Quan trọng hơn, trong bối cảnh ngành giáo dục đang chuyển đổi số mạnh mẽ, thì cuộc thi MOSWC - Viettel đã góp phần thay đổi quan điểm đào tạo Tin học ứng dụng cho khối không chuyên Tin. Từ đó, thúc đẩy phong trào học tập Tin học quốc tế, đồng thời trang bị cho các em học sinh, sinh viên các kỹ năng số ngay từ trong trường học.
“Cuộc thi góp phần mang đến một sân chơi ý nghĩa, khơi dậy đam mê công nghệ cho những bạn trẻ Việt Nam, giúp các em ứng dụng công nghệ vào thực tế, hỗ trợ hiệu quả cho học tập và làm việc. Thông qua cuộc thi này, các em được tiếp cận với những chuẩn đánh giá tiên tiến nhất trên thế giới, hòa mình với dòng chảy công nghệ và thoả mãn khát khao chinh phục” - bà Bùi Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Thương hiệu và Truyền thông của Tập đoàn Viettel - đơn vị đồng hành cùng cuộc thi trong suốt 10 năm chia sẻ.
Cũng theo tiết lộ của Ban tổ chức, cuộc thi ngày càng có sức hút lớn với học sinh, sinh viên Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nhất ở Vòng loại quốc gia cuộc thi MOSWC - Viettel 2023 diễn ra trên cả 3 miền tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM vào sáng 2/4 vừa qua, với gần 2.200 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 240 đội tuyển của các tỉnh thành và các trường đại học, học viện, cao đẳng, phổ thông trên cả nước. Đây là số lượng thí sinh và đội tuyển tham dự nhiều nhất trong lịch sử vòng loại quốc gia của cuộc thi tại Việt Nam.
Hơn nữa, mùa giải năm nay đón nhận nhiều đội tuyển lần đầu tham dự đến từ các tỉnh thành xa xôi với điều kiện học tập Tin học còn hạn chế như Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Kạn, Đắk Lắk,… Điều này cho thấy sức lan tỏa của cuộc thi, cũng như ý nghĩa của MOSWC – Viettel trong việc góp phần thu hẹp khoảng cách kỹ năng số giữa học sinh khu vực nông thôn và thành thị - một trong những vấn đề quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục.
Cái bắt tay giữa các tổ chức hàng đầu hướng tới mục tiêu quốc gia
Việt Nam đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số để có thể “đi tắt đón đầu”, nắm bắt những cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Tại Việt Nam, chuyên gia cho rằng, bài toán chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế số và hội nhập đòi hỏi sự chung tay của các cấp ngành, đơn vị, tổ chức uy tín.
Đó cũng là lý do, cuộc thi MOSWC - Viettel mùa thứ 14 tiếp tục được đồng tổ chức bởi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam, cùng sự tham gia ủng hộ của các bộ ngành và sự đồng hành tài trợ của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel).
Là tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu Việt Nam nhờ chuyển đổi số, Viettel đã đồng hành cùng cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới từ những năm đầu khởi xướng tại Việt Nam. Trong lễ khai mạc mùa thi thứ 14 vừa qua, Phó Giám đốc Thương hiệu và Truyền thông của Tập đoàn Viettel - bà Bùi Ngọc Điệp chia sẻ, với tầm nhìn “Sáng tạo vì con người” và tư tưởng “công nghệ từ trái tim”, Viettel tự lãnh trách nhiệm sát cánh cùng các tổ chức, cá nhân tạo ra cơ hội phát triển công nghệ đột phá, chung sức vì một Việt Nam hùng cường. Bà Điệp cho biết, thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục là con đường giúp Viettel thực hiện khát vọng kiến tạo xã hội số, xóa nhòa khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, và cuộc thi MOSWC - Viettel là một trong những hoạt động ý nghĩa đó.
Cũng tại lễ khai mạc MOSWC - Viettel 2023, ông Nguyễn Thiên Tú - Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ và Tài năng trẻ của Trung ương Đoàn, đồng Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: “Chúng tôi tin rằng, với sự lan tỏa và hưởng ứng mạnh mẽ, cuộc thi tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu đề ra, hiện thực hóa việc nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam.”
Có thể thấy, trọng tâm phát triển nguồn nhân lực số đang nhận được sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu bằng những chương trình hành động hiệu quả, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thành công ở Việt Nam.
Doãn Phong
" alt=""/>Cuộc thi MOSWCTheo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025, phương thức tổ chức thi và lộ trình thực hiện giai đoạn 2025-2030 là giữ ổn định thi trên giấy đồng thời từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện.
Giai đoạn sau 2030, phấn đấu khi tất cả các địa phương trên toàn quốc đủ điều kiện tổ chức thi trên máy tính, sẽ chuyển sang tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyên Phó Giám đốc, ĐH Quốc gia TP.HCM thông tin, học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, sẽ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2025.
Với dự thảo "Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025", Bộ GD- ĐT khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục được tổ chức theo luật định và kiên trì với mục tiêu kỳ thi đặt ra từ 10 năm trước đây.
