Cẩm nang về khoa học mở
Tốn khoảng từ năm đến bảy năm,ẩmnangvềkhoahọcmởgiá vàng hiện tại hay thậm chí là mười năm, để một nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình tiến sĩ của mình. Trong khoảng thời gian đó, rất nhiều thứ sẽ thay đổi trong giới học thuật, có thể là chương trình giáo dục, các quy tắc về xuất bản, văn hóa cạnh tranh, hay những ứng dụng công nghệ và kỹ thuật, những thứ mà sẽ cần các học viên cao học, nghiên cứu sinh, nhà nghiên cứu, và cả giảng viên đại học cần phải đuổi theo để bắt kịp. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi xét đến áp lực của công việc nghiên cứu, công bố, và hoàn thành luận án đúng hạn.
Quyển sách với tiêu đề Giáo dục và Khoa học mở: Cẩm nang dành cho giảng viên và nhà nghiên cứu, được biên soạn bởi một nhóm gồm bốn tác giả dày dặn kinh nghiệm, đã đưa ra những hướng dẫn cho giảng viên và nhà nghiên cứu ở Việt Nam về một trong số những xu hướng nổi bật nhất, và đồng thời cũng mang nhiều tranh cãi, của giới hàn lâm thập kỷ qua: cách thực hành khoa học mở và giáo dục mở.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một quyển sách dạng cẩm nang đã giải thích về những thực hành mở, bằng cách nào và ở đâu mà nhà nghiên cứu hay giảng viên ở Việt Nam có thể truy cập và sử dụng các tài nguyên mở để trợ giúp công việc của mình.
Với kết cấu gồm hai phần lớn, quyển sách bao trùm các phong trào giáo dục mở từ cuối thập kỷ 1990 và sau đó đào sâu vào các chiến dịch khoa học mở ở những năm đầu thập niên 2000. Trong phần đầu tiên về giáo dục mở, trọng tâm của quyển sách nằm ở việc phân biệt các thuật ngữ pháp lý, đặc biệt là cách để ghi nhận và công nhận quyền tác giả một cách chính xác, cũng như cách sử dụng các giấy phép Creative Commons (CC).
Những hướng dẫn này rất giá trị nếu xét đến việc mọi người dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc ghi nhận và trích dẫn công trình của người khác, nhưng không phải ai cũng nhận thức được những thực hành tốt nhất để ghi nhận và trích dẫn.
Cho những ai chưa quen thuộc với giáo dục mở, quyển sách giới thiệu chi tiết về các cách tìm kiếm những nguồn tài nguyên giáo dục mở, bên cạnh đó là những khuyến nghị về hàng loạt thư viện sách giáo khoa mở cho phép người truy cập được thoải mái sử dụng và vận dụng những nguồn đó, cũng như cung cấp một danh sách các khóa học trực tuyến mở (MOOCs).
Nhóm tác giả đã thận trọng chú ý người dùng rằng các nguồn tài nguyên mở có thể luôn sẵn có, nhưng việc vận dụng và tích hợp các khóa học mở đó ở bối cảnh Việt Nam cần phải có phương pháp và mục tiêu rõ ràng. Giảng viên cần phải chú ý về việc đánh giá tính phù hợp và khả năng tiếp cận của MOOCs, khi một số nền tảng yêu cầu sinh viên phải thanh toán để truy cập trong thời gian dài.
Việc vận dụng các phương pháp sư phạm mở được đề cập trong quyển sách nhấn mạnh tính chia sẻ, tái sử dụng và tái thiết kế những học liệu cũng như thu hút sinh viên nhiều hơn vào quá trình thiết kế một khóa học mở, phát triển công cụ đánh giá, biên soạn thư viện đề thi, và chia sẻ những tài liệu hướng dẫn cho những học sinh khác trên nền tảng mạng xã hội dưới các giấy phép CC phù hợp.
Phần hai của quyển sách cung cấp những khám phá sâu sắc về bối cảnh của khoa học mở, những cấu phần của nó, năm “trường phái” được phát triển bởi những giả định khác nhau, động cơ và lo ngại của các học giả trong phong trào, và định nghĩa của những khái niệm then chốt. Tương tự giáo dục mở đóng góp cho sự mở mang và tính phổ quát ở các cơ sở giáo dục, khoa học mở cũng kêu gọi cho sự truy cập miễn phí và không trở ngại cho những công bố khoa học và dữ liệu nghiên cứu, vì việc làm tăng khả năng truy cập có thể nâng cao độ hiển thị và sự tham gia của công chúng vào khoa học.
