Việc khai thác,ườidâncầnlàmgìđểđảmbảoantoànchotàikhoảnđịnhdanhđiệntửvideo bóng đá keonhacai ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài cho tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Định danh điện tử và xác thực điện tử là dịch vụ được cung cấp để phục vụ các tiện ích của người dân. Định danh và xác thực điện tử mang lại nhiều lợi ích như: Công dân chỉ phải cung cấp và xác minh 1 lần duy nhất với cùng 1 thông tin cá nhân, cung cấp dịch vụ xác thực trực tuyến, xác minh danh tính đối với cá nhân, xác minh danh tính của tổ chức, doanh nghiệp...
Trong quá trình giao dịch trên môi trường trực tuyến, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân của người dân luôn là mối quan tâm thường trực.
Thông tin về vấn đề này, Công an Thành phố Hà Nội cho hay, Bộ Công an đã áp dụng nhiều giải pháp bảo mật và luôn cập nhật thường xuyên cho hệ thống định danh điện tử quốc gia để đảm bảo an toàn dữ liệu cho công dân.
Các dữ liệu trong quá trình giao dịch được bảo vệ qua nhiều lớp mật và mã hóa bằng các thuật toán tiên tiến. Do đó, công dân có thể yên tâm thực hiện giao dịch và sử dụng các tính năng khác trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.
Giải đáp băn khoăn của người dân về việc dữ liệu cá nhân được hiển thị trên ứng dụng VNEID liệu có bị truy cập bất hợp pháp khi điện thoại vô tình cài các ứng dụng độc hại, Công an Thành phố Hà Nội cho biết, các dữ liệu về định danh điện tử không lưu trữ trên thiết bị di động đã cài đặt ứng dụng VNEID của người dân nên các ứng dụng lạ khó có thể truy cập vào thiết bị để lấy cắp thông tin.
Chỉ khi công dân đăng ký truy cập mới được hiển thị lên ứng dụng và công dân hoàn toàn biết được chính xác việc xuất trình để hiển thị thông tin cho đối tượng khác (nếu cần). Việc xuất trình, hiển thị thông tin tương tự như xuất trình các loại giấy tờ và thẻ cứng vật lý.
Khi cán bộ chức năng có yêu cầu kiểm tra thông tin cá nhân, giấy tờ thì công dân phải “cho phép” tức là cấp quyền kiểm tra thì cán bộ mới có thể xem được thông tin trong phạm vi được phép.
Trường hợp các bên thứ ba như bên cung cấp dịch vụ như ngân hàng, ví điện tử...; y tế, bảo hiểm, hệ thống dịch vụ công... có nhu cầu sử dụng dữ liệu của người dân trong dịch vụ của mình thì cũng phải được sự đồng ý của người dân. Tùy vào yêu cầu về mức độ xác thực và bảo mật của bên thứ ba, thông tin công dân sẽ được ký số (chống thay đổi, chống chối bỏ) và được mã hóa. Hệ thống của các bên thứ ba khi kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử đều phải được xác thực bảo mật.
“Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước các đối tượng tội phạm công nghệ cao thì người dân không cài các ứng dụng lạ, độc hại, không chia sẻ thông tin tài khoản của mình cũng như chú ý đến việc bảo mật cho thiết bị của mình đang sử dụng ứng dụng định danh điện tử”, Công an Thành phố Hà Nội khuyến nghị.
Cơ quan này cũng lưu ý, để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử cá nhân, người dân không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác, cần đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị, và luôn cập nhật thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức – thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.