当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Persija Jakarta với Madura United, 19h00 ngày 22/2: Khó tin chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Namdhari, 20h30 ngày 17/1: Đứt mạch toàn thắng
Chân tay lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng chân tay lạnh diễn ra quanh năm, cả vào mùa hè lại là triệu của một số bệnh nguy hiểm.
1. Thiếu máu
Đầu tiên tay chân lạnh có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Tucci, từ New York (Mỹ), cho biết các tế bào hồng cầu cần sắt để mang oxy vào máu, lượng sắt thấp có thể gây tổn thương cho hệ tuần hoàn.
2. Phong thấp
Thứ hai, hội chứng Raynaud cũng làm chân tay lạnh và tái. Chứng Raynauld khiến phản xạ tự điều tiết của cơ thể trở nên quá nhạy cảm, quá mẫn với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài làm cho ngón tay, ngón chân dễ trở nên tái và tím ngắt. Khi trời lạnh trở nên đỏ và sưng, hội chứng Raynaud có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.
3. Tai biến
Thứ ba, tai biến mạch máu, thường xuất hiện ở nam giới ở tuổi trung niên. Giai đoạn đầu, bệnh nhân cảm thấy bị đau bắp chân, da gan bàn chân lạnh, đau nhức khi di chuyển và hết đau khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn nặng hơn, da bên tay hoặc chân bị tai biến kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.
4. Suy thận
Thứ tư, thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân lạnh. Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Dù giữa mùa hè nhưng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt có khi lan tới đầu gối và khủy tay.
Kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…
Làm gì để hạn chế tình trạng chân tay lạnh:
1. Ngâm chân
Một trong những cách nhanh nhất để làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong một chậu nước ấm trong 10 đến 15 phút, giúp máu lưu thông tới bàn chân. Việc này nên thực hiện hàng ngày, trước khi đi ngủ.
Những người bị tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường nên thận trọng khi sử dụng nước nóng để làm ấm chân, vì họ có thể không có cảm giác đúng về nhiệt độ của nước, có thể dẫn đến bỏng.
2. Đi tất và giày ấm
Tất và giày ấm rất quan trọng đối với những người bị chân lạnh. Ngay cả khi ở trong nhà, mang tất và dép lông, thậm chí trải thảm trên sàn là giải pháp tốt giúp tay chân bớt lạnh lẽo.
3. Vận động
Đứng dậy và di chuyển, vận động có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông đến chân tay. Những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi cảm thấy bàn chân lạnh cóng nên định kỳ đứng dậy và đi bộ.
Việc thúc đẩy lưu thông máu thông qua vận động, tập thể dục giúp giữ chân tay ấm áp trong suốt cả ngày.
4. Dùng túi sưởi
Túi sưởi rất hữu ích đối với người thường xuyên tay chân lạnh, tiện sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu. Ngoài ra, những người bị lạnh tay chân có thể ăn nhiều cà rốt, các loại hạt.
An An (Dịch theo QQ)
Hành tây là một loại thực phẩm phổ biến, được nhiều người ưa thích, khi chế biến thành các món ăn không những ngon mà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
" alt="Cảnh giác với tay chân lạnh, có thể là dấu hiệu của 4 bệnh nguy hiểm, trong đó có suy thận"/>Cảnh giác với tay chân lạnh, có thể là dấu hiệu của 4 bệnh nguy hiểm, trong đó có suy thận
Anh đến một phòng khám và làm một loạt xét nghiệm khác bao gồm chụp CT, nội soi đại tràng, nội soi dạ dày nhưng các bác sĩ không tìm thấy bất kỳ khối u nào.
Thay vì vui mừng, anh lại không tin vào kết quả mình hoàn toàn khỏe mạnh dù được bác sĩ hết lời giải thích. Người bệnh tiếp tục lo lắng với lý do: "Người ta nói đây là chỉ số ung thư nên có lẽ ung thư phải có ở đâu đó".
