您现在的位置是:Thế giới >>正文
Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Valencia, 19h00 ngày 19/4: Tin vào Los Ches
Thế giới95人已围观
简介 Hư Vân - 19/04/2025 04:35 Tây Ban Nha ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4
Thế giớiHoàng Ngọc - 20/04/2025 08:25 Máy tính dự đoá ...
【Thế giới】
阅读更多Thi THPT quốc gia: “Không phải xử anh Lương, anh Hoài là xong chuyện”
Thế giới- Trao đổi với VietNamNet chiều 28/7, TS Lê Viết Khuyến (nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) cho rằng khi nào hình thành được văn hoá chất lượng, hệ thống kiểm định của cả hệ thống tốt thì hãy nói đến chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Còn nếu duy trì thì phải để cho kỳ thi đi đúng thực chất, chứ hiện nay vẫn định hướng theo “bệnh thành tích”. Phóng viên: Sự việc gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La làm gợi nhớ lại kết quả thi tốt nghiệp từ thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trong đó có những tỉnh như Tuyên Quang tỷ lệ tốt nghiệp chỉ có 14%, hay những tiêu cực thi cử như Đồi Ngô, Bạc Liêu… Ông có cho rằng việc phanh phui tiêu cực của năm nay chính là tiền đề để làm mạnh hơn câu chuyện chống bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục mà trước kia đã từng chạm đến?
TS Lê Viết Khuyến: Ngay từ đầu khi tiêu cực năm nay được phanh phui, tôi đã nói là phải làm quyết liệt, không có vùng cấm.
Cho nên, chúng ta không nên dừng lại ở những người tham gia trực tiếp vào tiêu cực, mà phải tìm ra được những kẻ đồng loã, phá đi những tiêu cực mang tính chất tổ chức.
Theo ông, khi phân quyền tổ chức thi THPT quốc gia tới địa phương, lãnh đạo ở đó cần có trách nhiệm như thế nào?
Ở đây nói đến chuyện trách nhiệm thuộc về ai, thì thực tế trách nhiệm là của cả hệ thống.
Khi rà soát thì phải rà soát từng khâu một để làm rõ vấn đề ở đâu và cuối cùng quy trách nhiệm ở chỗ nào.
Đứng ở phía Bộ GD-ĐT, đây là cơ quan phải chịu trách nhiệm chung trước xã hội về tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực giáo dục. Nếu nhìn ở góc độ chung đó, bao giờ người đứng đầu ngành cũng nên có lời xin lỗi nhân dân, học sinh, phụ huynh, sau đó mới quy trách nhiệm cụ thể từng khâu một.
Còn về trách nhiệm của địa phương, một trong những đề xuất của tôi và của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (gọi tắt là Hiệp hội) mà tôi là thành viên, là giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương.
Khi đã phân cấp cho địa phương về việc tổ chức kỳ thi thì người đứng đầu địa phương – tức Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước người dân, trước Chính phủ về những tiêu cực xảy ra trong địa bàn của mình.
Khi đã quy trách nhiệm như thế, thì ông Chủ tịch UBND sẽ huy động bộ máy của mình để làm tốt công tác tuyển sinh.
Còn các bộ phận bên dưới sẽ chịu trách nhiệm với người đứng đầu tỉnh, chứ không phải chỉ xử anh Lương, anh Hoài là xong.
Được và chưa được của kỳ thi
- Có ý kiến bình luận về sự việc ở Hà Giang, Sơn La giống như câu chuyện “tái ông thất mã”: Khi tiêu cực bị phanh phui mới nhìn thấy lỗ hổng ở nhiều khâu, từ trung ương tới địa phương. Và chuyện “Tái ông” lại chính là cơ hội để chúng ta tiếp tục làm trong sạch giáo dục?
Tôi không muốn nhìn cực đoan về một phía, mà muốn phân tích cả 2 mặt của kỳ thi năm nay.
Kỳ thi năm nay so với các năm trước đây có những cái được và chưa được.
Cái được thứ nhất là thí sinh thi tại địa phương, giảm tốn kém cho Nhà nước và cho chính gia đình các em. Tôi nghĩ đó là thành công lớn nhất của phương án tuyển sinh này.
Cái được thứ 2 là khâu làm đề tốt hơn các năm trước, biểu hiện cụ thể ở phổ điểm các môn tương đối chuẩn (hình chuông dốc đều về 2 bên), trừ môn Toán, tiếng Anh, Giáo dục công dân. Những năm trước, phổ điểm rất méo mó.
