Gamer Trung Quốc phát sốt vì DJ Soda cosplay champions Sona trong LMHT
Vừa qua,ốcphátsốtvìgiá đô nhiều trang tin tại Trung Quốc đã đồng loạt đăng tải bài viết giới thiệu về DJ Soda (tên thật Hwang So Hee) - Một nữ DJ xinh đẹp đến từ Hàn Quốc và rất nổi tiếng tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Brisbane Roar, 13h00 ngày 18/1: Tiếp tục tan vỡ
-
Cuốn tiểu thuyết Lấy nước đường xa dựa trên câu chuyện có thật về Salva, một trong số 3.800 những cậu bé mất tích người Sudan. Lúc 11 tuổi, Salva đã buộc phải rời khỏi ngôi làng của mình bởi cuộc nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam Sudan. Salva và hàng ngàn chàng trai khác phải đi hàng ngàn dặm trên sa mạc, phải đối mặt với đói – khát và sự tấn công của sư tử, của cá sấu cũng như của phiến quân để tìm đến các trại tị nạn. Cuối cùng Salva được tái định cư ở Mỹ, nơi anh bắt đầu tổ chức phi lợi nhuận Nước cho Nam Sudan- lắp đặt các giếng nước sâu ở những ngôi làng hẻo lánh đang rất cần nước sạch. Lấy nước đường xabắt đầu bằng hai câu chuyện, được kể trong các phần xen kẽ, về hai đứa trẻ ở hai thời kỳ khác nhau – hai bộ tộc đối lập nhau tại Sudan, một cô gái năm 2008 và một cậu bé năm 1985.
Cô gái Nya với công việc đi lấy nước cho cả gia đình tại một cái ao cách nhà 8 tiếng đi bộ. Nya thực hiện hai chuyến đi đến ao mỗi ngày. Cậu bé Salva là một trong những người tị nạn đi tìm kiếm gia đình và một nơi an toàn để ở. Chịu đựng mọi khó khăn và Salva là một người sống sót!
Câu chuyện của Nya và Salva đã giao thoa với nhau một cách đánh kinh ngạc và đầy cảm động. Nya kết thúc hành trình đi bộ 8 tiếng mỗi ngày để lấy nước và Salva vẫn tiếp tục hành trình mang nước sạch đến cho người dân Sudan của mình.
Câu chuyện sâu sắc về cuộc đời của Salva đã khuyến khích tất cả hãy tiếp tục bước đi, ngay cả khi đối mặt với những thách thức lớn nhất của cuộc đời.
Đọc sách nhiều người sẽ thắc mắc tự vấn: "Làm sao một thằng bé mới chỉ vỏn vẹn 11 tuổi lại có thể vượt qua được cả hành trình gian nan, nhiều cay đắng tới vậy?". Có lẽ đó là bởi hy vọng được đoàn tụ gia đình lúc nào cũng hừng hực cháy trong cậu.
Cuốn sách mỏng này hoàn toàn xứng đáng có mặt trong giá sách nhà bạn, để ngày nào đó, cả nhà bạn sẽ cùng quây quần bên nhau, mở từng trang sách ra đọc và cảm thấy, thật may mắn vì mình được sống, thật may mắn vì mình được ở cạnh bên nhau trên một đất nước không chiến tranh, dịch bệnh, đói khát. Cuộc sống lúc nào cũng thật đẹp!
Nam Sudan, 2008
Nya thả chiếc can và ngồi bệt xuống đất. Nó luôn cố gắng tránh xéo phải những cây cỏ gai mọc ven lối đi nhưng không dễ. Gai nhọn vương khắp nơi. Con bé nhìn xuống lòng bàn chân. Đây rồi, nửa cái gai nhọn đâm đúng giữa gót chân. Nya lấy tay nặn xung quanh cái gai. Đoạn với tay nhặt lấy một cái gai khác trên mặt đất để khêu cái gai găm ở gót chân ra. Con bé mím chặt môi vì đau quá.
Nam Sudan, 1985
BÙM!
Salva ngoảnh lại và quan sát. Phía sau nó, một cột khói đen khổng lồ từ từ bay lên. Lửa bốc ra từ đó. Trên đầu, một chiếc phản lực quay đầu lao vút đi như một con ác điểu.