Chất chỉ thị ung thư không có giá trị trong việc tầm soát ung thư
Hiện nay, quảng cáo xét nghiệm máu để phát hiện ung thư sớm “từ trong trứng nước” khiến nhiều người tin và thử bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng người dân không nên móc hầu bao làm một đống xét nghiệm này để rước nỗi lo vào người.
“Trong đa số bệnh ung thư, xét nghiệm máu chỉ hỗ trợ chẩn đoán và tiên lượng bệnh chứ không phải là công cụ để tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư”, Ths.BS Thịnh thông tin với VietNamNet.
Đồng quan điểm với Ths.BS Thịnh là TS.BS Phạm Nguyên Quý (Khoa Nội khoa ung thư, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren, Đại học Kyoto, Nhật Bản). Anh cũng là đồng sáng lập và Trưởng dự án Y học cộng đồng tổ chức thiện nguyện với mục tiêu giúp đỡ người bệnh, nâng cao dân trí y tế của người Việt.
TS.BS Quý khẳng định, không có xét nghiệm tầm soát ung thư bằng máu nào được công nhận rộng rãi vì thiếu bằng chứng khoa học chắc chắn về lợi ích.
Theo chia sẻ của TS.BS. Quý, các tín hiệu từ ung thư chỉ xuất hiện nhiều hơn và chắc chắn hơn trong máu khi ung thư tiến triển đến một giai đoạn nhất định.
Như trong trường hợp ung thư đại tràng, ở giai đoạn 0, khối u khu trú trong lớp niêm mạc nên rất hiếm khi được phát hiện qua xét nghiệm máu mà chỉ có thể phát hiện qua nội soi quan sát trực tiếp lòng ruột. Khi khối u xâm lấn hay "ăn sâu" xuống lớp cơ bên dưới (có khi ăn thủng thành đại tràng và tiếp tục sang cơ quan bên cạnh) mới có tín hiệu nào đó từ ung thư xuất hiện trong máu.
Theo một số nghiên cứu, độ nhạy của chất chỉ thị ung thư CEA thay đổi theo giai đoạn, chỉ tầm 21% cho giai đoạn I, 39% ở giai đoạn II và 42% đối với giai đoạn III của ung thư đại tràng. Như vậy, nhược điểm của xét nghiệm này là không đủ nhạy và chúng ta có thể hiểu tại sao nhiều người nhận kết quả CEA âm tính nhưng thật ra đã có bệnh ung thư trong người.
“Tầm soát bằng CEA sẽ làm người ta chủ quan vì... âm tính giả. Tôi từng gặp nhiều ca nhập viện vì tắc ruột trong khi CEA hoàn toàn âm tính”, TS.BS Quý cho biết.
Một điểm trừ khác của chất chỉ thị ung thư là không hề đặc hiệu cho ung thư đại tràng. Chỉ số CEA có thể tăng ở ung thư bàng quang, vú, buồng trứng, phổi, tuỵ, dạ dày, tuyến giáp. Nhưng CEA cũng có thể tăng ở các bệnh lành tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm túi mật, viêm túi thừa, bệnh viêm ruột, nang vú, hoặc một số bệnh khác ở gan và phổi.
Điều này có nghĩa là nếu CEA dương tính, bác sĩ sẽ thường chỉ định thêm hàng loạt xét nghiệm để đánh giá nguyên nhân tăng CEA. Ngoài lo lắng, ảnh hưởng tâm lý, bệnh nhân sẽ tốn hàng triệu tới hàng chục triệu đồng cho các xét nghiệm như CT cản quang hoặc PET/CT, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, siêu âm bụng...
“Chưa kể là các xét nghiệm này sẽ có thể được lặp lại hằng năm vì bệnh nhân khó thoát khỏi ám ảnh từ cái tên 'chất chỉ thị ung thư', dù không có ý nghĩa chỉ thị đặc hiệu gì”, TS.BS Quý khẳng định.
Với sự lo lắng, hoang mang, người nhận kết quả dương tính thường sẽ đi đo lại định kỳ và tiếp tục các khảo sát cho tới khi tìm ra nguyên nhân gì đó.
