Mối đe dọa mang tên khủng hoảng truyền thông
Trong thời đại internet và đặc biệt là mạng xã hội ngày càng phát triển, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể ý thức được rằng: Rất có thể một ngày, doanh nghiệp của mình sẽ bị “đột tử” vì một lý do “trên trời rơi xuống”, gây ra một cuộc khủng hoảng truyền thông.
Con số gần 900 cơ quan báo chí và 300 mạng xã hội đang được phép hoạt động ở nước ta hiện nay, ngoài việc đáp ứng nhu cầu thông tin quảng cáo, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khuếch tán mạnh mẽ các sự cố truyền thông và tiếp lửa cho những “đám cháy” khủng hoảng.
Trước bất cứ một thông tin tiêu cực về sản phẩm nào đó, phản ứng đầu tiên của người tiêu dùng là đút tiền lại vào ví. Họ sẽ hoặc lựa chọn những sản phẩm cạnh tranh khác, hoặc đơn giản là ngừng mua hàng.
Nếu hoạt động truyền thông của doanh nghiệp được thực hiện bài bản, doanh nghiệp không những sẽ xử lý khủng hoảng một cách nhanh chóng, êm đẹp, mà còn là cơ hội để đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, nâng tầm vị thế và gia tăng lợi nhuận, doanh thu.
Ngược lại, chỉ cần lúng túng hoặc không kịp thời xử lý, khủng hoảng sẽ trở thành “bản án tử hình” cho chính doanh nghiệp đó.
Đối mặt và xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?
Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tham gia khoá học xử lý khủng hoảng truyền thông tại Mỹ
Đáp ứng những yêu cầu bức thiết của doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức truyền thông số (CRC) - Hội truyền thông số Việt Nam và Trường ĐH Frostburg State University, Maryland, Mỹ (FSU) tổ chức chương trình Đào tạo Quốc tế “Kỹ năng truyền thông cho các nhà quản lý cấp cao”.
Khóa đào tạo diễn ra trong 2 tuần (từ ngày 14/6/2017 đến 28/6/2017) tại Mỹ.
Frostburg State University là đại học xếp thứ 41 trong Top các trường Công lập tại Mỹ
Nội dung chương trình được các giáo sư đại học Frostburg State University, Maryland, Mỹ thiết kế đặc biệt giúp các lãnh đạo doanh nghiệp hiểu bản chất của truyền thông, các chiến lược PR và giải quyết khủng hoảng truyền thông hiệu quả; ứng dụng các lý thuyết, chiến thuật trong việc tăng cường khả năng thuyết phục công chúng và tối đa hóa sức mạnh truyền thông.
Bên cạnh đó còn là cơ hội gặp gỡ và trao đổi với những chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực truyền thông, nâng cao khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ.
Đặc biệt, trong chương trình đào tạo, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được giao lưu và trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại Mỹ. Được các tham tán chia sẻ những thông tin về thị trường, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam, những điểm cần lưu ý khi Xuất khẩu vào thị trường Mỹ…
Khóa học còn mở ra cơ hội khám phá, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, con người và cuộc sống thường nhật ở Mỹ.
Đăng kí sớm để trở thành học viên chính thức của khóa đào tạo. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Ms. Lê Kim Huệ (Phụ trách chương trình)
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức truyền thông số
Địa chỉ: Tầng 12 Tòa nhà VTC online 18 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Tầng 6 Tòa nhà Việt Á, số 9, Duy Tân, Dịch Vọng, Hà nội
ĐT: (04) 32242145Fax: (04) 32242145
Hotline: 0948197488, 04 39994222
Email:kimhue@vdca.org.vn
Website: http://www.crc.edu.vn
“Frostburg State University là đại học xếp thứ 41 trong Top các trường Công lập tại Mỹ. Trường được thành lập vào năm 1898 và là trung tâm giáo dục và văn hóa hàng đầu cho miền Tây Maryland. Frostburg State University thu hút số sinh viên từ tất cả các quận ở Maryland, cũng như từ nhiều tiểu bang khác và nước ngoài, từ đó tạo ra một môi trường chuẩn bị cho sinh viên để sinh sống và làm việc trong một thế giới đa dạng văn hóa”. |
Minh Ngọc
“Ông tổ” của smartphone Android được trang bị bàn phím QWERTY - tạo nên một làn sóng thiết kế tương tự ở các sản phẩm cùng thời. Đặc biệt, thay vì trượt dọc theo một đường thẳng, bàn phím QWERTY của HTC có thể di chuyển theo một đường cong độc đáo.
Tại thời điểm ra mắt, mặc dù không sở hữu vẻ bề ngoài cao cấp nhưng HTC Dream đã trở thành chiếc điện thoại bất cứ ai cũng muốn sở hữu, đánh dấu bước khởi đầu cho kỷ nguyên của chú robot xanh.
Năm 2009
HTC Magic/T-Mobile myTouch 3G - chiếc smartphone Android thứ hai lên kệ vào đầu năm 2009. So với T-Mobile G1, HTC Magic không thay đổi nhiểu, ngoại trừ việc lược bỏ bàn phím cứng, mang lại vẻ ngoài đơn giản và thân thiện.
![]() |
Đột phá trong thiết kế phải kể đến HTC Hero, khi toàn bộ vỏ máy được làm bằng kim loại phủ Teflon, không bị in mồ hôi hay trơn trượt khi cầm.
