Soi kèo phạt góc Crystal Palace vs West Ham, 21h00 ngày 21/4
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/170c999299.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2: Nỗi buồn tiếp diễn
Lần đầu tiên trong đầu tớ xuất hiện từ “tôn trọng” là vào năm 6 tuổi. Bài kiểm tra được cô giáo trả lại với dấu khoanh đỏ vào nơi tờ giấy được giật ra khỏi gáy vở, tạo ra hai cái lỗ thô lố. Mục lời phê có ghi: “Không tôn trọng giáo viên”. Từ “tôn trọng” lần đầu tiên xuất hiện với tớ theo cách như vậy, đánh vần một từ mới.
Định nghĩa 1: Tôn trọng là không làm phật ý người có quyền lực hơn mình.
Câu chuyện năm 13 tuổi không có lấy một từ “tôn trọng” được nhắc đến, nhưng lại là lần đầu tiên, tớ lờ mờ hiểu về ý nghĩa đích thực của từ này. Đó là lần tớ bị bạn uýnh cho một cái, vì đã trêu đùa bạn quá đà (gán ghép bạn ấy với cậu thiếu niên bán gà ở chợ). Lúc nhận cái uýnh, mặt tớ từ đang cười ngoác trở nên méo xệch, rồi im lặng. Ngay lúc đó, tớ chỉ nghĩ được là: “Đồ dở hơi kia, sao những đứa kia cũng trêu mà mày uýnh mỗi tao?”. Bây giờ, tớ đã hiểu sự im lặng của hồi đấy. Đó là sự ấm ức bị oan xen lẫn với cảm giác có lỗi. Đứa trẻ 13 tuổi là tớ khi ấy lờ mờ hiểu rằng, mình đã làm một điều mà bạn rất không thích, nhưng mình đã không biết, mình chỉ vui quá thôi, toàn bộ con người của bạn ấy chống lại sự không thích đó, và biểu đạt là một cái uýnh.
Định nghĩa 2: Tôn trọng là chấp nhận cảm xúc, mong muốn, quyết định của người khác. Luôn có lý do đằng sau cho những cảm xúc, mong muốn, quyết định đó.
Một buổi trưa năm 16 tuổi, trưa hôm đó là một khoảng sững sờ với hai cô bạn học cấp ba. Một bạn cận 8 độ, mũm mĩm hiền lành, tớ không bao giờ nghĩ rằng có ai đó sẽ hạ cẳng tay lên một người như thế. Bạn còn lại có giọng nói đanh, cao, dáng đi nhấn hai chân, đại khái là "hổ báo", tớ không bao giờ nghĩ rằng có ai đó dám động vào một người như thế. Chuyện xảy ra vào trưa hôm đó đã chứng minh là suy nghĩ của tớ sai lè.
Trưa nóng, xe bus rất đông, bọn học sinh cấp ba (tức bọn tớ) đùa vui rất ồn ào. Chiếc loa phát thanh của xe bus được vặn lên hết công suất để át đi những tiếng ồn ào của tụi mới lớn kia. Tụi mới lớn mở cửa sổ xe bus và lấy giấy bịt cái loa lại để phản ứng với tiếng loa. Rồi xe dừng lại, rất nhanh chỉ trong vài giây, một người đàn ông xông đến bạt tai và chửi hai người bạn của tớ: “Con đĩ”. Người đàn ông đó là người tài xế. Sau đó, chiếc xe lại chuyển bánh, trong xe là một sự im lặng, không ai phát ra bất kì tiếng nào.