Khói bụi mịt mù và Salva không còn nhìn thấy được ngôi trường thân yêu của nó nữa. Nó vấp chân suýt ngã. Nhưng phải tiếp tục chạy không được ngoái đầu lại. Vì không nó sẽ chậm lại. Salva cúi thấp đầu xuống và chạy. Nó chạy miết tới khi không còn hơi để chạy nữa. Nó lê từng bước. Liên tục như vậy trong mấy giờ đồng hồ cho tới khi mặt trời gần tắt hẳn. Đi cùng nó còn rất nhiều người nữa. Nhiều đến mức mà nó chắc rằng nguyên làng, nơi có trường nó học, cũng không thể nhiều người đến vậy. Hẳn là toàn bộ số người của cả vùng đất này đang cùng di tản. Vừa đi, những ý nghĩ miên man cứ hiện lên trong đầu Salva theo từng nhịp bước. Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Liệu mình có còn được gặp lại gia đình không? Đoàn người dừng lại khi trời tối hẳn không còn nhìn thấy lối đi nữa. Ban đầu họ đứng tản mát, thi thoảng có vài tiếng rì rầm, nhưng phần lớn đều lặng im trong sợ hãi.
Một lát sau, vài người đàn ông trung niên túm tụm lại bàn bạc gì với nhau rồi một người nói lớn, “Bà con, hãy đứng cùng với người làng mình. Bà con sẽ tìm thấy người quen.” Salva đi vòng quanh tới lúc nghe thấy tiếng gọi “Loun-Ariik! Ai người làng Loun-Ariik tới đây nào!” Salva thấy người nhẹ bẫng. Đó là người làng nó. Nó vội vàng đi theo tiếng gọi. Khoảng hơn chục người đứng thành một nhóm bên lề đường. Salva liếc qua từng khuôn mặt. Chẳng có ai trong gia đình nó cả. Nó chỉ nhận ra vài người – một người mẹ bồng con, hai người đàn ông, một bạn gái chừng tuổi nó – nhưng chẳng biết rõ ai cả.
Dầu sao thì nhìn thấy những gương mặt quen cũng dễ chịu lắm rồi. Cả đoàn người qua đêm đó ven đường, những người đàn ông trong đoàn thay phiên nhau thức để canh gác. Sáng hôm sau, đoàn người lại tiếp tục lên đường. Salva đi giữa đoàn với mấy người lớn cùng làng với nó. Đến đầu giờ chiều thì nó nhìn thấy một toán lính ở phía trước.
Trong đoàn có người nói khẽ, “Phiến quân đấy!” Phiến quân là những người đang chống lại chính phủ. Salva đi ngang qua mấy binh sĩ đang đứng ven đường. Mỗi người mang một khẩu súng lớn. Súng của họ không chĩa về đám đông nhưng trông vẫn rất dữ tợn và đề phòng. Một vài phiến quân nhập vào đoàn người, lặng lẽ đi phía sau. Giờ thì cả đoàn người đã bị bao vây.
Không biết chúng sẽ làm gì đây? Gia đình mình đâu rồi?
Cuối ngày, cả đoàn người đi tới một doanh trại của phiến quân. Đám lính ra lệnh cho họ chia thành hai nhóm – đàn ông vào một nhóm và nhóm còn lại gồm trẻ em, người già và phụ nữ. Các cậu tuổi teen có vẻ được xem là đàn ông rồi dù chỉ lớn hơn Salva một chút, và phải đứng vào nhóm một. Salva thoáng chút lưỡng lự. Nó mới mười một tuổi nhưng xuất thân từ một gia đình quyền quý.
Tên nó là Salva Mawien Dut Ariik sống ở ngôi làng được đặt tên theo tên ông nội nó. Bố nó luôn dạy nó phải hành xử như một người đàn ông – để noi theo các anh trai và làm gương cho thằng Kuol. Salva bước mấy bước lại phía mấy chú, mấy bác.
“Này!” Một tên lính tiến về phía Salva và tay giơ súng lên.
Salva sợ điếng người. Nó chỉ nhìn thấy họng súng đen ngòm đang chĩa thẳng vào mặt. Đầu súng đã chạm hẳn vào cằm nó. Salva cảm thấy như hai đầu gối nhũn ra. Nó nhắm tịt mắt lại.
Nếu chết bây giờ, mình sẽ không bao giờ được gặp lại gia đình nữa.
Ở chừng mực nào đó, ý nghĩ này đã giúp nó đủ mạnh mẽ để khỏi đổ gục xuống vì sợ. Nó hít một hơi dài rồi mở mắt ra. Tên lính chỉ cầm súng một tay thôi. Hắn không ngắm bắn mà chỉ dùng nòng súng nâng cằm nó lên hòng nhìn cho rõ mặt.