Thứ ba là tiêu cực giảm. Trước kia chúng ta có những Đồi Ngô, những cảnh tượng phao thi trắng xoá sân trường… Bây giờ thi 9 môn thì 8 môn trắc nghiệm khách quan, dùng cách hoán vị câu hỏi nên loại hẳn tiêu cực mà trước đây tràn ngập.
TS Lê Viết Khuyến Thứ tư là kỳ thi năm nay và một vài năm trước bắt đầu chấp nhận sự công khai hoá. Những năm trước hay vài chục năm trước, người ta có thể xầm xì về tiêu cực ở đây ở kia nhưng không có chứng cớ phát hiện. Khi Bộ GD-ĐT chấp nhận công bố phổ điểm, cung cấp dữ liệu để có thể làm phổ điểm từng tỉnh, nhờ đó mà các chuyên gia có thể chỉ ra điểm bất thường sau vài tiếng. Các năm trước không phải không có tiêu cực, mà không có cơ sở để phát hiện ra.
Còn những điểm chưa đạt của kỳ thi, tôi có thể kể ra đây.
Thứ nhất là khâu đề thi vẫn phải tiếp tục hoàn thiện hơn về kỹ năng soạn đề.
Một nửa nội dung đề thi phải phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học đó về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ tối thiểu cần đạt được – tức là phải đạt điểm 5 trở lên mới được công nhận là đỗ tốt nghiệp.
Theo thang điểm của EU cũng phải đạt từ mức tương đương điểm 5 trở lên mới là đạt. Một bài thi 1,5 điểm mà vẫn đạt yêu cầu tốt nghiệp là không được.
Quan điểm đạt tốt nghiệp bây giờ “rất láo nháo” khi cộng cả điểm học bạ, bởi vì trong bối cảnh chạy theo thành tích như ở ta thì bằng cách nào đó, người ta có thể nâng điểm được hết.
Một số nước họ làm được cách xét tốt nghiệp theo kết quả học tập vì họ có hệ thống kiểm định nhà trường tốt.
Điểm trừ thứ 2 là từ trước đến nay, ta chỉ chú ý đến tiêu cực ở người thi, sự thiếu trách nhiệm của người chấm. Có một điều trước đây ta không nói tới là tiêu cực về mặt tổ chức như kỳ thi năm nay.
Tiêu cực về mặt “tổ chức” ở những năm trước mới ở mức độ “xì xầm”, còn năm nay đã “bắt” được cái tiêu cực.
Thứ 3 là kỳ thi năm nay vẫn chưa làm được 2 đề xuất của Hiệp hội, đó là giao cho trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương và tăng cường giám sát xã hội.
Lâu nay, ta giám sát nội bộ, cái gì cũng bí mật, khép kín. Khi có tiêu cực, giám sát nội bộ không có ý nghĩa gì.
Theo ông, sắp tới kỳ thi THPT quốc gia nên tiếp tục thế nào?
Nếu như chủ trương sai thì dứt khoát phải bỏ, nhưng nếu chủ trương đúng mà trong quá trình thực hiện gặp trục trặc này khác có thể do nguyên nhân chủ quan của từng phía hay nguyên nhân khách quan thì phải phân tích rõ, khắc phục những trục trặc đó để chủ trương vẫn tiếp tục để theo hướng ngày một hoàn thiện hơn.
Nhân chuyện này, có những chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học đặt vấn đề: có nên giữ lại "kỳ thi 2 trong 1", có nên tách 2 kỳ thi như trước đây, có nên giao coi thi và chấm thi cho trường đại học, hay giao việc xét tốt nghiệp cho địa phương… Rất nhiều ý kiến khác nhau.
Báo chí và một số người vẫn hay gọi là kỳ thi “2 trong 1”. Nhưng trên thực tế, theo tinh thần của Nghị quyết 29, đề án thiết kế lại chỉ còn một kỳ thi quốc gia là kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn việc tuyển sinh ĐH, CĐ, theo điều 34 của Luật Giáo dục Đại học, là công việc của các trường.
Các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, không ai bắt buộc các trường phải dùng kết quả của kỳ thi này.
