Sở hữu bộ não to không có mấy vai trò trong việc khiến một số người, trong đó có thiên tài vật lý Albert Einstein, thông minh hơn những người khác. Ảnh: Corbis
Từ năm 1836, chuyên gia giải phẫu Đức Friedrich Tiedemann đã viết trên tạp chí Philosophical Transactions: "Chắc chắn có một mối liên hệ giữa kích cỡ tuyệt đối của bộ não với các chức năng trí não và sức mạnh trí óc". Kể từ đó, trong giới khoa học đã có sự chia rẽ ý kiến về việc quan điểm của ông Tiedemann có đúng hay không.
Các phương pháp ghi hình bộ não, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), đã giúp các chuyên gia có các đánh giá đáng tin cậy hơn về thể tích bộ não so với trước đây.
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, do Đại học Vienna (Áo) đứng đầu, đã tìm hiểu về thể tích bộ não và chỉ số IQ thông qua nghiên cứu dữ của 8.000 người tình nguyện. Họ phát hiện một sự liên quan yếu ớt giữa kích cỡ bộ não và IQ, bất kể giới tính và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu Jakob Pietschnig đến từ Viện Tâm lý học ứng dụng thuộc Đại học Vienna (Áo) giải thích: "Mối quan hệ hiện quan sát được đồng nghĩa, thể tích bộ não đóng một vai trò nhỏ trong việc giải thích kết quả kiểm tra IQ ở người ... Cấu trúc và sự nguyên vẹn của bộ não dường như là cơ sở sinh học quan trọng hơn, trong khi kích cỡ bộ não đóng vai trò như một trong nhiều cơ chế bù đắp của các chức năng nhận thức".
Tầm quan trọng của cấu trúc não so với thể tích não trở nên rõ ràng hơn khi so sánh các loài khác nhau. Chẳng hạn như, cá nhà táng sở hữu hệ thần kinh trung ương lớn nhất, bao gồm cả bộ não và khi kiểm soát yếu tố khối lượng cơ thể, chuột chù đứng đầu danh sách động vật có kích thước não "khủng" nhất so với kích thước cơ thể, vượt xa con người. Điều này ám chỉ, sự khác biệt về cấu trúc não dường như chịu trách nhiệm chính cho sự khác biệt trí thông minh giữa các loài.
Một thực tế khác cũng được coi là căn cứ cho quan điểm rằng kích thước bộ não không tương liên trực tiếp đến IQ là, đàn ông sở hữu bộ não lớn hơn phụ nữ, nhưng không có khác biệt về kết quả kiểm tra IQ toàn cầu giữa 2 giới. Trong khi đó, những người mắc hội chứng đầu quá lớn - một rối loạn tăng trưởng khiến bộ não lớn bất thường - thường có kết quả kiểm tra IQ thấp hơn người bình thường.
" alt=""/>Người não to không thông minh hơnChúng ta vẫn ao ước về cách dịch chuyển tức thời với những “thần tượng” từ tấm bé: Son Goku từ bộ truyện Bảy Viên Ngọc Rồng, lớn hơn một chút lại thèm thuồng phép blink và teleport từ WarCraft, to đầu thêm vài năm lại muốn có công nghệ tia dịch chuyển của Star Trek. Và chính cái lúc to đầu đó, lúc này đây, ta mới chợt nhận ra không có phép màu nào tồn tại cả. Vì thế, muốn có được “dịch chuyển tức thời” thì ta phải nhờ cậy tới các nhà khoa học.
Chúng ta đã có tin vui, chưa đủ để ăn mừng nhưng ít nhiều vẫn là tin vui: một chương trình nghiên cứu được hỗ trợ bởi điện Kremlin, đang tiến hành biến giấc mơ dịch chuyển tức thời thành hiện thực. Và họ mong muốn sẽ dựng lên một thiết bị như vậy vào năm 2035.
“Ngày nay, chuyện đó nghe có vẻ bất ngờ và tuyệt diệu, nhưng thực ra đã có một thử nghiệm thành công ở Stanford rồi, nhưng chỉ mới thành công ở mức phân tử”, theo lời của Alexander Galitsky, một nhà nghiên cứu Nga. “Rất nhiều thành tựu công nghệ ngày nay đã được điện ảnh 20 năm về trước ‘thiết kế’ rồi”.
2,1 nghìn tỷ USD là số tiền đã được người Nga đổ vào việc nghiên cứu, phát triển ngành điều khiển học từ nay tới năm 2035, bao gồm việc phát triển một chương trình ngôn ngữ lập trình, công nghệ an ninh trong liên lạc, tính toán lượng tử và thiết lập liên kết giữa máy tính và não bộ con người.
