Bàn thắng đầu hiệp hai trên sân Luigi Ferraris giúp Dybala giải tỏa được vấn đề tâm lý, sau nhiều áp lực và những tin đồn về tương lai.
![]() |
Pirlo động viên Dybala sau bàn thắng đầu tiên ở Serie A 2020-21 |
Cùng với bàn thắng quan trọng, Dybala được HLV Andrea Pirlo dành cho cái ôm động viên đầy nhiệt tình, để khẳng định không hề có va chạm giữa hai người.
"Paulo đang thi đấu ngày một tốt hơn, cậu ấy cần bàn thắng này để mở ra bước ngoặt về tinh thần và thể chất", HLV Pirlo khen ngợi.
"Đây là trận đấu mà Paulo chơi tốt ở cả hai khía cạnh. Chúng tôi chờ đợi điều này từ lâu, và bây giờ bàn thắng đã xuất hiện. Tôi muốn nhiều hơn nữa từ cậu ấy.
Cái ôm sau bàn thắng? Paulo xứng đáng có được điều đó. Cậu ấy đã tìm kiếm bàn thắng này trong nhiều tuần. Cái ôm này thể hiện toàn bộ đội bóng luôn ở bên cạnh và ủng hộ cậu ấy".
Về phần mình, Dybala tuyên bố dành tình yêu cho Juventus và không có chuyện anh ra đi.
![]() |
Dybala cam kết tình yêu với Juventus |
"Tương lai? Tôi yêu Juventus! Tôi đã luôn nhấn mạnh chuyện này. Tôi không bao giờ nói về vấn đề ra đi.
Tôi thực sự tức giận trước những gì người ta nói về tôi.
Tôi có mối quan hệ tốt với người hâm mộ, và họ có thể yên tâm về chuyện tương lai. Tôi rất trung thành, và mọi người đều biết như vậy".
Trong thời gian qua, có nhiều tin tức cho rằng việc gia hạn giữa Dybala và Juventus không tìm được tiếng nói chung. Trong đó, vấn đề được nhắc đến là cựu cầu thủ Palermo đòi lương quá cao.
"Có rất nhiều người nói về tiền bạc. Họ nói rất nhiều. Người đại diện của tôi đã ở Turin trong một thời gian dài để đàm phán.
Xin lỗi, những con số về tiền bạc đều là do người ta phát minh ra để chống lại tôi".
Juventus vừa có chuỗi 4 chiến thắng liên tiếp trên mọi mặt trận, thành tích tốt nhất từ khi Pirlo ngồi lên ghế huấn luyện. "Bà đầm già" sẽ có trận đấu khó khăn trước Atalanta vào đếm 16/12.
KN
Ronaldo ghi 2 bàn trong trận đấu thứ 100 cho Juventus và thắng trận thứ 400 trong sự nghiệp, giúp đội nhà hạ Genoa 3-1 ở vòng 11 Serie A. Kết quả này giúp "Lão bà" thu hẹp khoảng cách với đội đầu bảng Milan xuống còn 4 điểm.
" alt=""/>Được Pirlo khen ngợi, Dybala cam kết tương lai với JuventusKhai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, TP.HCM là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp trung bình hàng năm khoảng 22% tổng sản phẩm quốc nội, 1/3 tổng sản lượng công nghiệp, 1/3 tổng thu ngân sách và 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính đến cuối năm 2018, đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP.HCM với 8.112 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,94 tỷ USD. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Riêng trong năm 2018, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,07 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2017, chiếm 22% tổng FDI của cả nước.
![]() |
. là lĩnh vực cần nguồn vốn đầu tư rất lớn. |
Ông Phong nhấn mạnh, một môi trường đầu tư tốt đối với các nhà doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các chính sách ưu đãi, khuyến khích, mà quan trọng hơn đó là sự đồng hành và hỗ trợ kịp thời của chính quyền. Với mục tiêu kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, thành phố thường xuyên tổ chức các hình thức đối thoại giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, với các nhà đầu tư nước ngoài và đại diện các cơ quan lãnh sự... nhằm huy động cao nhất các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Tại hội nghị TP.HCM đã giới thiệu mời gọi đầu tư vào tổng cộng 210 dự án, với tổng nhu cầu vốn đầu tư 1.183.610 tỷ đồng, tương đương 53.804 triệu USD, gồm các lĩnh vực: hạ tầng giao thông; cơ sở hạ tầng; nông nghiệp; thương mại – dịch vụ; chỉnh trang đô thị; giáo dục; y tế; văn hóa – thể thao; du lịch – giải trí.
Lĩnh vực hạ tầng giao thông có 85 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư 923.630 tỷ đồng, tương đương 41.983 triệu USD, bao gồm: 55 dự án cầu – đường bộ, 7 dự án giao thông đường thủy, 8 dự án đường sắt nội đô, 15 dự án đường bộ nội bộ. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng có 36 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 108.023 tỷ đồng, tương đương 4.910 triệu USD, bao gồm: 4 dự án bãi đậu xe, 28 dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, 4 dự án giảm ngập nước.