“Ra đằng kia đi,” tên lính nói. Hắn đưa khẩu súng chỉ về phía nhóm phụ nữ và trẻ em.
“Mày chưa đủ tuổi đâu nhóc. Cứ từ từ!” Hắn cười hềnh hệch và vỗ vai Salva.
Salva đành lon ton đi sang gia nhập nhóm phụ nữ. Sáng hôm sau, phiến quân lại tiếp tục di chuyển. Chúng bắt những người đàn ông phải khuân vác nào súng nhỏ, nào súng lớn, nào đạn dược, nào thiết bị thông tin. Salva nhìn thấy một người đàn ông có vẻ như không muốn đi cùng phiến quân. Ngay lập tức người này bị một tên lính dùng báng súng đánh thẳng vào mặt, ngã lăn xuống đất và máu chảy đầm đìa.
Kể từ đó, chẳng ai còn dám chống đối nữa. Những người đàn ông phải oằn vai mang vác đồ đạc và rời doanh trại. Những người còn lại cũng lục đục lên đường. Nhưng họ đi theo hướng ngược lại với đám phiến quân, vì phiến quân đi đến đâu thì chắc chắn có chiến sự xảy ra ở đó.
Salva đi cùng nhóm người làng Loun-Ariik. Nhưng giờ còn ít người hơn vì những người đàn ông đã bị phiến quân bắt đi theo. Trừ mấy đứa sơ sinh, Salva giờ là đứa trẻ con duy nhất trong nhóm.
Tối hôm đó, đoàn người trú tạm trong một cái chuồng bò. Salva trở mình liên tục trong đám cỏ ngứa ngáy.
Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Khi nào thì được đoàn tụ?
Nó phải nằm rất lâu mới ngủ được.
...
Ngay cả khi chưa tỉnh ngủ hẳn, Salva đã cảm thấy bất ổn. Nó nằm im, mắt nhắm tịt, cố nghe ngóng xem điều gì xảy ra.
Cuối cùng, nó cũng ngồi dậy và mở mắt. Chẳng còn ai trong chuồng bò. Salva đứng bật dậy, nhanh đến nỗi cảm thấy hơi chóng mặt. Nó chạy vội ra cửa và nhìn quanh. Không có ai. Tuyệt nhiên không một bóng người.
Họ đã bỏ cả đi. Chỉ còn nó bơ vơ một mình.
(Trích đoạn cuốn sách)
Tình Lê
Truyện cổ tích được tái hiện với phong cách hoàn toàn mới lạ
Kết hợp những ưu điểm tuyệt vời của cả truyện cổ tích và dòng sách tương tác, Truyện cổ tích hình nổi không chỉ đơn thuần là sách mà còn là món “đồ chơi tri thức” đầy sáng tạo.
" alt="Câu chuyện có thật về cậu bé 11 tuổi tạo nên điều kỳ diệu">Câu chuyện có thật về cậu bé 11 tuổi tạo nên điều kỳ diệu
-
Tôi hợp làm nhà thơ, họa sĩ hơn Chủ tịch Hội - Đắc cử vị trí chủ tịch Hội, ông có bất ngờ?
Cách đây một năm, tôi chưa từng nghĩ sẽ được đắc cử vị trí này. Khi biết Đại hội này mong muốn, đòi hỏi gì ở người đại diện cũng như nắm bắt ý chí của các hội viên, tôi nghĩ rằng hội viên sẽ chọn người có thể đồng hành cùng họ thực thi những yêu cầu ấy.
Tất nhiên, tôi vẫn bất ngờ. Có lẽ, tôi hợp là một nhà thơ, họa sĩ và người chơi nhạc dân tộc hơn là người đứng đầu một hội vô cùng phức tạp. Song khi đã bước đến vị trí mà các hội viên tin tưởng, tôi không còn con đường nào khác ngoài tiến lên phía trước.
Sự chuyển giao cần thiết và đúng chủ trương. So với các Đại hội trước, sự chuyển giao ở Đại hội Khóa X là ngoạn mục hơn cả! Lần đầu tiên, chúng tôi đưa vào BCH những gương mặt – dù đã có tuổi đời nhất định nhưng vẫn rất trẻ trong nền văn học. Điều đó tạo ra sự đợi chờ cho các nhà văn và bạn đọc.
- Ông có thể nói cụ thể hơn các thách thức?
