Trao đổi với PV.VietNamNet, anh Nam, một lái buôn có tiếng trong giới buôn iPhone cũ, cho biết: “Nhu cầu iPhone ở Việt Nam rất cao, nhưng không phải ai cũng có tiền mua điện thoại mới nên thị trường hàng cũ rất nhộn nhịp. Có thể khẳng định, phần lớn iPhone cũ ở Việt Nam đều được nhập từ Trung Quốc. Hàng sẽ từ Thẩm Quyến chuyển qua Việt Nam và tập kết ở chợ Vinh Cơ, Móng Cái, Quảng Ninh trước khi về Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Giá nhập vào là như nhau, còn đến tay khách bán giá nào là tùy vào cái tâm của các cửa hàng bán lẻ.”
Cũng theo lời của anh Nam, điện thoại iPhone cũ có thể tạm chia làm 5 hạng:
Loại một là những chiếc iPhone cũ còn bảo hành chính hãng từ nhà phân phối.
Loại hai là những chiếc iPhone đã hết bảo hành nhưng hình thức còn mới, nguyên bản chưa sửa chữa (còn được gọi là hàng zin, đẹp keng).
Loại thứ ba là những chiếc iPhone chưa sửa chữa nhưng hình thức xấu, xước vỏ, cấn móp góc cạnh.
Loại bốn là hàng dựng lên bằng cách gom linh kiện còn tốt từ những chiếc máy khác.
Và cuối cùng, có giá rẻ nhất và chất lượng kém nhất là iPhone đã qua sửa chữa hoặc bị thay thế linh kiện không chính hãng.
Tại chợ Vinh Cơ, Móng Cái, iPhone cũ được bán cả cọc như thế này. |
Nếu mua máy cũ, người sử dụng nên chọn mua hàng cũ loại một, hai hoặc loại ba vì đây là những chiếc iPhone còn thời hạn sử dụng dài. Còn đối với hàng dựng hoặc hàng đã qua sửa chữa, nguy cơ gặp lỗi là rất cao. Hàng dựng được gom linh kiện từ các máy không sửa chữa được và phần lớn là từ các máy bị rơi vỡ nên ít nhiều các linh kiện này cũng bị chịu tác động vật lý, có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng sau này. Kém nhất là máy đã qua sửa chữa, các mối hàn của những người thợ thủ công có chất lượng thấp nên dễ bị bung ra khi điện thoại hoạt động ở nhiệt độ cao (ví dụ lúc chơi game, xem phim).
Anh Nam cho hay các cửa hàng uy tín hầu như chỉ bán loại một, hai và ba. Hàng dựng, hàng qua sửa chữa thường bị những kẻ lừa đảo nói dối thành loại hai và bán với giá cao. Khách hàng sẽ bị thiệt hại khoảng vài triệu nếu mua nhầm loại.
Vậy, kinh nghiệm để phân biệt hàng dựng, hàng qua sửa chữa với hàng nguyên bản như thế nào?
Thứ nhất, hàng dựng có thể đánh lừa người mua bằng hình thức bên ngoài đẹp long lanh. Công nghệ làm giả của các xưởng Trung Quốc rất cao nên vỏ điện thoại nhái gần như giống thật 100%. Phải để ý rất kỹ mới có thể thấy các chi tiết như chữ in mặt sau điện thoại có nét đậm nhạt không đều, các vết cắt CNC ở đường viền khe sim, camera vẫn còn chút gợn chưa liền khít.
Không phải ai cũng có kinh nghiệm phân biệt vỏ iPhone xịn và vỏ lô |
Nếu các máy điện thoại được dựng lên từ vỏ zin, màn zin, main zin thì hình thức sẽ giống máy nguyên bản 100%. Lúc này phải căn cứ số Imei được in trên khe sim và số Imei trong phần mềm, xem có trùng nhau hay không.
Đối với máy đã qua sửa chữa, cách tốt nhất là mở máy để kiểm tra. Nếu có các vết hàn, câu dây trên main thì tuyệt đối không nên mua.
Cần chú ý khi mua các dòng điện thoại từ iPhone 6s trở về trước, đây là những chiếc điện thoại đã ra mắt thị trường từ lâu nên tỉ lệ hàng dựng, hàng qua sửa chữa rất cao.
Đối những chiếc iPhone 7 trở về sau, các cửa hàng thường lấy kết quả test áp suất như một cách đảm bảo về sự nguyên bản. Nhưng thật sự cách kiểm tra này là không chính xác bởi điện thoại qua sửa chữa khi dán lại lớp gioăng cao su vẫn đảm bảo áp suất đúng chuẩn.
Giá cả của các cửa hàng có thể chênh lệch nhau rất nhiều. Nhưng nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm chọn máy thì không nên mua ở những cửa hàng ít tên tuổi.
Để làm khách hàng an tâm, nhiều cửa hàng đưa ra chính sách bảo hành dài tới cả năm. Thế nhưng khi khách mang máy tới đổi trả thì lại từ chối bảo hành vì cho rằng máy hỏng là do khách hàng làm rơi, va đập trong quá trình sử dụng.
Hoàng Hiệp
" alt=""/>Ma trận Iphone cũ, sểnh một ly đi vài triệuKèo C1: M.U thắng, Man City có thể hòa" alt=""/>Messi uống thuốc khi đang thi đấu với Roma