Nhận định, soi kèo Al
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2 -
Sao Việt 2/10: Lâm Chấn Huy bí mật làm đám cưới cùng bạn gái 9X- Tin sao Việt 2/10: Ngày 30/9, Lâm Chấn Huy và bạn gái 9x đã bí mật tổ chức đám cưới tại quê cô dâu ở Đồng Xoài - Bình Phước.
Sao Việt chúc phúc cho Nhã Phương - Trường Giang
Mẹ Nhã Phương: 'Trường Giang chỉ yêu mình con tôi'
Ngày 30/9, ca sĩ Lâm Chấn Huy đã làm lễ đính hôn cùng bạn gái 9X tại Bình Phước, quê cô dâu. Trong buổi tối cùng ngày, cặp đôi tiếp tục tổ chức lễ cưới khá đơn giản. Lâm Chấn Huy tên thật Hoàng Văn Hiệp, sinh năm 1981 tại Hà Tĩnh. Cô dâu Thu Hương sinh năm 1993, hiện làm nghề kinh doanh tự do. Trước đó, Lâm Chấn Huy cũng tung ra bộ ảnh cưới đầy lãng mạn của mình cùng vợ. Ngày 1/10, Phạm Anh Khoa đã có mặt tại buổi họp báo ra mắt MV mới của ca sĩ Quốc Thiên, đây cũng là lần đầu anh xuất hiện trước truyền thông sau 4 tháng bị tố gạ tình. Nam ca sĩ trông khá gầy và ngồi khá xa ở phía sân khấu, tránh tiếp xúc với nhiều người và truyền thông. Chồng Ngọc Lan - diễn viên Thanh Bình chia sẻ về quá khứ khổ cực, làm đủ mọi nghề để kiếm sống: "Thằng Bình! Nó đã từng ở dưới đáy vực không biết bao nhiêu lần rồi. 18 tuổi xuống Sài Gòn với một cái ba lô vỏn vẹn 3 cái áo, 2 cái quần. Lăn lộn với đủ các thành phần của xã hội, nếm trải bao cay đắng mùi đời ở cái xứ này. Trước đó, 14 tuổi đã từng xách vali bỏ đi vá lốp xe đạp ở Nhơn Trạch, Đồng Nai với cuốn hộ khẩu photo, lăn lộn tả bí lù nghề ở đất này rồi. Thử hỏi nó còn sợ cái gì ở đây nữa, có chăng nó chỉ sợ lòng người khó đoán, tâm địa nham hiểm mà thôi! Riêng từ ngày dấn thân vào nghiệp diễn, nó làm từ thằng chở đạo cụ, phục trang, thư ký, trợ lý... có gì mà nó chưa làm! Vậy mà khi gặp chút trở ngại người ta lại coi nó như một thằng nhóc lèo tèo không biết gì. Bạn ơi, bạn hãy nhìn vào cái tôi đã làm để hiểu thêm về tôi chứ bạn đừng lấy suy nghĩ của mình làm thước đo về tôi. Cái gì cũng có ý nghĩa và lý do của nó. Nếu bạn thật sự tốt thì bạn không cần đến bất kỳ sự hỗ trợ nào đâu". Mới đây, quản lý của Khả Ngân chia sẻ hình ảnh nữ diễn viên với đôi mắt sưng húp trên trang cá nhân, kèm dòng trạng thái: "Sẽ không sao đâu, cố lên". Anh cho biết do Khả ngân sử dụng thuốc nhức đầu giả nên bị dị ứng gây sưng mắt, mệt mỏi. Về phía Khả Ngân, cô cũng đăng tải một dòng trạng thái để trấn an người hâm mộ. Nữ diễn viên chia sẻ lại cảnh quay khóc nức nở của nhân vật Hoài Phương do cô thủ vai trong phim "Hậu duệ mặt trời" bản Việt: "Nói thiệt với mấy huynh đệ, chuyện là vầy. Đây là cảnh khóc đầu tiên mà Phương làm lúc bắt đầu quay phim. Nguyên ngày hôm đó toàn đóng cảnh cười đùa, thoải mái. Khi trời sập tối là Phương cũng hết cảnh để quay rồi, mừng ơi mừng tưởng được về rồi, đùng cái anh đạo diễn Bửu Lộc nói: 'Thôi còn sớm quá, quay thêm cảnh khóc trước đi, để hôm sau toàn quay cảnh nặng sẽ mệt hơn đó'. Phương ngậm ngùi: 'Dạ'. Thế là cảm thấy tủi thân đau khổ, khi mấy anh chị khác được về sớm, quá đúng tâm trạng 'ức' nên khóc ngon lành một shot