Để giải quyết bài toán tốn kém, theo tôi, các trường tốp trên hoặc những ngành “hot” nên sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia như vòng sơ tuyển để loại bớt thí sinh. Vòng thứ 2 sẽ do trường tự ra đề, tự chấm. Như vậy thay vì phải tổ chức thi cho 1 vạn thí sinh để chọn ra 100 em, trường chỉ phải tổ chức thi cho 1.000 em để chọn ra 100 em. Nhiều nước trên thế giới người ta cũng làm theo cách thức này.
Người ta nói bỏ kỳ thi tốt nghiệp và giao cho địa phương tự công nhận, như tôi phân tích, đây vẫn phải là kỳ thi quốc gia.
Ở ta, bệnh thành tích rất lớn, nếu làm như thế thì làm sao có được chất lượng giáo dục phổ thông cho tốt. Nếu giáo dục phổ thông không tốt thì làm sao có chất lượng giáo dục đại học tốt. Nên đề xuất nói bỏ thi tốt nghiệp là không ổn.
Vậy khi nào thì bỏ được? Khi mà chúng ta hình thành được văn hoá chất lượng, hệ thống kiểm định của cả hệ thống tốt. Lúc đó hãy nói đến chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp phải đi đúng thực chất – tức đạt từ 5 điểm trở lên mỗi môn thi.
Hiện nay, cũng vẫn là định hướng theo bệnh thành tích khi hơn 90% tốt nghiệp. Dư luận lại càng có cớ “thế thì làm sao phải thi”.
Đề xuất nữa là giao cho trường đại học coi thi và chấm thi. Phương án này rất tốn kém và chắc đâu trường đại học đã không có tiêu cực? Tôi thấy những đề xuất đó không phù hợp.
Với kinh nghiệm làm công tác quản lý giáo dục đại học 19 năm của tôi, trong công tác tuyển sinh đại học cũng như thi tốt nghiệp phổ thông, tôi chứng kiến những đề xuất, chủ trương rất đúng nhưng quá mới mẻ. Xã hội chưa hiểu rõ được những chủ trương ấy. Ý kiến từ phía xã hội là đương nhiên sẽ có. Nhưng nếu ý kiến mạnh quá mà không thật khách quan thì có thể tạo ra áp lực, làm cho tư lệnh ngành có thể chao đảo và từ bỏ chủ trương đó vì áp lực.
Nhưng sau đó có thể 5-10 năm, người ta lại nhìn nhận lại tại sao không kiên định, tại sao lại bỏ chủ trương đó đi để giáo dục đại học chỉ dừng lại ở đó. Đã làm một lần mà bị bác đi rồi thì quay lại sẽ có những nghi ngại.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Thảo (Thực hiện)
Những lỗ hổng dẫn tới sai phạm thi cử như ở Hà Giang, Sơn La
Nhiều lỗ hổng được các chuyên gia, người có kinh nghiệm trong ngành giáo dục vạch ra có thể dẫn tới sai phạm thi cử như các vụ việc được phanh phui.
">...
【Thế giới】
阅读更多Vợ ông Obama được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ
Thế giớiCựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama đã soán ngôi vị "người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ" mà cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đạt được suốt 17 năm qua. Ảrập Xêút thay hàng loạt bộ trưởng sau vụ Khashoggi
Mẹ đau đớn kể lúc con gái bị sóng thần cuốn phăng
Bài phát biểu năm mới của Jong Un hé lộ những gì?
Bà Clinton, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ, cựu ứng viên tổng thống đã về vị trí thứ 3 trong cuộc thăm dò thường niên của Gallup năm 2018. Theo Gallup, nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey về vị trí thứ 2 trong khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng.
Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama (Ảnh: PA) Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trở thành người đàn ông được ngưỡng mộ thứ 11 còn người kế nhiệm ông, đương kim Tổng thống Donald Trump 4 năm liên tiếp giữ vị trí thứ 2.
Cuộc thăm dò Gallup được thực hiện thường niên kể từ năm 1946. Hơn 1.000 người tham gia khảo sát sẽ được hỏi ai là người mà họ ngưỡng mộ nhất trên thế giới.
Bà Hillary Clinton, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016, đã trở thành người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ trong suốt 17 năm.
Mặc dù Oprah Winfrey chưa bao giờ đứng ở vị trí số 1 nhưng nữ hoàng truyền hình đã 14 lần giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng này.
Gallup cho biết cuộc khảo sát, được thực hiện từ 3-12/12, có sai số ±4%.
