Mặt khác, Qualcomm không thể yên tâm với Apple. Trước đó, vào tháng Hai, “Táo Khuyết” đã tuyển dụng được Umashankar Thyagarajan - người đứng đầu công nghệ di động 5G của Intel vào thời điểm đó. Ông cũng đã từng phụ trách nhóm làm việc tại Intel để thiết kế các chip modem 4G LTE hiện đang được sử dụng bên trong iPhone.
Không những thế, vào ngày 26/06 vừa qua, Apple đã tuyển dụng một kiến trúc sư chip Mike Filippo. Filippo đã từng là một trong những kỹ sư hàng đầu của ARM Holdings. Khi làm việc cho nhà thiết kế chip có trụ sở ở Mỹ (thuộc sở hữu của Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản), Filippo đã giúp tập đoàn này thiết kế ra chip được sử dụng trong hầu hết các điện thoại thông minh và máy tính bảng hiện nay. Trước khi làm việc tại ARM, ông đã từng được AMD và Intel tuyển dụng. Hồ sơ LinkedIn của anh xác nhận đã gia nhập Apple vào tháng 5.
Bản thân Apple đã mất một thành viên chủ chốt trong nhóm sản xuất chip khi Gerald Williams III rời công ty vào đầu năm nay. Ông là kiến trúc sư trưởng thiết kế chip cho iPhone và iPad. Những thiết kế này được TSMC sử dụng để sản xuất các dòng chip A của Apple và sử dụng công nghệ của ARM. Do đó, việc chiêu mộ được Filippo (để thay thế Williams) là một “mỏ vàng” của công ty có trụ sở ở Cupertino.
Apple sẽ mua mảng kinh doanh modem điện thoại thông minh của Intel?
Với việc Apple dự kiến công bố iPhone 5G đầu tiên vào năm tới, các vấn đề pháp lý của công ty với Qualcomm là một rào cản lớn. Intel đã nỗ lực để phát triển chip modem XMM 8160 5G. Hồi tháng Tư vừa qua, Intel cho biết hãng này đã đi đúng hướng khi chuyển những con chip cho Apple để kịp đưa vào iPhone 5G đầu tiên vào năm tới. Đây cũng là động lực cho “người khổng lồ” công nghệ thực hiện thỏa thuận với Qualcomm.
Trước khi Apple và Qualcomm đi đến thỏa thuận cuối cùng, Apple đã tìm kiếm một nhà cung cấp khác. Trong thử nghiệm FTC v. Qualcomm hồi đầu năm nay, giám đốc điều hành chuỗi cung ứng của Apple - Tony Blevins đã tiết lộ công ty đã nói chuyện với Samsung và MediaTek về việc mua chip modem 5G.
Intel rời khỏi ngành kinh doanh kết nối không dây |
Nếu Apple và Qualcomm không đạt được thỏa thuận, rất có khả năng iPhone 5G 2020 sẽ phải sử dụng chip modem của Intel. Intel đã phát triển chip chủ yếu vì lợi ích của Apple và cùng ngày mâu thuẫn giữa “Táo Cắn Dở” với Qualcomm được giải quyết, Intel đã bỏ việc kinh doanh chip modem 5G di động. Một báo cáo ngày 26/06 vừa qua còn cho biết Intel đã quyết định bán đấu giá tất cả các tài sản trí tuệ liên quan đến kết nối không dây. Công ty vẫn sẽ xuất xưởng chip modem 4G LTE di động vì Apple vẫn là một khách hàng lớn. Nhưng ngoài việc bán IP, Intel sẽ tìm kiếm người mua toàn bộ mảng kinh doanh modem điện thoại thông minh.
Với việc Intel rời khỏi ngành kinh doanh kết nối không dây, "Táo Khuyết" sẽ là một khách hàng tiềm năng. Đầu tháng này, có tin đồn cho hay Apple sẽ mua mảng kinh doanh modem điện thoại thông minh của Intel có trụ sở tại Đức.
Giao dịch này chắc chắn sẽ mang tới cho Apple một số kỹ sư và giúp hãng dễ dàng thiết kế chip modem 5G của riêng mình. Tuy vậy, ngay cả khi Apple phát triển chip kết nối không dây 5G của riêng mình, chúng vẫn chưa thể sẵn sàng được “lên kệ” cho đến năm 2025. Từ giờ đến lúc đó, "Táo Cắn Dở" chắc chắn sẽ vẫn cần tới Qualcomm cung cấp bộ phận quan trọng này cho iPhone 5G.
