Soi kèo phạt góc Sydney vs Adelaide, 16h05 ngày 12/4

Ngoại Hạng Anh 2025-01-17 17:58:39 6
èophạtgócSydneyvsAdelaidehngàmưa   Hoàng Tài - 12/04/2022 05:25  Kèo phạt góc
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/200b399017.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà

{keywords}Chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ kết thúc từ 1/6. Ảnh minh họa

Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ tác động tích cực, và là đòn bẩy cho thị trường ô tô trong nước. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, chính sách ưu đãi 50% phí trước bạ sẽ kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm, sở hữu tài sản. Chính sách này cũng hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho, nối lại chuỗi cung ứng, gia tăng sản xuất thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong khi vẫn có thể giúp tăng tổng thu ngân sách nhà nước.

Thực tế cho thấy thị trường ô tô đã có nhiều khởi sắc đáng kể nhờ chính sách kích cầu từ Chính phủ.

Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), tháng 12/2021, khi chính sách có hiệu lực, doanh số bán ô tô tại thị trường Việt Nam tăng 21% so với tháng trước đó. Trong đó xe lắp ráp tăng lên 23%.

Sang năm 2022, thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Báo cáo của VAMA cho thấy, 4 tháng đầu năm, lượng xe bán ra tăng tới 31% so với cùng kỳ. Trong đó, xe ô tô lắp ráp trong nước tăng lên tới 38%. Các hãng xe ghi nhận doanh số tăng mạnh mẽ ở hầu hết các tháng đầu năm 2022.

Dù có chính sách kích cầu từ Chính phủ nhưng để mua xe và nhận ưu đãi cũng không dễ. Nhu cầu tăng cao trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện khiến năng lực sản xuất bị ảnh hưởng đã tác động đến thị trường trong thời gian ưu đãi trước bạ.

Nhiều mẫu xe rơi vào tình trạng khan hàng và tăng giá bán khi cung không đủ cầu. Nhiều hãng xe đã phải liên tục điều chỉnh giá bán các mẫu xe ăn khách, kéo dài thời gian giao hàng. Do đó, nhiều khách hàng đặt mua xe thường phải chờ nhiều tháng và nhiều mẫu xe xảy ra tình trạng bán “bia kèm lạc” với mức chênh lên tới cả trăm triệu đồng.

Một số ý kiến đánh giá, ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ kết thúc sẽ có tác động tới thị trường ô tô Việt Nam trong thời gian tiếp theo và thị trường có thể giảm nhiệt trong ngắn hạn. Người dùng còn phải đối mặt với một vấn đề khác đó là tình trạng “không còn xe để bán” ở nhiều đại lý khi thiếu hụt linh kiện vẫn còn kéo dài, gây ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều hãng xe.

Thời giao giao xe bị kéo dài, tăng giá và yêu cầu mua thêm phụ kiện hay việc hạn chế các lựa chọn cũng sẽ tác động tới quyết định mua sắm của người dân.

Phúc Vinh

Việt Nam tiêu thụ hơn 40.000 xe ô tô trong tháng 1/2022

Việt Nam tiêu thụ hơn 40.000 xe ô tô trong tháng 1/2022

Hơn 40.200 xe ô tô đã được bán ra tại thị trường Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2022. Trong khi Ford, Mitsubishi và Hyundai sụt giảm thì Toyota, Kia, Mazda lại ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái.

">

Lệ phí trước bạ ô tô chính thức tăng về mức cũ

Thường ngày, bạn không để ý tới móng tay của mình nhưng bạn có biết rằng chúng có thể cho biết rất nhiều về tình hình sức khỏe?

{keywords}

Ảnh minh họa: Internet

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có hàng trăm các vấn đề sức khỏe xảy ra và sẽ làm thay đổi tình trạng bình thường của móng.

Từ thời cổ đại, móng tay đã được xem xét để chẩn đoán bệnh tật trong cơ thể. Đôi khi những rắc rối mà chúng ta gặp chỉ là nhiễm nấm hoặc chấn thương, nhưng cũng có khi móng tay báo cho bạn biết những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trong hơn, như vấn đề ở gan, tim và phổi.

Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay màu trắng, bề mặt mịn màng, không có gờ rãnh hay sự đổi màu khác lạ.