Sầm Hoa
Chồng 80, vợ 65 vẫn sinh thêm con
Một cặp vợ chồng cao tuổi ở Ấn Độ vừa đón thêm một cô con gái ngay sau Giáng sinh.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Monaco vs Strasbourg, 0h00 ngày 20/4: Giữ chắc top 2
- Chiêu lừa đảo giả danh các công ty tài chính, ngân hàng
- Lừa đảo người bán hàng trực tuyến bằng website chuyển tiền giả mạo
- Hoa mắt với đường xoắn ốc 5 tầng ở Trung Quốc
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Pathom, 19h00 ngày 19/4: Ba điểm ở lại
- Hoa khôi Trà My tái xuất với sản phẩm âm nhạc 'chữa lành'
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Puebla vs Necaxa, 08h00 ngày 19/4: Thắng và hy vọng
-
Với nhiều cậu trai con nhà giàu, họchành là khổ sai, nhưng việc đến trường lại vui như hội, bởi ở đó có các “em”xinh đẹp để ngắm và “cưa”. Ghét họcvẫn thích đến trường
Quốc Bảo (khu Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) mới học lớp 11 đã nổi danhthiếu gia. Bảo chỉ thích chơi và tiêu tiền nên ông bà Hoàng không tinđược khi cậu đòi đi học tiếng Anh. Nhưng Bảo đi học thật, tuần ba buổicứ chập tối là cậu đến một trung tâm ngoại ngữ ở quận Cầu Giấy.
Cái“kéo” Bảo đến đây không phải ngoại ngữ mà là hai cô gái xinh đẹp mà cậugặp ở rạp chiếu phim. Sau mấy câu làm quen, biết chỗ hai nàng học ngoạingữ, cậu quyết đi học cho vui. Trong lớp, Bảo ngồi chếch cách các ngườiđẹp hai bàn cho tiện ngắm, nhắn tin đưa đẩy suốt. Dù không nghe cô giảngnhưng Bảo cũng đi học được gần hai tháng, cho đến khi phát chán vì haicô gái thích học hơn là tiếp chuyện cậu.
" alt="'Thiếu gia' đi học chỉ để… ngắm gái đẹp">Các bóng hồng xinh đẹp là điều duy nhất "kéo" nhiều "thiếu gia" đến trường. 'Thiếu gia' đi học chỉ để… ngắm gái đẹp
-
Hồng Phượng kết hôn cùng diễn viên Long Hồ. Sau 4 năm yêu nhau, Hồng Phượng và Long Hồ quyết định về chung một nhà vào cuối tháng 11/2017. Hôn lễ của cặp đôi có sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ như Hữu Quốc, Thoại Mỹ, Quế Trân, Hoàng Mập...
Thời điểm này, cố NSƯT Vũ Linh cũng tràn đầy hạnh phúc khi chứng kiến ngày vui của cháu gái. Sau đám cưới, cả hai có với nhau một cô con gái đáng yêu với tên gọi thân mật là Ruby.
NSƯT Vũ Linh hạnh phúc trong đám cưới của cháu gái. Tiết lộ về cơ duyên gặp bà xã, Long Hồ cho biết cả hai xuất phát điểm là đồng nghiệp, cùng làm việc với nhau trong 2-3 năm nhưng chỉ giữ mối quan hệ trong công việc. Đến khi cả hai tham gia chung một chương trình, được ban tổ chức yêu cầu diễn viên phải thể hiện sở đoản catwalk, Hồng Phượng đã có màn trình diễn quá đẹp bằng thần thái tự tin và chuyên nghiệp khiến Long Hồ mê mẩn.
Theo Hồng Phượng, Long Hồ là một người đàn ông rất có trách nhiệm với gia đình. Nam diễn viên chỉ nghĩ đến hạnh phúc của bản thân sau khi xây nhà cho ba mẹ ở dưới quê.
Về phía Long Hồ, anh không dám nhận là một người chồng hoàn hảo nhưng hứa sẽ cố gắng từng ngày để bản thân trở nên tốt hơn.
Hồng Phượng được ông xã điển trai cưng chiều. Trong chương trình Đấu trường ẩm thực, Long Hồ thậm chí còn tiết lộ từng bị “trầm cảm nặng” sau 4 tháng cưới bởi luôn “dưới kèo” bà xã. Nam diễn viên hài hước cho biết tất cả tiền đi diễn anh đều phải giao cho vợ quản lý. Mỗi ngày, Hồng Phượng chỉ đưa Long Hồ 50 nghìn đồng để chi tiêu. Trong khi đó, Hồng Phượng cho rằng việc làm này có lợi cho Long Hồ khi giúp anh không thể có tiền đi nhậu.
