Năm 2012,íquyếtsốnglâugiúpcụôngtuổicósứckhỏetốtvàvẫnchạbảng xếp hạng vô địch quốc gia ý Richard Soller là người cao tuổi nhất hoàn thành Chicago Marathon ở tuổi 85. Hơn một thập kỷ sau, ông vẫn ra đường chạy hằng ngày.
Ông Soller, hiện 96 tuổi, đang chuẩn bị thi đấu tại Đại hội thể thao Người cao tuổi Quốc gia (Mỹ) vào tháng 7 tới. Ông sẽ tham gia cự ly 5.000m. Bốn năm trước, ông giành huy chương vàng khi chỉ mất hơn 47 phút để hoàn thành cự ly này.
Về bí quyết để sống lâuvà khỏe mạnh, ông Soller cho biết, ông thường dành thời gian điện thoại với bạn bè và đi bộ hàng nghìn bước mỗi ngày. "Tôi luôn cảm thấy rằng nếu bạn tiếp tục theo đuổi ước mơ hoặc mục tiêu, mọi việc sẽ ổn thỏa", ông Soller nói với Insidervề khả năng chạy của mình.
Đi 8km mỗi ngày
Hiện tại, ông Soller không còn chạy nhiều như khi còn trẻ nhưng vẫn đặt mục tiêu đạt 10.000 bước mỗi ngày - tương đương 8km. "Tôi cố gắng vận động, không ngồi một chỗ xem tivi. Tôi thích đọc nhưng tôi ưu tiên cho việc di chuyển”, ông chia sẻ.
Dữ liệu chứng minh bạn không cần phải đạt 10.000 bước để khỏe mạnh - đi bộ ít hơn cũng có thể ngăn ngừa bệnh mạn tính. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy chỉ 3.800 bước mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Đi bộ quãng đường ngắn hơn với tốc độ nhanh hơn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Nhưng với ông Soller, 10.000 bước là một cột mốc để phấn đấu. Ông hoàn thành việc đi bộ mà không cần nghe sách nói hoặc âm nhạc. "Khi đi dạo, tôi nghĩ tới những điều tích cực, bạn bè và tất cả mọi chuyện tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống", ông kể.
"Buôn chuyện" kéo dài với bạn bè, gia đình
Thói quen hằng ngày của ông Soller thường bao gồm những cuộc nói chuyện điện thoại dài với bạn bè và gia đình. Ông cho rằng tình bạn của mình, bao gồm cả các mối quan hệ xuất phát từ các cuộc thi, giúp ông có góc nhìn tích cực về cuộc sống.
Ông Soller nói: “Tôi sử dụng điện thoại, máy tính rất nhiều và cố gắng gặp gỡ mọi người thường xuyên nhất có thể nhưng thật khó khi bạn có quá nhiều bạn bè để gặp trực tiếp”.
Sự gắn kết với bạn bè có thể giúp đầu óc ông Soller luôn nhạy bén. Các nhà khoa học đã phát hiện, những người không bị suy giảm nhận thức khi lớn tuổi thường có mối quan hệ tốt với bạn bè và gia đình.
Ông Soller thừa nhận việc kết bạn mới trong cuộc sống có thể là một thách thức. Ông thường là người chủ động chào hỏi trước.
Ăn ngũ cốc và súp
Bữa sáng của ông Soller gồm ngô bào với nước cam hoặc nho. Vào bữa trưa, ông ăn gà tây hoặc bánh mì bơ lạc còn bữa tối thường có thịt nạc như cá hoặc gà.
Ông rất thích súp nên hầu như trưa nào cũng ăn. Ông ăn trái cây vào bữa sáng thay cho món tráng miệng để giữ lượng đường ở mức thấp. Ông cũng tránh xa đồ ăn nhẹ có vị mặn và thịt đỏ, cả hai đều liên quan đến bệnh tim khi ăn quá nhiều.
Trước mỗi cuộc đua, ông Soller dùng một thanh năng lượng và một tách cà phê.
Phần lớn thời gian trong ngày, ông Soller chăm sóc người vợ mắc bệnh Alzheimer. Dù vậy, việc vận động hằng ngày cùng các mối quan hệ xã hội đã giúp cụ ông 96 tuổi luôn lạc quan, hạnh phúc. "Hãy nhớ ở bên những người tốt, cố gắng ăn uống điều độ. Hy vọng rằng cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp như tôi trong những năm qua”, ông Soller chia sẻ.