Cần giải pháp chiến lược nâng tầm kỹ năng lao động
Hội thảo nhằm lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa,ầngiảiphápchiếnlượcnângtầmkỹnănglaođộtỷ số hội nhập quốc tế theo yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đây cũng là hoạt động hưởng ứng kỷ niệm ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 4/10.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà |
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19, Bộ đã ban hành và triển khai Kế hoạch truyền thông Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo theo hình thức trực tuyến, kể cả phương thức đào tạo đối với những lớp theo đặt hàng của Nhà nước, doanh nghiệp. Đồng thời, công bố bổ sung 19 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (nâng tổng số lên 199 nghề đã ban hành tiêu chuẩn) và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho 11.000 người lao động (nâng tổng số lên 73.000 người lao động được đánh giá.
Cũng theo bà Hà, Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương… để tổ chức nhiều sự kiện như: Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia năm 2021; tham gia Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới; tổ chức Diễn đàn quốc tế về Tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 với chủ đề “Phát triển kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam” và nhiều hoạt động có ý nghĩa để hưởng ứng ngày Kỹ năng thanh niên thế giới...
“Các hoạt động trên góp phần lan tỏa cảm hứng, truyền động lực, đam mê kỹ năng nghề đến học sinh, sinh viên và những người lao động trẻ; nêu cao giá trị nghề nghiệp, củng cố lòng yêu nghề, yêu lao động và đề cao kỹ năng nghề trong xã hội" – Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nói.
Cần giải pháp chiến lược nâng tầm kỹ năng lao động
Tại hội thảo, đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); Phòng Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Đại sứ quán Úc tại Việt Nam; Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam… đã trao đổi về nhu cầu và giải pháp để nâng cao kỹ năng cho lao động Việt Nam trong bối cảnh mới, nhất là với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Một số đại biểu tham dự hội thảo |
Bà Nguyễn Hồng Hà, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, cần tập trung vào công tác xây dựng chính sách, chương trình đào tạo, đầu tư vào lĩnh vực đào tạo việc làm.
Đồng tình với ý kiến này, ông Paul Comyn (Chuyên gia cao cấp về kỹ năng và việc làm, ban chính sách việc làm, Trụ sở chính của ILO tại Geneva) mong muốn Chính phủ đưa ra các chính sách để doanh nghiệp dẫn dắt, đóng góp vào trong quá trình đào tạo từng ngành cụ thể ở Việt Nam.
Bà Trần Lan Anh - Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động của VCCI cung cấp số liệu cho thấy, hơn 40% doanh nghiệp trong số 400 doanh nghiệp được khảo sát đánh giá thấp chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại địa phương và cho biết phải đào tạo lại khi tuyển dụng lao động.
Ngoài ra, trên 80% doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng công nghệ cho phát triển. Trong khi đó, con số này với doanh nghiệp nhỏ chỉ khoảng 40-50%.
Đại biểu của VCCI cho rằng, rằng cần có khung tiêu chuẩn để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nhằm phù hợp với khung tiêu chuẩn trong nước quốc tế. Đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp áp dụng khi cần đào tạo. Với doanh nghiệp, cần đa dạng hình thức đào tạo như đào tạo trực tiếp, đào tạo bằng cách liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp…
Bà Jen Bahen (Tham tán Giáo dục và nghiên cứu, Đại sứ quán Úc tại Hà Nội) nhấn mạnh cần sử dụng số liệu đầu vào của các ngành, của người lao động để đào tạo phát triển kỹ năng cho người lao động khớp với cung và cầu.
Bà khuyến nghị cần phải có Ủy ban ngành để dự báo hoạt động đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, Hội đồng kỹ năng để phân tích thị trường lao động.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kỹ năng nghề là nhân tố quan trọng, quyết định tăng trưởng nền kinh tế. Lực lượng lao động có kỹ năng nghề tạo nên sức cạnh tranh của nền kinh tế, tận dụng tốt làn sóng đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, lao động nước ta còn nhiều hạn chế, năng suất lao động còn thấp.
Vì thế, với tác động của dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ông Phòng cho rằng, cần có giải pháp chiến lược, nâng tầm kỹ năng lao động trong tình hình mới, đổi mới, nâng cao năng lực nguồn nhân lực của đất nước.