Sự im lặng đó là vỏ bọc của sự sợ hãi. Sự sợ hãi ghê gớm thật, nó khiến chúng ta chả thể nhúc nhích. Nó làm cho niềm tin của chúng ta khi không ở trong tình huống, rằng chúng ta có thể chung tay bảo vệ người yếu thế, trở thành không thực tế chút nào. Nhưng tớ đã khám phá một thứ khiến cho chúng ta nhúc nhích được, đó là sự tức giận. Sự khám phá ấy đến khi tớ quay sang nhìn cô bạn cận 8 độ của mình. Tớ đứng ngay cạnh bạn ấy, bạn ấy ngồi trên ghế. Chiếc kính cận đã văng xuống sàn, để lại một vết cắt nhỏ đang rơm rớm máu trên khuôn mặt ngơ ngác của bạn ấy. Lúc đó, tớ chỉ biết là mình đang nổ tung vì giận thôi. Sau này, tớ hiểu rằng, một suy nghĩ lờ mờ đã đến với tớ: sự bạo hành này cũng đã có thể xảy ra với chính tớ. Cơn giận khiến tớ thốt lên những lời mà tớ không hình dung được là mình lại phản ứng như thế: “Mẹ cái thằng lái xe đâu, mày xuống ngay đây, mày đánh người chảy máu rồi”.
Người tài xế xuống, run bần bật. Tớ cũng run bần bật. Hai bên mày tao với nhau. Rồi người tài xế quay lại chỗ để lái chiếc xe theo đúng lộ trình. Rồi bọn tớ vận động mọi người trên xe cùng kí vào bản tường trình những gì đã diễn ra. Mọi người đều đang làm việc mà mỗi bên có thể làm được, theo đúng vị trí của mình.
Câu hỏi lớn 1: Vì sao người bạn "hổ báo" kia lại không có phản ứng gì rõ ràng vậy? Bạn ấy vốn là "thanh niên cứng" cơ mà. Bạn ấy đứng lên duy nhất một lần, chửi cái gì đó, không rõ chửi ai, rồi lại ngồi phịch xuống.
Hơn một tuần sau, người bạn "hổ báo" đưa cho tớ một tờ báo: “Có tin về vụ hôm trước này”. Bản tin ngắn gọn viết đại ý rằng, một sự cố đã xảy ra, người tài xế đã đánh hai học sinh, vì một nhóm học sinh vô ý thức khi đi xe bus. Một phần trong tớ hơi sáng tỏ, câu hỏi lớn ý: Nạn nhân luôn tìm kiếm sự được công nhận bởi công lý. Việc được công nhận hành vi thiếu nhân tính đã xảy ra với họ, bản thân việc đó đã làm nhẹ nhõm tinh thần của họ rồi. Bạn "hổ báo" cầm trên tay bản tin, chứng tỏ bạn ấy quan tâm và có mong muốn được nhẹ nhõm đó. Khi tớ hỏi rằng người ta có xin lỗi bạn ấy không, câu trả lời là không.
Và thế là, tớ lại làm một điều thừa hơi trong mắt nhiều người: gọi điện đến tòa báo, đòi đính chính thông tin và xin lỗi hai học sinh. Câu trả lời tớ nhận được từ chị trực điện thoại là: "Người ta còn có mẹ già, bị nghỉ việc rồi, em còn muốn cái gì nữa? Chị phải đi họp đây". Thực tình thì tớ không tin lắm, vì lời xin lỗi dễ còn không làm, thì sao làm điều khó hơn là một loạt thủ tục hành chính để cho nghỉ việc một người? Khi lớn lên, tớ mới nhận ra rằng, suy nghĩ trên của tớ là để trốn chạy cảm xúc có lỗi vì một phần nào đó trong tớ muốn tớ tin rằng, người tài xế bị nghỉ việc là do tớ (cho dù nghỉ việc có là sự thật hay không).
Câu hỏi lớn 2, trích lời chị tòa soạn: “Em còn muốn cái gì nữa?”.
Hai câu hỏi lớn, cứ thế lắng xuống theo thời gian. Thời gian có thể khiến ta quên đi những gì nhức nhối nhất. Tớ đã từng tin là như vậy.
Định nghĩa 3: Tôn trọng là bảo vệ phẩm giá, sự bình đẳng.
Thời gian và ngành Tâm lý học dẫn tớ đến với một hiểu biết là: Những gì nhức nhối nhất không tự ra đi theo thời gian, chúng sẽ quay trở lại và trở thành các triệu chứng tâm bệnh. Chúng chờ chúng ta nhận biết và trao cho chúng sự tự do. Thời gian không phải là liều thuốc.
