Nhận định, soi kèo Bergerac vs Lyon, 02h45 ngày 20/1
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/227a399069.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Duhok vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 14/1: Bất ngờ từ chủ nhà
Trên cơ sở những hướng dẫn này, UBND các quận, huyện biên soạn tài liệu “Hỏi – Đáp về xây dựng nhà ở, nhà xưởng” phát đến tận các hộ dân, làm cơ sở cho việc sinh hoạt khu phố, ấp, xã về điều kiện, thủ tục xây dựng nhà ở, nhà xưởng để người dân nắm rõ về pháp luật xây dựng.
“Sổ tay hướng dẫn xây dựng nhà ở riêng lẻ” Sở Xây dựng TP.HCM vừa hoàn chỉnh có 3 nội dung, đó là: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (hướng dẫn về thủ tục, quy trình, hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ); các nội dung triển khai sau khi có giấy phép xây dựng; và xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Về thủ tục cấp giấy phép xây dựng (GPXD) nhà ở riêng lẻ, thẩm quyền cấp, điều chỉnh hay gia hạn GPXD đối với công trình nhà ở riêng lẻ thuộc UBND các quận, huyện. Thời gian giải quyết hồ sơ cấp GPXD đối với công trình nhà ở riêng lẻ là 15 ngày.
Các trường hợp được miễn GPXD gồm: Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực và công năng sử dụng, không ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình; sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà riêng lẻ xây dựng trong khi bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá.
Với các trường hợp miễn GPXD như nói trên, chủ công trình phải thông báo việc sửa chữa, cải tạo xây dựng đính kèm nội dung đến UBND cấp xã để theo dõi, tránh trường hợp bị xử phạt hành chính vì xây dựng không có GPXD.
Điều kiện, thủ tục hướng dẫn xây dựng nhà ỏ riêng lẻ sẽ được phát đến tận các hộ dân trên địa bàn TP.HCM. |
Khi có nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa cải tạo nhà ở riêng lẻ, chủ công trình phải nộp hồ sơ đề nghị cấp GPXD cho UBND các quận huyện, thành phố. Sở Xây dựng hướng dẫn khá chi tiết các thủ tục, điều kiện cần thiết để được cấp GPXD và khởi công xây dựng công trình.
Về xử lý vi phạm trật tự xây dựng, Sở Xây dựng TP.HCM đưa ra hướng dẫn chi tiết về các mức xử phạt hành chính, các biện pháp buộc khắc phục đối với trường hợp xây dựng sai phép, không phép.
Cụ thể, phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ tại đô thị sai phép; phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với xây dựng sai phép nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá. Đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới nhưng xây dựng sai phép, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Các trường hợp xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ tại đô thị sẽ bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng; xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, di tích lịch sử - văn hoá bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng (đất nông nghiệp), theo Sở Xây dựng, chủ công trình sẽ bị xem xét xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Ngoài việc bị xử phạt tiền, chủ công trình còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Chủ công trình đã tự tháo dỡ các hạng mục vi phạm, trong khi đó các hạng mục sai phạm còn lại do ảnh hưởng đến kết cấu công trình nên UBND quận 10 đã giao cơ quan chức năng tính toán phương án an toàn khi tháo dỡ.
">Xây công trình trên đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi tiền được hưởng lợi
Thầy thuốc nhận định tiên lượng nguy cơ tử vong của bệnh nhân rất cao. Vết thương mu bàn tay trái bị nhiễm trùng, hoại tử có xu hướng lan xuống toàn bộ bàn tay và lan lên cánh tay. Ông đối diện với nguy cơ phải cắt lọc diện rộng, thậm chí phải cắt cụt tay.
Nam bệnh nhân được sự chăm sóc của thầy thuốc nhiều chuyên khoa. Ông vừa điều trị hỗ trợ các tạng suy, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc để bảo toàn tính mạng, vừa điều trị ngăn chặn nguy cơ lan rộng của nhiễm trùng hoại tử, bảo tồn và phục hồi chức năng bàn tay bị rắn cắn.
Sau gần 1 tháng, các tạng suy được hồi phục, sức khỏe của bệnh nhân đã khá dần lên. Tuy nhiên, vết thương bàn tay trái bị rắn cắn để lại diện khuyết da khá lớn, vùng da khuyết lộ rõ các gân duỗi của tay. Ca phẫu thuật vá da bằng cách lấy một vạt da vùng đùi trái lên trám vào vùng da khuyết bàn tay được tiến hành. Một tuần theo dõi sau vá da, bàn tay trái của bệnh nhân hồi phục rất tốt.