Theo Danviet
Hãng công nghệ Apple của Mỹ đang cân nhắc đầu tư 100 triệu USD vào Công ty sản xuất màn hình Japan Display Inc. (JDI) của Nhật Bản nhằm bổ sung vốn cho công ty đang gặp khó khăn về tài chính này.
" alt=""/>Apple thâu tóm nhân tài từ ARM để thiết kế chip cho iPhoneWebsite:https://edoctor.io/
Được thành lập vào năm 2014, eDoctor là công ty công nghệ với mong muốn sẽ xây dựng được một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện thông qua ứng dụng trên điện thoại. eDoctor luôn nỗ lực hoàn thiện những giải pháp sức khỏe phù hợp và tiện lợi với người dùng nhất. Hiện nay, eDoctor đã xây dựng được một cộng đồng người dùng to lớn và trở thành đối tác được tin dùng bởi hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ứng dụng eDoctor trên smartphone cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ động đầu tiên tại Việt Nam. Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, ứng dụng eDoctor giúp kết nối người dùng và bác sĩ dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng để được tư vấn sức khỏe, tra cứu thuốc & phòng khám, cùng các dịch vụ sức khỏe khác.
2. eBaohiem
Website: https://ebaohiem.com/
Có những nổi trội hơn hẳn những startup khác, eBaohiem là startup chuyên về so sánh báo giá các sản phẩm bảo hiểm phổ biến như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm du lịch và bảo hiểm nhà ở. eBaohiem nắm thế mạnh tiên phong trong mảng ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bảo hiểm tạo ra khác biệt so với các mô hình tương tự hiện có ví dụ như sau khi so sánh giá bảo hiểm của các hãng bảo hiểm trên thị trường Việt Nam hoặc toàn cầu, khách hàng có thể mua bảo hiểm hoàn toàn trực tuyến nhờ việc kết nối trực tiếp giữa eBaohiem tới nhà bảo hiểm và cấp ngay cho khách hàng giấy chứng nhận và hóa đơn điện cho khách hàng.
Hiện ứng dụng eBaohiem đã kết nối với hầu hết các cổng thanh toán lớn tại Việt Nam như Napas, Bảo Kim, VNpay…giúp cho khách hàng thuận tiện trong giao dịch bảo hiểm. Theo founder của starup này thì có thể cuối năm nay sẽ tiến hành gọi vốn nhằm đầu tư mạnh vào nền tảng công nghệ, thu hút người dùng và triển khai mạng lưới cộng tac viên rộng khắp.
Người dùng có thể tải về ứng dụng trên hai nền tảng Android và iOS.
3. FTCtpa – Dịch vụ và công nghệ bồi thường bảo hiểm.
Website: http://apps.ftcclaims.com/
FTCtpa là dịch vụ bồi thường bảo hiểm sức khỏe và chăm sóc sức khỏe thuộc FTCclaims. Là đơn vị “non trẻ” với thời gian thành lập chỉ hơn 2 năm nhưng FTCtpa đã nhanh chóng trở thành một một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ bồi thường bảo hiểm sức khỏe (TPA) hàng đầu tại Việt Nam. Cái được hơn cả của FTCtpa so với các đơn vị cùng lĩnh vực là ngoài yếu tố dịch vụ, công ty đang ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tăng cường năng lực giải quyết bồi thường, gia tăng trải nghiệm dịch vụ bảo hiểm tới khách hàng. Khách hàng khi sử dụng ứng dụng của FTCtpa nhận được những tiện ích như tìm kiếm bệnh viện, phòng khám gần nhất, tra cứu bệnh lý và cách thức phòng ngừa.
Ngoài việc kết nối với gần 200 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên cả nước có dịch vụ bảo lãnh thanh toán; FTCtpa tiếp tục hợp tác với các đơn vị bảo hiểm lớn tại Việt Nam như Bảo hiểm PTI, PJICO, Bảo Minh, UIC, Bảo hiểm Hùng Vương… để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.
" alt=""/>5 Startup đáng chú ý trong lĩnh vực Bảo hiểm và chăm sóc sức khỏeDưới đây là một số điểm bạn nên biết trước khi có dự định mua Nokia 8110 4G.