Ở đây, trong khi có nhiều loại truy cập mở khác nhau (ví dụ kim cương, hỗn hợp, đồng, đen), nhóm tác giả tập trung vào giải thích truy cập mở xanh (còn được biết đến với tên gọi tự lưu trữ), và truy cập mở vàng (nghĩa là bài báo khi công bố sẽ có thể truy cập một cách miễn phí vĩnh viễn). Với hình thức là một cẩm nang, quyển sách tập trung vào giới thiệu những cơ sở lưu trữ trực tuyến nơi mà các tác giả có thể gửi các bài viết của mình vào trước khi xuất bản, hay còn gọi là các bản thảo tiền xuất bản, và những nền tảng tương tự cho các tạp chí truy cập mở và nhà xuất bản mở.
Người đọc có thể thấy phần này có ích khi nó (i) thảo luận những mặt lợi và hại của việc đăng tải lên các máy chủ tiền xuất bản, (ii) liệt kê các máy chủ tiền xuất bản dựa trên lĩnh vực và các máy chủ chung, và (iii) chỉ ra từng bước để đăng tải bản thảo/dữ liệu và những lưu ý khi bản thảo/bộ sự liệu được xuất bản sau đó. Trong phần cuối, nhóm tác giả lướt qua những thực hành trong các phần mềm nghiên cứu mở, mã nguồn mở, và bình duyệt mở, bổ sung các khuyến nghị cho các tạp chí vận hành bình duyệt mở trong sáu bước.
Từ những gì chúng ta học được từ quyển sách, điều quan trọng là không chỉ hiểu về các giấy phép CC khác nhau và các quyền công bố dưới tư cách là một tác giả, mà còn có thể đưa ra những quyết định có cân nhắc về cách thức công bố, có thể dưới dạng bản thảo tiền xuất bản, truy cập mở, hoặc không.
Bên cạnh những hướng dẫn, người đọc còn được hưởng lợi hơn nữa từ những bài học và hạn chế về các nguyên tắc vận dụng giáo dục và khoa học mở ở các quốc gia khác. Quyển sách cần có thêm những tóm tắt về những nghiên cứu trường hợp để đưa ra những tiến bộ và ảnh hưởng của phong trào này. Vào tháng 1/2024, UNESCO, vốn là một nhân tố có vai trò mạnh mẽ trong việc đưa khoa học trở nên hợp tác hơn, minh bạch hơn, và dễ dàng tiếp cận, đã công bố một báo cáo chỉ ra những thiếu sót trong quy trình và việc áp dụng không đồng đều của khoa học mở trên thế giới, cũng như chỉ ra những bất bình đẳng trong việc tiếp cận quỹ, năng lực, và công cụ nghiên cứu [1, 2].
Khi khoa học mở đồng nghĩa với việc một nhà nghiên cứu cần phải trả phí xử lý bản thảo (APC), trong khoảng 1.000U SD đến 10.000 USD, các tác giả từ những nước phát triển như Việt Nam có thể không coi lựa chọn xuất bản mở phù hợp chi phí. Tuy nhiên, quyển sách là một xuất bản kịp thời, như một bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự chuyển biến dần dần và tích cực đến xuất bản mở trong cộng đồng học thuật Việt Nam.
Nhìn chung, đây là một quyển sách thân thiện với người dùng, tóm tắt những khía cạnh khác nhau của giáo dục và khoa học mở, cũng như trình bày những nguồn tài nguyên đa dạng với giải thích đi kèm.
Tuy nhiên, người đọc cũng cần chú ý rằng không có cách tiếp cận “một cho tất cả” nào cho việc vận dụng các thực hành học thuật mới. Trên cơ sở nội dung quyển sách, giảng viên và nhà nghiên cứu cần luôn tâm niệm rằng để tiến lên phía trước luôn cần rộng mở với những thước đo mới, luôn cập nhật và tự giáo dục, và quan trọng nhất là việc tìm kiếm những cách để chia sẻ những kiến thức, ý tưởng, và kết quả nghiên cứu của chúng ta với thái độ minh bạch, hiệu quả với cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
1. UNESCO, “Open science outlook 1: status and trends around the world,” UNESDOC Digital Library, 2023, https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000387324_eng.
2. Nature Editorial, “Open science — embrace it before it’s too late,” Nature, 626 (233), 2024, https://doi.org/10.1038/d41586-024-00322-2.
3. Vuong, Thu-Trang, Manh-Toan Ho, Minh-Hoang Nguyen, Thanh-Huyen T. Nguyen, Thanh-Dung Nguyen, Thi-Linh Nguyen, Anh-Phuong Luong, and Quan-Hoang Vuong, “Adopting open access in the social sciences and humanities: evidence from a developing nation,” Heliyon 6, no. 7 (2020), https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2020.e04522.
Bài viết của độc giả Nguyễn Tô Hồng Kông, được gửi từ email "[email protected]"
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/095d399804.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。