Eo hẹp thời gianTheo kế hoạch sau nhiều lần bị dời, tuyển Việt Nam được tập trung vào đầu tháng 6, nhưng rốt cuộc không thể thực hiện khi V-League trở lại đúng thời điểm này.
Do vậy, ý đồ tập trung sớm để tìm thêm nhân sự cho tuyển Việt Nam mà HLV Park Hang Seo cùng các cộng sự đặt ra trước đó phải dời lại sang tháng 9, thời điểm FIFA Days diễn ra.
Việc dời lại lịch tập trung tuyển Việt Nam là điều bất khả kháng, nên thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ phải tận dụng tối đa khoảng thời gian ngắn với 1 tuần lễ rơi vào đầu tháng 9 để chuẩn bị cho trận đấu với Malaysia vào ngày 13/10.
 |
Tuyển Việt Nam có rất ít thời gian chuẩn bị cho cuộc tái đấu với Malaysia |
Nhìn vào quỹ thời gian chuẩn bị này rõ ràng không đủ cho HLV Park Hang Seo lẫn tuyển Việt Nam, nhưng tình thế buộc chiến lược gia người Hàn Quốc phải chấp nhận trong bối cảnh mà V-League mới trở lại sau dịch cúm Covid-19.
Theo tính toán, trong khoảng 1 tuần này tuyển Việt Nam sẽ có ít nhất 1 trận giao hữu quốc tế nhằm giúp HLV Park Hang Seo kiểm tra phong độ, năng lực của các cầu thủ.
Tuy nhiên, hiện tại với tình hình dịch cúm Covid-19 trên toàn Thế giới vẫn chưa ổn như ở Việt Nam nên VFF vẫn chưa tìm được đối thủ đến đá giao hữu với đội bóng của HLV Park Hang Seo.
Và đây chắc chắn sẽ là vấn đề đối với tuyển Việt Nam lẫn HLV Park Hang Seo trước khi sang Malaysia gặp đội chủ nhà ở vòng loại World Cup 2022.
Thầy Park chữa cháy ra sao
Thực tế trong suốt hơn 2 năm làm việc ở Việt Nam, không ít lần HLV Park Hang Seo đối mặt với vấn đề tương tự khi phải tập trung một cách vội vàng với quỹ thời gian thực sự eo hẹp.
Thế nhưng, với thời điểm trước đây rõ ràng khó khăn mà thuyền trưởng tuyển Việt Nam gặp phải không thực sự áp lực cũng như gặp nhiều vấn đề như lúc này vì lý do như ngoại cảnh như đã nói: V-League phải hoãn hơn 2 tháng mới có thể trở lại.
 |
để lo lắng cho HLV Park Hang Seo |
Sẽ không dễ để các cầu thủ của tuyển Việt Nam đảm bảo phong độ cao sau một thời gian nghỉ rất dài, đồng thời những vấn đề về chấn thương hoàn toàn có thể xảy ra khi phần lớn các đội bóng bị động trong việc chuẩn bị cho V-League ở giai đoạn tái đấu.
Không chỉ lo ở điều này, như đã nói việc tuyển Việt Nam có thể phải “tập chay” mới là vấn đề mà chiến lược gia người Hàn Quốc đau đầu. Bởi nên nhớ một trận giao hữu chất lượng sẽ giúp HLV Park Hang Seo tìm ra điểm yếu của đội nhà mà chỉnh sửa, hoàn thiện cho vòng loại World Cup 2022.
Càng cần hơn nữa khi tới lúc này HLV Park Hang Seo và các học trò ở tuyển Việt Nam đã xa nhau tới cả hơn gần 1 năm chứ không ít, tính từ thời điểm hoà Thái Lan vào ngày 19/11/2019 để buộc chiến lược gia người Hàn Quốc cần một trận đấu thực thụ để “duyệt quân”.
Rất khó cho có thể “chữa cháy”, nhưng dù sao tin mừng là đến lúc này các đối thủ của tuyển Việt Nam cũng gặp tình trạng tương tự để tin thầy trò HLV Park Hang Seo thành công ở vòng loại World Cup 2022...
Video Việt Nam 1-0 Malaysia:
Xuân Mơ
" alt="Tuyển Việt Nam khó đủ đường, HLV Park Hang Seo 'chữa cháy' thế nào"/>
Tuyển Việt Nam khó đủ đường, HLV Park Hang Seo 'chữa cháy' thế nào
Năm 2010, với huy chương vàng Cuộc thi Kỹ năng nghề Asean, chàng trai Hoàng Văn Tùng (SN 1989 - Vĩnh Phúc) vinh dự trở thành 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu.Năm 2011, anh tiếp tục dự thi Kỹ năng nghề Thế giới, đạt 495/600 điểm và được nhận chứng nhận nghề thế giới.