Năm 2010
Số lượng điện thoại Android bán ra tăng vọt, tỷ lệ thuận với sự thành công của HTC. Google Nexus One ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt trong thiết kế của hãng. Lớp vỏ Teflon được nâng lên một tầm cao mới với kết cấu “unibody” – nguyên khối giúp chống bụi bẩn, rơi vỡ.
![]() |
Cũng trong năm này, dòng sản phẩm HTC Desire được khai sinh với sự kết hợp giữa khung nhôm và lớp vỏ nhựa cao cấp, thay thế viên bi (trackball) bằng chuột quang cảm ứng (trackpad).
Năm 2011
Qua một thời gian, HTC trở thành nhà sản xuất điện thoại hàng đầu. Các sản phẩm như HTC Thunderbolt, Desire S và EVO 3D đều thuộc phân khúc cao cấp, là những mẫu điện thoại bán chạy nhất thời điểm đó.
Giữa năm, HTC gây ấn tượng mạnh với người dùng bằng chiếc HTC Sensation có thiết kế 3 khối trên khung hợp kim nhôm, có màu sắc khác nhau cùng màn hình kính vát.
![]() |
Nhằm hướng tới các đối tượng người dùng cụ thể, HTC ChaCha và HTC Salsa dành cho thanh thiếu niên và HTC Rhyme dành cho phái nữ lần lượt ra đời.
Năm 2012
Để hâm nóng thị trường điện thoại lúc bấy giờ HTC quyết định giới thiệu One X tới người dùng.
![]() |
Thay vì sử dụng chất liệu nhôm như các máy tiền nhiệm, bộ vỏ của One X được làm bằng nhựa ép cong. Thử nghiệm này thành công ngoài mong đợi khi đồng thời giữ được nét thanh lịch cần thiết mà không phá vỡ nguyên tắc thiết kế của công ty. Các biến thể khác của One X là One SC, One ST, One X +, One VX và One SV.
Dòng sản phẩm Desire tiếp tục phát triển mạnh nhưng không còn tính đột phá như ban đầu.
Năm 2013
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Samsung trên đấu trường smartphone, nhà sản xuất Đài Loan buộc lòng phải thay đổi. Và không làm các fan Android thất vọng, HTC One M7 – chiếc điện thoại được đánh giá cao nhất trong lịch sử của hãng đã ra đời.
![]() |
Vỏ ngoài của siêu phẩm này được cắt từ một tấm nhôm nguyên khối, bổ sung những chi tiết bằng nhựa polycarbonate, đem lại cảm giác chắc tay khi cầm. Micro, giắc cắm tai nghe cũng được sắp xếp hợp lý, trông cân xứng. Sự hoàn hảo của M7 vẫn còn được khen ngợi cho đến tận ngày nay.
Như thường lệ, HTC One mini và One Max - hai sản phẩm lấy cảm hứng từ M7, trình làng cuối năm 2013. Đáng chú ý, công ty một lần nữa đi tắt đón đầu khi trang bị bộ cảm biến dấu vân tay cho One Max.
Năm 2014
Sang năm 2014, HTC tiếp tục duy trì những lợi thế của M7 trên thế hệ kế tiếp, One M8. So với M7, M8 được thiết kế nguyên khối, bốn góc máy cũng được bo tròn nhiều hơn. Chi tiết đắt giá nhất của model này là cụm camera kép, khiến các chuyên gia hết lời khen ngợi.
Để cạnh tranh với Galaxy S5 của Samsung, HTC quyết định sản xuất HTC J Butterfly với khả năng chống nước hiệu quả, chấp nhận thay thế chất liệu nhôm bằng nhựa polycarbonate.
Năm 2015
Đây là quãng thời gian khó khăn của HTC khi Samsung và Apple không ngừng thay nhau thống trị trên thị trường smartphone. Kèm theo là cuộc chạy đua không ngừng của các đối thủ khác như LG, Huawei, Motorola. HTC phản ứng yếu ớt bằng HTC One E9+, One M9+ và HTC One A9. Tuy nhiên các mẫu điện thoại này bị cho rằng có vẻ ngoài “hao hao” iPhone.
Năm 2016
![]() |
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, HTC trở lại lần này với HTC 10. Mẫu flagship được mong đợi nhất trong năm. Sở hữu ngoại hình thanh lịch, đẹp, chất lượng gia công tốt, tỉ mỉ, phần mềm được tối ưu hóa và loại bỏ những tính năng trùng lặp, HTC 10 đã hoàn thiện những điểm chưa tốt trên bản tiền nhiệm.
Tương lai của HTC
Với lịch sử gắn bó lâu dài cùng hệ điều hành Android, HTC xứng đáng trở thành đối thủ của Samsung và Apple. Dù HTC 10 có thừa khả năng cạnh tranh các sản phẩn cai cấp khác, nhưng liệu đã đủ để mang HTC trở lại vị trí ông hoàng ngày nào?
Những thiết kế của công ty rồi sẽ đi về đâu? HTC có thể mang phép màu đưa hàng triệu khách hàng trở lại? Thời gian sẽ là câu trả lời tốt nhất.
" alt=""/>Hành trình sóng gió của HTCLee Seung Woo, nhà phân tích của hãng chứng khoán IBK Securities (Hàn Quốc), đánh giá sản phẩm có thể thay đổi cục diện cho Samsung nếu hãng phát triển được giao diện người dùng phù hợp với loại màn hình đặc biệt này. Trở ngại lớn nhất của họ liên quan đến sản xuất các tấm nhựa trong suốt, làm chúng bền hơn và có vẻ như vấn đề đã được giải quyết.
" alt=""/>Samsung chuẩn bị 'tấn công' Apple bằng smartphone OLED ra năm 2017