Thể thao

Clash of Clans: 8 điều cần biết để chơi tốt (phần 2)

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-03-30 05:02:45 我要评论(0)

Đọc phần 1 tại đây!#5 Bắt đầu trận chiến càng sớm càng tốtKhi lần đầu tiên bạn bắt đầu chơi CoC,điềupcx 160pcx 160、、

Đọc phần 1 tại đây!

#5 Bắt đầu trận chiến càng sớm càng tốt

Khi lần đầu tiên bạn bắt đầu chơi CoC,điềucầnbiếtđểchơitốtphầpcx 160 bạn được cấp 1 lá chắn bảo vệ có tác dụng trong vòng 3 ngày. Với lá chắn này, đối thủ không thể tấn công và cướp bóc được của bạn. Ngoài ra, do luật phạt Nhà chính (đã đề cập ở trên), rất ít người chơi muốn tấn công bạn cho dù bạn không có lá chắn bảo vệ này (do level nhà chính của bạn lúc bắt đầu thấp hơn của họ rất nhiều).

Do đó, bạn cần biết tận dụng cơ hội và bắt đầu các trận chiến cướp bóc khi bạn thiếu tài nguyên, mà không phải lo lắng bị đối phương trả đũa. Bạn có thể bỏ qua các đối thủ xung quanh mình, và tìm kiếm các vùng tập kết tài nguyên của đối phương, sử dụng các loại quân Barbarians, Goblins hoặc Archers để tấn công chúng.

Lá chắn phòng thủ 03 ngày giúp người chơi mới tránh được các cuộc tấn công từ phía những người chơi lâu hơn.

Ngay cả khi bạn bị tấn công ngược trở lại, bạn cũng không cần phải lo lắng, bởi lẽ cấp độ Nhà chính của bạn đang rất thấp, đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể bị mất một lượng rất ít tài nguyên mỗi khi bị cướp bóc. Lượng tài nguyên này không đáng kể so với lượng bạn cướp được nhờ đi tấn công kẻ khác trong khoảng thời gian ban đầu này.

#6 Sử dụng tính năng "Next" (bỏ qua) một cách thường xuyên

Khi bạn tiến hành đánh cướp tài nguyên hoặc lấy huy hiệu (farming), bọn nên thường xuyên sử dụng chức năng "Next" để bỏ qua các khu vực xung quanh trước khi tìm cho mình một địa điểm hợp lý để tấn công. Mỗi lần như vậy chỉ tốn của bạn một ít vàng (gold) mà thôi, nhưng nó lại giúp bạn đáng kể trong việc lựa chọn một căn cứ hoàn hảo, với nhiều tài nguyên trước khi bọn đổ toàn bộ quân của mình tấn công căn cứ đó.

Tính năng "next" giúp người chơi chọn được mục tiêu tấn công hoàn hảo nhất.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tiêu hết toàn bộ vàng của mình để nâng cấp. Hãy để dành lại một chút cho việc "next" và tiếp tục farming.

#7 Hãy đặt Clan Castle ở trung tâm căn cứ

Clan Castle có lẽ là công trình phòng thủ tốt nhất trong CoC, nhưng chỉ khi bạn đặt nó ở trung tâm căn cứ của bạn. Cách thức hoạt động của nó là: khi kẻ địch đi vào tầm ngắm (thường là rất rộng), Clan Castle sẽ tự động đưa quân ra đánh lại các đội quân của kẻ địch. Lưu ý rằng, quân của Clan Castle có khả năng nhảy qua các bức tường thành do chính bạn xây nên, do đó, nó có lợi thế hơn hẳn quân của kẻ địch.

Clan Castle là công trình phòng thủ tốt nhất giúp người chơi bảo vệ căn cứ của mình trước các cuộc tấn công.

Nếu bạn đặt Clan Castle ở bên ngoài căn cứ, kẻ địch đơn giản chỉ cần dụ các đội quân Clan Castle của bạn ra ngoài tầm bắn của các chòi và tháp canh, sau đó tiêu diệt một cách nhanh chóng. Nếu bạn đặt Clan Castle ở bên trong căn cứ, kẻ địch phải chịu thiệt hại từ sự tấn công của cả quân Clan Castle lẫn các công trình phòng thủ, trước khi có thể chiếm được căn cứ của bạn. Và điều này khiến kẻ địch gặp nhiều khó khăn hơn.

