tức, biết nhiều vùng bị mất điện, không có dụng cụ để nấu nước sôi. Nhiều bà con phải ăn mì tôm sống. Vì vậy tôi muốn nấu một món mà người dân có thể ăn luôn được”, chị nói.
Có ý định làm thực phẩm gửi đến vùng lũ, ngày 19/10, chị Hà đặt mua 20 kg giò lụa. Sau đó, một người bạn của chị gợi ý nấu xôi gửi cho bà con.
Xôi vừa giúp ăn no lại tiện lợi nên chị vội vàng đi chợ mua 100 kg gạo nếp, hộp đựng… về nhà.
“Lúc làm, tôi cũng khá phân vân, băn khoăn. Không phải vì vật chất, kinh tế mà tôi sợ sức người có hạn. Trong khi đó, thời tiết liên tục mưa và các tuyến đường đi đều khó khăn, tôi sợ mình không chuyển được đến tay người dân”, chị Hà chia sẻ thêm.
![]() |
![]() |
Hàng nghìn phần xôi, giò đã được chuyển đến vùng lũ. |
Nhưng cuối cùng, 1h chiều ngày 20/10, chị và 2 người nữa vẫn quyết định dựng bếp. Làm tại quán cà phê nên họ có những chiếc bếp công nghiệp rất tiện lợi để nấu xôi số lượng lớn. Do thời gian gấp, chị Hà phải đun nước sôi để ngâm nhằm rút ngắn thời gian ngâm nếp xuống.
Vừa làm, chị Hà vừa gọi điện khắp nơi để tìm phương án vận chuyển đến người dân.
"Các anh công an phường và lực lượng cứu hộ, cứu nạn nghe ý tưởng nấu xôi của chúng tôi, họ vô cùng tán thành. Anh nói rằng, xôi vừa nóng vừa tiện lợi sẽ giúp bà con được ăn no nhanh chóng. Các anh động viên chúng tôi cứ yên tâm làm, họ sẽ vận chuyển đến vùng dân bị ngập”, chị chia sẻ.
Ban đầu chỉ có 3 người thực hiện. Nhưng sau đó, nghe thông tin chị Hà nấu xôi từ thiện, người dân trong khu phố ùa đến. Mười mấy người vừa nấu vừa đóng gói, 5h chiều cùng ngày, 800 suất xôi đã được hoàn thành.
Mỗi suất gồm xôi, giò và lạc, vừng để ăn kèm, được cho vào các thùng xốp to. Mỗi thùng xốp đựng được gần 100 suất và mỗi thuyền/xuồng có thể chở được 3 thùng xốp nên khá thuận tiện cho việc di chuyển.
![]() |
Hình ảnh nhà ngập, người dân được lực lượng cứu hộ đưa ra ngoài. |
Chiều tối, biết tin về nồi xôi từ thiện, nhiều người tiếp tục ủng hộ việc làm của chị Hà. Họ đội mưa đưa đến 20 kg nếp, có gia đình hứa sẽ ủng hộ 100 suất chả, pate… để hộp xôi thêm ngon.
Ngày 21/10, chị Hà và người dân tổ 4 tiếp tục nổi lửa. Dự kiến họ sẽ làm thêm hơn 1.000 suất xôi.
Cả nhà anh Trần Hồng Quân (SN 1992, tổ 4) cũng tham gia vào việc nấu xôi từ thiện. Bố mẹ anh giúp bà con đóng gói, chia suất, anh đảm nhiệm việc chuyên chở số xôi đến lực lượng cứu hộ. Từ đây, số thực phẩm này sẽ được đưa đến những người dân đang cần.
“Vùng lũ bị cô lập, ô tô xe máy không thể vào tận nơi. Số xôi phải đến với bà con bằng xuồng, thuyền. Trời mưa rét vì vậy mọi người quyết định cho vào thùng xốp để giữ được độ nóng của món ăn”, anh nói.
Chị Hà cũng cho biết thêm: “Người dân nghe thông tin có xôi từ thiện thì tự lội nước ra nhận rất nhiều vì xôi, giò khá dễ ăn và tiện lợi.