Nếu móng tay bạn có những triệu chứng dưới đây thì bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ ngay

Vết đen trên đầu móng tay: Bệnh tiểu đường hoặc bệnh khác

Vết đen trên đầu móng tay của bạn có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu bạn đã già đi. Tuy nhiên, theo thông tin từ phòng khám Mayo Clinic ở Mỹ, đây cũng có thể là bệnh gan, suy tim sung huyết hoặc bệnh tiểu đường. Nếu nó là một chẩn đoán của bệnh tiểu đường, các chuyên gia nói rằng, bạn cần phải đến gặp bác sỹ để được tư vấn cách chăm sóc móng ngăn chặn tổn thương.

Móng giòn, dễ gãy

Dấu hiệu này ở móng tay báo hiệu sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, hay là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay, đặc biệt ở phụ nữ.

Đôi khi, đây là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus (một loại nhiễm nấm dẫn đến phát ban ngứa trên da hoặc trong miệng), bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp.

Trong ít trường hợp tương đối nghiêm trọng, móng tay giòn gãy là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng, là một dạng đau đớn của viêm khớp.

{keywords}

Khi móng tay có sọc đen, điều này thường gặp ở những người da đen và trong hầu hết trường hợp, nó là bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể báo hiệu bệnh ung thư da, được gọi là khối u ác tính subungual. Ảnh minh họa: Internet

Móng tay đổi màu:

Móng tay màu vàng cảnh báo tình trạng sử dụng lâu dài sơn móng tay, hay có thể chỉ ra bệnh nấm móng hoặc bệnh vẩy nến.

Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh: vàng da do viêm gan, nhiễm trùng xoang, vấn đề với tuyến giáp, nhiễm trùng phổi và phù bạch huyết (tình trạng tíchnước mà thường xảy ra ở cánh tay hoặc chân).

Móng tay màu xanh-đen cho thấy sự nhiễm vi khuẩn thường xảy ra dưới móng.

Móng tay hơi xanh hoặc tím cho thấy cơ thể đang thiếu ôxy.

Móng tay màu xám là phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc.

Móng tay nâu giúp bạn biết một bệnh về tuyến giáp hoặc suy dinh dưỡng. Móng tay có một nửa trắng ở phía dưới và nửa nâu ở trên có thể là một dấu hiệu của suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện sau khi hóa trị.

Móng tay màu trắng là dấu hiệu của sự lão hóa, bệnh nấm móng hoặc thiếu sắt (thiếu máu), cũng như cảnh báo một số bệnh: xơ gan (sẹo gan), thận hoặc suy tim, đái tháo đường, cường giáp, suy dinh dưỡng hoặc sau khi hóa trị.

Móng tay nhợt màu: Móng tay quá nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như: Thiếu máu, suy tim sung huyết, bệnh về gan, suy dinh dưỡng

Móng tay gợn sóng: Móng tay gợn sóng hoặc rỗ lủng có thể là dấu hiệu ban đầu của vảy nến hoặc viêm khớp.

Móng tay nứt hoặc bị tách đôi: Móng tay khô, giòn, dễ bị nứt hoặc tách đôi thường có liên quan đến các bệnh về tuyến giáp. Nứt móng hoặc tách đôi hai lớp móng với màu hơi vàng thường là do bệnh nấm.

Phần da bọc móng sưng: Nếu phần da xung quanh móng có vẻ sưng đỏ. Đó có thể là do bệnh lupus hoặc do rối loạn mô liên kết. Nhiễm trùng cũng có thể gây ra sưng đỏ và viêm phần da bọc móng tay.

{keywords}

Hình dạng và màu sắc của móng tay có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet

Móng tay bị lung lay

Khi móng tay trở nên lỏng lẻo và dễ lung lay, đây là hậu quả của việc bạn bị chấn thương vật lý, hoặc nhiễm trùng.

Bệnh tuyến giáp, bệnh vẩy nến, tuần hoàn kém hoặc phản ứng dị ứng với thuốc cũng thường khiến móng tay trở nên lỏng lẻo.

Móng tay hình muỗng

Khi móng tay của bạn cong vào trong và nhìn hất ra, bạn có thể đang bị thiếu sắt (thiếu máu), các bệnh về gan do thừa sắt, bệnh Raynaud (có ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các ngón tay và ngón chân), bệnh tim và suy giáp.