Một trưa hè oi ả, tớ là tớ của bây giờ, lỡ một chuyến xe, vào một quán cafe chưa có khách, có mùi đậu đen và cô chủ quán đang ngồi may vá, gọi một ly nước để chờ chuyến kế tiếp. Mọi thứ đều yên ả, tớ bò ra bàn và thiu thiu ngủ, cho đến khi, có tiếng mở cửa và lời nói cười thô lỗ của cánh nam giới, đại loại như câu “Người đẹp ngủ trong rừng”. Tớ trộm nghĩ: “Bỏ mẹ rồi, thôi giả vờ ngủ thêm một chút, nghe chúng nó nói chuyện, dân hổ báo thì mình lựa lúc mà tỉnh ngủ rồi rút, giờ chưa nên phản ứng gì hết”. Nghĩ vậy thôi, chứ cảm xúc thì đang thấy bị đe dọa và thấy tởm.
Họ nói chuyện với nhau và tớ thở phào vì họ là dân trí thức. An toàn rồi, tớ dựng cái lưng lên và nghịch điện thoại. Nhưng không, mình là ai không hẳn là cách người khác nghĩ mình là ai. Một trong số họ bắt đầu mời nước. Tớ chậm rãi bắn con mắt hình viên đạn và nói không, cảm ơn. Lần thứ hai, tiếp tục như vậy. Rồi người trí thức ấy bắt đầu cáu, nói là mời hai lần rồi mà không uống thì không mời nữa. Lúc này tớ cáu lắm, cảm thấy mạch máu phừng phừng hai bên cổ, dồn lên tai. Và cũng chính lúc này, tớ trả lời được câu hỏi lớn số 1 năm xưa: Vì sao người bạn hổ báo không có phản ứng gì rõ ràng vậy?
Ấy là vì, con người chúng ta thường không ý thức trọn vẹn về bản thân mình. Chúng ta nghĩ rằng mình có hình ảnh ổn định về bản thân và đó là toàn bộ con người chúng ta. Nhưng không, đó là một phần tư tri giác về bản thân. Hãy xem minh họa mang tên Cửa sổ Johari phía dưới đây nhé:
![]() |
Chính vì có những phần thuộc về bản thân mà ta không nhận biết được, nên một số tuyên bố hay phản hồi của người khác về ta sẽ khiến ta cảm thấy băn khoăn: Không biết có đúng là mình như vậy không nhỉ? Sự băn khoăn này sẽ bị đẩy lên thành căng thẳng, giận dữ, mong muốn tự vệ khi mà tuyên bố hay phản hồi đó mâu thuẫn với nhận thức của ta về bản thân mình. Khi tuyên bố hay phản hồi có tính tấn công (bị tấn công thể chất trong trường hợp của bạn "hổ báo", hay bị tấn công bằng lời nói trong trường hợp của tớ), thì sự căng thẳng, giận dữ, mong muốn tự vệ đi kèm với phản ứng tê liệt: Mình biết là mình có giá trị, nhưng tại sao người ta lại đối xử với mình như vậy, hay là thực sự mình có ít giá trị, thôi đúng rồi, mình chỉ như thế thôi.
Cảm giác sống với giá trị bị dán nhãn, và dẫn đến các phản ứng cảm xúc, hành vi theo đúng cái nhãn bị dán là một thực tế của tâm trí. Các bạn có thể tìm đọc một trong những thực nghiệm có sức ảnh hưởng lớn nhất trong ngành Tâm lý học: Thực nghiệm Nhà tù Stanford (1971) của nhà nghiên cứu Zimbardo.
Quay lại với cơn cáu đang bị nhốt trong tớ. Họ có 5 người, tớ chỉ có 1. Trong 5 người đó, tớ nhận được một ánh mắt mà theo cách hiểu của tớ là không muốn hùa vào những lời nói lỗ mãng kia. Khi đó, tớ nhận ra bên cạnh cơn giận của mình, tớ còn có mong muốn được bảo vệ nữa. Thế là, tớ bắt đầu tính kế "úp sọt" cái người thô lỗ nhất và đã "úp sọt" được. Khi người (mà tớ nhận định là) thô lỗ nhất bắt đầu luống cuống tự biện và phải giới thiệu thêm về nền tảng có giá trị, tớ hiểu rằng, anh ta đang xấu hổ và muốn vớt vát lại thể diện. Lúc đó thì tớ chỉ cười cười thôi.