Mục tiêu về một máy dịch chuyển cũng không xa vời đến thế. Năm 2014, các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Delft tại Hà Lan đã lần đầu tiên trình diễn được công nghệ dịch chuyển: họ đã dịch chuyển được thông tin mã hóa trong một hạt hạ nguyên tử, khoảng cách dịch chuyển là 3 mét với sự tin cậy lên tới 100%.
Các nhà khoa học cho rằng với những bước tiến trong tính toán lượng tử và công nghệ liên kết não bộ với máy tính, thì việc con người có thể “teleport” sẽ khả thi trong vòng vài thập kỷ tới.
Tổng thống Vladimir Putin đã có những lời khen ngợi lĩnh vực công nghệ thông tin của Nga, khi ông gặp một nhóm những lập trình viên từ Đại học St Petersburg trong một buổi gặp gỡ, nhóm này đã giành được một giải lập trình quốc tế trong năm 2016.
Nước Nga không thiếu những cộng đồng lập trình tài năng, kể cả những khu vực phần mềm tuy nhỏ nhưng rất mạnh, cung cấp cho cộng đồng nhiều sản phẩm thành công, như hai công ty Yandex và Kaspersky Labs.
Nhiều chính phủ phương Tây cũng tin rằng nước Nga đã tập hợp những tài năng tin học mới lại thành một trong những hệ thống hacker và những người lính internet mạnh mẽ nhất thế giới.
TheoTrí thức trẻ/Telegraph
" alt=""/>Nga tuyên bố sẽ có công nghệ dịch chuyển tức thời năm 2035Trong khi hãng sản xuất xe hơi điện của Mỹ là Tesla Motors cũng đã đưa bộ truyền dữ liệu kết nối vào tất cả các mẫu xe của hãng, Toyota tin rằng họ là nhà sản xuất xe hơi lớn đầu tiên đưa "kết nối" trở thành chuẩn chung phải có cho tất cả các mẫu xe. Công ty đang đàm phán với các nhà mạng KDDI và các đối tác dữ liệu di động ở Nhật để đảm bảo số lượng lớn xe hơi kết nối mạng, đồng thời hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu lớn tại Mỹ.
Từ trước đến nay, thiết bị kết nối mạng chủ yếu được sử dụng để tự động cập nhật bản đồ số và các thông tin định vị. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn mới, thông tin do các cảm biến thu thập sẽ được gắn liền với các động cơ, bộ truyền động và các linh kiện chính khác của chiếc xe và được gửi không dây đến cho Toyota để phân tích. Bằng cách này, công ty sẽ có thể dự đoán được những thành phần, linh kiện nào hỏng hóc và khuyên lái xe đưa xe đến kiểm tra trước khi xảy ra sự cố.
Thói quen lái xe cũng sẽ được phân tích thông qua công nghệ thông minh nhân tạo hiện đang được phát triển. Hệ thống sẽ có thể khuyên các lái xe về cách tiết kiệm nhiên liệu, cho phép sử dụng dịch vụ tự động gọi cấp cứu khi gặp tai nạn.
Toyota hiện tính mức phí 12.960 yên (107 USD) mỗi năm cho dịch vụ kết nối mạng lưới này. Công ty dự định sẽ tiếp tục tính phí khi tính năng này trở thành chuẩn chung, dù chi tiết mức phí chưa được công bố.
Các tính năng kết nối, thiết bị chỉ đường chính xác và nhiều công nghệ khác cũng đang trở thành những yếu tố cơ bản cần có của loại xe hơi tự lái. Thu thập dữ liệu định vị và lái xe từ số lượng lớn các xe hơi sẽ giúp Toyota và các nhà sản xuất xe hơi khác phát triển nên các bản đồ chính xác hơn. Sự phổ biến của các loại xe hơi kết nối vì thế là bước quan trọng tiến tới đưa xe tự động ra xa lộ.
Gắn công nghệ mạng lưới vào tất cả các loại đồ dùng đang trở nên phổ biến với các nhà sản xuất trên toàn cầu. Khoảng 50 tỷ thiết bị - gấp 5 lần so với năm 2013 – sẽ online vào năm 2020, hãng công nghệ Mỹ Cisco Systems nói. Xe hơi sẽ chiếm một phần lớn trong số đó.
Tuy nhiên những chiếc xe hơi kết nối gia tăng cũng mở ra những mối đe dọa an ninh mới, trong đó có việc rò rỉ thông tin và tấn công các hệ thống lái tự động. Những rủi ro đó cần được giải quyết khi ngành CNTT xe hơi phát triển.
" alt=""/>Toyota đặt ra chuẩn xe hơi kết nối