Nói chung, tốt nhất bạn nên sử dụng quân Archers để thủ Nhà chính. Điều này hoàn toàn có lợi bởi lẽ quân Archers có thể bắn hạ các đơn vị quân cận chiến của địch khi chúng còn ở phía ngoài tường thành, như: Giants hay Barbarians, mà không bị bất kỳ một thiệt hại nào. Đối với các người chơi ở Level cao, họ có thể sử dụng quân khác nhau, như Dragons hoặc Golems, nhưng điều này đòi hỏi người chơi phải có một Clan mạnh để các thành viên có thể đóng góp những loại quân này.

Lưu ý rằng, #7 này chỉ áp dụng cho những người chơi có Nhà chính cấp 7 hoặc cao hơn. Với các cấp thấp hơn, bạn không có đủ các loại công trình cần thiết để ngăn chặn quân địch dụ quân Clan Castle ra ngoài và tiêu diệt. Nhà chính cấp 7 vẫn có thể bị dụ, song sẽ khó khăn hơn. Với Nhà chính cấp 8 trở lên, kẻ địch buộc phải phá hủy một số công trình hoặc phải tiêu diệt nhiều quân của bạn trước khi có thể dụ được quân Clan Castle ra.

#8 Tập trung vào Elixir đen

Elixir đen - Loại tài nguyên quan trọng bậc nhất khi Nhà Chính đạt level 7 trở lên.

Một khi Nhà chính của bạn đạt cấp 7 hoặc cao hơn, loại tài nguyên luôn bị thiếu hụt đó là Elixir đen. Nếu như chơi bình thường, bạn sẽ hoàn thành toàn bộ các nâng cấp dựa trên Vàng và Elixir hồng, trước khi đủ lượng Elixir đen để có thể nâng cấp hết các loại Hero và  quân Dark Barracks. Do đó, bạn cần đặt trọng tâm vào việc kiếm Elixir đen, ưu tiên hơn tất cả các loại tài nguyên khác. Bạn cũng cần tiết kiệm Elixir đen thông qua việc hạn chế sử dụng phép thuật (spells) và Hero. Có như vậy, bạn mới có thể có đủ lượng Elixir đen cần thiết phục vụ nhu cầu nâng cấp.

Cú Vọ

 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cán bộ, nhân viên BQLRPH Thác Mơ trên đường vào khu vực cây giáng hương cổ thụ.

Báu vật rừng Thác Mơ

Cơn mưa rả rích suốt đêm khiến con đường mòn dẫn từ chốt Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) của Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Thác Mơ tới khoảnh 2, tiểu khu 1447 trơn trượt và khó đi hơn. Dấu chân người trước chưa khô, dấu chân người sau đã hằn lên, khiến cả một đoạn đường dài gần 2 km không có chỗ nào bằng phẳng, khô ráo.

Anh Đỗ Xuân Trường, cán bộ kỹ thuật của BQLRPH Thác Mơ có lẽ là người có kỷ niệm sâu sắc nhất với cánh rừng này. Thế nên dù đường đi lại khó khăn nhưng suốt hành trình dẫn vào sâu bên trong rừng, anh Trường nhắc lại vô vàn những câu chuyện đáng nhớ, trong đó có cả việc bảo vệ nguyên vẹn “báu vật Thác Mơ”.

“Báu vật Thác Mơ” là cụm từ được anh Trường nhắc đi nhắc lại trong câu chuyện của mình.

Thấy chúng tôi thắc mắc, anh Trường giải thích: “Báu vật đấy là cây giáng hương, có tuổi đời gần 450 năm. So với những cây cổ thụ khác trong rừng Thác Mơ hoặc nhiều cánh rừng khác của Đắk Nông, cây giáng hương này có thể xếp vào hàng “già nhất”. Trải qua thời gian, thăng trầm, biến cố của lịch sử, cây giáng hương vẫn sinh trưởng, phát triển tốt và sẽ tiếp tục được bảo vệ, gìn giữ cho thế hệ sau”.

Tận mắt chứng kiến “báu vật Thác Mơ” mà cán bộ, nhân viên nơi đây bảo vệ suốt nhiều năm qua, chúng tôi mới ngỡ ngàng vì cây giáng hương cổ thụ có kích thước “khủng”.

Anh Đỗ Xuân Trường, cán bộ kỹ thuật của BQLRPH Thác Mơ kiểm tra thân cây giáng hương.

