| Rabindranath Tagore (Ảnh internet). |
Em đến với thơ Tagore để tâm hồn sâu lắng Trải nghiệm cuộc đời bất chấp phong sương Em để trái tim bừng lên ngọn lửa Khát vọng dâng trào cháy bỏng yêu thương Hãy nghĩ về anh một thời trai trẻ Trong vòng tay anh em tan chảy Anh mãi là dòng sông ôm ấp cánh buồm nâu Nghe sóng cũ xô bờ xa hoang vắng Thuyền tình yêu chở đầy hạnh phúc Cánh đồng hoang đầy ắp phù sa Ánh nắng vàng lung linh giọt nhẹ Rạng đông rồi chỉ còn ta với ta Quê hương ơi đong đầy nỗi nhớ Tuổi hoa niên ngày ấy tung tăng Những em gái học trò áo dài xinh xắn Đạp xe nhanh đến trường,ọnlửmu vs ars phía những ước mơ Tuổi chớm yêu đường làng quê hoa cỏ Chợt mở lòng thầm thương nhớ một chàng trai Em nhìn kia những cánh én bay Bầu trời ấy cao xanh lồng lộng Một đời anh khát vọng tự do Anh muốn làm ghềnh đá xám Nhô ra khỏi bờ cát trắng Để được nhìn được ngắm em yêu Vì em là sóng biển dâng triều Hãy quấn lấy anh thật chặt Rồi vỡ tan ra thành trăm ngàn mảnh nhỏ Như muôn vàn hạt pha lê Trải trên ghềnh đá xám Dưới mặt trời long lanh tỏa nắng Khuôn mặt em cười rạng rỡ môi xinh Rồi hoàng hôn buông dần màn đêm xuống Biển tối sao đêm lại thấp thoáng bóng hình Nào ngọn gió mượt mà Buông dài như tóc em bay bay Những cơn mưa trái mùa xanh lá Tưới xuống cánh đồng khô hoang dã Cánh đồng như trái tim anh Đã hoang tàn sỏi đá mọc chông chênh Bỗng bừng nở ngàn hoa xanh tím Mà em là đóa hồng nhung cánh mịn Cho anh trở lại tuổi đôi mươi Để tình anh thêm đằm thắm say mê Yêu em suốt cuộc đời, em nhé! 16/02/2022 Trung Thành *Rabindranath Tagore FRAS, là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn, nhạc sĩ và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Ông còn là tác giả của bài Quốc ca Ấn Độ và Bangladesh. Quốc ca của Sri Lanka lấy cảm hứng từ các tác phẩm của ông(Wikipedia) Khúc hát bên sôngHuế luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều tác phẩm thơ văn, âm nhạc. Đặc biệt là với những người con xứ Huế, lại càng thao thức với hình ảnh dòng sông Hương thơ mộng nơi cố đô. |