Lời giải cho bài toán “thời 4.0 mà giao dịch vẫn như thời 0.4”
- Hiện nay,ởratrangmớichothịtrườngBĐSViệleverkusen đấu với heidenheim nhiều tài sản giá trị đã có thể giao dịch trực tuyến song với nhà đất lại không hề dễ dàng. Theo ông, vì sao lại có thực tế này?
Bất động sản (BĐS) là tài sản lớn, bởi thế, đa phần người Việt có tâm lý phải đến tận nơi, xem tận mắt căn nhà cũng như các giấy tờ liên quan. Trong khi đó, thị trường BĐS Việt Nam đang thiếu một hệ thống dữ liệu công khai và minh bạch về giá cả và lịch sử giao dịch. Điều này làm cho người mua khó ra quyết định chính xác khi giao dịch trực tuyến.
Chưa kể, BĐS còn là hàng hóa đặc biệt, dữ liệu pháp lý phức tạp và thủ tục nhiều khâu, liên quan nhiều bên. Không phải cứ nhấn nút mua là đã xong. Đây là những lý do khiến kênh bán BĐS online thời gian qua vẫn lép vế so với bán trực tiếp.
- Việt Nam hiện có khoảng 150 proptech (nền tảng công nghệ BĐS), thậm chí có nhiều “kỳ lân” công nghệ. Dù vậy, việc mua bán nhà online vẫn chưa thể thực hiện được. Theo ông, vấn đề đang tắc ở đâu?
Các nền tảng proptech hiện nay số lượng nhiều nhưng chủ yếu là trung gian môi giới BĐS. Rất ít trang do chính chủ đầu tư phát triển nên cơ sở dữ liệu hạn chế, thậm chí nhiều trang thông tin thiếu chính thống, không được xác thực.
Đặc biệt, phần lớn các nền tảng này chỉ giải quyết được một phần quy trình giao dịch, như rao bán, tìm kiếm, so sánh, hay cho vay... Chưa có nền tảng nào có thể mang lại trải nghiệm toàn diện, tích hợp “all-in-one” cho khách hàng. Khách hàng cũng chưa thể hoàn thiện một hành trình mua nhà trực tiếp từ nhà phát triển, không cần qua trung gian (mô hình B2C).
- Thời đại 4.0 nhưng giao dịch BĐS vẫn như đang ở thời 0.4 như vậy, theo ông sẽ gây ra những hệ lụy gì với người mua nhà cũng như sự phát triển của thị trường?
Với người mua nhà, việc không tiếp cận được sản phẩm chính chủ, thông tin chính thức, giá bán minh bạch thì dễ tiền mất tật mang. Về lâu dài, tình trạng 2 giá có thể khiến khách hàng dần mất niềm tin vào thị trường.
Tâm lý này sẽ tác động ngay tới doanh số bán hàng của doanh nghiệp, thậm chí có thể khiến thanh khoản sụt giảm, thị trường đóng băng. Kéo theo đó là một loạt các vấn đề cho cả ngành BĐS và các lĩnh vực phụ trợ, từ xây dựng đến cung cấp vật liệu, tài chính ngân hàng…
“Cuộc cách mạng” từ những thế mạnh độc quyền
- Vinhomes vừa ra mắt nền tảng giao dịch BĐS từ trực tuyến tới trực tiếp - Vinhomes Market. Ông đánh giá ra sao về bước đi này và những bên nào sẽ hưởng lợi từ “cuộc cách mạng” do Vinhomes tạo ra?
Trước hết, cần khẳng định đây là bước đi đúng xu thế kinh tế số. Hiện, nhiều khâu liên quan đến giao dịch BĐS đều đã được số hóa, như định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán online… Chuyển đổi số sẽ giúp BĐS tận dụng được thành quả công nghệ của tất cả các lĩnh vực liên quan và trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế số.
Với việc ra mắt Vinhomes Market, Vinhomes đã chứng minh là doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới và góp phần vào việc minh bạch hóa thị trường. Các đối tượng hưởng lợi rất đa dạng, từ người mua nhà đến các chủ đầu tư, môi giới, ngân hàng, công chứng và nhiều ngành phụ trợ khác. Đặc biệt, sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong phân phối BĐS còn thúc đẩy sự trường phát triển lành mạnh hơn, văn minh hơn và bền vững hơn, thông qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế tổng thể của quốc gia.
Bên cạnh đó, khi nhu cầu sở hữu, đầu tư BĐS trong nước của kiều bào, nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao thì một nền tảng trực tuyến toàn diện sẽ giúp xóa bỏ mọi rào cản để giao dịch BĐS có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Vinhomes Market, do đó, còn cho thấy tầm nhìn toàn cầu của thương hiệu số 1 Việt Nam, góp phần nâng thị trường BĐS lên một tầm cao mới.
- Theo ông, Vinhomes có lợi thế gì để giải được bài toán lớn về số hóa giao dịch BĐS?
Khi Vinhomes đặt chân vào lĩnh vực proptech thì trước tiên giá trị thương hiệu và uy tín của Vinhomes sẽ được phát huy tối đa. Uy tín đó sẽ tạo niềm tin tuyệt đối cho người mua nhà, mang lại lợi thế áp đảo cho Vinhomes Market so với các nền tảng khác.
Vinhomes còn có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm chính chủ và dữ liệu chính thống. Nhà phát triển này hiện sở hữu quỹ hàng đa dạng, chất lượng cao, pháp lý hoàn chỉnh trải khắp từ Bắc vào Nam, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả trong và ngoài nước ở mọi phân khúc.
Tiếp đến là lợi thế về tài chính và công nghệ. Số hóa giao dịch BĐS là một cuộc chơi tốn kém và không nhiều doanh nghiệp dám theo đuổi. Ngoài tiềm lực tự thân của Vinhomes thì hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ của Vingroup cũng gia tăng sức mạnh cho Vinhomes Market, như cách họ đã tạo ra giá trị vượt trội cho các sản phẩm ô tô điện VinFast.
Với nền tảng mạnh về tài chính và công nghệ, Vinhomes Market đã mở ra trang mới và dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số BĐS tại Việt Nam. Đặc biệt, với lộ trình của Vinhomes, chúng ta có thể kỳ vọng Vinhomes Market sẽ trở thành một giải pháp toàn diện, uy tín, thuận tiện để không chỉ người mua mà bất kỳ ai quan tâm đến thị trường BĐS đều có thể truy cập.
- Hồi đầu năm, Vinhomes đã ra mắt đội ngũ tự doanh, bên cạnh hệ thống đại lý rộng lớn. Ông đánh giá như thế nào về chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối của Vinhomes?
Chiến lược “3 chân kiềng” này là một bước đi thông minh và bài bản. Việc áp dụng đa kênh trong phân phối sản phẩm giúp Vinhomes tối ưu hóa tiềm năng thị trường và tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh, đồng thời đảm bảo sản phẩm của họ đến được với đa dạng đối tượng khách hàng. Điều này không chỉ tạo ra lợi ích cho người mua nhà mà còn nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của Vinhomes trong thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.
Lưu Phước(thực hiện)