Các báo cáo khác cho thấy việc sử dụng xét nghiệm máu để tầm soát ung thư làm tăng nguy cơ gặp biến chứng y khoa do chẩn đoán và can thiệp quá mức (không cần thiết). Một số bệnh nhân sẽ tình cờ phát hiện ra tổn thương nào đó trong người, phải chọc kim/mổ sinh thiết thêm để chẩn đoán cho rõ ràng mà thủ thuật y tế nào cũng sẽ đi kèm nguy cơ biến chứng.
“Xét nghiệm máu đo các chất chỉ thị như CEA, CA19-9, SCC... có nguy cơ dương tính giả, âm tính giả cao và số liệu thực tế cũng cho thấy chúng không giúp người đi tầm soát sống lâu hơn. Tất cả các Hiệp hội chuyên khoa về ung thư đã ra khuyến cáo không nên sử dụng các xét nghiệm này trong việc tầm soát ung thư. Người dân cần tỉnh táo để không bị rơi vào vòng xoáy quá sợ do dương tính và chủ quan do âm tính”, TS.BS Quý khuyến cáo.
Tương tự, Th.BS Thân Văn Thịnh lưu ý rằng không có một phương pháp nào có thể tầm soát hiệu quả, chủ lực cho tất cả bệnh ung thư. Mỗi một bệnh ung thư lại có một cách tầm soát riêng. Bệnh nhân quan tâm tới tầm soát ung nên tới các cơ sở chuyên khoa ung bướu uy tín và cân nhắc kỹ lưỡng sau khi nghe tư vấn của bác sĩ.
"Vì xét nghiệm tầm soát là một dạng đầu tư cho tương lai và cần làm định kỳ, người dân không nên nghe theo những lời quảng cáo, rỉ tai mất tiền nhưng không có hiệu quả chắc chắn", Ths.BS Thịnh khẳng định.
Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi!
Chị Đẹp đổ bệnh đã hơn 9 tháng ròng. Ban đầu, bác sĩ chẩn đoán chị bị đột quỵ dẫn đến liệt nửa người. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển và điều trị ở các bệnh viện, chị lại nhiễm Covid-19 rồi để lại di chứng, sức khỏe càng kiệt quệ. Người chồng cục mịch, quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” đã dùng sạch vốn liếng dành dụm mấy chục năm, chuyển vợ hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để cứu chữa.
“Có khi bác sĩ không cho chuyển viện, nhưng thấy vợ nằm mấy tháng ròng mà bệnh tình không tiến triển, tôi đánh liều đưa đi. Suốt thời gian qua, vợ tôi không nằm trong phòng cấp cứu thì lại ở phòng hồi sức tích cực, chi phí tốn kém lắm”, anh Đạt tâm sự.
Anh nhẩm tính số tiền chữa trị cho vợ đến nay đã lên đến 500-600 triệu đồng. Trong đó phần lớn là đi vay mượn.
“Vợ còn thở sao tôi có thể bỏ cuộc”, anh Đạt nhỏ giọng, dường như lời ấy cũng là để nói với bản thân mình. Anh không nỡ đưa vợ về chờ đợi cái chết đến gần, mà bản thân chưa “vẫy vùng” hết sức.
Đợt này, chị Đẹp được chuyển đến Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, vẫn là phòng cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ với VietNamNet, sau hơn 9 tháng, chị Đẹp vẫn phải mở khí quản, thở oxy, tri giác không tỉnh táo, dù mở mắt nhưng không thể tiếp xúc. Chị bị liệt nửa người bên trái, yếu nửa người bên phải, mọi việc phụ thuộc vào người thân chăm sóc.
Theo chẩn đoán, chị Đẹp bị suy hô hấp, viêm phổi nặng, di chứng nhồi máu não, động kinh, loét cùng cụt, suy thận mạn và trào ngược dạ dày. Hiện tại chị vẫn phải ăn qua đường ống. Dự kiến thời gian điều trị còn kéo dài vì chị chưa thể điều hòa nhịp thở, chưa thể cai máy thở. Chi phí điều trị khoảng 50 triệu đồng.