Những rãnh trên móng tay

Nếu nhận thấy có những đường sâu hay rãnh chạy qua móng tay, đây có thể là hậu quả sau khi bạn điều trị hóa liệu hay gặp phải chấn thương trước đó.

Cũng có thể do cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp, bệnh Raynaud, tiểu đường, bệnh mạch máu, thiếu hụt kẽm và sốt cao.

Móng tay cong lên

Đây là trường hợp các móng tay cong lên một cách bất thường xung quanh ngón. Biểu hiện này có thể vô hại do tăng lưu lượng máu đến các ngón tay.

Nhưng nếu đột ngột xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu máu thiếu oxy hay các bệnh về phổi, cũng như các bệnh khác như bệnh tim, bệnh viêm ruột (IBD), bệnh gan và AIDS.

(Theo Tiền Phong)

Những dấu hiệu ở móng tay cảnh báo bạn mắc bệnh nặng, có cả ung thư

Những dấu hiệu ở móng tay cảnh báo bạn mắc bệnh nặng, có cả ung thư

Dù khó tin nhưng móng tay cũng có thể tiết lộ tình trạng bệnh tật, bao gồm cả bệnh ung thư.

">

Những triệu chứng trên móng tay cảnh báo bệnh nguy hiểm

Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1

Toà nhà từng được sử dụng làm trường học đã bị bỏ hoang nhiều năm (Ảnh: Daily Mail)

Sau khi cải tạo, 29 căn hộ có 1 phòng ngủ, giá thuê là 1400 USD/tháng (33 triệu đồng), và 2 căn có 2 phòng ngủ với giá thuê 1650 USD/tháng (38 triệu đồng).

"Tôi đã biết về ngôi trường nhưng thành thật mà nói, tôi không chắc có thể làm gì với toà nhà. Tuy nhiên, với mức giá đó, tôi mua và hy vọng có thể mang đến giá trị trong tương lai", anh Jess Wig chia sẻ.

Sau khi cải tạo không gian bên trong đã thực sự thay đổi (Ảnh: Daily Mail)

Bạn của anh Jess là  Spanovich - người cùng chung tiền mua toà nhà cho hay: "Những toà nhà cũ này rất khó chuyển đổi. Chúng tôi chấp nhận rủi ro bất kể dùng nó vào mục đích gì. Nhưng chúng tôi biết với mức giá đó có thể tìm được cách để sử dụng toà nhà, tạo ra lợi nhuận".

Bên trong toà nhà được cải tạo có cả phòng tập thể dục (Ảnh: Daily Mail)

Quá trình cải tạo bên trong được tiến hành, song nhóm 3 người mua toà nhà muốn giữ được giá trị lịch sử của nó và không muốn mất đi vẻ ban đầu của ngôi trường. Sau khi cải tạo xong, hiện, các căn hộ bên trong đã được thuê hết. Nhóm 3 người sẽ lấy tiền thu được chia nhau dựa trên tỷ lệ đóng góp.

Hình ảnh cũ kỹ của toà nhà khi chưa cải tạo (Ảnh: Daily Mail)

Ngoài toà nhà đã cải tạo, nhóm đã mua thêm 2 trường học bị bỏ hoang để cải tạo thành căn hộ.

Quang Anh(Theo Daily Mail)

Người đàn ông bao giá cao hơn 16 tỷ mua bằng được nhà số 65

Để mua được bất động sản có số nhà yêu thích, vị khách hào phóng sẵn sàng chi mức giá cao hơn tới 16 tỷ so với giá rao bán.

">

Lãi đậm nhờ đầu tư nhà bỏ hoang

Chị Nguyễn Thị Thùy Trang là điều dưỡng trưởng, công tác tại Khoa Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống (Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp) tại TP.HCM). Chị phải xa nhà gần 4 tháng để hoàn thành nhiệm vụ.

Con nhỏ đếm từng ngày chờ mẹ về

Cùng với công việc của một điều dưỡng trưởng tại bệnh viện, chị còn tham gia công tác lấy mẫu cộng đồng và tiêm ngừa vắc xin ở các địa phương. Khi số lượng ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng, sợ bị lây nhiễm rồi ảnh hưởng tới người thân, chị cùng một số đồng nghiệp khác quyết định ở lại bệnh viện.

