|
Apple khó thoát Trung Quốc. Ảnh: AP. |
Có rất nhiều lý do buộc Apple phải tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Mối quan hệ giữa tập đoàn công nghệ Mỹ và quốc gia tỷ dân đã bắt đầu xuất hiện rạn nứt kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump đánh mức thuế mới lên các công ty công nghệ vào năm 2019.
Tình hình còn trở nên nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc áp đặt hàng loạt quy định giãn cách vì dịch Covid-19 trong gần 3 năm qua.
Nhưng dù tình hình có tồi tệ đến đâu, Apple vẫn khó lòng rút khỏi thị trường Trung Quốc trong thời gian gần, Bloombergnhận định.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Apple
Hiện, các nhà máy ở quốc gia tỷ dân chịu trách nhiệm sản xuất gần 98% iPhone. Bên cạnh đó, hầu hết nhà cung ứng linh kiện của Táo khuyết đều có trụ sở ở Trung Quốc. Do đó, Bloomberg Intelligenceước tính Táo khuyết có thể sẽ phải mất đến 8 năm chỉ để chuyển 10% chuỗi cung ứng hiện tại ra khỏi nước này.
|
Trung Quốc là quốc gia sản xuất gần 98% iPhone trên toàn thế giới. Ảnh: Bloomberg. |
Bloombergnhận định mối quan hệ giữa Trung Quốc và Apple phức tạp hơn hẳn so với các công ty công nghệ khác. Amazon, HP, Microsoft, Dell… cũng phải nhập linh kiện phần cứng từ quốc gia này, nhưng sự phụ thuộc lên Trung Quốc của họ vẫn còn thua xa Apple.
Theo nhà phân tích Steven Tseng và Woo Jin Ho của Bloomberg Intelligence, hiện các đại lý của Trung Quốc chiếm gần một nửa sản lượng điện thoại di động trên thế giới. Những công ty đặt tại đây chịu trách nhiệm sản xuất 70% lượng smartphone toàn cầu và sở hữu chuỗi cung ứng phát triển mạnh, khó thay thế ở các nước khác.
Apple từng mất hơn 20 năm và hàng tỷ USD để xây dựng quy trình sản xuất phức tạp theo tiêu chuẩn của riêng mình. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, Táo khuyết đã đầu tư 90 tỷ USD tại Trung Quốc tính tới cuối năm 2020, sau đó lại tiếp tục rót thêm 2,5 tỷ USD vào năm 2021.
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng của hãng còn phụ thuộc vào những công ty nội địa Trung Quốc và các nhà máy khác ở Đài Loan, khiến mối quan hệ nhập nhằng giữa tập đoàn công nghệ và quốc gia tỷ dân ngày càng phức tạp. Do đó, việc thoát khỏi Trung Quốc sẽ tốn rất nhiều thời gian và có thể gây không ít ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn, Bloombergnhận định.
Cơ hội cho Apple
Nhưng những sự kiện gần đây như lệnh giãn cách Covid-19, căng thẳng Mỹ - Trung đã tạo điều kiện để Apple rút dần khỏi thị trường Trung Quốc. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, hợp tác thương mại giữa hai quốc gia bị đình trệ, siết chặt hàng rào thuế quan, đồng thời ban hành lệnh áp đặt đối với hãng Huawei của Trung Quốc.
Sau đó, để đối phó với đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt lệnh giãn cách, khiến nhiều hoạt động sản xuất bị đình trệ. Những yếu tố này đã tác động lớn đến chuỗi cung ứng của Apple. Báo cáo của Goldman Sachs hôm 23/9 chỉ ra lượng thiết bị công nghệ được nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 10% kể từ năm 2017.
|
Apple đang cố gắng thoát khỏi Trung Quốc bằng cách mở rộng nhà máy sản xuất thiết bị ở các quốc gia châu Á khác. Ảnh: The New York Times. |
Nhà phân tích của Bloomberg Intelligencecho rằng đến năm 2030 sự phụ thuộc công nghệ trên toàn ngành sẽ giảm 20-40%. Trong đó, với các hãng sản xuất thiết bị điện tử, họ có thể sẽ giảm phụ thuộc vào thị trường tỷ dân 20-30% trong thập kỷ tới.
Cụ thể, gần một nửa số công ty được khảo sát cho biết đã chuyển một số chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, một số công ty khác lại chọn một cách làm khác có tên “China Plus One” (tạm dịch: “Trung Quốc và một quốc gia khác”).
Chiến lược này vẫn sẽ giữ Trung Quốc là trung tâm sản xuất trọng tâm, nhưng đồng thời mở rộng chuỗi lắp ráp ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia…
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 740 triệu USD vào năm ngoái, gấp đôi so với năm 2020 và là mức đầu tư cao nhất kể từ năm 2017.
(Theo Zing)
" alt=""/>Thế khó của Apple