Ngoài ra, Long Hồ cũng “tố cáo” vợ không giỏi chuyện bếp núc khi chỉ biết nấu mì gói, trứng chiên khiến anh ăn và bị nóng, nổi mụn. Với những món phức tạp, Hồng Phượng phải nhờ mẹ là nghệ sĩ Hồng Nhung trợ giúp. Hồng Phượng cho rằng việc đi diễn nhiều khiến chị không có thời gian để chăm chút cho việc nấu nướng kỳ công.
Sau khi có con, Long Hồ không còn thói quen tụ tập thâu đêm với bạn nữa khi đúng 10h là sẽ về nhà với vợ con.
Gia đình Hồng Phượng và mẹ ruột Hồng Nhung. Chia sẻ trong chương trình Giải mã tri kỷ, Long Hồ từng xúc động tâm sự: “Đôi lúc hai đứa hục hặc nhau về chuyện kinh tế, nghề diễn thì Như biết rồi, có những thời điểm rất khó khăn, những tháng mưa là không đi diễn. Cũng có trục trặc chút xíu nhưng tất cả nhờ Ruby kết nối. Mình cho phép bản thân mình buồn và suy nghĩ 2,3 ngày thôi rồi sau đó phải tích cực làm việc".
“Có nhiều điều tôi chưa làm được cho Phượng. Một người chồng hoàn hảo thì tôi chưa dám nhận đâu, nhưng sẽ cố gắng từng ngày, từng ngày để mà mình trở nên tốt hơn”,Long Hồ xúc động nói.
Trong những giai đoạn khó khăn nhất của cả hai nghệ sĩ, Hồng Phượng luôn thấu hiểu và chia sẻ cùng chồng, động viên anh bớt lo nghĩ và tiếp tục làm việc.
Hồng Phượng được ông xã làm chỗ dựa tinh thần. Sau khi cậu ruột qua đời vào tháng 3/2023, Hồng Phượng cũng vướng vào nhiều ồn ào với Hồng Loan - con gái của cố nghệ sĩ. Hai bên đã có những tranh cãi gay gắt về việc tài sản thừa kế và quan hệ họ hàng.
Cô cũng cho biết rằng sự nghiệp ca hát của cô đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để kiếm thêm thu nhập, Hồng Phượng đã quyết định mở quán bán bún bò cùng mẹ ruột Hồng Nhung trang trải cuộc sống.
Dù vất vả nhưng Hồng Phượng may mắn khi luôn được ông xã Long Hồ ở bên động viên, hỗ trợ hết mình.
" alt="Hồng Phượng">Hồng Phượng
-
Google cấm cửa 600 ứng dụng Android do “khủng bố” người dùng bằng quảng cáo
“Tại Google, chúng tôi có đội nhóm riêng giúp phát hiện và ngăn chặn các nhà phát triển ác ý có ý định qua mặt hệ sinh thái di động. Là một phần của nỗ lực này, nhiều ứng dụng đã bị gỡ bỏ do vi phạm chính sách”, Per Bjorke, giám đốc sản phẩm cao cấp phụ trách bộ phận Ad Traffic Quality của Google, cho biết.
Tuy Google không công bố tên ứng dụng bị gỡ bỏ khỏi Google Play Store, công ty này đã cảnh cáo các nhà phát triển “nhúng chàm”.
Thực tế, ứng dụng ác ý trên Google Play Store không phải chủ đề mới mẻ. Các nhà nghiên cứu bảo mật luôn khuyến nghị người dùng cần đọc kỹ thông tin về ứng dụng trước khi tải xuống.
Một trong những cách tìm hiểu tốt nhất là đọc bình luận về ứng dụng. Tại đó, người dùng chia sẻ về các vấn đề gặp phải khi họ trải nghiệm ứng dụng.
Nguyễn Minh (theo TNW)
Vì sao Google, Facebook phải trả hàng triệu USD cho hacker?
Hầu hết mọi người khi nhắc đến hacker đều nghĩ họ là tội phạm. Tuy nhiên, thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển của một loại hacker mới được gọi là hacker đạo đức hay hacker mũ trắng.