Để minh chứng cho kích thước “khủng” ấy, 5 cán bộ, nhân viên của BQLRPH Thác Mơ cùng dang tay nhưng vẫn không thể ôm trọn được thân cây.

Có thâm niên bảo vệ rừng cây, anh Trường cho biết, khoảng 20 năm trở lại đây, những cây gỗ có kích thước lớn như thế này luôn bị lâm tặc dòm ngó. Chính vì thế, dù được canh gác cẩn thận nhưng cây giáng hương đã có lần suýt bị đốn hạ.

5 cán bộ, nhân viên của BQLRPH Thác Mơ vòng tay nhưng không thể ôm hết thân cây giáng hương.

Tháng 7/2020, lợi dụng trời mưa lớn, lại là lúc giữa đêm, một nhóm lâm tặc mang cưa máy vào rừng với mục đích chặt hạ cây giáng hương. Cán bộ, nhân viên của BQLRPH Thác Mơ đang đi tuần tra gần đó, nghe thấy tiếng cưa nổ nên đã chạy vào kiểm tra.

"Đường đi lại khó khăn, nhóm lâm tặc lại cử người cảnh giới từ xa nên khi vào đến nơi, các đối tượng đã rút khỏi hiện trường. Xung quanh thân cây gỗ hương xuất hiện đường cắt, nhựa cây tứa ra như một vết thương lớn”, anh Trường nhớ lại.

2 năm trước, cây giáng hương từng bị lâm tặc xâm hại, với vết cắt sâu 40 cm.

Là một trong 2 người trực tiếp “giải cứu” cây giáng hương, anh Trường vẫn nhớ như in cảm giác lúc đó. Nhìn vết cắt ăn sâu gần 40 cm vào thân cây cổ thụ, anh Trường xót xa và lo lắng vô cùng.

“Khi đó chúng tôi chưa đo tuổi cây, nhưng nhìn bề ngoài cũng phán đoán được cây có tuổi đời rất lớn, thuộc loài quý hiếm. Lo ngại cây già, lại bị cắt xẻ sâu, khả năng vết thương sẽ khó lành nên ngay sau đó, chúng tôi phải xử lý vết cắt, bôi thuốc để hạn chế thấp nhất rủi ro đối với cây”, anh Trường nói.

Hiện tại, những chùm rễ non đã mọc ra từ vết thương năm xưa.

Theo anh Trường, sau sự việc, công tác quản lý, bảo vệ được nâng cao hơn, bảo đảm không ai có thể xâm hại đến cây quý.

Từ "thoát chết" đến bảo vệ đặc biệt

Sau lần thoát chết đầy may mắn, cây giáng hương cổ thụ được bảo vệ nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Một đội QLBVR được thành lập; trong đó cán bộ, nhân viên được cắt cử thay nhau tuần tra, ngăn chặn sự tấn công của các đối tượng lâm tặc.

Ông Nguyễn Xuân Khương, Giám đốc BQLRPH Thác Mơ thông tin, cây giáng hương cao khoảng 30m và đường kính thân cây hơn 2,6m. Cây giáng hương này là độc nhất vô nhị - không chỉ trên lâm phần rộng gần 7.000 ha do đơn vị quản lý - bởi tuổi đời, chiều cao, bán kính, đường kính thân... 

Những thông tin cơ bản về cây giáng hương gần 450 năm tuổi.

Điểm đặc biệt, ngoài tuổi đời xấp xỉ 450 năm, cây giáng hương còn có bộ rễ bám chặt vào đất, tạo ra một thế đứng độc đáo, đổ mình xuống dòng suối chảy len lỏi trong rừng.

Hiện hệ thống rễ của cây giáng hương tiếp tục phát triển, từ trên thân cây to lớn, những chùm rễ non mọc tua tủa, minh chứng cho sự phát triển không ngừng của “báu vật Thác Mơ”.

“Theo ước tính, cây giáng hương này có khoảng 40 m3 gỗ. Giá bán trên thị trường hiện nay dao động khoảng 3,5- 4 tỷ đồng, riêng bộ rễ ăn sâu vào đất cũng rất có giá trị. Cũng vì giá trị lớn nên lâm tặc thường xuyên dòm ngó, chờ thời cơ để chặt hạ cây gỗ quý. BQLRPH Thác Mơ phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bằng cách phân công cán bộ, nhân viên chốt chặt, kiểm tra thường xuyên xung quanh khu vực cây giáng hương”, ông Nguyễn Xuân Khương nói.

