Bí ẩn lý do Covid
CNN ngày 6/4 đăng tải câu chuyện buồn của Ben Luderer,íẩnlýcarlos alcaraz người bị Covid-19 cướp đi mạng sống khi tuổi đời còn trẻ với thể chất khỏe mạnh. Trường hợp này để lại nhiều câu hỏi về lý do "bí ẩn" khiến những người như Ben không chống chọi nổi với virus corona "tử thần".
Vợ chồng Ben và Brandy Luderer làm việc trong cùng học khu ở New Jersey. |
Nhiệt độ cơ thể của Brandy luôn thấp nên các bác sĩ không thấy cô bị sốt. Cô có khó thở một chút nhưng đang được chữa trị. Ben cũng không quá lo lắng khi bản thân cảm thấy không khỏe. Bởi vì họ đều còn trẻ và khỏe mạnh.
Vợ chồng Luderer đều là giáo viên giáo dục đặc biệt ở cùng học khu Cliffside Park, New Jerrsey. Brandy dạy ở trường số 4 còn Ben dạy trường số 6. Vốn là một ngôi sao bóng rổ thời trung học, Ben tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với vai trò huấn luyện viên đội bóng chày của trường.
Tuy nhiên, với Ben, các triệu chứng nhanh chóng xấu đi. Mỗi lúc anh càng cảm thấy khó thở, và vào thứ Sáu cuối cùng của tháng 3, Ben nói với Brandy rằng cần tới phòng cấp cứu."Anh ấy rất lo. Anh ấy vào phòng ngủ, lúc đó tôi còn đang nằm trên giường, anh ấy nói với tôi là phải tới bệnh viện".
Ngay sau đó, Brandy đưa chồng đi viện. Cô không thể ở lại cùng chồng vì bệnh viện không cho người nhà ở lại. Vì vậy, cô ngồi trong xe hơi suốt đêm và nhắn tin qua lại với chồng để nắm được tình hình.
Tại bệnh viện, Ben được thở oxy và phản ứng tốt. Họ cho anh uống nước và thuốc Tylenol, rồi cho anh về nhà ngay trong đêm. "Cứ tiếp tục công việc ở nhà như bình thường", bác sĩ dặn dò Ben.
Chủ nhật tiếp theo, Ben cảm thấy tốt hơn. Anh ra khỏi giường và ăn bữa tối đầu tiên. "Đó là một ngày tuyệt vời. Anh ấy dậy và đi quanh nhà, trò chuyện với chúng tôi", Brandy nhớ lại. Dường như Ben đang trên đà hồi phục. Nhưng đêm đó, các triệu chứng tái phát.
"Ben nói ban đêm là khoảng thời gian tồi tệ nhất, anh ấy vã mồ hôi và rất khó thở", Brandy kể.
Đêm đó, Ben đặc biệt thấy khó chịu. Bởi vì Brandy ngủ ở sofa, nên họ nhắn tin cho nhau. Ben nhắn cho vợ "anh rất mệt" và Brandy nhắn lại hỏi chồng có cần đi cấp cứu không, thì Ben trả lời "anh không biết nữa".
"Vì vậy, tôi cố hết sức để giúp anh ấy cảm thấy thoải mái hơn" Brandy kể. Khi Ben cảm thấy đỡ, Brandy nghe ngóng qua cửa phòng ngủ và thấy chồng thở nhẹ, cô trở lại ghế để ngủ. Lúc 2h sáng, Brandy dậy kiểm tra chồng một lần nữa thì tất cả dường như ổn. Nhưng khi tỉnh dậy lúc 6h sáng, người vợ thấy chồng mình nằm bất động trên giường.
"Dù anh ấy biết bạn 5 phút hay biết bạn cả đời, anh ấy cũng dành cho bạn sự tôn trọng như nhau, cố gắng tiếp cận và giúp bạn, làm cho bạn cười vui theo bất kỳ cách nào có thể. Anh ấy là kiểu người như vậy đấy", Brandy nói về chồng.
Brandy và Ben không những là vợ chồng mà còn là bạn thân, làm việc cùng học khu, lái xe đi làm cùng nhau mỗi ngày. Brandy không biết rằng từ nay cô sẽ phải làm điều đó mỗi ngày mà không còn Ben ở cạnh nữa. Brandy vẫn chưa thể hiểu. Cô biết chồng mình bị ốm nhưng làm sao một người 30 tuổi có sức khỏe tốt, không hề mắc sẵn bệnh nào khác lại tử vong nhanh như vậy.