một ăn ngay". Mới đây, diễn viên Hiệp Hòa đã đến thăm mẹ con diễn viên Mai Phương. Hình ảnh Mai Phương tươi cười ăn uống và vui đùa bên con khiến cho nhiều người hâm mộ an tâm phần nào. Hậu đám cưới, Trường Giang gửi lời cảm ơn đến mọi người đã giúp đỡ, hỗ trợ và gửi lời chúc mừng hạnh phúc đến vợ chồng anh. Tuy nhiên, điều gây chú ý cho khán giả là hành động của Nam Em đã nhấn nút 'Like' dòng trạng thái của nam danh hài. Trước hành động của Nam Em, nhiều người cho rằng, người đẹp vẫn chưa quên được Trường Giang. Hari Won tiết lộ để có thể tham dự được đêm nhạc của thần tượng So Hyang - nữ ca sĩ hàng đầu của Hàn Quốc, vợ chồng cô đã sắp xếp lịch từ 3 tháng trước và phải bay ra Hà Nội. Lưu Hằng
'Hậu duệ mặt trời' tập 5, 6: Vừa chia tay Song Luân, Khả Ngân bị gạ tình
Trong tập 5, 6 của "Hậu duệ mặt trời" bản Việt, bác sĩ Hoài Phương đã chủ động chia tay Đại úy Duy Kiên vì tính chất công việc. Sau đó, nữ bác sĩ xinh đẹp bị giám đốc bệnh viện gạ tình.
"> -
Angelina Jolie bán trang sức xây trường họcDòng trang sức sắp ra mắt của nữ diễn viên xinh đẹp có tên Style Of Jolie
Là đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Jolie đã gây quỹ xây trường tiểu học dành cho nữ sinh ở khu vực phía ngoài Kabul, Afghanistan – nơi có khá đông người tị nạn.
Ngôi trường này hiện có từ 200-300 nữ sinh. Được khánh thành vào tháng 11 năm ngoái, ngôi trường có một tấm bảng ghi nhận sự đóng góp của nữ diễn viên Hollywood. Ngoài ngôi trường này, năm 2010 Jolie cũng xây dựng một ngôi trường khác ở miền đông Afghanistan.
Tờ E! News cho biết ‘Mrs Smith’ còn đang có ý định xây thêm nhiều trường học hơn bằng cách bán dòng trang sức có tên Style Of Jolie – thương hiệu mà cô có công đóng góp cùng nhà thiết kế trang sức Robert Procop. Procop cũng là người đã thiết kế chiếc nhẫn đính hôn kim cương cho vợ chồng cô hồi tháng 4/2012.
“Ngoài việc cảm thấy hài lòng về những thiết kế đầy nghệ thuật, chúng tôi còn được truyền cảm hứng khi biết rằng công việc của mình đang phục vụ cho một mục tiêu chung là giúp đỡ trẻ em nghèo” – Jolie chia sẻ với E! News.
Trang web của Style Of Jolie cho biết, bộ sưu tập sắp ra mắt sẽ bao gồm những phiên bản của chiếc vòng cổ màu đen, vàng mà Jolie đã đeo trong buổi công chiếu phim ‘Salt’ cùng với nhẫn, bông tai và vòng tay. Chi tiết về giá cả hiện chưa được tiết lộ.
Bộ sưu tập sẽ được bán lẻ lần đầu tiên vào ngày 4/4 tại cửa hàng trang sức Tivol tại Kansas City, bang Missouri, Mỹ.
Nhà thiết kế Procop chia sẻ với E! rằng: “Được làm việc cùng Angie để tạo ra dòng trang sức này là một cơ hội của tôi, bởi cả hai chúng tôi đều tin rằng mọi đứa trẻ đều có quyền được học tập”.
Jolie không phải là ngôi sao duy nhất xây trường ở những vùng đất xa xôi. Cả Oprah Winfrey và Madonna đều từng gây quỹ xây trường học ở Nam Phi và Malawi trong 6 năm qua mặc dù cả hai đều gặp chút rắc rối.
Dự án của Modonna gây tranh cãi về chi phí và quản lý kém, trong khi một nhân viên tại ngôi trường do Oprah gây quỹ bị bắt về tội hành hung và lạm dụng học sinh.