Số tiền ấy đối với anh Đạt giờ đây như mò kim dưới đáy bể. Quê ở Long An, tất cả tài sản của vợ chồng anh là căn nhà cấp 4 nho nhỏ, không có đất canh tác. Trước đây, để có tiền nuôi con, họ thuê mảnh đất của người ta để trồng hoa màu. Cặm cụi từ sáng sớm đến tối mịt cũng chẳng dư dả được là bao.
Từ ngày vợ đổ bệnh, anh Đạt phải cận kề trông nom, chăm sóc nên trả vội mảnh đất chưa kịp thu hoạch. Số tiền ít ỏi tích cóp mấy chục năm nhanh chóng hết sạch, anh phải vay mượn khắp người thân quen. Thế nhưng, chị Đẹp nằm viện quá dài, chi phí quá lớn, đến nay, đã chẳng còn ai giúp đỡ thêm được nữa.
Người đàn ông nhìn vợ đến thất thần, anh đã mất ngủ nhiều ngày qua. Chị Đẹp buộc phải có người chăm sóc nên anh không thể đi kiếm việc làm. Đã vài lần nhận được thông báo đóng viện phí, anh bất lực vì không có cách nào xoay sở được.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc anh Ngô Tấn Đạt; Địa chỉ: Ấp Tân Điền, xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; Điện thoại: 0977218873. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.234 (Chị Nguyễn Thị Hồng Đẹp) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
Ths Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh (ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản).
Với 15,6 triệu người hút thuốc, Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc cao nhất.
Mỗi năm, Việt Nam có trên 40.000 ca tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào 2030 nếu Việt Nam không phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả (gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ).
Ths Nguyễn Thị Thu Hương cho biết thêm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên Việt Nam gia tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Năm 2019, theo kết quả “Điều tra sức khỏe học sinh Việt Nam” của WHO, tỷ lệ hiện đang hút thuốc lá điện tử trong học sinh 13-17 tuổi trên phạm vi cả nước là 2,6%, (ở học sinh khu vực thành thị là 3,4%).
Năm 2020, theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá năm 2020 tại 34 tỉnh, thành của Việt Nam, tỷ lệ nam giới trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử là 5,6%, nữ giới trưởng thành sử dụng thuốc lá điện tử là 1%.
Một nghiên cứu khác tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá điện tử cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu.
TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức WHO tại Việt Nam cho biết, những sản phẩm thuốc lá không an toàn, không có lợi cho sức khỏe và rất nguy hiểm đối với thanh thiếu niên.
Việt Nam đang phải đối mặt với một số quyết định quan trọng là làm thế nào để bảo vệ người dân của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là những người trẻ tuổi khỏi tác hại của thuốc lá. Một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này là tăng giá thuốc lá thông qua việc tăng thuế thuốc lá.
“Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin, đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá. Chúng ta cần thay đổi điều này và làm cho việc bắt đầu cũng như tiếp tục hút thuốc ở những người trẻ trở nên khó khăn hơn. Tăng thuế thuốc lá sẽ là cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất để đạt được điều này”, đại diện WHO nhấn mạnh.
Theo báo cáo năm 2021 về chỉ số thuế thuốc lá của Liên minh phòng chống thuốc lá Đông Nam Á, giá thuốc lá tại Việt Nam ngày càng rẻ so với thu nhập đầu người. Chỉ số giá thuốc lá tính theo phần trăm thu nhập quốc gia đầu người – RIP giảm từ 11,4% năm 2000 xuống còn 3,04% năm 2019. Điều này có nghĩa là thuốc lá ngày càng rẻ đi so với thu nhập của người dân và sức mua thuốc lá gia tăng.
“Chúng ta cần nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá 30% tương đối vào năm 2030 so với tỷ lệ của năm 2015. Một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này là tăng giá thuốc lá thông qua việc tăng thuế thuốc lá”, TS Angela Pratt cho biết.