4 cây thông 3 lá thuộc quản lý của Trung đoàn 726 cũng vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cũng theo Giám đốc BQLRPH Thác Mơ, những năm gần đây, tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cây giáng hương có độ tuổi gần 450 năm là vô cùng quý hiếm, có ý nghĩa rất lớn về khoa học, lịch sử, đời sống xã hội.

“Vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây giáng hương là Cây di sản Việt Nam. Việc công nhận này là cơ sở để góp phần khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo vệ rừng, làm cơ sở để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng tại vùng biên giới Quảng Trực”, ông Khương nhấn mạnh.

Xã Quảng Trực là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào M’nông với tập quán sinh hoạt dựa vào rừng.

Theo quan niệm của người dân, những cây gỗ lớn tồn tại hàng trăm năm tuổi được cho là nơi trú ngụ của thần linh hoặc của những linh hồn người đã khuất. Việc tác động hay chặt hạ những cây cổ thụ được cho là rất kiêng kỵ và không được phép xâm hại.

2 cây me tây (muồng ngủ) Trung đoàn 726, Binh đoàn 16, đứng chân tại xã Quảng Trực (Tuy Đức) cũng được vinh danh trong lần này.

Tới xã Quảng Trực, nhiều người không khỏi choáng ngợp trước hàng trăm cây bằng lăng, gõ đỏ, trai lý… lớn nhỏ khác nhau. Thậm chí, nhiều cây có tuổi đời từ trên 100 năm, cao từ 7-30m.

Ngoài cây giáng hương tại BQLRPH Thác Mơ, một quần thể cây thông 3 lá và 2 cây me tây, thuộc quản lý của Trung đoàn 726, Binh đoàn 16, đứng chân trên địa bàn xã Quảng Trực (Tuy Đức) cũng vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam trong đợt này. Những “báu vật” của rừng vẫn còn tồn tại cho thấy sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ cây rừng của chủ rừng và người dân nơi đây.

Thượng tá Nguyễn Văn Huệ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 726, cho biết, việc bảo tồn Cây di sản Việt Nam được các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng đồng tình, hưởng ứng, tham gia.

Cũng từ việc công nhận này, đòi hỏi công tác bảo vệ nghiêm ngặt hơn, làm sao vừa bảo vệ nguồn gen, duy trì, phát triển bền vững hệ sinh thái, vừa giữ được nét văn hóa tâm linh của người dân trong khu vực.

Việc bảo tồn Cây di sản Việt Nam được các cấp chính quyền, đoàn thể ủng hộ và được cộng đồng đồng tình hưởng ứng, tham gia.

“Với độ tuổi hàng trăm năm, cây sẽ phục vụ cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu môi trường trong quá khứ. Việc công nhận cây di sản, còn tạo hướng phát triển mới trong tương lai cho người dân nơi đây. Chính vì thế, hiện nay mọi người đều hiểu và ý thức được trách nhiệm khi tham gia bảo vệ rừng”, Thượng tá Nguyễn Văn Huệ cho hay.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Khương, Giám đốc BQLRPH Thác Mơ cho rằng, việc công nhận Cây di sản Việt Nam tại xã Quảng Trực nói chung sẽ giúp các công ty lữ hành dễ thuyết phục du khách khi giới thiệu tour về với thiên nhiên, cảnh đẹp địa phương.

Điều này phù hợp với định hướng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Đắk Nông, từ đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân. Hy vọng, việc kết hợp này không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà còn giúp người dân ý thức về trách nhiệm bảo vệ rừng.

Theo Báo Đắk Nông

" alt="Bảo vệ những báu vật hàng trăm tuổi ở Đắk Nông" width="90" height="59"/>

Bảo vệ những báu vật hàng trăm tuổi ở Đắk Nông

Lần đó trong bếp ăn chung ở Học viện Hàn Quốc học, tôi đã có một trải nghiệm nhớ đời. Sau khi đập hai quả trứng gà cho bữa tối, tôi vô tư lự quăng vỏ trứng vào thùng rác thực phẩm. Lúc này, một nghiên cứu sinh người Hàn Quốc nhìn tôi bằng thái độ lạ lẫm rồi hỏi, sao lại bỏ chúng vào đấy. Vỏ trứng không phải là rác thực phẩm, nếu bỏ sai bạn có thể bị camera quay lại và phải nộp phạt 10 nghìn won (185.000 đồng) theo quy định của pháp luật, bạn nhắc nhẹ thêm cho tôi.