Nhưng thực tình là, sau khi họ đi khỏi, cơn giận vẫn ở trong tớ, ngùn ngụt, tớ tự trách mình là, nói nhẹ nhàng thế không đã, đáng ra phải sỉ nhục bằng mấy câu mỉa mai mà tớ sẵn có trong đầu, cho đến khi lòng tự trọng của anh ta xuống đáy thì thôi. Và chính lúc để cơn giận tự nói với tớ mong muốn trả đũa đó, tớ nhận ra rằng, lòng tự trọng của chính mình bị tổn thương khủng khiếp. Đó cũng chính là lúc cơn giận trong tớ được tự do.
Tớ vẫn phản đối những hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ của họ, nhưng giờ thì không thấy những người đó đáng ghét. Nhiều khả năng là họ không nhận biết được sự khó chịu mà họ gây ra cho người khác, cũng như tớ hồi 13 tuổi, chỉ biết là mình đang vui thôi, hoặc là bây giờ, đôi khi tớ cũng nói vài điều gì đó khiến người khác khó chịu mà không nhận biết được. Nếu biết được rằng có người đang khó chịu, tổn thương vì điều mình làm, và nếu đủ mong muốn để cứu vãn hình ảnh bản thân thì một cuộc nói chuyện với nhau là cần thiết.
Và bây giờ, câu hỏi lớn số 2 “Em còn muốn cái gì nữa?” đã có lời đáp: Điều tớ muốn không phải là sự trừng phạt hay trả đũa, mà là cảm giác được ghi nhận, lý tưởng là từ hai phía. Một thực tế cũng cần nhận biết rằng, cán cân quyền lực thường làm cho điều này trở nên phức tạp hơn.
Nếu ngày hôm đó, tớ không bị lỡ chuyến xe, rồi thì tớ chọn ngồi quán nước thay vì quán café, hoặc là chọn một quán café gần hơn, thay vì quán café có mùi đậu đen đó, tất cả những điều trên đã không diễn ra, thực tế cũng như hồi tưởng. Và hai câu hỏi lớn cũng sẽ không có lời đáp mới. Chúng ta luôn gặp đúng người, đúng không gian, đúng thời điểm, thể hiện đúng con người mà chúng ta đang chuyển biến.
Đặng Hoàng Ngân (Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội)
">
Có cần tôn trọng người khác không?
Pogba luyện đấm bốc chờ ngày ra mắt MU">
Pogba tới New York, MU lo Real 'phá đám'
Video bàn thắng Ba Lan 1
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2: Tự tin trên sân nhà
Tiếp theo, trên máy tính, bạn mở phần mềm OneDrive và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng, sau đó, tải về những tấm ảnh vừa tải lên khi nãy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Photos mặc định trên Windows để truy cập vào thư viện hình ảnh trên OneDrive, bằng cách kích hoạt tùy chọn Show my cloud-only content from OneDrive.
![]() |
Thủ thuật trên cũng có thể áp dụng cho cả Dropbox và Google Drive, tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến OneDrive vì nó được tích hợp sẵn trên Windows 10.
2. Google Photos
Google Photos là ứng dụng quản lý, chỉnh sửa hình ảnh khá hữu ích, cho phép người dùng lưu trữ hình ảnh không giới hạn (ở độ phân giải cao). Khi đã sao lưu ảnh chụp vào ứng dụng Google Photos, bạn có thể mở trình duyệt trên máy tính và truy cập vào https://photos.google.com/, đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Sau đó, nhấn phải chuột lên các bức ảnh và chọn Download để tải về những tấm ảnh đã tải lên trước đó.