Nay chàng trai Vĩnh Phúc công tác tại khoa Cơ khí, trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội. Mới đây, anh được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp lựa chọn trở thành Đại sứ Kỹ năng nghề với trọng trách truyền tải và phát huy vai trò của việc học nghề với đời sống hiện đại. Tùng khẳng định, nhờ học nghề anh đã gặt hái nhiều thành công ngoài mong đợi.
 |
Đại sứ Kỹ năng nghề Hoàng Văn Tùng |
8X thi trượt đại học, tìm đam mê với nghề thiết kế cơ khí
Gia đình nghèo nên tốt nghiệp Trung học Phổ thông, bố mẹ định hướng Tùng thi sư phạm, hi vọng giảm bớt gánh nặng về học phí. Năm đó, anh thi Đại học Sư Phạm nhưng thiếu 1 điểm.
Vốn đam mê công nghệ, Tùng tìm hiểu và đăng ký xét tuyển vào khoa Cơ khí - hệ Cao đẳng thuộc trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Nghề vẽ và thiết kế trên máy tính (CADD - Computer-Aided Drawing & Design) chính là vẽ và thiết kế cơ khí trên phần mềm Autodesk Inventor và phần mềm 3D Max. Chuyên ngành của Tùng là xây dựng bản vẽ 2D sang các bản vẽ 3D để mô tả cấu tạo và mô phỏng nguyên lý làm việc của các cơ cấu máy.
Có những ngày, sáng học lý thuyết, chiều Tùng dành thời gian ở phòng thực hành đến muộn mới về. Mày mò ở xưởng thực hành, rồi khi về nhà lại ngồi máy tính để thiết kế các chi tiết máy. Mỗi ngày trôi qua, niềm say mê với vẽ thiết kế cơ khí trên máy trong Tùng một lớn thêm. Bất cứ vật dụng gì trong nhà, Tùng cũng tháo tung ra nghiên cứu.
Khi nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi nghề vẽ và thiết kế trên máy tính, lựa chọn đội tuyển thi cấp thành phố, anh mạnh dạn đăng ký tham gia.
Vượt qua hàng trăm thí sinh, Tùng giành giải nhất hội thi tay nghề TP Hà Nội và xuất sắc vượt qua 20 thí sinh khác giành giải nhất Quốc gia, rồi đại diện cho Việt Nam dự hội thi Kỹ năng nghề ASEAN.
Tùng nhớ lại, cuộc thi này tổ chức ở Thái Lan trong 3 ngày và anh đã bước vào cuộc thi với tâm thế khá ổn định, vững vàng. Tấm huy chương vàng đã mở ra cánh cửa mới cho chàng sinh viên trẻ.
Học thiết kế cơ khí không khó kiếm việc
Trước sự lo lắng của nhiều bạn trẻ về việc ngành nghề này khó kiếm việc làm, không có đầu ra trong tương lai, anh phân tích: “Lĩnh vực tôi học là ngành khó nhưng nếu thực sự yêu thích, bạn sẽ làm được và dễ kiếm được việc làm. Vì các doanh nghiệp hiện nay rất thiếu nhân lực có tay nghề, chuyên môn ở ngành này”.
Anh cho biết thêm, công việc thiết kế cơ khí trong các nhà máy yêu cầu phải có nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý các ý tưởng thiết kế. Đồng thời là người đưa ra các thông tin cần truyền đạt tới các bộ phận lập trình gia công, kiểm tra… thông qua bản vẽ kỹ thuật. Nó đòi hỏi mức độ chính xác cao. Nếu thông tin từ các bản vẽ kỹ thuật không chính xác, các khâu sau sẽ bị sai hỏng.
“Ngành nghề nào cũng phải tích lũy kiến thức trong trường, kinh nghiệm làm việc. Chỉ cần bạn chịu khó bồi dưỡng kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, sẽ không phải lo lắng về đầu ra”, Hoàng Văn Tùng nhấn mạnh.
Đại sứ Kỹ năng nghề quan điểm, cánh cửa đại học đóng lại thì vẫn còn nhiều cánh cửa khác mở ra cho các bạn trẻ theo đuổi ước mơ của mình. Một trong số đó chính là lựa chọn học nghề.
Theo anh, giáo dục nghề nghiệp là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Tỉ lệ lớn học sinh - sinh viên học nghề ra trường là có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao.
"Vài năm trở lại đây, việc học nghề bắt đầu được chú trọng, đầu tư. Nhiều học sinh ngay từ khi chưa tốt nghiệp Phổ thông Trung học đã xác định con đường học nghề, thay vì lao đầu vào học đại học”, Đại sứ Kỹ năng nghề chia sẻ.
Hồng Phượng
" alt="Từ Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu đến Đại sứ kỹ năng nghề"/>
Từ Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu đến Đại sứ kỹ năng nghề
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ gần đây tuyên bố một cuộc điều tra kéo dài 2 năm về quy trình tuyển sinh của ĐH Yale đã phát hiện ra ngôi trường thuộc Ivy League này có sự phân biệt đối xử bất hợp pháp với người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Á trong quá trình tuyển sinh đại học đầy khốc liệt.ĐH Yale đã "dứt khoát phủ nhận cáo buộc này".