Bệnh ‘giết người thầm lặng’ thêm hơn 76.000 ca mắc, nhiều trường hợp nặngBệnh lao được ví là ‘kẻ giết người thầm lặng’. 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận hơn 76.000 ca mắc, nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng rất nặng." alt="Thói quen hút thuốc lá khiến hơn 40.000 người Việt tử vong mỗi năm"/>Thói quen hút thuốc lá khiến hơn 40.000 người Việt tử vong mỗi năm
Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốcTrung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, thời gian qua, tại sân bay Tân Sơn Nhất đã ghi nhận 9 trường hợp có thân nhiệt cao. Tuy nhiên, những người này chỉ sốt, không có biểu hiện của đậu mùa khỉ, có khả năng sốt vì bệnh lý khác.
"Do đó, nhân viên y tế đã hướng dẫn 9 hành khách về nhà tự theo dõi sức khỏe. Khi có sự cố, cần báo cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ", ông Tâm cho hay.
Làm việc với đoàn kiểm tra, bác sĩ Nguyễn Lê Như Tùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, ca đậu mùa khỉ đầu tiên đang điều trị tại bệnh viện hiện đã ổn định, các xét nghiệm vi sinh đều âm tính. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi đến hết thời gian cách ly và xuất viện khi đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Đây là người phụ nữ 35 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Chị khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai. Về Việt Nam, bệnh nhân có triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Sau khi có kết quả xét nghiệm xác định mắc đậu mùa khỉ, chị được chuyển đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM từ ngày 25/9 đến nay.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ, trước khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên, TP đã có nhiều ca nghi ngờ nhưng xét nghiệm không phải đậu mùa khỉ.
Với ca bệnh xác định, ngay khi thăm khám, Bệnh viện Từ Dũ đã nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ và chuyển sang Bệnh viện Da Liễu để điều trị. Nhờ phát hiện sớm, 9 người tiếp xúc gần với bệnh nhân (gồm 4 nhân viên y tế và 5 người nhà) chưa có dấu hiệu bất thường. Điều này chứng tỏ sự cảnh giác cao độ của các đơn vị y tế trên địa bàn trước bệnh đậu mùa khỉ.
Do đặc điểm đường lây của căn bệnh, Sở Y tế TP.HCM đã tăng cường giám sát tại các phòng khám da liễu, phòng khám bệnh lây qua đường tình dục, phối hợp với chương trình HIV/AIDS để tầm soát những người có hành vi nguy cơ. Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin cho người dân.
“Nhờ vậy, khi có ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP, người dân không quá hoang mang nhưng cũng không nên chủ quan hay coi nhẹ”, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng nói.
Ông Nguyễn Lương Tâm, Cục phó Cục Y tế dự phòng, Trưởng đoàn công tác, nhận định, ngành y tế TP.HCM đã đã đánh giá đúng tình hình, xử trí ca bệnh, điều tra dịch tễ, cách ly, điều trị bệnh nhân rất nhanh và hiệu quả. Thành công bước đầu là không để bệnh đậu mùa khỉ lây lan ra cộng đồng.
Theo ông Tâm, các cửa khẩu quốc tế được xác định có nguy cơ xâm nhập bệnh đậu mùa khỉ rất cao. Do đó, ngay từ tháng 5/2022, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh, TP tăng cường phòng chống đậu mùa khỉ, các Sở Y tế tăng cường giám sát, nhất là tại các cửa khẩu hàng không.
“Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên hoàn toàn nằm trong dự báo và kịch bản của ngành y tế”, ông nhận định.
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên của Việt NamTrước đó, Việt Nam ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên là một phụ nữ 35 tuổi, ngụ tại TP.HCM.
Người này khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai. Khi về Việt Nam, bệnh nhân có triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Ngày 23/9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu.
Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ chị mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM.
Ngày 25/9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen.
Sau 12 ngày điều trị, người bệnh hết sốt, các mụn nước ở mặt, tay, chân…đã khô mài, tróc vẩy và lên da non. Mụn nước ở họng cũng lành, hết đau. Người bệnh ăn uống tốt, lên cân, tinh thần lạc quan, tuân thủ tốt quy trình cách ly và xử lý vật dụng cá nhân tránh lây cho cộng đồng.
