|
Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu chỉ bắt đầu không bình thường khi thiết bị thu thập thông tin cá nhân và các dữ liệu nhạy cảm của người dùng gửi về máy chủ nào đó, không nhằm mục đích hoàn thiện sản phẩm và chưa được sự đồng ý của người dùng. Nhiều thông tin cảnh báo đã được đánh tiếng, tuy nhiên hầu hết người dùng điện thoại, nhất là ở các nước ngoài khu vực châu Âu và Mỹ, không mấy quan tâm.
Một phần của việc thờ ơ này chính là hậu quả để lại của các vụ việc không nghiêm trọng. Thông thường, ngay cả những phần mềm độc hại cũng chỉ làm mỗi việc gọi điện, nhắn tin đến các đầu số khiến người dùng điện thoại bị mất tiền. Ngoài ra, những cảnh báo về việc bị sao chép danh bạ, sao chép thông tin người dùng, ghi âm cuộc gọi, ghi nhận vị trí… đều bị nhiều người bỏ qua do nghĩ rằng các thông tin này có bị lộ cũng không ảnh hưởng gì đến cá nhân.
Tất nhiên, nhìn ở góc độ vĩ mô và an ninh quốc gia, việc “biếu không” dữ liệu như vậy cho các bên thứ ba mà không rõ họ dùng thông tin đó vào việc gì là rất nguy hiểm.
Để biết một ứng dụng có thể can thiệp vào tính năng nào của điện thoại, người dùng có thể xem ở phần Chi tiết về quyền (Permission Details) có ghi ở phần mô tả ứng dụng trong kho Play Store, hoặc các quyền truy cập này sẽ hiện lên khi bắt đầu cài ứng dụng. Trên thiết bị iOS, người dùng vào Cài đặt/Quyền riêng tư để xem các tính năng như định vị, danh bạ, micro,… đang được các ứng dụng nào sử dụng.
Trên Android, người dùng có thể cài thêm các ứng dụng như Permission Explorer để xem chi tiết một ứng dụng đang truy cập vào những chức năng nào của điện thoại. Bạn có thể xem một ứng dụng như Instagram đang đòi các quyền nào trên điện thoại, hoặc vào một tính năng bất kỳ của điện thoại và xem có các ứng dụng nào đang sử dụng tính năng đó. Việc này cho phép bạn so sánh xem một tính năng do một ứng dụng sử dụng có bất thường hay không, tính năng đó có đang được các phần mềm phổ biến truy cập vào hay không.
" alt=""/>Làm sao biết một ứng dụng lấy những thông tin nào của điện thoại?