" alt="Google cấm cửa 600 ứng dụng Android do “khủng bố” người dùng bằng quảng cáo">Google cấm cửa 600 ứng dụng Android do “khủng bố” người dùng bằng quảng cáo
-
Nhận định, soi kèo Oxford United vs Leeds, 2h00 ngày 19/4: Chào Premier League
-
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ TT&TT. Đại diện lãnh đạo Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá: Cùng với mặt trận ngoại giao và lĩnh vực nông nghiệp, năm qua, chuyển đổi số cũng là lĩnh vực đã đạt nhiều thành tích. Kết quả này có sự đóng góp lớn của Bộ TT&TT và các đơn vị trực thuộc.
Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của "nghề" TT&TT, song Phó Thủ tướng cũng chia sẻ về những áp lực lớn của ngành. "Nghề" TT&TT, theo Phó Thủ tướng là “oai, oách, sang trọng” vì làm những việc hiện đại, đòi hỏi phải có tri thức, đồng thời đang nắm quyền lực rất lớn khi quản lý truyền thông báo chí.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, trong nhiều thành tích đạt được năm 2023, phải kể đến thành tích trên mặt trận ngoại giao, lĩnh vực nông nghiệp và đặc biệt là lĩnh vực chuyển đổi số. Phó Thủ tướng cho rằng, chuyển đổi số sẽ là giải pháp của Việt Nam trong câu chuyện cải cách hành chính và đặc biệt là thực hiện mục tiêu đi tắt đón đầu vào các năm 2030, 2045. “Chúng ta chỉ có thể đi tắt đón đầu bằng khoa học công nghệ, chuyển đổi số”, Phó Thủ tướng nêu quan điểm.
Điểm ra hành trình 4 năm triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, năm thứ nhất 2020 là năm khởi động chuyển đổi số, năm thứ hai 2021 là năm tổng diễn tập chuyển đổi số trên toàn quốc để phòng chống Covid-19, năm thứ ba 2022 là năm tổng tiến công với việc phát triển các nền tảng số dùng chung quốc gia và năm thứ tư 2023 là năm dữ liệu số. “Đã đến lúc và đã đủ điều kiện để chuyển đổi số quốc gia phải gắn với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, kinh tế số là một mũi tên trúng hai đích, vừa tăng trưởng GDP, vừa tăng năng suất lao động. Người đứng đầu ngành TT&TT cũng khẳng định, kinh tế số là một động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng. Kinh tế số của Việt Nam đã chiếm 16,5% GDP, và luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tăng trưởng GDP khoảng 3 lần. Đặc biệt, kinh tế số còn giúp tăng năng suất lao động, vốn là chỉ tiêu mà nhiều năm nay chúng ta chưa đạt được. Kinh tế số là một mũi tên trúng hai đích, vừa tăng trưởng GDP, vừa tăng năng suất lao động.
Với năm 2023, ngành TT&TT đã đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng và hoàn thiện thể chế, bưu chính, viễn thông, chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ số, an toàn thông tin mạng, kinh tế số và xã hội số, công nghiệp công nghệ số, báo chí truyền thông, xuất bản.
Theo thống kê, doanh thu toàn ngành TT&TT năm 2023 ước đạt trên 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 1,49% so với năm 2022; nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 99.323 tỷ đồng, tăng 1,31%; đóng góp vào GDP của ngành TT&TT ước đạt 887.398 tỷ đồng, tăng 1,34% so với năm 2022.
Trao đổi tại Hội nghị, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đánh giá: Thời gian vừa qua và đặc biệt trong năm 2023, Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban trong các hoạt động giám sát cũng như các hoạt động lập pháp. Ngành TT&TT đã kiên định thực hiện các quan điểm “Thể chế và công nghệ là động lực để chuyển đổi số”, “Thể chế cần đi trước một bước”, “Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là công nghệ”.
Năm 2023, Bộ TT&TT đã tập trung sức lực, chỉ đạo sát sao, tham mưu và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án Luật hết sức quan trọng, đó là Luật Giao dịch điện tử và Luật Viễn thông (sửa đổi). Chỉ ra những điểm mới nổi bật của 2 luật này, ông Lê Quang Huy cũng nhận xét: Với 3 luật Giao dịch điện tử, Viễn thông sửa đổi và Tần số vô tuyến điện sửa đổi (được Quốc hội thông qua năm 2022), thể chế cho chuyển đổi số đã cơ bản được hình thành và đang dần hoàn thiện.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen cho nhà báo Nguyễn Thị Hào của báo VietNamNet. Tại Hội nghị, ghi nhận và tôn vinh những tổ chức, cá nhân đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của ngành TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã tặng Bằng khen cho 15 tập thể, cá nhân. Trong đó, nhà báo Nguyễn Thị Hào (bút danh Linh Đan) của báo VietNamNet được vinh danh với bài báo “Lần đầu tiên xuất hiện cuốn truyện tranh tài chính cho gia đình Việt”, tác phẩm bám sát chỉ đạo của Bộ TT&TT về việc có các tác phẩm báo chí giới thiệu cuốn sách hay, hấp dẫn, giúp sách đến với bạn đọc.
