Cấm xe máy chỉ vì tai nạn tăng: Nhìn bát quên mâm
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Kinh doanh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:53:55 评论数:
LTS: Chuyên trang Ô tô- xe máy tiếp tục giới thiệu góc nhìn về chủ đề "cấm xe máy" dựa trên nghiên cứu khoa học về chi phí vận hành giao thông của cả 3 loại phương tiện ô tô- xe máy- xe buýt của ông Huỳnh Thế Du,ấmxemáychỉvìtainạntăngNhìnbátquênmâlịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày mai giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý, thuộc Đại học Fulbright Việt Nam về vấn đề này.
Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả. Chúng tôi xin đăng tải toàn văn để bạn đọc tham khảo.
Trong ba phương tiện giao thông: xe máy, ô-tô và xe buýt, người bình thường nào cũng đều biết xe máy là phương tiện ít an toàn nhất và tai nạn giao thông ở Việt Nam đang rất khủng khiếp.
Tính toán của chúng tôi theo mô hình HDM-4 của Ngân hàng Thế giới khẳng định điều này. Chi phí bình quân do tai nạn giao thông (TNGT) mà người đi xe máy phải chịu vào năm 2011 lên đến 139 đồng/km, gấp hơn 3 lần so với xe ô-tô và 70 lần đối với xe buýt.
Kết quả nghiên cứu về chi phí vận hành giao thông của 3 loại phương tiên. Lưu ý: Các chi phí lúc cao điểm và thấp điểm là khác nhau, nhưng một số chi phí không thay đổi hay ảnh hưởng nhiều đến hàm ý của việc phân tích, trong khi các tính toán khá phức tạp nên chúng tôi giữ nguyên. |
Tuy nhiên, không thể dựa vào những con số nêu trên để lập luận rằng phải bỏ/cấm xe máy vì như vậy là chỉ nhìn bát mà quên mâm và không hiểu thực tế cuộc sống đang xảy ra như thế nào.
Trên thực tế, trong trường hợp này, con người duy lý và tính toán lợi ích tổng nên biết rằng trong ba loại phương tiện, sử dụng xe máy là tốt nhất. Thực tế là hầu hết mọi người đang dùng phương tiện này cho dù họ nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó (bình quân nó chỉ chiếm 10% tổng chi phí mà thôi và những người cẩn thận có thể giảm thiểu khá nhiều).
Thêm vào đó, tổng thể cho cả nền kinh tế thì xe máy đang là hiệu quả và phù hợp nhất do đặc điểm của cấu trúc đô thị và các hoạt động kinh tế hiện nay. Đây là lý do xe máy phổ biến và đang làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên hiệu quả.
Tuy nhiên, khi cấu trúc nền kinh tế và hình thái đô thị thay đổi thì giao thông công cộng (GTCC) nếu hiệu quả sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho toàn xã hội. Do vậy, giải pháp phải là xây bằng được hệ thống GTCC công suất lớn và vận hành chúng hiệu quả gắn với các biện pháp giảm thiểu việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân.
Khi đi lại, mỗi người đều tính toán (theo trực giác) tổng chi phí bao gồm ít nhất ba thành phần: chi phí xe cộ hay tiền mua vé, giá trị thời gian và an toàn, chứ ít ai chỉ nhìn vào an toàn rồi đưa ra quyết định.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam đang rất đáng lo ngại. |
Ước tính của chúng tôi vào năm 2011 ở TPHCM cho khoảng cách đi lại bình quân khoảng 6 km (khoảng cách phổ biến), người đi xe máy, ô-tô và xe buýt tốn lần lượt là: 9; 21; và 12 nghìn đồng (người đi xe buýt mua vé tháng).
Nhìn chi tiết hơn một chút, vào giờ thông thường, chi phí vận hành của người đi xe máy là 1.429 đồng/km, chỉ tương đương với chi phí thời gian nếu đi xe buýt (1.412 đồng) mà thôi. Vào giờ cao điểm hai con số lần lượt là 1.618 và 1.673 (chi phí vận hành ở thời điểm hiện tại không khác nhiều do giá xe và xăng là tương đương trong khi chi phí thời gian đã cao hơn đáng kể so với năm 2011 do thu nhập đã tăng hơn 50%).
Những con số nêu trên cho thấy, với tình trạng giao thông hiện tại, giả sử cho đi xe buýt miễn phí thì cũng không có nhiều người bỏ xe máy để sử dụng xe buýt. Hệ thống xe buýt nói riêng, VTCC nói chung ở TPHCM và Hà Nội đang có vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Tổng chi phí của toàn xã hội/km (chưa bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng) lúc cao điểm với xe buýt, xe máy và ô-tô lần lượt là: 2,2; 2,5 và 6,2 nghìn đồng; và lúc thấp điểm các con số lần lượt là: 2,1; 1,5 và 3,5 nghìn đồng.
Về tắc nghẽn giao thông, ô tô là thủ phạm nghiêm trọng nhất. Lúc cao điểm, tính đơn giản, chỉ riêng chi phí tắc nghẽn của ô tô đã cao hơn rất nhiều tổng chi phí của hai phương tiện kia. Nếu bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng con số còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Đây là lý do mà nhiều thành phố đã bắt đầu cấm xe ô tô, nhất là những nơi văn minh.
Lập luận vì kém an toàn với hình ảnh thịt bọc sắt nên bỏ/cấm xe máy giống như chuyện có một cô gái rất đẹp, nhưng nói mãi cũng chán. Một hôm có nhà báo chú ý đến cái nốt ruồi trên má của cô ta và viết bài phân tích về sự xấu xí của nó. Đây là chuyện lạ nên mọi người tập trung vào bàn tán theo chiều hướng tiêu cực, rồi đồng nhất với cô gái nọ và mọi chuyện xảy ra thật là khủng kiếp. Đáng buồn, đây lại là một kỹ thuật điêu luyện của truyền thông.
Cuối cùng, tôi xin làm rõ để tránh hiểu nhầm rằng cần phân biệt giữa nguyên nhân gây ra tại nạn và người gánh chịu hậu quả. Làn đường hỗn hợp đang làm cho tình trạng tai nạn giao thông hết sức tồi tệ với các vụ tai nạn nghiêm trọng chủ yếu là va chạm giữa ô tô và xe máy. Về hậu quả, người đi xe máy phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng để giảm TNGT là giảm thiểu các làn đường hỗn hợp.
Tóm lại, xe máy đang là bài toán đau đầu của Việt Nam. Hiện tại nó đang rất phù hợp, nhưng không thể là phương tiện giao thông chủ yếu của một xã hội văn minh. Để giải quyết nó cần có cái nhìn tổng thể chứ không thể nhìn vào một vài vấn đề cục bộ nào đó rồi đưa ra những giải pháp không thực tế. Thêm vào đó, các xã hội văn minh đang nhắm đến cái đích con người không phụ thuộc vào xe cộ và có những bước đi rất quyết liệt. Do vậy, lập luận ô tô là phương tiện của xã hội văn minh đã lỗi thời.
Huỳnh Thế Du
Bạn có đồng tình với quan điểm trên? Xe máy hay ô tô, phương tiện nào an toàn? Môi trường nào cho xe máy đi an toàn? Mọi ý kiến chia sẻ tranh luận xin gửi về chuyên trang theo email: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!
Day dứt giấc mơ cuộc sống an toàn của người đi xe máy
Tôi đang đi bằng xe máy nhưng tôi mong tương lai, xe máy chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết và an toàn. Còn như giờ đây, mạng người đang bị xem quá nhẹ và rẻ.