" alt="Trước khi ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên, TP.HCM có nhiều trường hợp nghi ngờ"/>Trước khi ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên, TP.HCM có nhiều trường hợp nghi ngờ
Bác sĩ đặt catheter tĩnh mạch đùi để thực hiện thay huyết tương cho bệnh nhân
Được biết trước đó bệnh nhân đã có 2 lần nhập viện vì viêm tụy cấp, sau điều trị đã ổn định dần nhưng vẫn chưa cai được rượu.
ThS.BS Vũ Huy Sơn, khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp diễn ra rầm rộ như bệnh nhân bị chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, đau vùng thượng vị (ngay dưới xương ức), bí trung đại tiện.
Viêm tụy cấp diễn biến phức tạp và rất nhanh. Ngay cả khi cơn nguy kịch đã tạm qua, các biến chứng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy kiệt vẫn rình rập. Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần. Vì vậy, bệnh nhân luôn cần được theo dõi y tế sát sao và thực hiện đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Các trường hợp viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu thường đáp ứng rất tốt với phương pháp điều trị thay huyết tương. Liệu pháp này giúp loại bỏ một lượng huyết tương trong máu người bệnh và thay thế vào một lượng huyết tương khác tương tự.
Theo đó, máu được dẫn ra ngoài qua hệ thống máy lọc, tại đây 1 lượng huyết tương được loại bỏ và thay thế vào một lượng huyết tương hay albumin tương ứng và sau đó máu được trả về cho cơ thể.
GS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, trước đây các ca viêm tụy cấp ở Việt Nam thường do sỏi trong ống tụy hoặc do giun đũa chui vào ống mật.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỉ lệ viêm tụy cấp do rượu bia, mỡ máu đang tăng lên một cách rõ rệt, chiếm tới 70% số ca nhập viện, trong đó ghi nhận nhiều ca viêm tụy cấp hoại tử gây suy đa phủ tạng và tử vong.
Đặc trưng của những trường hợp viêm tụy cấp có triglyceride cao là mỡ hoà lần với máu. Nếu lấy máu xét nghiệm, chiếm phần lớn là màu trắng, chỉ còn phần nhỏ màu đỏ bên dưới là máu của bệnh nhân.
Những trường hợp này khi lọc máu phải thay màng lọc thường xuyên vì trong máu có quá nhiều mỡ gây tắc màng lọc.
Tuyến tụy có kích thước khoảng 15 cm, là một phần của hệ tiêu hóa và hệ thống nội tiết có chức năng tách dinh dưỡng từ thức ăn, hỗ trợ tiêu hoá bằng cách tiết ra một dịch lỏng với nhiều thành phần. Tụy cũng có nhiệm vụ cân bằng đường trong máu.
Khi bị viêm cấp, tụy sẽ bị phù lên, trong trường hợp nặng tuỵ nhanh chóng bị hoại tử và lan rộng dẫn đến và biến chứng sốc, suy đa tạng rất nhanh.
Theo thống kê, viêm tụy cấp diễn tiến thông thường chiếm 80% là thể nhẹ, 20% diễn tiến thể nặng. Trong thể nặng, khi đã diễn tiến tới hoại tử, xuất huyết thì tỉ lệ tử vong có thể từ 40 – 50%, thậm chí lên tới 80 – 90%.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần từ bỏ thói quen uống rượu bia quá nhiều, ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, đồ ngọt và cần thường xuyên vận động.
Thúy Hạnh
Sau khi nhập viện, thấy chỉ số mỡ máu của bệnh nhân cao hơn 40 lần bình thường, các bác sĩ đã tiến hành lọc máu và lấy ra được 300ml mỡ trắng đục.
" alt="Sau bữa nhậu, máu người đàn ông đầy mỡ phải thay huyết tương"/>Sau bữa nhậu, máu người đàn ông đầy mỡ phải thay huyết tương