Chuyển đổi số sẽ tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trong năm 2024
Tinh thần đổi mới cách làm cũng được Bộ TT&TT áp dụng với hoạt động tổng kết công tác năm nay, khi tổ chức trước một buổi trao đổi, đối thoại nội bộ trong ngành để giải quyết các vấn đề vướng mắc vào sáng 28/12, dành nhiều thời gian tại hội nghị ngày 29/12 cho tham luận của các bộ, ngành, địa phương.
Trao đổi về chuyển đổi số ngành du lịch, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng mong muốn phát triển các nền tảng số về du lịch, bảo tàng, di sản để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng du khách. Song song với đó là kết nối các cơ sở dữ liệu tại địa phương, hình thành hệ sinh thái du lịch và đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng kỳ vọng ngành sẽ có thêm các nền tảng, hệ sinh thái để ứng dụng công nghệ số. Ngành xây dựng còn đề xuất hình thành cơ sở dữ liệu số phục vụ quản lý quy hoạch, phát triển đô thị và đẩy nhanh tiến độ cho ra đời bộ tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh.
Là 1 trong 4 trợ lý ảo được Bộ TT&TT chỉ đạo phát triển, trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán đã đưa vào sử dụng hơn 1 năm nay, giúp giảm thời gian xử án 30% và nâng cao chất lượng. Với Tòa án Nhân dân Tối cao, Phó Chánh án Phạm Quốc Hưng cho hay, sau khi phát triển thành công trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán với nhiều kết quả ấn tượng, đơn vị này đang hướng tới việc quy hoạch hạ tầng CNTT để phục vụ chuyển đổi số tòa án, thiết kế mô hình tòa án điện tử. Đây cũng là cam kết của ngành Tòa án Việt Nam với Hội đồng Chánh án các nước ASEAN.
Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Điện Biên đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội. Theo ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh, từ năm 2024, Trung tâm IOC của Điện Biên sẽ sử dụng AI để phân tích và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho lãnh đạo các cấp tại địa phương. Tỉnh cũng tiếp tục triển khai mô hình kết hợp giữa Tổ Công nghệ số cộng đồng với các doanh nghiệp để hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng trên nền tảng công nghệ số.
Từ năm 2024, IOC của Điện Biên sẽ dùng AI để phân tích và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho lãnh đạo các cấp. Về báo chí truyền thông, năm 2024 là năm Chính phủ dự kiến trình Quốc hội đề nghị sửa đổi Luật Báo chí. Sau 6 năm thi hành, Luật Báo chí năm 2016 đã bộc lộ một số bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, vừa kìm hãm sự phát triển báo chí, vừa gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh khuyến nghị Bộ TT&TT trong năm 2024, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho hoạt động báo chí, xuất bản phát triển.
“Quốc hội khuyến khích Bộ TT&TT có cơ chế chính sách hỗ trợ, tăng cường đầu tư của Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành báo chí, xuất bản, tăng chi đầu tư để xây dựng và phát triển các nền tảng dùng cho báo chí”, ông Nguyễn Đắc Vinh nói.
Đồng quan điểm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cũng đề nghị Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành quan tâm, tạo điều kiện và tháo gỡ những cơ chế, vướng mắc, khó khăn để báo chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng quan trọng, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
Tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững
Về phương hướng của ngành TT&TT trong năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin, trong phiên họp tổng kết năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ đã định hướng chuyển đổi số cho năm 2024 là phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp CNTT và truyền thông, số hóa các ngành, quản trị số và dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Năm 2024 cũng sẽ là năm phổ cập hạ tầng số, phổ cập các thành tố nền tảng của chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động; là năm dịch vụ công trực tuyến phải toàn trình và thực chất; năm ứng dụng mạnh mẽ AI và trợ lý ảo để giảm tải và tăng năng suất, chất lượng cho cán bộ, công chức.
