Thay đổi cách đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 27 về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theđổicáchđánhgiákhenthưởnghọcsinhtiểuhọlịch âm dương năm 2024o đó, với mục tiêu “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng, không so sánh học sinh này với học sinh khác...”, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau như quan sát, vấn đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm, hoạt động của học sinh, kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
Giáo viên đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh, về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học trò.
Học sinh tiểu học sẽ được đánh giá bằng nhiều phương pháp
Việc đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học.
Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, sẽ có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá học sinh. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
“Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh”, Thông tư quy định.
Khắc phục hạn chế trong khen thưởng
Về việc khen thưởng, Thông tư 27 cụ thể hoá việc viết trên giấy khen nhằm khắc phục hạn chế, tiêu cực về việc khen thưởng. Theo đó, vào cuối năm học, hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh xuất sắc hoặc Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh thực sự xuất sắc và xứng đáng, được tập thể lớp công nhận.
Cụ thể, danh hiệu Học sinh xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc; danh hiệu Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
Việc khen thưởng đột xuất được áp dụng với học sinh có thành tích đột xuất trong năm học. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Bên cạnh đó, Thông tư còn bổ sung hình thức “thư khen” trong hoạt động khen thưởng học sinh. Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), khẳng định các quy định trong Thông tư 27 không làm tăng khối lượng công việc của giáo viên và học sinh.
Đồng thời, các nội dung quy định tường minh về phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá sẽ giúp giáo viên tiếp cận, triển khai hệ thống, bài bản, khoa học và giảm được thời lượng dành cho việc đánh giá, để tập trung vào quá trình giảng dạy.
Thúy Nga
Sẽ không còn chuyện phê bình học sinh trước lớp
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, dự kiến thay thế thông tư 08 do Bộ này ban hành từ năm 1988.
相关文章
Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Inter Kashi, 20h30 ngày 24/1: Cạnh tranh ngôi đầu
Pha lê - 24/01/2025 09:35 Nhận định bóng đá g2025-01-26Tảng đá rất to lăn xuống va vào cầu Đắk Mi 1 trên quốc lộ 14E (Ảnh: Bình An). Sau khi xảy ra sạt lở, Ban Quản lý dự án 4, chủ đầu tư dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 14E, đã chỉ đạo nhà thầu huy động máy móc, thiết bị và nhân lực để dọn dẹp đất đá, chặt và thu dọn cây cối; đồng thời bố trí barie, biển báo và cử người trực gác ở hai đầu cầu.
Đến trưa ngày 25/11, các đơn vị đã hoàn thành việc dọn dẹp đất đá trên cầu và tạm thời cho phép các phương tiện nhỏ lưu thông qua.
Ông Quế Hải Trung, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 4, cho biết: "Qua kiểm tra thực tế, bản mặt cầu nhịp 3 bị đẩy lệch về phía trái tuyến 47cm so với vị trí ban đầu. Các dầm ngang, u neo tại trụ T1, T2 nứt vỡ; đầu dầm tại vị trí M2 bị đẩy lệch ra khỏi gối cao su; khe co giãn tại mố M2 bị kéo hở và bung bulong."
Ban Quản lý dự án 4 đã kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam tổ chức phân luồng các phương tiện lưu thông trên tuyến, chỉ cho phép xe máy và xe con qua cầu, đồng thời không để các phương tiện vận tải lớn lưu thông qua cầu trong khi chờ đánh giá cụ thể để khắc phục sửa chữa cầu Đắk Mi 1.
Để đảm bảo an toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam chỉ cho phép phương tiện chở khách dưới 16 chỗ ngồi, xe tải dưới 5 tấn và các phương tiện xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ được phép lưu thông qua cầu Đắk Mi 1. Các phương tiện còn lại sẽ lưu thông theo hướng dẫn của lực lượng chức năng.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam cũng đã đề nghị chủ đầu tư khẩn trương sửa chữa hư hỏng cầu để đảm bảo giao thông vận tải trên tuyến quốc lộ 14E thông suốt và an toàn.
'/>Mặt cầu Đắk Mi 1 xô lệch nghiêm trọng
Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
Hư Vân - 24/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g2025-01-26
最新评论