Ấm ức, tôi về phòng mở lại quy định phân loại rác được nhà trường gửi khi nhập học. Đến lúc này, tôi thật sự mới biết mình đã bỏ rác sai từ rất lâu. Sách ghi rõ, nếu trứng sống, trứng luộc mà bị hỏng và không ăn được, bạn hãy bóc vỏ trứng, loại bỏ phần bên trong trứng, coi như rác thải thực phẩm, và vứt vỏ cứng như rác thải thông thường.

Sách cũng hướng dẫn thêm, tốt hơn hết bạn nên rửa sạch bên trong vỏ trứng trước khi vứt đi, giúp vỏ không bị thối rữa khiến bọ, gián hay côn trùng khác không "đóng tổ" trong túi rác.

Gia đình tôi từng sống tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Hồi đó, sau khi con đường tại khu phố tôi ở được mở rộng khang trang hơn, phường có chủ trương kêu gọi người dân mua thùng rác đặt trước nhà, phân loại rác từ nguồn nhằm giữ gìn cảnh quan đô thị, không gian sạch đẹp, thông thoáng và hơn hết là để bảo vệ môi trường sống chung.

Dân cư ở khu phố phần lớn ủng hộ, nhưng gia đình tôi khá khó xử với đề nghị của nhà hàng xóm. Người này cho rằng bỏ gần trăm nghìn mua mấy cái thùng rác thì quá phí, đề nghị hùn với nhà tôi mua thùng để "chứa chung". Tôi hoang mang không biết phải chung thế nào, đành từ chối bằng lý do nhà tôi hàng ngày có rất nhiều rác thải.

Vậy là, người hàng xóm không mua thùng như quy định mà tranh thủ bỏ rác sang láng giềng; lúc sang nhà tôi, lúc sang nhà khác, đều chưa được phân loại. Rác thành ngọn, bật bung cả nắp thùng, con chó con mèo chạy qua, đá trái đá phải, vương vãi khắp nơi, hôi hám và mất thẩm mỹ.

Một người họ hàng của tôi cũng than thở, con hẻm nhỏ trước nhà chị, mỗi ngày người hàng xóm cứ vô tư liệng 4-5 bọc rác ra đường, không cần canh giờ nhân viên thu gom đến. Ruồi nhặng chuột bọ xúm xít vào "khai thác" rồi lại rúc túa lua vào bát cơm bát canh của những nhà kề cạnh như nhà chị.

Người dân Hàn Quốc trước đây cũng không phải có ý thức cao về bảo vệ môi trường. Cách đây chưa xa, trước những năm 2000, nếu bạn đậu xe hơi một lúc quanh khu sân vận động World Cup, ruồi nhặng sẽ bám đầy kính xe.

Chi phí hàng trăm hàng nghìn tỷ won, từ tiền thuế của người dân, đổ vào việc làm sạch môi trường sống đã dần thay đổi tư duy của người dân, để bây giờ, họ không còn cảm thấy phiền khi phải chia phần vỏ trứng vào ô chứa rác thông thường, phần vụn trứng vào ô rác thực phẩm. Người nông thôn cũng không quăng bao phân, vỏ thuốc trừ sâu vào kênh, rạch, sông suối.

Ở Việt Nam, theo thống kê mới nhất, trung bình mỗi ngày mỗi người dân thải ra 1,2 kg rác. Với dân số 100 triệu người, thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Mỗi năm cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, hơn 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ tư trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiều năm qua đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm hạn chế tác động của rác thải. Trong đó, gần đây nhất là yêu cầu phân loại rác tại nguồn - một chủ trương đã bắt đầu từ hơn 20 năm qua, nhưng vẫn loay hoay thí điểm rồi lại dừng.

Không ít cuộc vận động bảo vệ môi trường đã thất bại, vì nhiều nguyên nhân. Nhưng từ trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy, bao nhiêu chủ trương, chính sách cũng có thể vô ích nếu người dân vẫn "chỉ biết sạch nhà mình".

Nguyễn Nam Cường

" alt="Vứt rác sang hàng xóm" width="90" height="59"/>

Vứt rác sang hàng xóm