Chúng tôi đang bước vào nhiệm kỳ mà văn học bị các phương tiện giải trí – truyền thông khác lấn át. Tuy nhiên, tôi có niềm tin lớn vào các thành viên trong BCH. Cảm hứng cho người đọc và người viết là tiền đề để tạo ra tác phẩm tốt. Nếu đánh mất cảm hứng, chúng ta sẽ không thể sáng tác tác phẩm hay cũng như tạo ra đời sống của văn học. Nhà văn, tác phẩm và bạn đọc phải đồng hành, chỉ cần 1 trong 3 thiếu hụt, nền văn học khó khăn ngay!
Việc nhà thơ làm quản lý cũng vậy. Chúng tôi làm quản lý lẫn nhau, khác các cán bộ quản lý hành chính. Khó khăn tất yếu có, như sự “lơ mơ” các con số, nhưng chúng tôi có người giúp việc chứ không tự làm tất cả.
Nhiệm kỳ trước có những thành tựu lẫn hạn chế. Chúng tôi tổ chức thành công cuộc thi tiểu thuyết, mạnh dạn trao giải cho các tác phẩm xuất sắc. 5 năm qua cũng là thời gian chúng tôi kết nạp nhiều nhà văn trẻ nhất – những chủ nhân tương lai của văn đàn, bất chấp những thắc mắc. Khiếm khuyết trong khâu tổ chức giải thưởng, kết nạp hội viên là có nhưng sẽ khắc phục dần.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong Đại hội BCH Hội nhà văn VN Khóa X. - Việc tuyên bố đặt niềm tin vào BCH “chắc chắn thành công'' của ông liệu có quá tự tin?
Bản chất của tôi, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Lương Ngọc An, Bích Ngân… là đổi mới. Những nhân tố đổi mới cộng vào nhau ít nhất sẽ làm tốt hơn, giảm bớt những thiếu sót nhiệm kỳ trước. Mục đích lớn của Hội là làm mới, trẻ hóa văn học Việt Nam, đưa văn học trong nước ra thế giới.
- BCH từ 6 người lên 11 người, có gì khó khăn, thưa ông?
(Cười)Chúng tôi có nhiều người hơn để chia sẻ lẫn nhau. Song gắn kết 11 người dĩ nhiên khó hơn 6 người. Trách nhiệm ấy thuộc về tôi. Họ được chọn ra từ phiếu tín nhiệm của đại biểu toàn quốc. Nhà văn thông thường rất vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn ra người đại diện cho mình, họ sẽ rất khó tính đấy! Cá nhân tôi nhìn thấy ở họ những gương mặt khả ái, những đồng sự từng làm việc với nhau.
- Ở vai trò Chủ tịch, ông làm sao để dung hòa nhiều cá tính mạnh, khác nhau của các hội viên?
Tôi sẽ tìm ra con đường chung cho tất cả cá tính của mọi người, giống như một cánh đồng màu mỡ có ngô, khoai, lúa và nhiều hoa màu khác vậy! Dĩ nhiên, cá tính của mỗi nhà văn phải hướng đến sự thiện lành, giúp con người san sẻ bớt khổ đau, bất công và mang đến họ giấc mơ. Mỗi nhà văn sẽ có phương cách riêng, đó cũng là đặc tính của văn học. Khi chúng ta đã chọn được “con đường lớn”, cá tính của các nhà văn lại là điều hay để mang đến phong cách riêng biệt trong sáng tạo nghệ thuật.
Kết nạp thành viên hội còn lỏng lẻo là một sai lầm đáng yêu
- Vấn đề kinh phí duy trì Hội thì thế nào, thưa ông?
Tôi có quan hệ với không ít doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta có tạo được sự tin tưởng cho xã hội và người dân hay không? Kinh phí của Đảng và Nhà nước cho Hội đã hết sức, không thể đòi hỏi thêm được nữa. Song Hội cũng cần mở rộng hoạt động như dịch thuật, truyền bá văn học ra nước ngoài, thúc đẩy văn học trẻ và thiếu nhi…
Tuổi 63, tôi đã kết thúc sự sáng tạo của mình, không còn khả năng tạo ra đột phá nhưng còn bao nhiêu người trẻ đang và sẽ là nhân tố chính của nền văn học Việt Nam trong 10 – 20 năm nữa. Việc xã hội hóa là rất quan trọng! Tôi sẽ ra sức kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng cùng đồng hành với Hội để thực hiện các mục tiêu lớn.