Nguyễn Thảo(Theo PlushAsia)
"> -
Bài học về thứ tự ưu tiênẢnh minh họa
Lớp 10, còn nguyên sự bỡ ngỡ và ngoan hiền, chúng tôi thường học đều các môn. Lên lớp 11, chúng tôi chỉ theo đuổi một số môn mà bản thân cho là quan trọng, và bỏ bê các môn còn lại. Giáo dục công dân là môn không thi tốt nghiệp, không thi đại học, chắc chắn là vậy rồi.Trong lúc thầy giảng, có đứa tranh thủ đem sách toán ra làm bài tập, có đứa nhẩm tới nhẩm lui một bài thơ chưa kịp thuộc, có đứa lôi giấy ra hý hoáy vài câu bậy bạ rồi chuyền nhau cười khúc khích, có đứa ngồi lơ đễnh làm… thơ, có đứa ngồi ỉ ê tâm sự, thật hiếm có ai chịu ngồi nghe một cách chăm chú và nghiêm túc.
Thầy nhìn thấy tất cả những điều chúng tôi làm, dĩ nhiên là nhiều hơn những gì tôi kể. Có khi thầy la mắng chúng tôi, có khi thầy ghi những chữ “B”, “C” to tướng vào sổ đầu bài, có khi thầy chỉ ngồi im lặng, cũng có khi thầy giả vờ thản nhiên như không có chuyện gì, và tiếp tục giảng.
Đôi lúc chúng tôi cũng hối hận khi bị thầy la, khi thấy thầy buồn. Nhưng sự vô tư của tuổi học trò không cho phép chúng tôi nghĩ nhiều hơn thế. Cảm giác áy náy trôi qua thật nhẹ nhàng, chúng tôi lại tiếp tục những giờ học như thế mà chưa một lần kịp nhìn sâu vào mắt thầy…
Năm lớp 12, các môn phụ kết thúc sớm để dành nhiều thời gian hơn cho các môn chính sẽ thi tốt nghiệp và đại học. Ngay cả chương trình giáo dục cũng đã phân biệt môn chính, môn phụ như thế cơ mà! Chúng tôi có một buổi để ôn tập môn giáo dục công dân. Ngay khi thầy bước vào, cả lớp đã nhao nhao hỏi ôn bài nào vậy thầy, thầy có cho câu hỏi cụ thể không, thầy giới hạn ít ít thôi để tụi em còn ôn thi mấy môn khác nữa…
Thầy đọc tên các bài cần học, mắt liếc vội qua những chiếc bàn ngổn ngang nào sách toán, sách lý, máy tính, compa, thước kẻ… Có vẻ như chỉ cần chờ thầy đọc xong nội dung ôn tập, chúng tôi sẽ không còn quan tâm đến sự tồn tại của thầy trên bàn giáo viên nữa.
Bỗng dưng thầy đi tới giữa lớp và nói: “Hôm nay là buổi học cuối cùng, sau này các em sẽ không phải học giáo dục công dân nữa, và có thể cũng không gặp lại tôi nữa. Hôm nay, tôi không giảng bài mà chỉ muốn kể chuyện. Các em có muốn nghe không?”.
Ban đầu, chúng tôi sững sờ vì bất ngờ, nhưng ngay đó lại hò reo thích thú vì được “danh chính ngôn thuận” ngồi… chơi và hóng chuyện.
Còn nhớ, chuyện của thầy xoay quanh một câu hỏi trắc nghiệm có thưởng ở nước Pháp: “Nếu như cung điện Louvre không may bị cháy và bạn chỉ có thể cứu một bức danh họa duy nhất, vậy bạn sẽ chọn bức danh họa nào?”.
Phần lớn mọi người đều trả lời là sẽ cứu bức Mona Lisa, một trong những bức danh họa quý nhất của bảo tàng. Thế nhưng, giải thưởng đã được trao cho Jules Verne - một nhà văn nổi tiếng của Pháp. Jules Verne trả lời rằng ông sẽ cứu bức tranh gần cửa thoát hiểm nhất.
Vì Mona Lisa được trưng bày ở tầng hai, khi hỏa hoạn xảy ra, trong tình trạng hỗn loạn ai cũng đều đổ xô ra ngoài mong thoát thân, nếu ai đó chạy ngược dòng người, sau đó chạy thẳng lên lầu hai thì có lẽ chưa kịp chạm đến bức tranh Mona Lisa anh ta đã bị thiêu cháy rồi.