![]() |
3. Continue on PC
Đầu tiên, bạn tải ứng dụng Continue cho iPhone thông qua App Store, sau đó, mở ứng dụng Google Photos và chọn ảnh, chạm vào nút Share > Create link.
![]() |
Lúc này, ứng dụng sẽ tải hình ảnh lên máy chủ Google Photos và tạo liên kết tương ứng, bạn chỉ cần chia sẻ liên kết này bằng Continue on PC, chọn máy tính tương ứng và liên kết sẽ được mở trong trình duyệt Edge. Bây giờ, bạn chỉ cần chọn những bức ảnh cần sử dụng và tải về máy tính.
![]() |
4. Xender
Nếu không thích sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn có thể cài đặt phần mềm Xender cho iPhone thông qua App Store. Để chuyển hình ảnh từ iPhone sang máy tính, bạn hãy mở Xender và cấp quyền cho phép ứng dụng truy cập vào thư viện hình ảnh, nhấn vào biểu tượng hồ sơ ở góc trên bên trái và chọn Connect PC.
![]() |
Tiếp theo, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn mở Xender bằng trình duyệt trên máy tính và quét QR Code tương ứng. Lúc này, bạn sẽ thấy được hình ảnh, video và tài liệu trên điện thoại.
Thủ thuật này cũng cho phép bạn chuyển các tệp video, bài hát và tài liệu có dung lượng lớn từ điện thoại sang máy tính. Theo thử nghiệm, việc chuyển một video có dung lượng 1,3 GB sang máy tính chỉ mất chưa đầy 2 phút.
![]() |
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển dữ liệu từ máy tính sang điện thoại dễ dàng. Việc bạn cần làm là chọn các tệp trên máy tính và kéo thả vào màn hình Xender trên trình duyệt.
Với những mẹo nhỏ kể trên, bạn đọc có thể dễ dàng chuyển dữ liệu từ iPhone sang máy tính mà không cần thông qua iTunes hoặc kết nối dây cáp rườm rà.
Hoa Hoa
Nếu bạn thường quên nhắn tin chúc mừng người thân yêu vào những dịp quan trọng, tiện ích lên lịch gửi tin nhắn SMS tự động trên iPhone sẽ thay bạn làm việc này.
">4 cách chuyển ảnh từ iPhone sang máy tính
![]() |
Nhà sáng lập Tiki Trần Ngọc Thái Sơn đi giao hàng trong giai đoạn đầu phát triển công ty. |
Khởi nghiệp năm 2010 với việc chỉ bán sách tiếng Anh, 5 năm sau Tiki bán thêm hàng điện tử, công nghệ, thời trang, nội thất, làm đẹp, mẹ và bé… Năm thứ 8, Tiki bán thêm xe máy. Và đến năm 2019, Tiki mang luôn ô tô lên sàn để khách hàng mua online.
Cho đến thời điểm hiện tại, Tiki là doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước sáng giá và có thể đối đầu với các đối thủ mạnh trong khu vực như Lazada, Shopee. Tất nhiên, để đạt được kết quả này, Tiki đã thực hiện chiến lược phát triển thần tốc dựa vào các lần gọi vốn giá trị lớn, hy sinh lợi nhuận để mở rộng thị trường.
Từ 100 đầu sách đến 4 triệu mặt hàng
Sau gần 10 năm tồn tại, từ một website chỉ bán sách tiếng Anh, kể từ năm 2017, Tiki luôn nằm trong 5 trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Nửa đầu năm 2019, theo iPrice, Tiki đứng thứ nhì về lượt truy cập website trong số các trang thương mại điện tử trong nước. Cũng trong thời gian này, dù chỉ hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng website của doanh nhân 8x lọt vào top 5 trang thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất trên toàn Đông Nam Á, sánh ngang với Shopee, Lazada và 2 website khác của Indonesia.
Khác với Shopee, Lazada hay Sendo hiện phát triển thành mô hình “chợ” - marketplace C2C (cho phép nhiều bên thứ 3 bán hàng trên nền tảng của họ), ngay từ ban đầu Tiki đã tạo khác biệt bằng mô hình B2C. Hàng hoá trên website được chính công ty nhập về bán nhằm kiểm soát chất lượng nguồn hàng, đây chính là một lý do cốt yếu khiến hàng hoá trên Tiki được tin tưởng nhiều hơn so với một số đối thủ.