Lĩnh vực nông nghiệp có 2 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.600 tỷ đồng, tương đương 73 triệu USD. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ có 9 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 16.382 tỷ đồng, tương đương 745 triệu USD.
Lĩnh vực chỉnh trang đô thị có 29 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 46.950 tỷ đồng, tương đương 2.134 triệu USD.
Lĩnh vực giáo dục có 14 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 3.046 tỷ đồng, tương đương 138 triệu USD.
Lĩnh vực y tế có 6 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 13.079 tỷ đồng, tương đương 598 triệu USD.
Lĩnh vực văn hóa – thể thao có 15 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 68.190 tỷ đồng, tương đương 3.100 triệu USD.
Lĩnh vực du lịch – giải trí có 14 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 2.710 tỷ đồng, tương đương 123 triệu USD.
Theo Đầu tư tài chính
Trong quý 2/2019, TP.HCM sẽ tập trung giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thực hiện 124 dự án chậm triển khai trên địa bàn.
" alt=""/>TP.HCM cần hơn 50 tỷ USD đầu tư 210 dự án(Ảnh minh họa)
Nhiều nguy cơ
Khái niệm "metaverse" lần đầu được Neal Stephenson tưởng tượng đến trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash năm 1992. Một cách đơn giản, có thể hiểu metaverse như mạng internet đặt lên trên thế giới vật chất. Kết nối hai thế giới này là các công nghệ như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).
Tất nhiên, metaverse sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với trải nghiệm AR và VR mà hầu hết chúng ta quen thuộc ngày nay, theo TBTech. Những người được kết nối với metaverse sẽ có thể tương tác với những thứ mà những người khác trong thế giới thực không thể.
Geoff Bibby, giám đốc marketing (CMO) của công ty giải pháp bảo mật email Zix, cho rằng trong khi tương lai vũ trụ ảo trở nên gần hơn, những vấn đề liên quan đến nó cũng trở nên cấp bách, đặc biệt là vấn đề an ninh.
(Ảnh minh họa)
Ở Anh, năm 2020, mỗi doanh nghiệp trải qua trung bình 686.961 vụ cố gắng phá hoại hệ thống (dù thành công hay không). Có 1.120 vụ xâm phạm và tấn công mạng được các hãng truyền thông lớn đưa tin, liên quan đến hơn 20 tỷ tài liệu bị rò rỉ.
Ngoài ra, cứ 10 giây lại có một nạn nhân của ransomware (mã độc tống tiền) xuất hiện, cứ mỗi phút các cá nhân và tổ chức lại thiệt hại 17.700 USD vì một vụ tấn công bằng email lừa đảo.
Nhiều vụ tấn công trong số này nhắm đến những điểm yếu nhất của hệ thống công nghệ. Đầu tháng này, T-mobile bị tấn công dữ liệu quy mô lớn, ảnh hưởng đến hơn 54 triệu người dùng. Số dữ liệu bị xâm phạm bao gồm tên, số bằng lái xe, số an sinh xã hội và xác nhận thiết bị (IMEI) của người dùng dịch vụ dài hạn, khách hàng cũ và những khách hàng tiềm năng.
Không chỉ có email, metaverse là một “mặt hàng” hấp dẫn, nên có thể còn là mục tiêu hoàn hảo cho nhiều kiểu tấn công mạng khác. Dù các công ty có thể sử dụng công nghệ sẵn có để bảo vệ metaverse, đối với những kiểu tấn công mới chưa từng có trước đây, công nghệ có thể trở nên lỗi thời.
Theo một giáo sư đại học New York, mọi người sẽ cần tiền kỹ thuật số để hoạt động trong metaverse, chẳng hạn như các token không thể thay thế (NFT-một loại tài sản kỹ thuật số với các đặc tính đặc biệt). Hiện NFT cũng đang được quan tâm và tin tặc đã cố gắng tìm cách lợi dụng hoặc ăn cắp tài sản này.
(Ảnh minh họa)
Metaverse cần gì?
Nhìn chung, những thứ cần bảo vệ trong không gian vũ trụ ảo bao gồm sự riêng tư, quy tắc sử dụng dữ liệu và các hướng dẫn an toàn, dữ liệu sinh trắc học (ví dụ chuyển động hoặc các đặc điểm thể chất của người dùng khi sử dụng thiết bị VR). Danh sách những thứ cần bảo vệ này chắc chắn còn gia tăng trong tương lai.
Theo blog công nghệ IBC, “các điều luật và giao thức để đối phó với tất cả các nguy cơ của metaverse cũng cần được tái xem xét và điều chỉnh, thậm chí thiết kế mới”.
Giống như bất kỳ tổ chức mới nào, metaverse cần được hướng dẫn, tạo nền tảng để hệ thống này có thể chuẩn bị cho các vụ tấn công mạng có thể xảy ra trong tương lai.
(Theo VTC)
Để xây dựng một vũ trụ kỹ thuật số nơi người dùng có thể sống, vui chơi và làm việc trong đó, Facebook - giờ có tên Meta - sẵn sàng chi đến hàng chục tỷ USD cho nó.
" alt=""/>Các hãng công nghệ định làm gì với vũ trụ ảo?