- Ông nói cụ thể hơn về vấn đề phát triển văn học thiếu nhi?
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh Ban Văn học thiếu nhi, xin phép thành lập Quỹ Văn học thiếu nhi, đánh thức người trẻ lẫn cây bút lớn tuổi viết về thiếu nhi. Chúng ta có nhiều sách thiếu nhi tốt nhưng lại là sách dịch. Tôi muốn những đứa trẻ lớn lên trong nền văn hóa của chính chúng. Tôi đang cân nhắc việc đặt giải thưởng riêng cho Văn học thiếu nhi và Văn học trẻ đầu tay.
- Việc kết nạp thành viên của Hội đang có phần lỏng lẻo, thưa ông?
Tôi khẳng định có sự lỏng lẻo như bạn nói, nhất là khi việc kết nạp đánh vào tình cảm của hội đồng. Việc kết nạp một ai đó mà xã hội và các đồng nghiệp chưa thấy thỏa đáng là một sai lầm đáng yêu. Tôi chưa bao giờ thấy các nhà văn muốn trở thành thành viên của Hội như vậy. Chúng tôi chắc chắn chọn lựa và giới thiệu cho xã hội những cây bút tốt nhất, đặc biệt là cây bút trẻ.
- Theo ông, làm sao để nâng cao chất lượng sáng tác và đời sống hội viên?
Sáng tác là thách thức lớn nhất của tự mỗi nhà văn, BCH không thể thò tay vào không gian riêng họ. Việc của chúng tôi là ứng xử công bằng với hội viên, đánh giá đúng mực tác phẩm và đánh thức tiềm năng kỳ diệu trong họ.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã tạo ra "vùng riêng" cho Hội
- Sự kiện bán bản quyền tác phẩm của hơn 100 nhà văn trong 1 năm với giá vỏn vẹn 50 triệu từng gây bức xúc làng văn, ông có đề xuất gì?
Bản quyền tác phẩm thuộc về Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam – nơi ít người, thiếu kinh phí, chuyên môn chưa cao. Vừa qua, có một số trung tâm bản quyền kỹ thuật số đã đến làm việc với tôi. Chúng tôi đang cân nhắc rằng Hội có thể không cần một trung tâm bản quyền riêng mà sẽ liên kết với các trung tâm bản quyền đủ kỹ thuật, tiềm năng và hiểu biết pháp luật. Chúng tôi sẽ bảo vệ bằng được bản quyền tác phẩm của các hội viên.
- Có ý kiến cho rằng các nhà văn còn e sợ khi viết về vấn đề tiêu cực trong xã hội như chống tham nhũng, ông nghĩ sao?
Vẫn có những tác phẩm như bạn nói nhưng chưa kịp ra mắt trong thời gian này. Chúng tôi đang nỗ lực làm việc với các cơ quan có liên quan để cùng thấu hiểu hơn rằng đó không phải là tác phẩm “vạch áo cho người xem lưng” mà là sự lý giải các vấn đề về tham nhũng, tội phạm, đạo đức con người đang xuống cấp… từ đó cảnh báo các nhà quản lý tốt hơn.
Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục cố vấn cho BCH. - Ông nhìn nhận thế nào về 20 năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội của nhà thơ Hữu Thỉnh?
Ông Hữu Thịnh đã tạo ra một “vùng riêng” của Hội trong 20 năm ấy theo cách riêng của mình. Điều ấy tuyệt vời nhưng cũng khó khăn để thay đổi những khía cạnh cố hữu. Chẳng hạn sắp tới, chúng tôi sẽ sâu sát với hội viên, cùng nhau chia sẻ khó khăn để tránh tạo sự khó thấu hiểu nhau, thậm chí phản cảm.
Trong gia đình tôi, khoảng cách thế hệ vẫn tồn tại, huống chi hội viên trên 65 tuổi chiếm hơn 70%. Thách thức của chúng tôi là tạo sự gắn kết để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung. Chúng tôi mời nhà thơ Hữu Thỉnh làm cố vấn vì biết đâu có những điều chúng tôi chưa nhìn thấy. Và chúng tôi giải quyết bằng phương cách, tinh thần của thế hệ mới.
- Vừa là Chủ tịch Hội Nhà văn lại kiêm Giám đốc NXB Hội Nhà văn, liệu đây có phải là gánh nặng của ông?