Có những anh trong lực lượng cứu hộ, làm việc cả ngày rất mệt và đói cũng xin 1 hộp để ăn lấy sức. Họ đứng giữa trời mưa, cầm hộp xôi để ăn. Nghe những người vận chuyển kể lại như vậy, tôi thực sự xúc động”.
Cũng trong ngày 20/10, tại một xóm trọ nhỏ ở phường Hưng Dũng, TP Vinh, những người thuê trọ cũng rộn ràng nổi lửa làm món vừng lạc gửi vào vùng ngập lụt.
![]() |
Bà cụ giã lạc gửi đến vùng lũ. |
Ý tưởng này là của chị Đào Thị Thủy (SN 1987), lấy chồng ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Hai vợ chồng chị thuê trọ ở TP.Vinh để buôn bán.
“Nghe tin miền Trung ngập lụt và nhiều vùng cô lập, thiếu thực phẩm, dù kinh tế gia đình còn khó khăn, tôi vẫn muốn giúp họ. Tuy nhiên vì vướng 2 con nhỏ, tôi không thể vào vùng lũ. Tôi quyết định làm món vừng lạc - khá đơn giản, thiết thực, để gửi vào các vùng bị ngập”.
Theo chị Thủy, vừng lạc là món ăn để được khá lâu, có thể dùng để ăn với cơm, xôi khi các gia đình bị ngập lụt không thể đi chợ.
Xóm trọ của chị có 2 dãy liền nhau, khoảng 7 phòng. Người dân đều từ khắp nơi đến. Sau khi có ý tưởng, chị chia sẻ và được rất nhiều người ủng hộ.
![]() |
Trẻ con cũng theo mẹ đi giã lạc làm từ thiện. |
![]() |
Xóm trọ của chị Thủy đã làm được 80 túi lạc gửi đến vùng bị ngập lụt. |
Từ số tiền quyên góp được, 8h sáng chị Thủy đội mưa ra chợ của thành phố mua 20kg lạc. Về nhà, họ bắt đầu rang lạc tại phòng trọ. 7, 8 người thay nhau rang, giã lạc và chia thành từng phần.
Từ 8h sáng đến 5h chiều, họ hoàn thành 80 phần lạc để chờ chuyển vào vùng lũ.
“Cả khu trọ nhỏ trở nên náo nhiệt hơn thường ngày khi mấy chị em vừa làm vừa nói chuyện. Đám trẻ con theo mẹ sang giã lạc vừa đùa nghịch vừa trêu nhau ồn ã cả xóm trọ. Tôi hi vọng món ăn này sẽ giúp bà con được phần nào đó”, chị nói.
Anh Nguyễn Trọng Sáng (phường Hưng Dũng), cũng chia sẻ thêm, không chỉ món vừng lạc, nhiều xóm trọ khác ở TP. Vinh cũng làm thêm món lạc trộn cá khô. Đây là những món ăn khô có tác dụng giúp người dân vượt đói trong những ngày giao thông bị chia cắt.
“Có những người phụ nữ ngoài tuổi 70, tóc đã hai màu, cũng tham gia làm cùng. Bà vừa trông cháu vừa giã lạc. Họ rất nhiệt tình, chỉ mong có thể chia sẻ một chút công, của đến những người không may mắn”, anh nói.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. Mọi đóng góp xin gửi về: |
"Xem tin tức vùng lũ, tôi xót xa và không thể ngủ nổi. Hoa và quà có thể dành lại những ngày sau lũ, chúng tôi muốn làm điều gì đó để giúp người dân miền Trung", chị Hà Phương nói.
" alt=""/>‘Cả làng’ gọi nhau nhóm bếp, nấu nghìn suất xôi gửi vùng mưa lũTôi mua một mảnh đất, đã là nộp thuế thu nhập cá nhân, nộp thuế đất đầy đủ. Chưa kể còn tạo công ăn việc làm cho môi giới, tạo điều kiện giúp người bán đất kiếm được tiền, "bơm" tiền lại vào nền kinh tế... Khi tôi xây nhà trên mảnh đất đó, nghĩa là tôi đã đóng góp cho ngành xây dựng, người bán sắt, thép, gỗ, nội thất... tiêu thụ được sản phẩm. Thậm chí, khi người giàu bỏ tiền vào xây khu đô thị, nó còn góp phần phát triển cả khu vực, giúp chủ đầu tư khu đô thị có tiền trả lương cho công nhân xây dựng, các saler...