(Tên bệnh nhân đã được thay đổi)
Tay không bắt rắn hổ mang, người đàn ông suy đa phủ tạng
Bệnh viện 1A thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, do đó, Bệnh viện đã có báo cáo vụ việc lên Bộ này và Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Theo đó, chị N.T.N.N (quê ở Đồng Tháp, ngụ tại quận 6, TP.HCM) bị thiểu sản ngực hai bên, có yêu cầu phẫu thuật tạo hình ngực. Bệnh nhân được bác sĩ Nguyễn Văn Thiết giới thiệu đến Bệnh viện 1A thực hiện phẫu thuật.
Công an quận Tân Bình làm việc tại Bệnh viện 1A tối 18/3. |
Tại đây, bệnh nhân được thăm khám, xét nghiệm tiền phẫu theo quy trình của bệnh viện. Chị N. được phẫu thuật tạo hình ngực bằng túi gel, gây mê nội khí quản.
Người trực tiếp phẫu thuật là bác sĩ CKI. Nguyễn Văn Thiết. Bác sĩ Thiết có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp bổ sung phạm vi khám chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Bác sĩ gây mê là bác sĩ CKI. Võ Văn Tuấn, có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh chuyên khoa gây mê hồi sức.
Hai bác sĩ này có hợp đồng lao động với Bệnh viện 1A.
Theo báo cáo, chị N. bị ngưng tuần hoàn hô hấp trong quá trình phẫu thuật, đã được xử trí hồi sức tích cực theo đúng quy trình. Hiện vụ việc đang đợi kết quả giám định pháp y của cơ quan cảnh sát điều tra.
Theo gia đình, chị N. được tìm thấy khi đã tử vong. |
Trước đó, ngày 18/3, người nhà chị N.T.N.N phát hiện chị N. tử vong khi đến Bệnh viện 1A nâng ngực. Gia đình cho biết phải tự đi tìm từng phòng bệnh mới phát hiện được nơi chị N. đang nằm. Trong 2 ngày qua, ngoài bác sĩ phẫu thuật có mặt xin lỗi, ban lãnh đạo bệnh viện chưa gặp trực tiếp gia đình để làm việc hay giải thích.
Phóng viên đã liên hệ lãnh đạo Bệnh viện 1A, tuy nhiên, đại diện bệnh viện cho rằng, việc phát ngôn nên dành cho cơ quan điều tra quận Tân Bình – là bên “trung gian”. Bệnh viện đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho cơ quan công an.
Trong khi đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có văn bản yêu cầu Bệnh viện 1A báo cáo rõ nội dung sự cố y khoa trên để có cơ sở báo cáo UBND TP và Bộ Y tế. Khi nhận được báo cáo, Sở Y tế sẽ thông tin thêm về danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt của Bệnh viện và xem xét họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật cấp Sở.
Đến lúc này vẫn còn nhiều tình tiết cần làm rõ trong vụ việc trên như: Tại sao không báo cho người nhà khi chị N. gặp sự cố? Tại sao không đưa người nhà đến phòng bệnh nhân mà để họ tự đi từng phòng tìm kiếm? Chị N. có tình trạng sức khỏe không tốt trước phẫu thuật, việc thăm khám ban đầu có đảm bảo hay không? Có hay không việc phía bệnh viện yêu cầu gia đình phải đóng đủ viện phí ngay cả khi chị N. đã qua đời chưa rõ nguyên nhân?
Linh An
Sau chỉ đạo qua đường dây nóng đối với vụ việc nữ bệnh nhân tử vong khi phẫu thuật nâng ngực tại Bệnh viện 1A, ngày 21/3, Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã gửi công văn khẩn gửi Sở Y tế TP.HCM.
">Vụ tử vong khi nâng ngực: Bác sĩ phẫu thuật, gây mê đều có chứng chỉ hành nghề
Soi kèo phạt góc Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Đội khách áp đảo
Đón đầu xu hướng, ngay trong tháng 5, Thế Giới Di Động đã đưa xe đạp vào kinh doanh, thử nghiệm tại 2 cửa hàng Điện máy Xanh. Cuộc thử nghiệm đã cho kết quả thành công vượt ngoài dự định khi mỗi ngày, mỗi siêu thị bán ra được tới 10 sản phẩm, mang về doanh thu 1 tỷ đồng/shop/tháng. Mặc dù dịch bệnh khiến các siêu thị phải tạm đóng cửa, việc chuẩn bị cho sự mở rộng thần tốc của ngành hàng xe đạp vẫn âm thầm diễn ra.