Câu chuyện của Ben Luderer chỉ là một trong nhiều vấn đề đang khiến các quan chức y tế quan tâm. Tại sao một số người trẻ khỏe lại bị ốm và ra đi nhanh chóng?.
Sự thật là Covid-19 dường như nguy hiểm nhất với người già, đặc biệt là những người có sẵn bệnh trong người như tim mạch, tiểu đường hay các vấn đề về hô hấp. Có thể hệ miễn dịch của người già không thể chống chọi được dịch bệnh và virus corona chủng mới dễ dàng tái tạo, lan nhanh và khiến cơ thể không trụ nổi.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn và lắng nghe nhiều câu chuyện hơn, có thể thấy không ít người trẻ như Ben vẫn có thể nhiễm bệnh và tử vong. Covid-19 rõ ràng là căn bệnh không chỉ của người già, vẫn có thể lây nhiễm cho người trẻ và khỏe, gây ốm nặng đến mức phải nhập viện.
Trong thống kê giai đoạn đầu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ở 4.449 bệnh nhân biết rõ tuổi, 18% ở độ tuổi 45-54, 29% ở độ tuổi 20-44. Trong số những người phải nhập viện, 18% ở độ tuổi 45-54 và 20% ở độ tuổi 20-44.
Những người trẻ hơn ít rủi ro tử vong hơn, nhưng vẫn có một mẫu bất thường dường như đang nổi lên. Và đây chính là điều khiến Covid-19 là "căn bệnh bất thường".
Vậy lý do nào đứng phía sau? Các nhà khoa học và nghiên cứu băn khoăn liệu câu trả lời có nằm trong gien của chúng ta hay không và họ đang bắt đầu tìm hiểu điều gì khác biệt ở những người nhiễm bệnh nhẹ và những người tử vong.
Một khả năng là biến thể gien trong gien ACE2. ACE2 là một enzyme gắn vào mặt ngoài của các tế bào trong phổi và trong tim. Trong một bài báo trên tạp chí Science, Tiến sĩ miễn dịch học Philip Murphy thuộc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm quốc gia Mỹ mô tả "các biến thể của gien ACE2 làm thay đổi thụ thể mà có thể khiến virus dễ hoặc khó xâm nhập tế bào phổi hơn".
Cũng có thể một thành phần quan trọng mà cơ thể tạo ra, được gọi là chất hoạt động bề mặt cho phép phổi mở rộng và co bóp tốt hơn, trở nên cạn kiệt ở một số bệnh nhân bị nhiễm virus corona. Nếu bạn ví phổi của mình như một miếng bọt biển thì chất hoạt động bề mặt sẽ là chất tẩy rửa làm cho phổi mềm và dẻo. Nhưng không có chất hoạt động bề mặt thì phổi của bạn sẽ trở nên cứng và khó co bóp. Đây có thể là lý do một số bệnh nhân tiếp tục phải vật lộn với bệnh dù đã được dùng máy thở.
Một cách khác đang được theo đuổi là hiểu rõ hơn cách thức hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus và vi khuẩn ngay từ đầu. Ở một số người trẻ khỏe, một hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh có thể dẫn đến một cơn bão phản ứng tràn khắp phổi và các cơ quan khác. Trong những trường hợp đó, vấn đề không phải ở tuổi tác hay hệ miễn dịch yếu mà là bởi nó hoạt động quá tốt. Một số bác sĩ ở tuyến đầu nhận định đó là lý do các steroid - chất ức chế hệ thống miễn dịch - dường như mang lại lợi ích ở một số người.
Một giả thiết khác nữa có thể là do một số người trẻ khỏe hơn nghĩ mình không dễ đổ bệnh, nên không coi trọng giãn cách xã hội, và kết quả là tiếp xúc với số lượng virus lớn từ môi trường.
Để xác định rõ bệnh lý cơ bản thì có thể mất nhiều tháng trời, và cũng còn tùy từng bệnh nhân bất kể tuổi tác. Nhưng sự thật là nhiều người trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh là vì người Mỹ có tỷ lệ cao bị các bệnh nền như tiểu đường. Ngoài ra, những ca như Ben Luderer cần được tìm hiểu nhiều hơn mới có thể kết luận.