{keywords}
Chị Trang ấn tượng lần đi lấy mẫu Covid-19 tại chợ Bình Điền. 1 giờ sáng, cả đoàn mới lên xe về bệnh viện.
{keywords}
 Trong đợt đi tiêm vắc xin tại Long An, những tấm áo ướt đẫm vì phải mặc đồ bảo hộ giữa thời tiết nắng nóng.

Chị Trang tâm sự: “Khoảng ngày 20/6/2021, tôi gửi lại 2 con nhỏ cho em gái chăm sóc, vì chồng đi làm xa. Cứ hi vọng rằng chỉ mất một thời gian là có thể khống chế được dịch, nhưng không ngờ sau đó là các chỉ thị giãn cách kéo dài đến tận tháng 9”.

Thời điểm ấy, con trai lớn của chị vừa học hết lớp 5 đã có thể tự lập và hiểu chuyện nên không đòi mẹ. Thế nhưng, cậu con trai út còn nhỏ, chưa từng phải xa mẹ quá 2 ngày nên nhiều đêm khóc đòi mẹ, chẳng chịu ngủ. Có những đêm chị Trang gọi điện về, vừa giải thích, vừa dỗ dành con trai, rồi chị cũng ứa nước mắt vì thương con, và vì lo lắng.

Dù vậy, đầu tháng 10, thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, chị Trang cũng chưa thể về nhà. Chị cùng đồng động của mình thực hiện nhiệm vụ đi tiêm vắc xin ở các địa phương, tiếp xúc nhiều bà con, chị vẫn lo ngại cho sự an toàn của các con mình.

{keywords}
Chị Trang hướng dẫn một người dân đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
{keywords}
Những ngày xông pha nơi đầu chiến tuyến khiến chị luôn nhắc nhở bản thân phải thực hiện nghiêm túc 5K.

Xoay vần với những công việc chuyên môn lẫn chống dịch, chị chẳng nhớ nổi ngày tháng, cho đến khi vừa bước chân vào nhà, con trai nhỏ thỏ thẻ với chị: “Mẹ, mẹ đi tới 108 ngày”.

Lúc đó, tôi không cầm được nước mắt. Xót cho các con mình, và cho những đứa trẻ mà đồng nghiệp mình phải gửi lại để đi chiến đấu với dịch bệnh. Con trai út của tôi khá nhạy cảm. Từ sau lần đó, con sợ tôi lại đi lâu ngày, nên con học thuộc cả lịch trực của mẹ”, nữ điều dưỡng nghẹn ngào.

Mong sao giữ vững “thành quả” âm tính

Trong suốt cuộc chiến, chị Trang phải bắt gặp rất nhiều sự mất mát, đau đớn đến tột cùng. Có những thời điểm trực cấp cứu, số lượng nhân viên y tế có hạn, mà xe cứu thương vẫn ùn ùn kéo về. Không đủ giường, bệnh nhân phải nằm trên những chiếc ghế xếp đặt tạm ngoài hành lang. Rồi những bệnh nhân trở nặng quá nhanh, cảm giác lực bất tòng tâm đè nặng đôi vai của những nhân viên y tế.

Có thời gian mà gần như ca trực nào tôi cũng khóc. Mất mát nhiều quá”, chị tâm sự.

{keywords}
Chị Trang lo lắng khi dịch bệnh đang bùng phát trở lại.
{keywords}
Tấm thiệp mùng 8/3 viết vội lúc nửa đêm của con trai út khiến chị "tan chảy" vì hạnh phúc. Chị càng mong mỏi bình an đối với gia đình và cộng đồng.

Chưa kể, thời điểm tháng 8, khi các bệnh viện đều quá tải, người bác hơn 80 tuổi của chị Trang cũng bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có bệnh viện nào nhận. Công việc quá bận, chị chỉ kịp thuê bình oxy và nhờ gửi thuốc kháng sinh. Đến tận nửa đêm mới có thời gian rảnh, chị gọi điện về nhà thì hay tin bác mất rồi. Bởi vậy, chị chưa từng thả lỏng bản thân trước kẻ thù vô hình này.