Cho đến gần đây, khi một số địa phương dần kiểm soát tốt dịch bệnh và bắt đầu nới lỏng giãn cách, xe đạp của Thế Giới Di Động đã lập tức tăng tốc trở lại. Từ vài cửa hàng ban đầu, doanh nghiệp dự kiến cuối tháng 9 sẽ có hơn 40 điểm bán. Mục tiêu cuối năm đạt 150 cửa hàng trên toàn quốc bán đầy đủ các chủng loại, từ xe địa hình, xe thể thao đến xe trẻ em…và các thương hiệu danh tiếng như Fornix, Giant, Royal baby, Martin 107, Asama, Thống Nhất... Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tìm mua loạt phụ kiện đi kèm tại đây như găng tay, nón bảo hiểm, trang phục cua-rơ, ống bơm, bình nước… Hiện các cửa hàng xe đạp trên hệ thống đã có mặt ở cả Hải Phòng, Thái Nguyên… và đều cho ra những kết quả khả quan.
Kỳ vọng đóng góp doanh thu vượt 400 tỷ
Cũng giống như điều đã từng xảy ra với ngành hàng đồng hồ, khi mở ra xe đạp, Thế Giới Di Động ở trong thế “thắng nhiều hơn thua”. Thứ nhất, việc kinh doanh xe đạp đang dựa trên lợi thế điểm bán của chuỗi Điện máy Xanh. Với những vị trí đẹp và mặt bằng còn dư thừa có thể tận dụng 120-150m2, công ty không tốn thêm chi phí cho mặt bằng.
Thứ hai, khi tích hợp vào Điện máy Xanh, mảng kinh doanh xe đạp của Thế Giới Di Động sẽ tận dụng được nguồn khách hàng và lưu lượng khách ghé đến sẵn có, đồng thời không mất thêm chi phí nhân sự do sử dụng nhân viên sẵn có của cửa hàng. Do đó, tất cả các chi phí này đều được chuyển đổi thành giá tốt và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng, ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO của Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động khẳng định.
Theo quan sát, thị trường xe đạp tại Việt Nam hiện vẫn là miếng bánh lớn, hấp dẫn đang bị bỏ ngỏ. Báo cáo từ SSI Research cho thấy, nhu cầu xe đạp trong nước ở mức 2,5 triệu chiếc/năm. Với giá bán 2-2,5 triệu đồng/chiếc, tổng quy mô của thị trường này rơi vào khoảng 5.000 - 6.000 tỷ/năm.
Nhu cầu lớn là vậy nhưng trên thị trường chỉ có một ông lớn là đơn vị nắm 10% thị phần và 90% thị phần còn lại đang nằm trong tay các đơn vị nhỏ lẻ, manh mún và không được đầu tư bài bản. Do đó, đây là cơ hội tốt để Thế Giới Di Động tăng tốc mở chuỗi, vươn lên nắm thị phần.
Ông Hiểu Em cũng cho hay số bán xe đạp trung bình một shop 10 - 15 xe mỗi ngày, cá biệt, những ngày đầu khai trương có thể bán 50 xe/cửa hàng. Với đà tăng trưởng điểm bán và giá bán trung bình 3 triệu đồng/chiếc, ông kỳ vọng doanh thu mảng xe đạp cho đến cuối năm nay sẽ thu về khoảng 400 tỷ đồng.
“Từ việc bắt tay vào thử nghiệm và thành công với những nhóm ngành hàng mới, chúng tôi càng phát hiện thêm và khám phá ra những mảng thị trường tiềm năng khác, không loại trừ đó có thể là một mô hình mới trong tương lai gần”, CEO Thế Giới Di Động tự tin chia sẻ.
An Nhiên
">
Thế Giới Di Động tăng tốc mở shop xe đạp, kỳ vọng doanh thu 400 tỷ
Cha vẫn còn thiếu ăn, con bệnh nặng
Cuối tháng 4/2021, PGS.TS.BS Lê Minh Khôi (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) đã có những dự cảm không lành về tình hình dịch Covid-19 tại TP. Với biến thể Delta, điều xấu nhất có thể sẽ xảy ra.