Tôi đang đảm nhiệm vị trí ấy tạm thời, chắc chắn sẽ có một tân giám đốc – Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn mới. Người ấy có thể là một ủy viên BCH hoặc một người có năng lực quản lý của ngành xuất bản.
- Việc sáng tác của ông sẽ thế nào?
Thực trạng ấy đe dọa mọi người chứ không chỉ tôi. Song tôi có bí quyết để sáng tạo! Sắp tới, tôi sẽ có cuộc triển lãm 60 bức tranh lớn, viết cuốn thứ 2 về Mem và Kya, ra 2 tập thơ mới và bắt tay viết kịch bản phim truyện Thành Cổ Loa. Tôi biết cách “phân thân” để làm việc nhưng dĩ nhiên sẽ không dễ dàng như trước.
Thanh Tùng - Mỹ Niệm (ghi)
Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Hãy đặt cược lòng tin vào chúng tôi!
Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch mới của Hội nhà Văn Việt Nam nói sứ mệnh của BCH mới thật vinh quang, niềm hạnh phúc lớn lao nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề.
" alt="Nguyễn Quang Thiều: 'Nhà văn vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn người đại diện họ khó tính đấy!'">Nguyễn Quang Thiều: 'Nhà văn vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn người đại diện họ khó tính đấy!'
-
Tôi bắt đầu nghiên cứu đầu tiên của mình về sang chấn tại Bộ Cựu chiến binh bằng việc hỏi những người cựu chiến binh các câu hỏi mang tính hệ thống về những gì đã xảy ra với họ khi ở Việt Nam. Tôi muốn biết điều gì đã đẩy họ đến bước đường cùng, vì sao một số người bị suy nhược trong khi một số khác vẫn có thể tiếp tục sống bình thường sau trải nghiệm ấy. Phần lớn những người đàn ông tôi phỏng vấn cho biết họ đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi đầu quân, họ ngày càng gần gũi nhau hơn qua những khóa huấn luyện khắc nghiệt, họ cho nhau xem hình chụp gia đình và bạn gái, họ chịu đựng những thói xấu của nhau, chia sẻ quần áo với nhau, thậm chí có thể kể nhau nghe những bí mật đen tối nhất hoặc xả thân vì những bằng hữu tốt nhất.
Với Tom, những ký ức sau trận phục kích trên cánh đồng còn tồi tệ hơn cả chính trận phục kích đó. Phải tận vài tháng sau khi gặp tôi lần đầu, Tom mới đủ dũng khí vượt qua mặc cảm và nhục nhã để kể cho tôi nghe điều này: Chỉ một ngày sau trận mai phục ấy, Tom đã phát điên nên tìm đến một ngôi làng gần đó, giết chết trẻ em, bắn chết một người nông dân vô tội, và hãm hiếp một phụ nữ Việt Nam. Trả thù xong, Tom nghĩ việc quay trở về Mỹ đã không còn ý nghĩa gì nữa.
Giờ đây, khi đã làm chồng, làm sao ông có thể đối diện với vợ và nói với cô ấy rằng mình đã hãm hiếp dã man một phụ nữ vô tội năm nào? Khi trông theo con trai chập chững những bước đi đầu đời, làm sao Tom không khỏi nghĩ về đứa trẻ mình đã sát hại năm ấy? Tom đã phải rất dũng cảm và rất tin tưởng tôi mới có thể tiết lộ đoạn quá khứ đen tối này. Có lẽ, Tom đã tìm thấy ở tôi hình ảnh người bạn thân Alex.
Cái chết của Alex đã khiến phần lương thiện, đáng kính và đáng tin cậy trong Tom cũng chết theo. Những người bị sang chấn từ sự việc nào đó do chính họ hay người khác gây ra thường khó có thể xây dựng những mối quan hệ thân mật. Sau khi trải nghiệm điều kinh khủng nào đó, làm sao bạn có thể tin tưởng chính bản thân hay người khác một lần nữa? Làm sao bạn có thể ân ái với ai đó khi từng bị hãm hiếp tàn bạo?
Một trong những điều khó khăn nhất của những người bị sang chấn đó là đối mặt với nỗi hổ thẹn về cách hành xử của mình khi bị sang chấn, dù đó là hành động họ bị sai khiến (ví dụ một người lính được giao nhiệm vụ giết ai đó) hay chủ động làm (ví dụ một đứa bé bị xâm hại tình dục cố gắng làm nguôi giận kẻ đã xâm hại mình). Sarah Haley là một trong những người đầu tiên ghi chép lại hiện tượng này.
