Việt Nam đánh giá cao các sản phẩm,ệtNamvàCHSéctìmkiếmcơhộithúcđẩyhợptácvềantoànthôlich thi dau bong hom nay giải pháp bảo đảm an toàn thông tin của CH Séc và hy vọng hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực này.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT tại Hội thảo "An ninh mạng chủ động 2017" do Đại sứ quán Cộng hòa Séc tổ chức tại Hà Nội sáng 20/4.
Lãnh đạo Cục ATTT nhấn mạnh, phát triển công nghệ thông tin cần phải song hành với việc đảm bảo ATTT vì sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội đất nước. Theo ông, ATTT tựu chung lại có 3 vấn đề chính gồm pháp chế, hợp lý hóa thể chế quản lý và kỹ thuật. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các văn bản pháp luật. Năm 2015, Quốc hội đã ban hành Luật ATTT mạng. Đây là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, nhằm đảm bảo ATTT mạng ở VN hiện nay và trong thời gian tới đây, đặc biệt là trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT phát biểu tại hội thảo. |
Ông Hải cho biết, một vấn đề nổi cộm mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt hiện nay là khó khăn trong việc chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về ATTT. Điều này đòi hỏi các nước, bao gồm cả VN phải nghiên cứu, điều chỉnh và hợp lý hóa thể chế quản lý của mình.
"Một vấn đề quan trọng nữa là các hệ thống kỹ thuật để xử lý vấn đề ATTT. Các doanh nghiệp là lực lượng chủ chốt, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm phần cứng, phần mềm và các giải pháp bảo đảm ATTT. Chính phủ VN rất quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng DN, kêu gọi các DN nước ngoài đến VN, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ chính phủ, các DN Việt Nam trong việc đảm bảo ATTT. Năm ngoái, tôi đã có cơ hội tháp tùng Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn sang thăm và làm việc tại CH Séc cũng như tiếp xúc với các DN nước bạn. Tôi thấy, các DN CH Séc có nhiều giải pháp ưu việt về ATTT, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng vốn đòi hỏi các công nghệ và giải pháp luôn phải đi trước một bước. Hy vọng hai nước chúng ta có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này", ông Hải nói.
Đồng quan điểm với Cục trưởng Cục ATTT, Thiếu tướng Lê Kỳ Nam, Phó giám đốc Học viện KTQS bày tỏ mong muốn được tiếp cận các sản phẩm, giải pháp bảo đảm ATTT tốt nhất của các DN CH Séc cũng như có thể ứng dụng chúng vào thực tiễn và gặt hái thành công ở VN.
Theo ông Nam, đông đảo các chuyên gia, thầy cô giáo của Học viện KTQS từng được đào tạo ở CH Séc. Với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật cho quân đội cũng như tham gia nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chung cho quốc gia, đội ngũ giảng viên của Học viện luôn tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động khoa học, đặc biệt trong hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giảng dạy. Trường cũng có truyền thống hợp tác với CH Séc trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực ATTT, trường đang tham mưu cho các cơ quan chính phủ, các cơ quan quân đội, Bộ Công an về năng lực và tính khách quan của công nghệ nước bạn, đồng thời tích cực tham gia các dự án hợp tác giữa quân đội và CH Séc.
Toàn cảnh hội thảo. |
Tại hội thảo, đại diện các DN thuộc Hiệp hội giám sát An ninh mạng Cộng hòa Séc (NSMC) đã giới thiệu những phát triển mới nhất trong lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng, đặc biệt là các giải pháp an ninh mạng chủ động khác biệt, mới mẻ và hiệu quả hơn so với những cách thức thông thường, chỉ giải quyết vấn đề an ninh mạng một cách riêng lẻ, không liên kết với nhau. Trong đó, phải kể đến các công cụ để đảm bảo quản trị toàn bộ địa chỉ IP với giải pháp tích hợp truy cập vào mạng - DDI/NAC (AddNet); giải pháp nâng cao để quản trị các sự cố mạng (SIEM và SOC); các giải pháp đảm bảo an ninh người sử dụng (Sodat Protection a Encryption) để đảm bảo liên lạc an toàn giữa các cơ quan, tổ chức (Babelnet) hay giải quyết các tình trạng khẩn cấp (EMOFF), ...
"Mối quan hệ song phương giữa CH Séc và VN đã và đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, với các lĩnh vực hợp tác và cơ hội mới không ngừng tăng lên hàng năm, bao gồm cả lĩnh vực an ninh mạng ... Mảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tại CH Séc rất phát triển và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Tôi hy vọng các DN của CH Séc có thể xúc tiến và đẩy mạnh quan hệ đối tác với các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp VN về an ninh mạng, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước", Tham tán kinh tế Đại sứ quán Cộng hòa Séc David Jarkulisch kết luận.
Tuấn Anh