Trên Facebook cá nhân, anh bắt đầu chia sẻ khuyến cáo đến bạn bè, người quen với cách viết như tâm tình, thay vì vận động, tuyên truyền có phần khô khan.
Đến tháng 7/2021, TP.HCM thực sự bước vào giai đoạn khốc liệt của dịch bệnh. Anh lại viết, như một nhu cầu quen thuộc để giãi bày, giải tỏa những trăn trở của bản thân.
Tản văn "Phía Tây thành phố" hình thành từ nơi khốc liệt nhất của đại dịch. |
“Tôi vẫn nhớ, trong một lần đi thăm các đồng nghiệp ở bệnh viện dã chiến, đi trên đường Trường Chinh, tôi chỉ thấy toàn xe tải chở hàng và shipper.
Chiều về, nhìn từ chung cư mình sống, không có một bóng người. TP chuyển sang một dạng thức sống khác. Không có bóng dáng của hoạt động vui chơi, của kẹt xe... Tôi sốc thật sự. Đó là sang chấn rất lớn”, anh chia sẻ.
Đầu tháng 8/2021, Trung tâm Hồi sức Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được thành lập, anh nhận nhiệm vụ phụ trách chuyên môn. Bác sĩ Khôi và đồng đội bước vào nơi khốc liệt suốt nửa năm, không một phút giây ngơi nghỉ.
Ở đây, những đau đớn của chia ly, hạnh phúc của hội ngộ, họ đều chứng kiến. Họ sẻ chia và trở thành điểm tựa của hơn một ngàn người bệnh, thân nhân. Giai đoạn khốc liệt ấy vẫn tồn tại trong ký ức người dân thành phố và cả trong trang sách của người bác sĩ mê cầm bút.
“Gần cuối đợt dịch, tầm cuối tháng 9, tôi nghĩ, mình phải có gì đó để cảm ơn đồng đội, tình nguyện viên, các bác sĩ, học trò đã kiên cường đến cuối cùng.
Một lá thư, một tấm thiệp có thể rồi cũng sẽ trôi qua.
Tôi quyết định tập hợp các bài viết, ghi chép của mình trong thời gian sống và chiến đấu cùng mọi người. Trùng hợp là Nhà xuất bản Trẻ cũng liên hệ tôi vì muốn lưu lại các tản văn trong đại dịch”.
"Phía Tây thành phố" đã ra đời như vậy.
PGS.TS.BS Lê Minh Khôi, Phó giám đốc Trung tâm ICU Covid-19, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. |
Anh tâm sự, đó không phải là nhật ký. Nếu là nhật ký thì thực sự rất kinh khủng, mất mát và đau thương. Những cung bậc cảm xúc ấy người đọc có thể không chịu đựng nổi. Vì ở thành phố này, ai ai cũng đã tổn thương sâu sắc bởi dịch bệnh.
“Mình nhắc lại, đào sâu thêm nỗi đau làm gì. Nếu viết lại chỉ để thỏa mãn mình mà không có ích lợi gì cho xã hội, thì không để làm gì”.
Và những trang sách dần thành hình trong không gian của tiếng máy thở, máy ECMO, của những chuyến bay đêm…
Anh chia sẻ, một cuộc chiến thật sự đã diễn ra, nhưng vẫn có những câu chuyện bình dị, đời thường của áo blouse trắng giữa mắt bão.
Chúng tôi đã sống như vậy!
Ngày 2/8, bác sĩ Khôi cùng đồng nghiệp chính thức xuất quân xuống Trung tâm Hồi sức, bước thẳng vào tâm dịch. “Chúng tôi đi với không ít lo âu nhưng cũng rất hào hùng. Tôi tin mình đang làm những gì ý nghĩa nhất của một người làm nghề y”.
Có rất nhiều điều mà người bác sĩ mang sự nhạy cảm của văn sỹ này chiêm nghiệm sau quãng đời ở phía Tây thành phố. Anh khẳng định, khốc liệt đấy, đau đớn đấy nhưng không bi lụy. Thiếu thốn, khó khăn, nhưng trách nhiệm người thầy thuốc vẫn là tìm mọi cơ hội cứu sống người bệnh.
Bác sĩ Khôi nhớ về một sản phụ mắc Covid-19 được chuyển đến Trung tâm ICU điều trị. Bệnh diễn tiến rất nặng và nhanh, yêu cầu phải chạy ECMO. Thế nhưng máy đã được sử dụng cho một bệnh nhân khác.
