游客发表

Hát Xường giao duyên của người Mường trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

发帖时间:2025-01-18 08:04:45

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định công bố thêm nhiều Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia,átXườnggiaoduyêncủangườiMườngtrởthànhDisảnvănhóaphivậtthểquốtỉ giá usd trong đó có Xường giao duyên của người Mường thuộc các xã Cao Ngọc, Thạch Lập, Minh Sơn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

{ keywords}
Hát Xường là điệu hát dân ca tiêu biểu của người Mường Ngọc Lặc nói riêng và của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa nói chung.

Hát Xường giao duyên là điệu hát dân ca tiêu biểu của người Mường, góp phần làm cho tiếng Mường trở nên trong sáng, đời sống tinh thần của người dân trở nên phong phú hơn. Thông qua điệu hát Xường, những cung bậc cảm xúc của con người, nhất là tình cảm trai gái được Xường thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc.

Hát Xường có hai loại chính là Xường tự do và Xường lên bậc. Xường tự do là hình thức “độc” diễn phản ánh mọi sắc thái tình cảm của cư dân Mường trong cuộc sống, người hát tự do sáng tác hoặc hát theo lời ca có sẵn được trao truyền trong cộng đồng từ đời này sang đời khác. Xường bậc là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ, có thể thức, cung cách riêng, người hát có tài ứng đáp và giọng hát truyền cảm, có sức lan tỏa và lay động tâm hồn.

Xường có nhiều loại: Xường chúc, Xường kể, nhưng phổ biến nhất vẫn là điệu hát Xường giao duyên. Hát Xường là dịp để những đôi trai gái say sưa, quấn quýt bên nhau trong lời ca, tiếng hát giữa không gian của núi rừng. Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, những nam thanh nữ tú người Mường lại rủ nhau hát đối từ bản nọ sang bản kia, thể hiện giản dị, mộc mạc những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đôi lứa.

Nét độc đáo trong điệu Xường giao duyên là lời ca được ứng khẩu ngay tại chỗ, không theo một khuôn mẫu có sẵn mà sáng tạo một cách linh hoạt, hài hòa. Năm 2016, cũng ở địa phương này, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hát Xường giao duyên từ lâu đã trở thành bản sắc truyền thống đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của người Mường các xã Cao Ngọc, Thạch Lập, Minh Sơn của huyện Ngọc Lặc nói riêng và của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Thanh nói chung. Năm 2016, cũng ở địa phương này, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt thứ 26 gồm:

Lượn Cọi của người Tày (Huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn).
Nghề rèn của người Nùng An (Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng).
Hò Cần Thơ (Huyện Thới Lai, quận Ô Môn, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ).
Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của người Cống (Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên).
Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của người Hà Nhì (Xã Sín Thầu, xã Chung Chải, xã Sen Thượng, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
Lễ hội Chùa Bà Đanh (Xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Hát Dậm Quyển Sơn (Xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Lễ hội Làng Triều Khúc (Xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội).
Nghề cốm Mễ Trì (Phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội).
Nghi lễ Mo Tham Thát của người Tày (Xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai).
Nghi lễ Then của người Giáy (Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt (Xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ).
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê (Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).
Nghệ thuật Rô-băm của người Khmer (Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).
Lễ hội Nghinh Ông (Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).
Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ (Huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).
Xường giao duyên của người Mường (Xã Cao Ngọc, xã Thạch Lập, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa). 

Tình Lê 

    热门排行

    友情链接