Trong một bài báo mang tính thúc đẩy to lớn trong việc hình thành chẩn đoán PTSD có tên When the Patient Reports Atrocities4 (Khi bệnh nhân tường thuật lại những hành động hung tợn), cô đề cập đến việc nhiều người lính cảm thấy rất khó khăn, thậm chí gần như là không thể kể lại hay lắng nghe về những hành động dã man mà họ và những người lính khác từng làm trong chiến tranh.
Trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó, những người bị sang chấn vừa cảm thấy rất khó khăn khi phải chứng kiến hành động dã man của ai đó, vừa phải chịu đựng nỗi mặc cảm vì mình đã làm hoặc đã không làm gì đó trong những hoàn cảnh ấy vì đã quá sợ hãi, phụ thuộc, kích động hay giận dữ. Vài năm sau, tôi bắt gặp hiện tượng tương tự ở những nạn nhân bị lạm dụng tình dục khi còn bé: Hầu hết họ cảm thấy nhục nhã vì đã cố gắng sống và giữ mối quan hệ với kẻ đã lạm dụng tình dục mình.
Điều này đặc biệt đúng nếu hung thủ là người mà đứa trẻ rất gần gũi và phụ thuộc vào như cha, chú, ông. Nạn nhân thường bối rối, không rõ mình có thực sự là nạn nhân hay đã tự nguyện tham gia vào cuộc tiếp xúc thể xác nọ. Họ hoang mang giữa tình yêu và nỗi sợ, giữa đau đớn và khoái cảm.
Trích sách 'Sang chấn tâm lý - Hiểu để chữa lành' do SaigonBooks phát hành
Chúng ta hiểu 'sang chấn tâm lý' được bao nhiêu để có thể 'chữa lành'?
Tôi thì thi thoảng cũng sang chấn vì phải chịu đựng một thảm họa điện ảnh trong rạp.
" alt="Sang chấn tâm lý và đánh mất chính mình">Sang chấn tâm lý và đánh mất chính mình
-
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al
-
Đọc khá nhiều bài viết khen có, chê có, thậm chí chỉ trích về phim Nhà bà Nữcủa Trấn Thành, tôi xem xong đều cười một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Vì chuyện người ta viết khen, chê phim hay đạo diễn khá hiển nhiên, đó là ý kiến của cá nhân họ.
Tuy nhiên, khi vô tình đọc một bài viết về phim này của tác giả Hạ Nguyên, tôi thật sự không rõ nhà văn này khi viết có xen lẫn yếu tố cảm xúc cá nhân gì như thù ghét Trấn Thành không vì thấy có phần hơi lố.
Tôi cảm thấy Trấn Thành bản lĩnh và giỏi vì nắm bắt nhu cầu thị hiếu công chúng rất tốt. Không cần biết anh rao giảng nhiều, phim "ồn ào" quá mức hay lạm dụng việc "chửi thề" nhưng điều mà đạo diễn hay nhà đầu tư làm cuối cùng vẫn là để phim bán được vé.
Trấn Thành không mập lên hay ốm đi vì một bài viết hay một bình luận khen chê. Anh chỉ cần thấy đứa con tinh thần của mình và của ê-kíp đã được khán giả đón nhận.
Tôi đã coi phim Nhà bà Nữsuất 9 giờ sáng mồng 1 Tết, đã khóc ngon lành trong rạp bởi nó quá giống câu chuyện của tôi và mẹ tôi. Rằng tôi cũng từng cảm thấy làm gì cũng không vừa ý, nói gì cũng không đúng ý mẹ.
Tôi nghĩ không riêng gì mình, ai đi coi cũng thấy đâu đó một góc nhỏ hình ảnh gia đình mình trong đó. Nhìn vào là một gia đình nhưng luôn xào xáo, luôn không thấu hiểu nhau, luôn có sự áp đặt của phụ huynh với con cái.
Tôi rất thích đi coi phim Việt Nam vào ngày Tết vì muốn ủng hộ phim Việt. Dù giá vé phim Tết luôn cao, tôi vẫn ủng hộ, mong muốn Việt Nam luôn có những bộ phim hay và chất lượng.
Ngoài Nhà bà Nữ, tôi còn xem một bộ phim Việt khác mà mình thật sự mong chờ sẽ là một cú hit lớn của điện ảnh. Nhưng phim ấy ngoài những cảnh phô bày cơ thể, độ chịu chơi cởi đồ của mỹ nhân ra thì không đọng lại tôi một giá trị nhân văn nào.