Anh ngay lập tức liên hệ với các Trung tâm ICU còn lại của thành phố, hy vọng mong manh đâu đó có người vừa cai máy. Cuối cùng, anh cũng nhận được hồi âm.
Bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Hồi sức Covid-19) nhắn: “Anh ráng giữ, em về Bệnh viện Chợ Rẫy lấy chiếc ECMO cuối cùng mang sang”.
Những tháng ngày không quên của nhân viên y tế tại TP.HCM. |
Bác sĩ Linh khi đó phụ trách Bệnh viện Hồi sức Covid-19 ở phía Đông (TP Thủ Đức), bác sĩ Khôi phụ trách Trung tâm ICU Covid-19 ở phía Tây (quận Bình Tân). Từ đó, người trong ngành gọi đùa các anh là 2 “chiến tướng” ở 2 đầu thành phố.
“Lúc ấy, tầm hơn nửa đêm, mưa lâm thâm càng làm cho cảnh dã chiến nhuốm màu u buồn. Hai chàng thanh niên không còn trẻ nữa đứng dưới hàng hiên. Họ nhìn mấy chiếc xe cấp cứu lép nhép chạy ra chạy vào trong ánh đèn vàng vọt. Lặng lẽ.
- Kinh khủng ngoài mức tưởng tượng. Tôi buột miệng.
- Em cũng không nghĩ là cuộc đời mình lại có thể đối diện với một biến cố như thế này. Bác sĩ Linh trầm ngâm.
- Không biết bao giờ mới qua đỉnh dịch...
Không nhớ rõ là tôi hay Linh đã thả vào đêm mưa buồn ấy dấu chấm lửng này”.
(Trích Facebook bác sĩ Lê Minh Khôi)
Dấu chấm lửng trong đêm mưa ấy, giờ đây đã có câu trả lời, khi thành phố đang hồi sinh. Các Trung tâm Hồi sức Covid-19 dần giải thể vì không còn ca bệnh nặng. Các bệnh viện dã chiến tạm ngưng hoạt động. Biến thể Omicron xuất hiện khiến số ca tăng nhưng số tử vong luôn rất thấp, có những ngày không ghi nhận trường hợp nào.
Bác sĩ Lê Minh Khôi trong buổi ra mắt sách diễn ra tại kho thiết bị của Trung tâm ICU. |
Trải qua nửa năm đồng hành, nhiều đồng nghiệp trẻ gọi bác sĩ Khôi là người truyền lửa. Anh hơi ngơ ngác, không hiểu rằng mình đã làm việc ấy như thế nào.
“Tôi chỉ nghĩ rằng, cây muốn tỏa bóng mát thì phải vững vàng. Dù tôi không thể xắn tay áo vào làm tất cả mọi việc, nhưng tôi luôn có mặt, luôn trả lời để các em hiểu rằng có một người anh để dựa vào. Có lẽ chính niềm tin ở tôi đã khiến các em tin tưởng.
Thực sự thì từ ngày Trung tâm ICU thành lập (2/8) đến cuối năm 2021, tôi sống trọn vẹn ở đó. Khó khăn gì, buồn lo gì, các em đều có thể tìm mình mọi lúc để chia sẻ và sau đó, tiếp tục chiến đấu vì người bệnh”.
Những ngày gần kề 27/2, lời tri ân của anh với đồng nghiệp, đàn em và tình nguyện viên cũng đã có một cái kết đẹp. Sau khi tác phẩm “Phía Tây thành phố” đến với độc giả, bác sĩ Lê Minh Khôi đã chuyển 116,5 triệu đồng từ sự ủng hộ, nhuận bút và chiết khấu bán sách cho quỹ “Cùng con đi tiếp cuộc đời”.
Đây là quỹ đồng hành với trẻ nhỏ mồ côi trong dịch Covid-19 vừa qua.
Anh tâm sự, “Cơn bão đi qua. Những cây lớn ngã xuống. Thương tiếc đấy nhưng chúng ta không thể ngồi đó khóc than quá khứ. Việc cần làm là chăm chút những mầm xanh”.
Linh Giao
Ảnh: FBNV
Hơn 5 tháng lăn lộn ở những tâm dịch khốc liệt nhất, người bác sĩ trẻ nếm trải những cảm xúc đắt giá của đời người. Sự sống, cái chết, hội ngộ, chia ly, hiển hiện theo cách xót xa nhất.
">Bác sĩ Lê Minh Khôi: 'Tôi vẫn sống với ký ức đại dịch không phải để bi luỵ'
友情链接