Điều mà chị Trang cảm thấy may mắn và được an ủi nhất là cho đến nay, gia đình chị vẫn giữ được sức khỏe ổn định. Dù rằng, chị vẫn không thể hết lo lắng vì những đứa trẻ đã đi học trực tiếp. Mỗi ngày, chị đều dặn dò các con thực hiện nghiêm quy định 5K để phòng, chống dịch bệnh.

Chị Trang chia sẻ: “Thời điểm này dịch lại đang bùng. Ở bệnh viện chúng tôi đã có những nhân viên tái nhiễm lần 2, mà trong đó, có những anh chị bị lây từ người thân. Chúng ta đều đã biết về hậu quả đáng sợ của đợt dịch năm ngoái. Dù đã được tiêm vắc xin nhưng cũng không nên chủ quan, hậu Covid-19 cũng rất đáng sợ”.

Ngày 8/3, nhận được tấm thiệp viết vội của con trai út khiến chị "tan chảy" vì hạnh phúc: "Tặng mẹ nhân dịp 8/3. Chúc mẹ càng xinh đẹp". Chị càng mong rằng, gia đình cùng cả cộng đồng sẽ khỏe mạnh, bình an, để không còn cảnh mất mát, và những đứa trẻ không còn phải xa cha mẹ.

Khánh Hòa

 

Nữ bác sĩ và ký ức đứng giữa nhà xác nghe báo tin mừng

Nữ bác sĩ và ký ức đứng giữa nhà xác nghe báo tin mừng

Tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy nhớ lại hôm ấy, sau khi người hiến tạng được tẩm liệm, chuẩn bị về quê nhà, điện thoại chị vang lên: "Chị Thu ơi, tim bệnh nhân nhận tạng đập rồi". 

">

Nữ điều dưỡng bật khóc vì câu nói của con trai sau gần 4 tháng đi chống dịch

Lời tòa soạn: Bất động sản đóng góp gần 11% GDP và có ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 40 ngành nghề. Làm gì để tín dụng cho bất động sản rót vào đúng chỗ, hợp lý, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, hiệu quả cho cả người bán và người mua, giải quyết các vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo… là bài toán lớn đặt ra trong năm 2023.

VietNamNet khởi đăng loạt bài về vấn đề này.

Doanh nghiệp lớn, nhỏ lao đao 

Anh Trung Sơn (TP.HCM), một trong số 20 nhân viên bộ phận marketing của một dự án tại TP.HCM nhận được thông tin bị cắt giảm nhân sự trong chiến lược tái cơ cấu của tập đoàn từ tháng 10/2022. Không chỉ marketing, nhiều bộ phận khác cũng bị cắt giảm với tổng số khoảng 40% nhân sự. 

“Thị trường bất động sản gặp khó, dự án đang ở trong giai đoạn đầu, chưa triển khai nhiều nên tập đoàn quyết định tạm dừng lại để giảm áp lực chi phí. Chúng tôi cũng hiểu đây là khó khăn chung nên chấp nhận nghỉ không lương, hy vọng thị trường sớm ổn định, dự án tái khởi động để có thể quay lại tiếp tục triển khai” – anh Sơn chia sẻ. 

Nguồn: Tổng cục Thống kê (Biểu đồ: H.Khanh) 

Không chỉ ở tập đoàn của anh Sơn, đối mặt với sức ép dòng tiền khi nguồn vốn thu hẹp và áp lực từ trái phiếu đáo hạn, làn sóng cắt giảm nhân sự đã và đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp bất động sản từ cuối năm 2022. Thậm chí có tập đoàn giảm đến 50 - 60% nhân sự. 

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO…

Có doanh nghiệp mới mở bán dự án chấp nhận giảm giá nhà từ 20-30% đối với khách thanh toán ngay 90% giá trị căn hộ để thu tiền về trả nợ và đầu tư.

Lãnh đạo một doanh nghiệp chia sẻ, sự khó khăn chồng chất, mất thanh khoản, thiếu vốn, tắc pháp lý, nợ lớn, chịu lãi vay cao đã khiến không ít doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Theo vị này, đây là sự sàng lọc tất yếu và có tính chất “khốc liệt” hơn thời kỳ bùng phát dịch Covid-19.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), do “tắc” nguồn vốn tín dụng, “tắc” nguồn vốn trái phiếu, “tắc” cả nguồn “vốn huy động từ khách hàng”, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đói vốn đã phải vay vốn ngoài xã hội (tín dụng đen) với lãi suất rất cao, đầy “rủi ro”, hoặc phải bán bớt tài sản, chuyển nhượng dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40-50% giá trị hợp đồng) tạo ra cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ hơn, nhưng cũng tiềm ẩn “rủi ro” do đây là sản phẩm hình thành trong tương lai...