Dù có cùng tên gọi và vẫn mang dáng dấp của phiên bản "cha chú" cách đây 22 năm nhưng Nokia 8110 4G đã được thiết kế lại gần như hoàn toàn theo hướng hiện đại, mỏng và gọn nhẹ hơn nhiều. Thân máy hoàn toàn bằng nhựa, mỏng 15mm và nặng 117g so với bản gốc là 25mm và 152g. Phiên bản mới được cập nhật nhiều tính năng để không trở nên quá lạc hậu so với các điện thoại thời nay. Máy có màn hình lớn hơn và là màn hình màu, không còn ăng ten nhô ra như phiên bản 1996, dung lượng pin gia tăng gấp hơn 3 lần (1500 mAh so với 400 mAh), có cổng sạc micro USB và giắc âm thanh 3.5mm.
Nokia 8110 4G với thiết kế mảnh mai, hiện đại hơn nhiều so với phiên bản "cha chú" ra đời từ năm 1996
Bàn phím bấm T9 của Nokia 8110 4G có thiết kế dạng dẹt, phẳng không phải tròn và hơi nhô lên như bản cũ. Các phím trên bàn phím có bề mặt lớn nhưng bấm hơi rít, không thoải mái như các điện thoại Nokia trước đây.
Bàn phím làm dẹt và phẳng nên gõ không thoải mái
Hai chi tiết đặc trưng nhất nhất của phiên bản gốc là nắp trượt và thân máy cong hình quả chuối vẫn được kế thừa trên Nokia 8110 4G. Nắp trượt này kiêm luôn vai trò bật tắt màn hình và nhận hay kết thúc cuộc gọi. Cơ chế trượt khá trơn tru nhưng do đã quá quen với chiếc smartphone màn hình cảm ứng, người viết vẫn phải mất vài ngày mới có thể làm quen lại với việc mở đóng nắp trượt của Nokia 8110.
Thiết kế cong hình quả chuối không lo xước màn hình.
Mặt lưng làm từ nhựa nhám, không bóng như bản Nokia 3310 năm ngoái.
Nhìn chung, Nokia 8110 4G có thiết kế mỏng nhẹ hơn bản gốc và vẫn giữ được chút hoài cổ của "huyền thoại" Nokia 8110 ra đời năm 1996. Bản màu đen trông đúng chất cổ điển, retro nhưng bản màu vàng dễ gây ấn tượng mạnh hơn và trẻ trung hơn.
Màn hình 2.45 inch độ phân giải QVGA 240 x 320 pixel cho chất lượng tốt
Màn hình của Nokia 8110 4G có kích cỡ 2.45 inch độ phân giải 240 x 320 pixel và là màn hình màu. Tương tự chiếc Nokia 3310 năm ngoái, chất lượng hiển thị của màn hình mang lại nhiều bất ngờ: màn sáng, trong, góc nhìn khá rộng và có thể nhìn ổn ngoài trời. Chỉ có điểm bất tiện là để tăng giảm độ sáng màn hình, người dùng cần phải vào sâu trong phần cài đặt hệ thống chứ không thể tinh chỉnh nhanh ở phần lối tắt. Máy cũng không có cảm biến tự động tăng giảm độ sáng màn hình theo môi trường như hầu hết các smartphone hiện nay.
Dù có bề ngoài của điện thoại cục gạch nhưng Nokia 8110 4G thực sự là một chiếc smartphone cơ bản
Máy có bộ vi xử lý Snapdragon 205 (lõi kép tốc độ 1.1GHz, GPU Areno 304), RAM 512MB, bộ nhớ trong 4GB cùng khe cắm thẻ nhớ ngoài, màn hình 2.45 inch độ phân giải QVGA, pin 1500 mAh, camera sau 2MP có một đèn LED flash và chạy hệ điều hành Smart Feature OS tùy biến dựa trên hệ điều hành KaiOS (hậu duệ của hệ điều hành Fireox OS đã khai tử vào năm 2016).
Hệ điều hành KaiOS ra mắt năm 2017, hỗ trợ các ứng dụng HTML5, các kết nối hiện đại như LTE và rất nhẹ, có thể chạy trên thiết bị RAM 256MB. Về kết nối, Nokia 8110 4G hỗ trợ 3G và 4G LTE Cat. 4 (tốc độ tải về 150 Mbps và tải lên 50 Mbps), tương thích tất cả mạng 4G ở Việt Nam.