Hiệu trưởng ĐH Yale, ông Peter Salovey, cũng tuyên bố rằng nhà trường sẽ tiếp tục xem xét vấn đề chủng tộc trong quá trình tuyển sinh và nhắc lại cam kết của Yale đảm bảo sự đa dạng sắc tộc, văn hoá trong các khoá sinh viên tiếp theo.
 |
Đại học Yale |
Là điểm "nóng" trong nhiều năm
Vấn đề cân nhắc yếu tố chủng tộc trong tuyển sinh, một điểm nóng trong các cuộc chiến văn hóa của Mỹ, đã thu hút sự quan tâm của phụ huynh, sinh viên, các nhà giáo dục và các nhà hoạt động suốt nhiều thế hệ. Các trường danh tiếng là ĐH Brown và ĐH Dartmouth cũng từng bị điều tra sau khi một nhóm sinh viên người Mỹ gốc Á gửi cáo buộc tương tự.
Trước khả năng những cáo buộc tiến triển thành một vụ kiện, ban lãnh đạo của ĐH Yale được tư vấn nên tham khảo vụ kiện năm ngoái đối với ĐH Harvard khi họ tìm cách bảo vệ quy trình tuyển sinh của mình.
Gần đây nhất, vào năm 2019, Tòa án Quận đã bác bỏ tuyên bố của nguyên đơn rằng ĐH Harvard vi phạm luật dân quyền vì cân nhắc yếu tố chủng tộc trong quá trình tuyển sinh.
Mặc dù đồng ý “quy trình tuyển sinh của Harvard có thể không hoàn hảo”, thẩm phán kết luận sự chênh lệch về mặt thống kê theo chủng tộc giữa các nhóm ứng viên “không phải là kết quả của bất kỳ sự thù địch chủng tộc hay định kiến có ý thức nào”.
Trong số những học sinh được nhận vào ĐH Harvard năm 2019, 25,4% được xác định là người Mỹ gốc Á, 14,8% là người Mỹ gốc Phi, và 12,4% là người gốc Latinh. Phần còn lại, chiếm đa số, là học sinh da trắng.
Thẩm phán cũng nhận thấy ĐH Harvard đã “điều chỉnh một cách hạn chế” việc sử dụng yếu tố chủng tộc trong tuyển sinh để đạt được lợi ích cuối cùng là tạo ra một môi trường giáo dục đa dạng.
Tuy nhiên, nguyên đơn không chấp nhận phán quyết của toà và vụ kiện tiếp tục được chuyển lên Toà phúc thẩm. Bộ Tư pháp nằm trong số các tổ chức gửi bản đệ trình kêu gọi tòa phúc thẩm chấm dứt hệ thống tuyển sinh nhiều bất cập hiện tại của ĐH Harvard.
Vụ việc được nhiều người cho là có tác động sâu rộng tới quy trình tuyển sinh cho các trường đại học trên toàn quốc.
Hội Sinh viên vì tuyển sinh công bằng (SFFA) đã lập luận trong đơn đệ trình trước đó, cáo buộc ĐH Harvard cố gắng “tham gia vào việc cân bằng chủng tộc” bằng cách “áp dụng nhiều hình phạt phân biệt đối xử với các ứng viên người Mỹ gốc Á” như kỳ vọng điểm số hay thành tích học tập xuất sắc hơn. ĐH Harvard cũng bị cáo buộc “đã không xem xét các lựa chọn thay thế trung lập về chủng tộc một cách thiện chí — chưa nói đến việc sử dụng các lựa chọn thay thế khả thi”.
Một giải pháp khả thi do luật sư đề xuất yêu cầu ĐH Harvard và các trường đại học danh tiếng khác chấm dứt tuyển sinh vận động viên và con cái của cựu học sinh để bù lại những suất trúng tuyển cho học sinh da trắng đến từ gia đình khá giả.
Ngược lại, các trường đại học vẫn từ chối yêu cầu loại bỏ yếu tố chủng tộc khỏi quy trình tuyển sinh.
Hiệu trưởng ĐH Harvard, ông Lawrence S. Bacow, đã viết trong lá thư gửi học sinh: “Việc xem xét yếu tố chủng tộc, cùng với nhiều yếu tố khác, giúp chúng tôi đạt được mục tiêu tạo ra một đội ngũ sinh viên đa dạng, làm phong phú thêm kho tàng tri thức của mỗi sinh viên. Tất cả mọi người được nhận vào ĐH Harvard đều có một nét gì đó độc đáo để cống hiến cho cộng đồng của chúng ta. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của sự đa dạng, và tất cả những gì nó đại diện cho thế giới”.
Mai Nguyễn

Đại học hàng đầu Mỹ thay đổi kế hoạch kỳ học mùa thu
Đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát đã khiến một số trường đại học hàng đầu ở Mỹ phải thay đổi kế hoạch đối với kỳ học mùa thu sắp tới.
" alt="Đại học Yale đối diện với cáo buộc thiên vị tuyển sinh"/>
Đại học Yale đối diện với cáo buộc thiên vị tuyển sinh