Khả năng tản nhiệt của kim loại vượt trội hoàn toàn so với nhựaTừ trước đến nay, chơi game luôn được xem là một tác vụ khá nặng và cực kỳ “sát” phần cứng đối với bất cứ thiết bị điện tử nào, đặc biệt là smartphone. Vì thế, ngoài sở hữu cấu hình mạnh mẽ cùng hiệu năng tốt ra thì khả năng tản nhiệt cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại những trải nghiệm mượt mà cũng như bảo vệ tối đa cho linh kiện bên trong máy.
Tuy nhiên, lớp vỏ nhựa lại không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy. Đa số các smartphone vỏ nhựa hiện ngay đều sử dụng loại chất liệu polycarbonate với khả năng chịu nhiệt tương đối cao. Chính điều này đã khiến cho quá trình thoát nhiệt gặp nhiều khó khăn và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ xử lý của thiết bị.
Ngược lại, kim loại vốn là vật liệu dẫn nhiệt khá tốt và sở hữu khả năng tản nhiệt tuyệt vời. Đó là lý do vì sao khi sử dụng điện thoại trong một thời gian ngắn, lớp vỏ đã lập tức nóng lên và nhiệt bắt đầu thoát ra ngoài, làm mát không gian bên trong cũng như hạn chế giảm tuổi thọ phần cứng của máy.
Hãy lấy ví dụ hai vật liệu đại diện được các nhà sản xuất ưa chuộng nhất hiện nay là nhôm (kim loại) và polycarbonate (nhựa). Độ dẫn nhiệt của nhôm là 205 W/mK (oát trên mét Kelvin), gấp đến 932 lần con số 0.22 W/mK của đối thủ nhựa tổng hợp. Thậm chí khi so với kính thường cùng độ dẫn nhiệt chỉ là 0.8 W/mK, nhôm cũng tỏ ra vượt trội hoàn toàn. Bên cạnh đó, Magie - chất liệu kim loại phổ biến thứ hai, dù khả năng dẫn nhiệt kém hơn nhôm một chút nhưng vẫn sở hữu chỉ số 156 W/mK đầy ấn tượng.
Như vậy, nếu xét trong cùng điều kiện hoạt động cũng như cấu hình ngang nhau, những chiếc smartphone vỏ nhựa về cơ bản sẽ xử lý game hay các ứng dụng nặng chậm hơn rất nhiều so với các thiết bị làm bằng kim loại.
Lớp vỏ kim loại mang đến sự chắc chắn hơn so với vỏ nhựa
Không thể phủ nhận ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào một chiếc smartphone kim loại chính là cảm giác sang trọng, tinh tế mà vô cùng cứng cáp, mạnh mẽ. So với lớp vỏ nhựa rẻ tiền cùng nhiều màu sắc sặc sỡ có phần trẻ con thì rõ ràng vỏ kim loại mang đến sự tự tin, trưởng thành hơn cả.
Ngoài yếu tố thẩm mỹ ra thì kim loại cũng được xem là một trong những vật liệu hàng đầu để bảo vệ các thiết bị điện tử. Như những loại vật liệu khác, các loại hợp kim nhôm cũng có ưu điểm riêng của mình. Các hợp kim cứng thường được dùng trong smartphone sở hữu điểm mạnh về cấu trúc chắc chắn, giúp hạn chế khả năng hỏng hóc những linh kiện bên trong khi xảy ra va đập. Bên cạnh đó, độ cứng cao của kim loại cũng tỉ lệ thuận với độ bền của thiết bị, tránh những trường hợp trày xước ngoài ý muốn xảy ra.
Mặt khác, polycarbonate và nhựa nói chung lại có độ dẻo tương đối cao và dễ dàng gây ảnh hưởng tiêu cực đến phần cứng bên trong khi bị lực bên ngoài tác dụng vào. Ngoài ra, smartphone vỏ nhựa cũng không đem lại nhiều giá trị về độ bền khi rất dễ bị trầy xước, đặc biệt là tại mặt lưng và khung sườn của máy dù chỉ trải qua những tiếp xúc, va đập nhẹ nhất. Rất nhiều nhà sản xuất đã sử dụng phương pháp phủ thêm một lớp kim loại nhằm khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, lớp kim loại ấy sẽ bị bong tróc loang lổ, rất mất thẩm mỹ khi nhìn vào.
Như vậy, với khả năng dẫn nhiệt vượt trội cùng kết cấu cứng cáp, chắc chắn, cũng dễ hiểu vì sao những chiếc smartphone vỏ kim loại lại có thể chơi game và chạy các tác vụ nặng mượt mà hơn nhiều so với lớp vỏ nhựa. Đây cũng là một trong những lý do chủ đạo khiến các nhà sản xuất đã và đang dần chuyển sang xu hướng thiết kế kim loại cho sản phẩm của mình.
Theo GenK
" alt=""/>Đố bạn biết vì sao chơi game trên smartphone vỏ nhựa bị chậm hơn vỏ kim loại