- Năm 16 tuổi,ủatôinhưnglạidochịgáikhaisinhmẹđẻxem giá vàng em yêu và có thai với anh ấy, nhưng không dám nói cho gia đình biết nên trốn nhà, ở luôn với gia đình người yêu.
- Năm 16 tuổi,ủatôinhưnglạidochịgáikhaisinhmẹđẻxem giá vàng em yêu và có thai với anh ấy, nhưng không dám nói cho gia đình biết nên trốn nhà, ở luôn với gia đình người yêu.
Cụ thể lịch thi như sau:
![]() |
Nguồn: Ban tổ chức ViOlympic. |
Thí sinh cần lưu ý, đối với môn Toán Tiếng Việt: ở bảng A, yêu cầu học sinh khối THPT phải hoàn thành vòng thi số 16 trước khi bước vào vòng thi số 17-cấp tỉnh/thành phố. Ở bảng B, yêu cầu học sinh phải hoàn thành vòng thi số 16 và vòng thi số 17 trước 0h ngày 20/3/2017 để đủ điều kiện tham gia vòng thi số 18-cấp tỉnh/thành phố.
Các dụng cụ học tập được sử dụng gồm: bút chì, com pa, thước kẻ, bút mực, bút bi, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản. Giấy nháp của thí sinh do hội đồng thi phát.
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 không được phép mang bất kỳ loại máy tính cầm tay nào vào phòng thi, không được sử dụng phần mềm giả lập máy tính cầm tay có sẵn trong máy tính hoặc trên mạng để hỗ trợ làm bài thi.
Tất cả thí sinh không được sử dụng các công cụ tìm kiếm (google, bing...) để tìm trên internet các bài toán tương tự để hỗ trợ làm bài thi.
Trong quá trình làm bài thi, nếu thí sinh rời khỏi màn hình bài thi để mở sang các trang khác thì hệ thống sẽ tự động khóa lại, thí sinh sẽ không thể thi tiếp.
Trong những ngày tổ chức thi cấp tỉnh/thành phố, trong khoảng thời gian từ 8h đến 17h, ban tổ chức sẽ khóa chức năng thi tự do. Các thí sinh thi các vòng tự do chỉ thi được trong khoảng thời gian từ 18h hôm trước đến 7h sáng ngày hôm sau.
Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp, độc giả gửi về địa chỉ mail của Ban tổ chức: violympic@moet.edu.vn hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900636111 hoặc 0463.278.042.
Thanh Hùng
" alt=""/>Lịch thi Violympic cấp tỉnh, thành phố năm học 2016Ngày 29/12/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS được điều chuyển dạy mầm non, tiểu học năm học 2016 – 2017.
Sau khi thống nhất với ĐH Hồng Đức, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch về triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS được điều chuyển. Tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng là hơn 3 tỷ đồng.
![]() |
Buổi khai giảng khóa đào tạo diễn ra chiều 9/3 |
Tại hội nghị sơ kết học kỳ 1 của năm học 2016 - 2017 diễn ra vào ngày 13/1/2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời giao Trường ĐH Sư phạm Hà Nội xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho những giáo viên THCS điều chuyển dạy tiểu học và mầm non để triển khai thống nhất trong toàn quốc theo phương thức học tập trung kết hợp với trực tuyến, vừa học vừa thực hành nghề nghiệp tại các trường mầm non, tiểu học.
Từ đó, Giám đốc Sở GD-ĐT đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép tạm dừng triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch để chờ thực hiện theo chủ trương chung của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh lại có văn bản số 1607/UBND-VX yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên điều dạy mầm non.
Theo đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã ra công văn số 397, ký ngày 3/3/2017 thông báo việc nhập học lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với các giáo viên THCS về dạy mầm non và tiểu học bắt đầu từ ngày 9/3. Điều này khiến nhiều giáo viên bức xúc.
Lớp bồi dưỡng được chia làm 2 đợt, tập trung học tại 2 cơ sở trường ĐH Hồng Đức. Đợt 1 bắt đầu từ ngày 9/3. Đợt 2 từ ngày 17/4. Mỗi đợt học kéo dài 6 tuần (ngày học 2 buổi).
Một giáo viên ở đây cho biết, chị vẫn đang dạy học bình thường bỗng có danh sách gọi đi học trong khi chưa có khung chương trình đào tạo từ Bộ GD-ĐT.
“Chúng tôi đã không có chuyên môn và kỹ năng dạy mầm non. Được đi đào tạo là cái tốt, nhưng khi chưa có khung chương trình đào tạo mà vẫn tổ chức lớp, chúng tôi sợ rằng khi học xong lại không đúng như phương châm và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, lại mất công thêm lần nữa”,một giáo viên cho biết.
Rất nhiều giáo viên của huyện Nga Sơn phản ánh: Hôm qua vẫn đang còn dạy học bình thường, đùng một cái nhận được thông báo ngày mai nghỉ dạy để đi học lớp bồi dưỡng mầm non.
Giáo viên không được thông báo trước, cũng chưa nhận được quyết định điều chuyển. Họ cũng chưa đăng kí lớp mà Sở GD-ĐT tự đăng kí, lập danh sách tham gia; có trường hợp hiệu trưởng nhà trường cũng không hề hay biết.
Trao đổi vớiVietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng Đào tạo (Sở GD-ĐT Thanh Hóa) xác nhận, có việc khai giảng lớp đào tạo nói trên vào chiều qua (ngày 9/3) tại Trường ĐH Hồng Đức.
Lý giải về vấn đề này, ông Thành cho biết, sau khi có chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, tỉnh Thanh Hóa lại có văn bản số 1415/UBND ngày 14/2/2017 chỉa đạo với nội dung: Trong thời gian chờ Bộ GD-ĐT ban hành chương trình đào tạo giáo dục mầm non, yêu cầu Sở GD khẩn trương phối hợp với Trường ĐH Hồng Đức tổ chức đào tạo. Khi nào Bộ ban hành chương trình đào tạo sẽ tổ chức cập nhật, bổ sung.
Trước công văn trên, Sở GD-ĐT đã có văn bản gửi lại UBND tỉnh với nội dung: “Qua ý kiến trao đổi trực tiếp, Bộ GD-ĐT chưa đồng ý để tỉnh Thanh Hóa triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng để chờ chương trình của Bộ”.
Tuy nhiên chưa rõ lý do gì mà tỉnh Thanh Hóa lại vẫn ra văn bản yêu cầu Sở GD-ĐT phải thực hiện nghiêm túc theo công văn của tỉnh.
Lê Anh
" alt=""/>Điều chuyển giáo viên phổ thông dạy mầm non: Thanh Hóa 'kháng' lệnh Bộ Giáo dục