Dĩ nhiên, tất cả đều là đứa con tinh thần và tâm huyết của bao nhiêu con người để mang những thước phim giải trí đến cho khán giả.
Vậy rốt cuộc Nhà bà Nữ hay hay dở, đáng xem hay không đáng xem? Điều đó không quan trọng. Quan trọng là mỗi người xem phim đã nhìn thấy hình ảnh của mình và gia đình mình trong đó. Để rồi, họ chiêm nghiệm lại những biến cố đã qua trong gia đình hay ngồi lại, tìm cách hàn gắn, xoa dịu những vết thương chưa kịp lành sẹo.
Cuối cùng, tôi nghĩ, góp ý hay khen ngợi bộ phim đều là quyền được ý kiến của mỗi người. Không thể ép ai đó phải thích, phải tán dương khi họ thực sự không thích bộ phim.
Tuy nhiên, nên chăng cảm ơn đạo diễn, dàn diễn viên và ê-kíp vì họ đã hoàn thành xuất sắc phần việc của mình? Về phần chúng ta, nếu không thích họ, không muốn nhìn mặt họ trên màn ảnh nữa, thì đừng ra rạp xem những phim sau của họ, thế là xong!
Bạn đọc Hiền Đinh (TP.HCM)
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
'Thằng chó', 'mẹ mày' và việc chửi thề vô tội vạ ở phim của Trấn ThànhTrong sự cởi mở của điện ảnh, khán giả chấp nhận những câu chửi thề trên phim. Song, trường hợp lạm dụng, chửi vô tội vạ như "Nhà bà Nữ" gây băn khoăn với người xem dịp năm mới." alt="Nhà văn Hạ Nguyên đã quá lời với phim của Trấn Thành">Nhà văn Hạ Nguyên đã quá lời với phim của Trấn Thành
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất
- Cuốn sách nói về cuộc đối đầu giữa nhân loại và trí tuệ nhân tạo
- Hot Tiktoker chỉ đọc thơ vẫn hút hơn 5 triệu follow
- Bi hài chuyện lắp thiết bị giám sát học lái xe ôtô
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1: Uy lực sân nhà
- Chính phủ chính thức đặt lộ trình 'khai tử' xe động cơ đốt trong ở Việt Nam
- 8 lý do bạn không nên mua một chiếc xe có cửa sổ trời
- Để người dân 'bỏ' ô tô xe máy cá nhân, cần có nhiều bãi gửi xe giá rẻ
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Toulouse, 03h05 ngày 19/1: Khách gặp khắc tinh
- Hơn 2.000 xác thai nhi được phát hiện trong nhà riêng bác sĩ Mỹ
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1: Vẫn còn rất sung
- Bức tranh 'đống rơm' này vừa được mua giá 110 triệu USD sau 8 phút
- Chuyện khó tin: Người nhịn ăn 382 ngày vẫn sống sót
- Câu chuyện có thật về cậu bé 11 tuổi tạo nên điều kỳ diệu
- Soi kèo phạt góc Lille vs Nice, 03h05 ngày 18/01
- Biên đạo múa 28 năm đắm đuối với nghệ thuật truyền thống
- Đến bệnh viện lúc 4h sáng, người đàn ông nhận ra bài học đắt giá nhất cuộc đời
- Ngược dòng đại lộ
- Nhận định, soi kèo Zwolle vs PSV, 22h30 ngày 18/1: Xây chắc ngôi đầu
- Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cùng Á hậu Thúy Vân bàn về giữ gìn múa rối nước
- 'Mây mưa' ngoài ban công giữa ban ngày, cặp đôi bị bắt giữ
- Lý do 'quả chuối dán tường' có giá hơn sáu triệu USD
- Soi kèo góc Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1
- Ca sĩ Hồng Hạnh rơi nước mắt khi nghe người lính hát 'Xuân này con vắng nhà'
- Nắng nóng gay gắt, người Thanh Hoá mang quạt điện, áo giữ nhiệt ra đồng
- Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin
- Soi kèo góc West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1
- Tôi được đồng nghiệp bảo vệ khi bị quấy rối
- Chàng trai hơn 3 năm giúp người gốc Việt tìm lại cha mẹ ruột
- Dùng vũ lực chặn người đàn ông đánh chết phụ nữ trong khách sạn, có phạm tội?
- 搜索
-
- 友情链接
-