Liên quan đến vụ án này, trước đó VKSND tỉnh Đắk Lắk đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Văn Đức Lư (68 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đắk Lắk) để điều tra cùng tội danh trên.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, ngày 24/9/2007, ông Võ Tiến Hùng, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật kế hoạch đầu tư Công ty Cao su Đắk Lắk đã tham mưu soạn thảo Tờ trình số 146/TTr-CT để ông Huỳnh Văn Khiết - Giám đốc ký duyệt và gửi UBND tỉnh Đắk Lắk về việc xin chủ trương nhập một số giống cây cao su mới của Viện nghiên cứu Malaysia.
Đến ngày 9/10/2007, UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn đồng ý với chủ trương nhập giống mới của Viện nghiên cứu Malaysia theo tờ trình của Công ty Cao su Đắk Lắk.
Ngày 21/1/2008, ông Huỳnh Văn Khiết - Giám đốc đại diện Công ty Cao su Đắk Lắk và đại diện Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước ký hợp đồng kinh tế về việc mua bán giống cây trồng.
Trong đó, thỏa thuận nội dung: Công ty Cao su Đắk Lắk đồng ý mua 6 loại giống với số lượng 1,5 triệu cây, đơn giá 1,2 USD/cây, thành tiền (tính cả VAT 5%) là 1,89 triệu USD.
Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, ông Hùng tham mưu cho ông Khiết ký thông báo về việc giao cho Trung tâm quản lý chất lượng và dịch vụ khoa học kỹ thuật Cao su Đắk Lắk (đơn vị thuộc Công ty Cao su Đắk Lắk) thực hiện nhiệm vụ trực tiếp nhận giống từ Công ty TNHH Cao su Huỳnh Phước (Công ty Cao su Huỳnh Phước) tại Cảng sân bay TP Hồ Chí Minh và vận chuyển cây giống về giao cho các đơn vị trực thuộc công ty.
Ông Hùng theo dõi và tổng hợp số liệu từng đợt nhận cây giống, ký tên xác nhận vào các phiếu nhập kho hoặc các hóa đơn có liên quan đến việc mua giống cây trồng từ Công ty Cao su Huỳnh Phước.
Do cây giống vận chuyển từ Malaysia bằng đường hàng không, không đảm bảo điều kiện bảo quản nên khi về đến Cảng sân bay Tân Sơn Nhất thì cây giống không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Do đó, trong 2 năm 2008 và 2009, Công ty Cao su Đắk Lắk thực nhận số lượng 328.406 cây. Số lượng cây bị hư hỏng, thiệt hại là 118.672 cây.
Ngày 1/11/2010, đại diện Công ty Cao su Huỳnh Phước có công văn đề nghị Công ty Cao su Đắk Lắk chia sẻ số lượng cây thiệt hại (118.672 cây) mỗi bên chịu 50% thiệt hại.
Đến ngày 9/12/2010, đại diện Công ty Cao su Đắk Lắk gồm: ông Văn Đức Lư (Phó Giám đốc) và ông Võ Tiến Hùng cùng làm việc với đại diện Công ty Cao su Huỳnh Phước thống nhất Công ty Cao su Đắk Lắk đồng ý chịu một nửa kinh phí, chia sẻ rủi ro với Công ty Cao su Huỳnh Phước đối với 118.672 cây đã bị hư hỏng tương đương số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, việc Công ty Cao su Đắk Lắk thanh toán 50% cây giống bị thiệt hại cho Công ty Cao su Huỳnh Phước là sai quy định của nhà nước, gây thiệt hại gần 1,4 tỷ đồng.
Hiện vụ việc tiếp tục được mở rộng điều tra.
Nguyên Tổng giám đốc Công ty cao su Đắk Lắk bị khởi tốCông an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định khởi tố nguyên Tổng giám đốc Công ty cao su Đắk Lắk vì có sai phạm trong thời gian còn công tác." alt=""/>Bắt giam nguyên phó trưởng phòng Công ty Cao su Đắk LắkHồi tháng 7/2014, Kiểm toán Nhà nước đã công bố thông tin cho thấy, tính đến hết năm 2012, Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương đang nợ ngân hàng số tiền lên tới 3.700 tỷ đồng. Từ sau thông tin này thì việc kinh doanh của bà Diệp lại càng ngày càng đi xuống.
Công ty Diệp Bạch Dương của bà Diệp đã gặp nhiều khó khăn về huy động vốn từ các ngân hàng. Việc thiếu hụt nguồn vốn được xem là một phần nguyên nhân dẫn đến việc Diệp Bạch Dương nợ đọng thuế và phải bán bớt các dự án bất động sản sau này.
Một trong những dự án bị chuyển nhượng của công ty bà Diệp được báo chí thông tin “rộng rãi” đó là Siêu dự án Khu khách sạn kết hợp Trung Tâm hội nghị tiệc cưới cao cấp tại 179Bis Hai Bà Trưng – quận 3. Dự án này được công bố năm 2009 với quy mô hơn 3.000m2 và vốn đầu tư ban đầu hơn 2.600 tỉ đồng. Dự án được hứa hẹn sẽ là một công trình kiến trúc hiện đại và cao cấp mang tầm vóc quốc tế gồm 2 tầng hầm, 2 tầng lửng và 25 tầng lầu chia làm 2 khối có công năng phù hợp cho việc kinh doanh khách sạn và nhà hàng tiệc cưới.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm công bố dự án năm 2009 tới vài năm sau đó, Công ty Diệp Bạch Dương không có dấu hiệu triển khai dự án và sau đó được rao bán với giá gần 2,3 ngàn tỷ đồng.
Tháng 3/2016, một dự án khác của công ty bà Diệp là dự án khách sạn 5 sao Diep Bach Duong’s Senla Boutique (địa chỉ tại số 111 Hai Bà Trưng, quận 1) tiếp tục được rao bán với giá khoảng 900 tỉ đồng.
Cách đây khoảng 5 – 6 năm, báo chí, mạng xã hội từng xuất hiện tin đồn bà Dương Thị Bạch Diệp bị vỡ nợ và bị khởi tố nhưng khi đó bà Diệp vẫn bình thản xuất hiện trên truyền thông và khẳng định bà có nợ nhưng nợ nần so với khối tài sản bà đang sở hữu chỉ là con số nhỏ. Thời điểm đó bà Diệp cũng tiết lộ đã bán chiếc siêu xe Rolls Royce Phantom do không mang lại may mắn và mục đích bán là để làm từ thiện.
Chiều 25/1, cơ quan CSĐT Bộ Công an phát đi thông báo cho biết, nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp – Giám đốc công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương, bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thông tin này lập tức gây xôn xao dư luận cũng như giới bất động sản Sài Gòn.
Đông Anh (tổng hợp)
- Trong phiên toà cuối năm 2007, bà Dương Thị Bạch Diệp cho biết căn nhà 113 Lý Chính Thắng bà mua 480 lượng vàng, chỉ 4 tháng sau bán 2.100 lượng lời hơn 1.500 lượng vàng.
" alt=""/>Nữ đại gia khét tiếng Bạch Diệp bị đồn nợ hàng tỷ USDNguồn theo VietnamTam