Tại báo cáo mới nhất, Bộ Xây dựng đánh giá, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. 

Bên cạnh việc lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều vấn đề liên quan về vốn. 

Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.

Không chỉ doanh nghiệp, khách hàng mua bất động sản cũng khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng, gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, dự án bất động sản dẫn đến các doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư. 

“Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát hành trái phiếu và huy động vốn dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn. Thiếu dòng tiền để trả cho doanh nghiệp cung ứng và trả lương người lao động do chủ đầu tư không có nguồn để thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ thuế” – Bộ Xây dựng cho biết. 

Theo ông Vương Duy Dũng, Cục phó Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), quá trình làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, Tổ công tác của Thủ tướng đã nắm bắt được cụ thể các nhóm vấn đề trong đó có nổi lên vấn đề về nguồn vốn triển khai thực hiện dự án. 

Lùi lịch mở bán, xoay xở tìm vốn ngoại

Trước thực tế khó khăn của thị trường, lãnh đạo một công ty bất động sản tại Hà Nội cho biết đã quyết định dời lịch mở bán dự án sang quý II/2023 để chờ tín hiệu tốt hơn. Cùng với đó, công ty cũng chủ động thực hiện chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư nhắm đến phát triển bất động sản đáp ứng nhu cầu thật thuộc phân khúc vừa túi tiền. Đồng thời, liên tục rà soát và bán bớt một số dự án không phù hợp để linh hoạt dòng tiền.

Thời gian qua, thị trường cũng ghi nhận thông tin Đất Xanh dời lịch dự án Gem Riverside, Nam Long dời lịch các dự án Izumi City, Nam Long Cần Thơ và Paragon Đại Phước sang năm 2023. Vạn Phúc Group cũng dời kế hoạch mở bán dự án căn hộ cao cấp nằm trong Khu đô thị Vạn Phúc (TP Thủ Đức) trong năm 2022 sang năm nay và kỳ vọng diễn biến thị trường sẽ tích cực hơn.

Bước sang năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản đều đánh giá không dễ tiếp cận với dòng vốn tín dụng từ ngân hàng. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng tìm đến các kênh vốn khác.

Tháng 11/2022, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG) liên tục công bố các kế hoạch vay vốn ngoại, gồm vay ngắn hạn 10 triệu USD từ The Shanghai Commercial & Savings Bank, LTD - offshore banking branch (SCSB – OBB); vay tín dụng 10 triệu USD từ Ngân hàng The Shanghai Commercial & Savings Bank, Ltd. – Chi nhánh Đồng Nai (SCSB - Đồng Nai); hay tăng giá trị tối đa khoản vay từ Hatra PTE Limited  từ 15 triệu USD lên 18 triệu USD.  

Hay Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) ‏‏trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng nhận giải ngân 500 tỷ đồng còn lại từ International Finance Corporation (IFC, thuộc World Bank), hoàn tất khoản vay 1.000 tỷ đồng qua trái phiếu nhằm rót vốn cho giai đoạn 2 dự án Waterpoint tại Long An.

Doanh nghiệp bất động sản chủ động giải bài toán tài chính vượt khó trong năm 2023 (Ảnh: Hoàng Hà)

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2022, có 1.194 doanh nghiệp bất động sản giải thể, nhiều hơn so với thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát. Cụ thể số doanh nghiệp giải thể qua từng năm 2021, 2020 2019 lần lượt là 861, 978 và 686 doanh nghiệp.

Bài 2: Thu nhập hơn 20 triệu, có sổ tiết kiệm nửa tỷ, vẫn không dám mua nhà 

Đề xuất 'nới chuẩn tín dụng', hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà dưới 2 tỷHiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét không nên giữ nguyên xi “chuẩn” tín dụng trong tình thế “bất thường” hiện nay mà nên “nới chuẩn tín dụng một chút” để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà.">

Doanh nghiệp bất động sản buộc bụng, xoay tìm nguồn tiền trong cơn khát vốn

友情链接