Rõ ràng, ai mua đất, cất nhà như tôi đều sẽ có những đóng góp như trên, bất kể là người mua bất động sản thứ hai hay thứ nhất. Cho nên, tôi cho rằng, không cần phải lên án người mua nhà, đất thứ hai trở lên. Thậm chí, nhìn theo hướng ngược lại, người mua căn nhà đầu tiên nhưng chẳng còn tiền để đóng góp lại vào nền kinh tế thì có hơn gì những người đầu tư nhiều nhà, đất một cách nghiêm túc?
>> 'Thuế mật độ dân cư thay vì bất động sản thứ hai'
Nhiều người mơ mộng đánh thuế bất động sản thứ hai với kỳ vọng giá nhà sẽ giảm 30-50% so với hiện tại. Nhưng cứ nhìn sang những nước có đánh thuế bất động sản thứ hai xem thực tế thế nào? Ở Mỹ, mang tiếng nhà giá rẻ nhưng người ta vẫn phải đóng thuế vài trăm đôla mỗi tháng cho tới hết đời. Tính ra phải bỏ mất 2-3 ngày làm việc để đóng thuế hàng tháng. và tỷ lệ sở hữu nhà tại đây cũng chỉ đạt 65%. Ở Đức, tỷ lệ sở hữu nhà cũng thấp bậc nhất Tây Âu, chỉ khoảng 56% dân số, nghĩa là 44% dân ở nhà thuê.
Khu vực châu Á cũng không khá hơn là bao. Ở Hàn Quốc có thuế thừa kế, nhưng giá nhà Seoul vẫn cao ngất ngưởng, giới trẻ vì áp lực mua nhà nên ngừng đẻ tới mức báo động. Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo lúc nào cũng lọt top những đô thị đắt đỏ nhất thế giới. Giới trẻ Nhật không đủ khả năng mua nhà, trong khi nhà ở quê rẻ tới mức cho cũng không ai lấy vì thuế quá cao. Ở Trung Quốc, dù chung cư ở thành phố có niên hạn lên tới 70 năm, nhưng giá đất tại Hong Kong, Thượng Hải, Bắc Kinh cũng vẫn quá tầm.
Vậy nên, theo tôi, nếu đánh thuế bất động sản thì cần áp chung, không nên phân biệt bất động sản thứ nhất hay thứ hai. Thế mới là công bằng. Vì ai cũng có cái lý của riêng mình. Người không có nhà nghĩ: "Tôi làm việc ngày tám tiếng, mà người khác có hai cái nhà, trong khi tôi vẫn ở nhà thuê, vậy là bất công". Người có hai cái nhà lại nghĩ: "Tôi làm việc ngày tám tiếng, đã đóng thuế thu nhập cá nhân ở mức cao, vậy mà nay tôi còn phải đóng thêm thuế bất động sản thứ hai chỉ vì một ai đó không mua được nhà, vậy có công bằng?".
>> 'Đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ giúp giá nhà, đất TP HCM hạ nhiệt'
Tôi qua topic về thuế thu nhập cá nhân, thấy ai cũng than thuế cao, mức giảm trừ gia cảnh không đủ sống. Qua topic thuế xăng dầu, tôi lại thấy ai cũng than khổ, không muốn đóng thêm dù là để bảo vệ môi trường. Qua tới topic giá điện, tôi lại thấy người người than là giá điện cao, đòi phải giảm sâu hơn nữa. Đến cả thuế VAT ai cũng phải trả, đâu phân biệt món hàng thứ nhất và thứ hai. Thế nên, thuế bất động sản cũng phải đánh ngay từ cái thứ nhất thì mới đủ tiền để bù cho mấy cái kia, vậy mới gọi là công bằng chứ?