Ông Nguyễn Chí Trường (Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho hay, tính đến hết quý II/ 2021, cả nước có trên 51,1 triệu người trong lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên). Dù vậy, chỉ có khoảng 26,1% trở lên là lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ. Số còn lại lên tới hơn 73,9% là lao động chưa qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ, chưa được công nhận trình độ (kỹ năng, đào tạo). |
Ngọc Linh
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
Hoàng Ngọc - 23/01/2025 03:35 Máy tính dự đoá2025-01-26Soi kèo góc Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1
Hoàng Ngọc - 25/01/2025 03:31 Kèo phạt góc2025-01-26Huawei đã tiến rất xa trong việc cung cấp thiết bị mạng 5G cho các quốc gia trên thế giới
Một gã khổng lồ công nghệ của Mỹ là Cisco có cung cấp các thiết bị chuyển mạch và bộ định tuyến. Nhưng bất chấp quy mô cực lớn của mình, thương hiệu này không cạnh tranh trên thị trường cơ sở hạ tầng mạng không dây.
Ngày nay, thị trường thiết bị viễn thông Bắc Mỹ gần như là sân chơi của Nokia và Ericsson, các công ty đến từ Mỹ chiếm thị phần rất nhỏ dù là 'sân nhà'. Nhưng xét trên bình diện toàn thế giới, cả hai công ty này đã bị Huawei vượt qua. Theo các chuyên gia, phần lớn các công ty đến từ phương Tây trước đây đánh giá thấp mức độ đáng tin cậy của Huawei. Thậm chí, có những người điều hành đã cười khi có ai đó nhắc đến chuyện Huawei hay ZTE có thể cạnh tranh về chất lượng thiết bị viễn thông với các công ty của Mỹ.
Để rồi, chỉ trong một thời gian ngắn, Huawei đã tạo nên những bước nhảy thần kỳ. Nokia và Ericsson lần lượt chiếm 17% và 13% thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu. Thị phần của Huawei hiện tại ở mức 29% - lớn gần bằng 2 công ty xếp sau cộng lại. Mặc dù từng bị nghi ngờ về chất lượng nhưng gần đây, Huawei được đánh giá là rất đáng tin cậy, dịch vụ khách hàng tốt và giá cả rất cạnh tranh.
Hiện tại không có bất kỳ công ty nào của Mỹ đủ sức cạnh tranh với Huawei một cách sòng phẳng ở mảng cung cấp thiết bị không dây. Đó cũng có thể là lý do khiến chủ tịch luân phiên của Huawei - Ken Hu cho rằng lệnh cấm kinh doanh với công ty này sẽ chỉ khiến quá trình triển khai công nghệ 5G ở Mỹ sẽ chậm chạp và đắt đỏ hơn mà thôi.
Huawei vẫn đang ‘chiếm lĩnh' thiết bị 5G trên thế giới
Chính quyền Mỹ đưa ra những cáo buộc rằng Huawei hợp tác với chính phủ Trung Quốc để hoạt động gián điệp, kêu gọi các quốc gia khác không sử dụng thiết bị của hãng này trong 5G. Tuy nhiên, có vẻ như lời kêu gọi này không được ủng hộ quá nhiều khi mà thương hiệu đến từ Trung Quốc thông báo rằng cho đến nay đã ký 26 hợp đồng cung cấp thiết bị 5G cho các nhà mạng trên thế giới và xuất xưởng hơn 10.000 bộ trạm thu phát sóng.
Một kỹ sư kiểm tra thiết bị 5G của Huawei tại London (Anh)
Hiện nay, rất ít quốc gia châu Âu chính thức ngăn chặn việc Huawei cung cấp thiết bị 5G. Cú sốc lớn nhất đối với lời kêu gọi của Mỹ có lẽ đến từ Pháp và Đức (2 đồng minh thân cận của Mỹ). Chính phủ 2 quốc gia này phớt lờ Mỹ và cho biết không có kế hoạch theo đường lối cứng rắn chống lại Huawei. Thậm chí, cơ quan an ninh mạng của Bỉ còn tuyên bố không tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ thiết bị viễn thông do Huawei cung cấp được sử dụng để làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Tại châu Á, Hàn Quốc đã chính thức ra mắt 5G thương mại và 1 trong 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ sử dụng thiết bị của Huawei. Công ty cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới cũng được mời tham gia phát triển hạ tầng 5G tại Ấn Độ. Malaysia và Thái Lan cũng sẽ sử dụng thiết bị 5G đến từ Huawei. Thậm chí, hồi tháng 4 năm nay, thủ tướng Malaysia đã đến thăm văn phòng công ty này tại Bắc Kinh. Tại Trung Đông, có vẻ Huawei sẽ là ‘trùm' 5G khi mà công ty này đã ký 10 hợp đồng cung cấp thiết bị dịch vụ này.
Thị trường chính đem lại doanh thu cho Huawei đến từ châu Âu, châu Á và Trung Đông. Có vẻ như với sự đầu tư cho 5G của các quốc gia thì sức mạnh của công ty này trong mảng cung cấp thiết bị sẽ vẫn được duy trì, bất chấp lời kêu gọi tẩy chay từ Mỹ.
T.T
'/>
最新评论