Mục tiêu bao gồm đánh giá kết quả dạy và học của chương trình giáo dục phổ thông; lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT; cung cấp dữ liệu tin cậy để xét tuyển đại học, cao đẳng.
Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp từ 2025 vẫn ổn định trên nguyên tắc kỳ thi quy mô quốc gia với ngày thi thống nhất, đề thi chung cho cả nước. Việc tổ chức thi, coi thi, chấm thi do các địa phương thực hiện như các kỳ thi tốt nghiệp trước 2025.
Có một số điều chỉnh thay đổi trong dự thảo này - các môn thi bắt buộc và tự chọn, dự kiến thi trên máy tính từ 2030, đối với các môn trắc nghiệm. Thi tốt nghiệp trên máy tính, trừ môn Văn, từ 2030.
Việc tổ chức thi trên máy tính hay trên giấy hoàn toàn mang tính kỹ thuật. Nếu có sự chuẩn bị kỹ về trang thiết bị, đường truyền, các phần mềm chuyên môn... việc thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm quy mô khoảng 1 triệu thí sinh thi cùng thời điểm trên cả nước có thể thực hiện.
Chuyên gia cho rằng, các kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy đã áp dụng mô hình này, chúng ta có thể rút ra điểm hay/dở của mô hình để áp dụng rộng rãi hơn.
Cụ thể, mô hình thí điểm - kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, thi trên máy tính từ nhiều năm nay, quy mô lên đến 15.000 thí sinh tại một số địa phương tại cùng một thời điểm.
Những khó khăn mang tính kỹ thuật, ví dụ, vừa tổ chức thi tự luận trên giấy môn Văn, vừa tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính các môn còn lại, đòi hỏi huy động cơ sở vật chất nhiều hơn, có phương án xử lý các sự cố kỹ thuật về điện, đường truyền, hỏng hóc máy tính, thay đổi quy định thi và coi thi...
Nếu tổ chức thi trên máy tính nhiều đợt ở các địa phương khác nhau, thời điểm khác nhau, đòi hỏi độ tương đương đề thi phải rất cao là khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng ngân hàng đề thi các môn trắc nghiệm, nhất là những môn mới đưa vào thi như Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.
Chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ thuật, có giải pháp chặn gian lận thi cử
Như vậy, ngoài chuẩn bị ngân hàng đề để thi tốt nghiệp THPT trên máy tính, khâu chuẩn bị về kỹ thuật cũng vô cùng quan trọng. Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, nói với VietNamNet, Bộ GD-ĐT phải chuẩn bị kỹ lưỡng và dự trù các phương án xảy ra như đường truyền internet, việc hỏng hóc thiết bị, đang thi phần mềm bị lỗi.
Đặc biệt, ông Tùng nhấn mạnh việc tính toán giải pháp đặc biệt là gian lận thi cử vì thi trên máy tính phải kết nối mạng (kết nối, chuyển đề thi ra ngoài…).
Ông Tùng cũng chia sẻ Trường ĐH FPT đã cho sinh viên thi ngay trên chính máy tính của mình. Tất nhiên, nhà trường có các biện pháp kỹ thuật như sẽ kiểm tra được sinh viên đang làm gì trên máy tính, từ đó hạn chế thấp nhất việc gian lận thi cử.
Ông cũng đề xuất, cần thí điểm ở những nơi có đủ điều kiện sớm, không nhất thiết chờ đến năm sau 2025. Trên cơ sở, Bộ GD-ĐT thí điểm, rút kinh nghiệm và triển khai, mở rộng dần ở những địa phương đủ điều kiện thực hiện. Đồng thời cũng phải tính đến trường hợp là các địa phương khó khăn, đến năm 2030 vẫn chưa triển khai được để thi trên máy tính đồng bộ.
Trước những lo lắng về thi tốt nghiệp THPT trên máy tính, PGS.TS Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT), thông tin thêm, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả từng bước tổ chức kỳ thi trên máy tính phù hợp với xu hướng quốc tế và việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hiện nay, trong đó có ngành giáo dục. Đây là vấn đề Bộ đã bàn thảo rất nhiều, xin ý kiến các chuyên gia và được xây dựng theo lộ trình phù hợp, chắc chắn.
Các năm 2025, 2026, 2027, kỳ thi vẫn tiếp tục được tổ chức trên giấy; song song với đó, Bộ sẽ thử nghiệm diện hẹp thi trên máy tính tại một số địa phương đủ điều kiện. Sau khi thử nghiệm đồng bộ, có đánh giá tác động, các điều kiện đều đáp ứng cho mỗi địa phương, Bộ mới tính toán triển khai đồng loạt.
Vì vậy, nhà trường và học sinh yên tâm học và ôn tập để tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao nhất, mọi chủ trương đều có các bước đi chắc chắn, không gây xáo trộn.
Mời quý phụ huynh, học sinh tra điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023trên VietNamNet