Vợ của Ben nói, các bác sĩ đến nay vẫn chưa thể giải thích điều gì đã xảy ra với chồng cô. "Chúng tôi thực sự không biết. Tôi thực sự không biết", Brandy nói.
Có thể nói, dù tuổi tác thế nào hay bệnh nền ra sao, lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: Ở trong nhà, rửa tay và giảm tối đa nguy cơ nhiễm virus.
-
Nhận định, soi kèo Chennaiyin vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 30/1: San bằng cách biệtĐinh Lập Nhân 'rụng kim' ở chung kết cờ vua thế giớiQuy hoạch TPHCM phải tạo đột phá về kinh tếRộ nghi vấn Ukraine có vũ khí thay đổi cuộc chơi hạ loạt tiêm kích NgaNhận định, soi kèo Aizawl vs Shillong Lajong, 20h30 ngày 30/1: Tự tin trong cuộc đua trụ hạngVợ tôi rất đẹp, tại sao tôi lại phải lòng đồng nghiệp ở cơ quan?Ông cụ để lại nhà chục tỷ, xóm trọ Sài thành vui mừng vì giảm tiền thuêNghệ sĩ Thanh Xuân và em gái ăn bánh mì chấm nước tương mùa dịch CovidNhận định, soi kèo Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1: Khách chiếm ưu thếVolkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg
下一篇:Nhận định, soi kèo Istra 1961 vs HNK Gorica, 23h00 ngày 31/1: Gia tăng khoảng cách
- ·Nhận định, soi kèo El Gouna vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 31/1: Áp đảo chủ nhà
- ·Giám đốc trẻ lương trăm triệu vẫn ế vì tiêu chuẩn chọn vợ khó nhằn
- ·Những cô dâu 'gãy cổ' ... vì vàng
- ·Kết thúc có hậu của cặp đôi yêu từ thời đi học khiến cộng đồng mạng thích thú
- ·Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- ·Kylian Mbappe: "Vì tinh tú" đầy ác mộng của Real Madrid
- ·TP HCM muốn giữ phần thu ngân sách vượt kế hoạch để làm metro
- ·Mẹ thông minh xử lý cơn ăn vạ ở con
- ·Nhận định, soi kèo Universitario vs Inter Miami, 8h00 ngày 30/1: Điểm tựa sân nhà
- ·Robot hình người tiến thêm một bước ra đời thực
- ·Trứng sắt
- ·Bắt gặp vợ ngoại tình, chồng viết đơn ly hôn nhưng sau 2 tháng lại đòi hàn gắn
- ·Nhận định, soi kèo Sydney vs Adelaide United, 13h00 ngày 1/2: 3 điểm xa nhà
- ·Xin cưới thêm vợ cho… chồng!!!
- ·Con trai đoàn tụ với mẹ 88 tuổi sau 71 năm bị đưa đi làm con nuôi
- ·9 món ăn uống dễ gây tích tụ mỡ nội tạng
- ·Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Neom SC, 19h50 ngày 29/1: Cửa trên thất thế
- ·Vu Lan: Làm gì để báo hiếu cha mẹ?
- ·'Đạo hàm, tích phân không quyết định năng suất lao động'
- ·Trung Quốc đổ tiền làm robot hình người
- ·Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
- ·Hớn hở đón con gái, vợ lại sinh con trai, ông bố thẫn thờ: Công chúa của tôi đâu?
- ·Thanh niên bối rối vì làm 3 người phụ nữ cùng có thai
- ·Khám tầm soát, phát hiện mắc hai ung thư cùng lúc
- ·Nhận định, soi kèo Qatar SC vs Al
- ·T&T Group ủng hộ Bệnh viện Đức Giang 7 tỷ đồng chống dịch Covid
- ·Nhận định, soi kèo Ajax vs Galatasaray, 3h00 ngày 31/1: San bằng khoảng cách
- ·Cô gái bỏ của chạy lấy người sau cuộc hẹn hò với bạn trai 'vị chi là 70 nghìn'
- ·Cười ra nước mắt với những ông chồng chăm vợ đẻ
- ·Tôi tình cờ phát hiện video vợ tự thỏa mãn trong phòng ngủ
- ·Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
- ·Hàng trăm polyp đại tràng hóa ác tính
- ·Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày?
- ·Chê của hồi môn ít, đàn ông Ấn Độ vũ phu với vợ
- ·Soi kèo góc Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
- ·Chồng cho tiền tôi đi phẫu thuật thẩm mỹ