Đám cưới trong mơ sau 6 năm kết hôn của cô gái Hà thành
作者:Thể thao 来源:Thế giới 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-20 02:36:33 评论数:
Cặp vợ chồng Nguyễn Thị Hằng (SN 1989) và Nguyễn Văn Mạnh (SN 1988) sống ở Cổ Loa,ĐámcướitrongmơsaunămkếthôncủacôgáiHàthàliverpool đấu với tottenham (Đông Anh, Hà Nội). 6 năm trước, hai mảnh đời bất hạnh may mắn tìm thấy nhau và cùng tạo nên chuyện tình đẹp, đầy xúc động.
Giọng nói xúc động, Nguyễn Thị Hằng chia sẻ với phóng viên về cuộc hôn nhân của cô.
Vợ chồng Văn Mạnh - Nguyễn Hằng trong đám cưới tập thể mới đây tại Hà Nội. |
‘Hai vợ chồng tôi kết hôn 6 năm nhưng trong một sự kiện gần đây, lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được mặc chiếc váy cô dâu màu trắng lộng lẫy như vậy.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Quốc Oai (Hà Nội). Do di chứng của chất độc màu da cam từ bố, ngay từ khi sinh ra, tay chân tôi không được khỏe mạnh, đi lại khó khăn.
Lớn lên, tôi tự ý thức bản thân mình yếu ớt, sức khỏe có hạn nên chưa bao giờ dám mơ đến một mái ấm gia đình. Có lúc, tôi thầm oán trách số phận nghiệt ngã, để mình mang khiếm khuyết. Tôi nghĩ mình cứ ở vậy cho đến hết cuộc đời.
Nào ngờ định mệnh cho tôi gặp anh Mạnh - người đàn ông bị khiếm thị bẩm sinh. Những khát khao hạnh phúc từ sâu thẳm trái tim mới bắt đầu trỗi dậy. Cảm giác như mảnh đất cằn, thoáng chốc tươi tốt sau cơn mưa.
Mối nhân duyên đó được kết nối qua người bạn. Suốt một tháng, cả hai chỉ trò chuyện, hẹn hò qua điện thoại. Khi thực sự thân thiết, chúng tôi mới đủ can đảm gặp mặt ngoài đời.
Buổi gặp đầu tiên, cả hai ngại ngùng, chưa dám thổ lộ nhiều. Chỉ vài câu xã giao, thăm hỏi gia đình, bản thân. Tất cả đều mộc mạc và giản đơn như cách chúng tôi đến với nhau.
Có cuộc sống khó khăn, hai vợ chồng là người khuyết tật nhưng cô gái Nguyễn Thị Hằng vẫn không ngừng hi vọng về tương lai |
Điều khiến trái tim chúng tôi rung động, xuất phát từ sự đồng cảm, thấu hiểu của hai con người cùng cảnh ngộ. Bất cứ người khuyết tật nào cũng mang trong mình một nỗi buồn đau sâu sắc và sự mặc cảm. Khi ở bên nhau, có người chia sẻ, mọi thứ trở nên dễ chịu hơn.
Hai bên gia đình biết chúng tôi yêu nhau, không biểu lộ thái độ đồng ý hay ngăn cản mà canh cánh nỗi lo âu về tương lai của các con. Mai này, với sức khỏe yếu của tôi và tình trạng của anh, liệu rằng, chúng tôi có thể chăm sóc nhau hay không?
Cũng có nhiều ý kiến bàn lùi, khuyên chúng tôi dừng lại. Trăn trở gần một năm trời, đối mặt với hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, cuối cùng, tình yêu cũng đủ lớn để chúng tôi quyết định về chung một nhà.
Hoàn cảnh hai bên gia đình đều nghèo, chúng tôi chỉ làm vài mâm cơm ra mắt họ hàng, đăng ký kết hôn rồi dọn về sống trên quê chồng.
Việc tổ chức đám cưới, khoác lên mình bộ váy cô dâu, cùng anh đứng trên sân khấu có lẽ là giấc mơ xa xỉ với tôi. Niềm hạnh phúc nhân lên khi tôi có bầu, hai vợ chồng mong ngóng ngày con chào đời.
Thế nhưng, ngày con ra đời cũng là ngày tôi suy sụp. Con bị khiếm thị bẩm sinh di truyền từ bố và ảnh hưởng chất độc màu da cam của mẹ. Đến giờ hơn 5 tuổi nhưng con không biết nói, không biết đi, trí não chỉ như đứa trẻ mới sinh.
Chồng đã ôm hai mẹ con vào lòng, động viên tôi vượt qua, giữ sức khỏe chăm sóc con. Dẫu có thế nào, chúng tôi cũng phải dành cho con tình yêu thương vô bờ bến.
Hàng ngày, con ăn cháo loãng và sữa, đóng bỉm 24/24 giờ vì không tự chủ được vệ sinh cá nhân. Có lúc con đau ốm quấy khóc, cuộc sống thực sự bí bách, khó khăn, vợ chồng tôi nảy sinh bất đồng, lời qua tiếng lại. Nhưng chỉ một lúc là chồng làm lành, vỗ về. Anh nói: ‘Cuộc đời ngoài kia có sóng gió bao nhiêu, gia đình mình vẫn phải vững vàng’.
Mỗi tháng tiền bỉm sữa của con ngốn đến vài triệu, trong khi trợ cấp xã hội của hai vợ chồng chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng.
Để kiếm thêm thu nhập, sáng tôi chở chồng trên chiếc xe 3 bánh xuống thành phố, tham gia đoàn biểu diễn nghệ thuật nhân đạo, tối lại đèo nhau về. Hai vợ chồng cũng thêm thắt được vài đồng. Người ta trả cho ông xã 200 nghìn đồng, tôi được 140 nghìn đồng. Tuy nhiên, không phải hôm nào chúng tôi cũng đi, còn tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe.
Mọi việc cơm nước, chợ búa, chăm sóc con lúc vợ chồng vắng nhà được mẹ chồng tôi giúp đỡ. Ông bà ở quê sống tằn tiện bằng đồng ruộng và trồng hoa màu. Mai này, nhỡ may ông bà già yếu, chúng tôi chẳng biết phải nương tựa vào đâu.
Vất vả như vậy, đến giờ hai vợ chồng vẫn chưa dám sinh thêm con. Tôi sợ, đứa trẻ bị ảnh hưởng từ bố mẹ. Tương lai, tôi hi vọng mình có điều kiện làm thụ tinh ống nghiệm, biết đâu, ông trời thương cho một đứa con khỏe mạnh. Còn giờ, chúng tôi sẽ tiếp tục lạc quan mà bước tiếp trên con thuyền mình đã lựa chọn.
Sau 6 năm hôn nhân, ngọn lửa tình yêu của chúng tôi chưa bao giờ tắt mà vẫn âm ỉ cháy. Đó là mãi mãi là thứ ánh sáng dịu dàng, giúp tôi và ông xã có niềm tin rằng, cuộc đời vẫn còn nhiều những điều tử tế và tốt đẹp’.
Cuộc sống của cô gái Việt làm dâu trong gia đình người Anh
Lấy chồng người Anh, Bảo Ngọc chia sẻ, thời gian đầu cô gặp những cú sốc nho nhỏ. Tuy nhiên, nhờ chồng và mẹ chồng yêu thương, cô đã nhanh chóng thích nghi.