Thế nên, trong tình huống này, trước hết bạn phải tìm cho ra cửa thoát hiểm để bản thân an toàn trước, sau đó nếu bạn tiện tay giật được bức tranh nào thì mới cứu lấy bức tranh ấy.
Thầy nói, trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những sự lựa chọn, và càng lớn lên thì sự lựa chọn sẽ càng phức tạp hơn. Chúng ta cần phải xác định cho mình một thứ tự ưu tiên để thực hiện. Khi đã biết điều gì là quan trọng nhất với mình, chúng ta sẽ thoải mái hơn với những lựa chọn và bình tĩnh hơn trước những khó khăn.
Ảnh minh họa Thứ tự ưu tiên ấy không cần thiết phải xếp theo tiêu chí cụ thể nào, mà chỉ cần phù hợp với hoàn cảnh và trái tim của mình là đủ. Chẳng hạn, thầy đã từ bỏ những cơ hội nghề nghiệp ở Sài Gòn để về dạy một “môn phụ” ở một trường huyện nghèo, là vì thầy đã đặt một việc khác lên trước thứ tự ưu tiên về nghề nghiệp của mình.
Thầy cũng rất buồn khi thấy học sinh không thích, thậm chí xem thường môn thầy dạy, nhưng thầy luôn cố gắng chấp nhận thực tế ấy. Thầy quyết định về quê dạy học là để tiện chăm sóc cho người mẹ tật nguyền của mình, nên với thầy, được ở bên cạnh mẹ mới là quan trọng nhất.
“Thầy không trách các em, vì có lẽ mãi mãi môn giáo dục công dân sẽ không bao giờ được xếp vào những mục quan trọng nhất trong thứ tự ưu tiên của học sinh. Tuy nhiên, thầy mong là trong cuộc sống sau này, các em sẽ luôn bình tĩnh để lập ra các bảng thứ tự ưu tiên hợp lý và thực hiện tốt những lựa chọn của mình”.
Cả lớp chăm chú lắng nghe câu chuyện và những lời chia sẻ của thầy. Đó là giờ học giáo dục công dân nghiêm túc nhất, cũng là giờ học ấn tượng nhất trong ba năm cấp ba của chúng tôi. Giờ đây, khi bị ai đó từ chối lòng nhiệt tình của mình, tôi lại nhớ đến ánh mắt lạnh lùng và xa xăm của thầy mỗi khi chúng tôi học hành lơ đễnh.
Nhà thầy cũng lạnh như cái vẻ bề ngoài của thầy vậy, cửa luôn im ỉm khóa vào những ngày mà các thầy cô khác ríu rít đón học trò, nên học sinh thường không dám đến thăm thầy. Tôi cũng vậy. Tôi không sợ thầy, cũng không ghét thầy, chỉ nghĩ chắc thầy có lý do riêng nào đó.
Mười năm xa nhà tôi chỉ biết về thầy qua những lời kể, những câu chuyện. Tôi day dứt khi nghe tin về nỗi mất mát lớn lao thầy phải chịu đựng, và an tâm, nhẹ nhõm khi biết quanh thầy còn có những niềm vui đáng sống, để thầy vững tin hơn.
Ảnh minh họa Thời gian cứ trôi qua, tết năm nào tôi cũng về nhà và nhen nhóm ý định thăm thầy, nhưng rồi ý định đó cứ thoáng qua, thoáng qua… Tôi sợ thầy không còn nhớ tôi nữa, tôi sợ thầy lạnh lùng, tôi sợ tôi cũng chỉ là một trong rất nhiều đứa học trò bé bỏng mà thầy nhanh chóng quên đi để dạy tiếp những thế hệ sau đó. Cứ như thế, tôi chưa từng bước chân vào ngôi nhà im ỉm ấy.
Có những khi áp lực của công việc, của học hành, của những mối quan hệ, của những trải nghiệm thực tế… đã khiến tôi nghẹt thở muốn từ bỏ tất cả. Nhưng rồi nhớ đến thầy, làm theo lời dạy ấy, tôi đã vững chãi hơn với những khó khăn của mình.
Cuộc sống như một chiếc bập bênh, và sự dập dềnh của nó khiến người ta luôn lơ lửng giữa hai miền quên – nhớ. Trong tôi, ký ức về thầy và bài học ấy mãi mãi sẽ chỉ ở miền nhớ.
Vì trong đời luôn cần đến những thứ tự ưu tiên, kể cả ký ức.
(TheoXuân Dung/Dân Trí)
">