Dù vậy, để phát triển rộng hơn nguồn hàng, công ty này cũng đã đi theo mô hình “chợ”, nhưng chợ được quản lý (managed marketplace) cách đây 3 năm. Mô hình này buộc các nhà bán hàng phải lưu sản phẩm tại kho của Tiki, giúp trang này quản lý được chất lượng sản phẩm lẫn khâu giao hàng. Ngược lại, các trang như Lazada, Shopee, Sendo chủ yếu để đối tác tự giao hàng cho khách.
Từ khoảng 100 đầu sách tiếng Anh cách đây 9 năm, Tiki hiện bán khoảng 4 triệu mặt hàng, phủ rộng hầu hết các ngành mà khách có nhu cầu mua sắm. Tiki hiện chiếm khoảng 10% tổng lượng mua sắm trên mạng của người dân Việt Nam, với lượng khách ghé website trung bình trên 30 triệu lượt/tháng.
![]() |
Tiki tập trung phát triển trung tâm xử lý hàng để quản lý nguồn hàng và thời gian giao. |
Tiki và cuộc đua “đốt tiền” để trở thành kỳ lân công nghệ
Vụ việc xảy ra vào khoảng 23h15 đêm 29/8, tại khu vực Ngã Tư Sở (Hà Nội). Xe Camry 30A-09727 lưu thông theo hướng từ Ngã Tư Sở về Kim Giang đã đâm vào xe Lead BS 34F1-18715 đi cùng chiều. Cú va chạm khiến người phụ nữ trên xe máy ngã ra đường, chiếc xe Lead dính vào đầu xe Camry.
![]() |
Chiếc xe Honda Lead gặp nạn và tài xế lái xe Camry (ảnh nhỏ) |
Bất chấp việc nhiều người yêu cầu dừng lại, lái xe đã tăng ga bỏ chạy, kéo theo cả chiếc xe máy dưới gầm. Chiếc xe rẽ vào đường Kim Giang hướng đi cầu Dậu bỏ chạy, nhiều người tham gia giao thông bất bình với tài xế xe ô tô nên đuổi theo yêu cầu dừng xe nhưng người này vẫn ngoan cố.
Trên đường bỏ chạy, tài xế này còn lạng lách, đánh võng để ngăn cản sự truy đuổi của người dân. Đến đoạn gần cầu Dậu, cách hiện trường tai nạn hơn 3km, chiếc xe Lead mới bị bắn tung vào vỉa hè.
Thoát khỏi vật cản, tài xế Camry tiếp tục lao vun vút bỏ chạy về phía đường Nguyễn Xiển hướng ra Nguyễn Trãi. Chỉ đến khi bị nổ lốp gần ngõ 168 đường Nguyễn Xuân Yêm (Hoàng Mai, Hà Nội), chiếc xe gây tai nạn mới chịu dừng lại.
Thấy người đuổi theo, tài xế bỏ chạy về phía công trường đang xây dựng gần đó. Tới hơn 12h, dưới sự hộ tống của lực lượng công an, tài xế được đưa ra.
![]() |
Chiếc ô tô bỏ chạy khoảng 3 km thì bị người dân chặn lại. Ảnh otofun |
Ghi nhận tại hiện trường của PV, phần mui trước xe ô tô bị biến dạng do va chạm, lốp xe trước rách nát do ma sát với xe máy bị kẹt vào gầm. Riêng chiếc xe máy của nạn nhân thì nát bét toàn bộ phần đầu, hư hỏng nặng. Rất may, cô gái điều khiển xe máy chỉ bị thương nhẹ, không nguy hiểm tính mạng.
(Theo VTC News)
">Cuộc truy đuổi Camry kéo lê xe máy chạy hơn 3km giữa đêm Hà Nội
Hyundai Accent biển 'tứ quý 9' rao bán 850 triệu đồng
友情链接