Là smartphone nên Nokia 8110 4G có đầy đủ các tính năng thông thường của một chiếc điện thoại đời mới như lướt web, duyệt mail, chơi game, Facebook, có kho ứng dụng riêng… Tuy nhiên, các chức năng smartphone trên điện thoại này đều ở mức giới hạn, thậm chí có thể gọi là cho có do màn hình nhỏ, không có cảm ứng và bàn phím vật lý không tiện cho các chức năng điều hướng kiểu smartphone.
8110 4G tỏ ra chậm chạp ngay cả với cả tác vụ cơ bản nhất
Nhìn vào cấu hình có thể thấy Nokia 8110 4G không tệ so với một điện thoại "cục gạch" thông minh. Tuy vậy, trải nghiệm các chức năng trên máy lại nhanh chóng gây thất vọng. Tốc độ xử lý của 8110 khá chậm chạp, kể cả với những chức năng cơ bản như chuyển đổi giữa các liên lạc trong danh sách cuộc gọi gần đây, danh bạ, tin nhắn…
Tính năng hiếm có trên điện thoại "cục gạch" - khả năng phát mạng Wi-Fi từ mạng 3G/4G
Đây có thể coi là điểm đáng giá nhất trên Nokia 8110 vì từ trước tới nay, hiếm có điện thoại "cục gạch" nào có khả năng trở thành cục phát Wi-Fi từ mạng di động 3G/4G như vậy. Nhờ hỗ trợ 4G nên tốc độ mạng Wi-Fi từ 8110 rất tốt, có thể xem YouTube chất lượng Full HD mà không gặp vấn đề gì. Mạng có tầm phủ sóng khá rộng và vẫn hoạt động ổn ở khoảng cách từ 20 đến 25 mét. VnReview cũng đã test kỹ thời lượng pin của 8110 khi sử dụng chức năng phát Wi-Fi và máy đạt được hơn 5,5 tiếng liên tục. Đây là kết quả khá tốt, gần tương đồng với thời lượng pin của các cục phát Wi-Fi du lịch chuyên dụng trên thị trường hiện nay.
Nokia 8110 4G dùng làm cục phát Wi-Fi pin được bao lâu?
Có thể đồng bộ danh bạ từ Google Gmail, Microsoft Outlook hoặc thẻ nhớ
Đa số người dùng điện thoại hiện nay đều lưu danh bạ qua Google Gmail hoặc Microsoft Outlook. Vì vậy, khả năng đồng bộ danh bạ từ hai ứng dụng email trên tiếp tục là điểm cộng lớn cho Nokia 8110 4G. Ngoài ra, bạn có thể xuất danh bạ vào thẻ nhớ rồi nhập vào Nokia 8110.
Chức năng ghi âm chưa hỗ trợ cuộc gọi đến và đi
Nokia 8110 4G có chức năng thu âm ở định dạng file âm thanh .cdr. Chất lượng ghi âm ở mức tậm ổn. Tuy vậy, điểm đáng tiếc là máy không hỗ trợ chức năng thu âm cuộc gọi dù ở chiều đến hay chiều đi.
Kho ứng dụng quá "đìu hiu"
Là smartphone cơ bản chạy hệ điều hành KaiOS và có kho ứng dụng riêng nhưng số lượng ứng dụng trên 8110 thực sự rất nghèo nàn. Trên phiên bản chính hãng được bán tại Việt Nam, kho ứng dụng của Nokia 8110 4G chỉ có vỏn vẹn 5 game (không tính 4 game cài sẵn gồm Rắn săn mồi Snake, Danger Dash, Castle Of Magic và Nitro Street Run 2) và 1 ứng dụng tiện ích là ứng dụng thời tiết. Bên cạnh đó, các game cài sẵn trừ Rắn săn mồi Snake đều là game demo, yêu cầu người chơi phải bỏ tiền để mua game. Còn các game trong kho ứng dụng liên tục báo lỗi không thể tải về do lỗi invalid signature (chứng thực) !!!.
81110 không hỗ trợ các ứng dụng Java nên kể cả khi bạn cố chép các file dạng .jar hay .jad vào máy để cài đặt, máy cũng không thể mở được các file này.