Tỷ lệ sở hữu nhà ở Việt Nam thực ra không quá thấp (88,1%), nếu không muốn nói là ở nhóm cao nhất thế giới. Vậy nên, đánh thuế bất động sản thế nào, chúng ta cũng nên lắng nghe quan điểm của số đông trong xã hội, thay vì chỉ tập trung đứng trên lập trường của nhóm thiểu số 11,9%. Chỉ có như vậy, chúng ta mới tìm được phương án hài hòa lợi ích nhất giữa các bên.
" alt=""/>Lên án người sở hữu bất động sản thứ hai
|
![]() |
Robert DuBoise (trái) đã ngồi tù oan 37 năm và nạn nhân Barbara Grams (phải) |
Luật sư Andrew Warren của quận Hillsborough, tiểu bang Florida, Mỹ đã thông báo hôm 26/8 rằng bộ phận xem xét việc kết tội đã xác định Robert DuBoise không có tội trong vụ sát hại Barbara Grams.
Grams là cô gái mới 19 tuổi vào thời điểm bị giết. Cô được tìm thấy trong tình trạng bị đánh tới chết vào năm 1983. Các nhà chức trách cho rằng cô đã bị đánh bằng một thanh gỗ trên đường đi bộ về nhà từ chỗ làm. Khi đó, Grams làm việc cho một nhà hàng nằm ở trung tâm thương mại Tampa gần đó.
“Hôm nay là một ngày quan trọng để lập lại công lý – công lý cho gia đình của một nạn nhân và cho một người đàn ông đã bị kết tội giết chết cô ấy”, luật sư Warren phát biểu trong cuộc họp báo.
“Điều này thật đau đớn và bi thảm. Nhưng đó là sự thật, và khi bạn nói sự thật, công lý đã được thực thi”.
Theo đài WFLA, các bài báo vào thời điểm xảy ra sự việc từng đưa tin rằng tóc, nước bọt và các mẫu máu đã không đem lại kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn đã kết tội DuBoise dựa trên các vết cắn được tái tạo lại mà bên nguyên cho rằng khớp với răng của DuBoise.
Một phần quyết định kết tội cũng dựa trên lời khai của một nhân chứng chống lại DuBoise thời điểm đó.
Nhân chứng này khẳng định, DuBoise đã nói với anh ta rằng có 2 người đàn ông khác giết Grams, còn anh ta thì hãm hiếp cô.
“Bây giờ khi xem xét lại, lời khai của nhân chứng có sự mâu thuẫn đáng kể. Và quan trọng hơn là bằng chứng DNA mới đã bác bỏ lời khai của anh ta”, luật sư Warren khẳng định.
![]() |
Luật sư Warren phát biểu trong cuộc họp báo. |
“Những kết án sai lầm làm xói mòn nền tảng hệ thống tư pháp của chúng ta. Trong suốt 37 năm, chúng ta đã nhốt một người đàn ông vô tội trong tù, trong khi thủ phạm thực sự lại không phải chịu trách nhiệm về tội ác tày trời này”.
Ông Warren cũng cho rằng, gia đình của nạn nhân Barbara Grams xứng đáng được biết sự thật. Theo vị luật sư này, bằng chứng DNA được lấy từ hiện trường được cho là đã bị tiêu hủy vào năm 1990. Nhưng bằng chứng đó đã được tìm thấy trong suốt 11 tháng xem xét lại vụ án DuBoise bởi dự án Innocence Project.
Ông Warren cho biết, trong quá trình xem xét lại vụ án, các nhân viên điều tra cũng phát hiện 2 mẫu vật thuộc về nam giới. Một trong hai đã được xác định là của một người có liên quan tới vụ án. Tuy nhiên, vị luật sư không tiết lộ bất cứ thông tin nào về người này.
Tổng cộng số năm tù giam của hai người chủ nhà hàng hải sản lên tới gần 1.500 năm.
" alt=""/>Người đàn ông ngồi tù 37 năm vì tội giết người, hãm hiếp được minh oan