Cùng với đó, báo chí xuất bản và truyền thông trong năm tới sẽ coi không gian mạng là trận địa chính để phản ánh dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, lan tỏa năng lượng tích cực, quản lý không gian mạng lành mạnh, tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hạ tầng số Việt Nam thì phải dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý đội ngũ những người làm TT&TT các từ khóa chính gồm sáng tạo, thể chế, tiền và tử tế.
Cho biết bản thân thích nhất câu “Đối với những việc khó, chúng ta phải có cách tiếp cận, cách xử lý khác” của Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Thủ tướng cho rằng để giải quyết một việc khó theo cách tiếp cận khác là hoàn toàn không dễ. Bởi lẽ, không chỉ phải thay đổi tư duy, cách làm của mình, mà còn phải làm sao để mọi người thay đổi theo mình, mặt khác hành lang pháp lý và thói quen của mọi người chưa đáp ứng mong muốn của mình.
Chỉ ra 3 cách có thể áp dụng với câu chuyện chuyển đổi số, Chính phủ số là tạo ra sự hứng khởi, thú vị để mọi người làm theo, vận động thuyết phục và ép bằng quy định, Phó Thủ tướng nêu quan điểm: Bộ TT&TT cần sáng tạo, có cách làm mới, biết lúc nào vận động thuyết phục, lúc nào tạo cảm hứng, và khi nào thì ép. “Tôi nghĩ trong giai đoạn này có những việc mong các đồng chí phải ép, không ép không xong”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Nhấn mạnh vấn đề xây dựng và hoàn thiện thể chế, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, bên cạnh việc làm nhanh, kịp, đáp ứng được thời gian thì còn cần phải hết sức chuẩn mực. Và quan trọng hơn, với một lĩnh vực hết sức đặc biệt, cần có những cơ chế đặc thù cho nó. Bởi nếu không có đặc thù, đặc biệt, sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề. Phó Thủ tướng cũng cam kết đồng hành cùng Bộ TT&TT trong hành trình này.
Đề cập vấn đề kinh phí, bên cạnh việc nêu gợi ý một số việc để có ngân sách nhà nước cho chuyển đổi số, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, để huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, cần có cơ chế. Ngành TT&TT có nhiều doanh nghiệp mạnh như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT... có nguồn lực có thể huy động được, nếu có được một cơ chế chính sách đúng hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng
Với lĩnh vực báo chí, Phó Thủ tướng chỉ đạo, quản lý bảo chí tuyệt đối không được chủ quan, cần lưu ý việc chấm dứt tình trạng ‘đánh đấm’ của báo chí và nâng chất lượng cạnh tranh để đội ngũ làm báo sống được với nghề; trước hết, phải thực hiện giai đoạn 2 của đề án sắp xếp lại các cơ quan báo chí, sẽ kết thúc vào năm 2025. Phó Thủ tướng cũng cho rằng phải quan tâm nhiều hơn đến sách, đến hoạt động của nhà xuất bản.
Đại diện lãnh đạo Chính phủ mong muốn người làm TT&TT tử tế với công việc, là sự nghiêm túc, trách nhiệm, tận tâm, nỗ lực, cố gắng; tử tế với các đối tượng quản lý, cần có sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ; tử tế với đối tác là các bộ, ngành, địa phương khi hỗ trợ các đơn vị làm chuyển đổi số; tử tế với nhân sự dưới quyền để mọi người cùng có trách nhiệm, chia sẻ rủi ro và lợi ích; tử tế với pháp luật, thượng tôn pháp luật.
Phát biểu đáp từ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Bộ TT&TT tiếp thu sâu sắc các tư tưởng, chia sẻ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng, sẽ cụ thể hóa những chỉ đạo này thành kế hoạch hành động năm 2024 và quyết tâm hoàn thành.
“Với truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”, phương châm “Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá” cùng tinh thần “Nghĩ ngược lại và làm khác đi” của thời chuyển đổi số, toàn ngành TT&TT hứa sẽ hoàn thành các nhiệm vụ năm 2024 - năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 – 2025”, người đứng đầu ngành TT&TT cam kết.
Đọc toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị này." alt="Việt Nam chỉ có thể đi tắt đón đầu bằng khoa học công nghệ, chuyển đổi số">Việt Nam chỉ có thể đi tắt đón đầu bằng khoa học công nghệ, chuyển đổi số