Hầu hết các dịch vụ cần thiết đều phải truy cập qua trình duyệt web
Trình duyệt của máy được tích hợp sẵn đường dẫn tới 4 ứng dụng Facebook, Twitter, Google và Wikipedia. Ngoài ra, người dùng có thể truy vào phiên bản web của YouTube hay Google Maps để sử dụng. Tuy vậy, với màn hình nhỏ, tốc độ cuộn, tải trang "rùa bò", phản hồi chậm chạm và bàn phím kiểu T9 cổ điển, việc sử dụng các ứng dụng này rất hạn chế, nhất là với Facebook và Twitter. Nói chung, đây chỉ là chức năng chống cháy, cho có mà thôi.
Trong buổi ra mắt ở MWC 2018 đầu năm nay, Nokia từng giới thiệu 8110 4G sẽ có sẵn các app chuyên dụng cho Facebook, Twitter cùng bộ app của Google như bản đồ, trình tìm kiếm, thậm chí cả trợ lý ảo Google Assistant nhưng hiện tại với phiên bản chính hãng ở Việt Nam, các ứng dụng này đều chưa thấy xuất hiện.
Hình ảnh giới thiệu của Nokia về 8110 4G tại MWC 2018 từng có sự xuất hiện của các ứng dụng Google, Facebook, Twitter, thậm chí cả Google Assistant
Viên pin đi kèm của 8110 4G có dung lượng 1500 mAh
Dung lượng pin của Nokia 8110 4G được gia tăng gấp gần 4 lần so với phiên bản cách đây 22 năm. Tuy vậy, thời lượng sử dụng pin của máy ở mức trung bình, dùng được khoảng 2 ngày ở điều kiện liên tục có bật mạng 3G/4G và Wi-Fi. Đây là thời lượng ở mức trung bình, có thể là do chức năng smartphone làm máy hao pin hơn dù các chức năng đó đều chỉ ở mức dùng tạm.
Tính năng "sống còn" của một chiếc điện thoại cục gạch vẫn được 8110 thể hiện tốt
Dù được trang bị bao nhiêu tính năng thông minh, hiện đại đến thế nào, điều mà người dùng quan tâm nhất trên một chiếc điện thoại "cục gạch" như 8110 luôn là khả năng nghe gọi. Trong suốt 1 tuần sử dụng 8110 là máy liên lạc chính, thực hiện hàng chục cuộc gọi đến và đi, người viết không gặp bất cứ vấn đề gì về khả năng nghe gọi của máy. Loa thoại của 8110 cho âm lượng rõ ràng, trong trẻo, mic bắt tiếng tốt, lọc ồn hiệu quả. Khả năng bắt sóng tốt dù đi vào vùng sóng yếu, nơi nhiều smartphone thường bị tình trạng sóng yếu. Loa ngoài của 8110 cũng cho âm lượng rất lớn, nhưng hơi rè và chói nếu để âm lượng tối đa.
Trang bị duy nhất 1 camera phía sau độ phân giải vỏn vẹn 2 MP khẩu độ f/2.6 với đèn flash LED tương tự chiếc Nokia 3310, không quá bất ngờ khi chất lượng ảnh chụp của 8110 chỉ dừng ở mức "chống cháy". Máy chỉ có thể lấy nét cố định nên việc bạn thường xuyên chụp out nét là điều không hề hiếm gặp, nhất là khi chụp cận cảnh hoa lá. Điểm đáng khen duy nhất ở phần camera này có lẽ là tốc độ chụp. Máy có thể chụp, lưu ảnh khá nhanh với độ trễ thấp. Tất nhiên, nếu là người có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể cho ra những bức ảnh tạm ổn từ chiếc smartphone cục gạch này.
Một số ảnh chụp từ camera 2MP của Nokia 8110 4G
Những điểm hấp dẫn nhất ở điện thoại này là mang lại cảm giác hoài cổ, thiết kế mảnh mai dễ cầm nắm, màn hình hiển thị khá tốt, có thể dùng làm cục phát Wi-Fi với thời lượng pin tương đối tốt và có chức năng nhập danh bạ từ Gmail. Tuy nhiên, máy có những điểm yếu rất đáng lưu tâm là hiệu năng xử lý chậm, thời lượng pin thấp hơn kỳ vọng và các chức năng smartphone gần như chỉ cho có.
Video trên tay chi tiết/ đánh giá nhanh Nokia 8110 4G
Đạt Phong
" alt=""/>12 điều nên biết trước khi mua “smartphone cục gạch” Nokia 8110 4G